- Quảng bá, tuyên truyền CSR đối với người lao động trong Tập đoàn: Làm cho
2.2.2 Quan điểm của các quốc gia
Chính phủ Anh: “CSR là hành động do doanh nghiệp tự nguyện thực hiện, ngoài việc tuân thủ các quy định pháp lý tối thiểu, nhằm thỏa mãn nhu cầu cạnh tranh của doanh nghiệp và lợi ích của toàn xã hội.”
Năm 1999, một thỏa thuận toàn cầu (Global compact) đã được Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Kofi Annan đề xuất tại Diễn đàn kinh tế thế giới và tháng 7/2000 đã chính thức ra mắt như một Bộ quy tắc ứng xử của LHQ về trách nhiệm xã hội các công ty đa quốc gia (gọi tắt là UNGC).Bộ quy tắc này, bao gồm 10 quy tắc đảm bảo tôn trọng nhân quyền, dân sinh, chống lạm dụng trẻ em, lao động cưỡng bức, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng…tuy không phải là văn bản có tính bắt buộc nhưng được thừa nhận như một khung khổthảo luận chính thức tại các diễn đàn của LHQ.
Ở Việt Nam, tuy không đưa ra những văn bản cụ thể về CSR cũng như hành lang pháp lý về thực hiện CSR, tuy nhiên đối với những vấn đề liên quan thì chúng ta cũng có những quy đinh riêng. Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, chúng ta có 2 luật căn bản: Bộ Luật lao động Việt Nam quy định quyền và nguyên tắc cơ bản tại nơi làm việc; Luật Bảo hiểm xã hội: quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Bao gồm chế độ BHXH bắt buộc (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và tử tuất) Tự nguyện (Hưu trí, tử tuất) và bảo hiểm thất nghiệp. Về cơ bản vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thông qua những quy định tại các bộ quy tắc ứng xử, việc thực hiện những bộ quy tắc ứng xử (CoC) theo yêu cầu của các Công ty mua hay những bộ CoC cấp chứng chỉ và việc thực hiện pháp luật lao động Việt
Nam nhìn chung là thống nhất; tuy nhiên, có một số nội dung khi thực hiện cũng còn những khoảng trống, nhưng về cơ bản những khoảng trống này không lớn. Một số chương trình quốc gia về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn thương tích, bệnh nghề nghiệp cũng góp phần hoàn thiện khung pháp luật và góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động.
Trong lĩnh vực môi trường, hoạt động CSR ở nước ta có bước tiến lớn sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành thay thế cho luật cũ năm 1994 hầu như không có hiệu lực. Tiếp theo, một loạt nghị định đã được ban hành kịp thời để hướng dẫn luật, đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thủ tục đầu tư, và thể chế hóa công tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng, thu phí nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, chất thải rắn…Về bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, chúng ta có Cục và chi cục bảo vệ môi trường, trực thuộc trung ương và các địa phương. Đáng chú ý, sau 1 năm kể từ khi Luật được ban hành, cuối năm 2006, Bộ Công an đã thành lập Cục cảnh sát môi trường (C36) và Phòng cảnh sát môi trường (PC36) ở các tỉnh, thành.