- Quảng bá, tuyên truyền CSR đối với người lao động trong Tập đoàn: Làm cho
2.2.1 Quan điểm của các tổ chức và các nhà kinh tế học
- Một trong những người đầu tiên thực hiện CSR, có thể nói là ông Noris, CEO đầu tiên của công ty Control Data đã phác thảo những ý tưởng đầu tiên về CSR vào năm 1955. Theo Noris, các doanh nghiệp nên sử dụng tài năng và nguồn lực của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Ý tưởng này thể hiện sự kết nối và trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Tuy nhiên ông đã không thành công trong việc triển khai những ý tưởng của mình. United Way là người đã phát triển ý tưởng của Noris thành chiến lược thành công giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh đồng thời phát triển cộng đồng lâu dài.
- Trong cuốn Corporate Responsibility – acriticalintroduction Blowfield và Murray đã đề cập một số định nghĩa sau: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm là một doanh nghiệp biết lắng nghe nguyện vọng của những bên hữu quan và đáp lại những nguyện vọng đó một cách chân thành”.
- Michael Porter, một trong những tác giả lớn trong lĩnh vực quản trị chiến lược, đã viết cề CSR như thế này: Sự phê phán quan trọng nhất của tôi là lĩnh vực CSR đã trở thành một thứ tôn giáo với các vị giáo sĩ riêng của mình, và chính vì vậy nó không cần phải có các dữ kiện thực tiễn và lí thuyết nữa. Có quá nhiều giáo sư và nhà quản trị hài lòng với lí lẽ ”chúng ta cảm thấy đã ổn rồi”. Có quá nhiều hoạt động từ thiện được thực hiện theo niềm tin cá nhân của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp”(European Business Forum, 2003 – Diễn đàn Kinh tế châu Âu năm 2003).
- Lord Holme, nguyên giám đốc điều hành công ty Rior Tinto và Philip Watts, nguyên chủ tịch của công ty Royal Dutch Shell: “CSR là một khái niệm mà doanh nghiệp kết hợp đến các yếu tố môi trường và xã hội trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và trong mối tương tác với các bên hữu quan trên cơ sở tự nguyện.”
- Báo cáo CSR, Starbuck, 2004: Với CSR, chúng tôi cam kết hoạt động một cách có trách nhiệm đối với xã hội ở bất cứ nơi nào chúng tôi kinh doanh, cân bằng nhu cầu ngày càng gia tăng của các bên hữu quan- bao gồm tất cả những người có ảnh hưởng, bị ảnh hưởng, hoặc có lợi ích hợp pháp trong hành động và hoạt động của công ty.”
- Price water house Coopers - PwC, www.pwcglobal.com, ngày 24 tháng 3 năm 2004: “CSR là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm cư xử một cách có đạo đức và đóng góp và sự phát triển trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình học cũng như cộng đồng địa phương nói riêng và xã hội nói chung.”
- Theo Ủy ban thương mại thế giới về phát triển bền vững thì “trách nhiệm xã hội của “Doanh nghiệp” là sự cam kết liên tục của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức và đóng góp và sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lương cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương và toàn xã hội nói chung. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng. Họ không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của tất các những bên hữu quan.
- Ủy ban Châu Âu, Uỷ ban điều hành các về đề xã hội và nghề nghiệp: “CSR là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, phối hợp với người lao động, gia đình của họ, cộng đồng địa phương và xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống theo hướng có lợi cho việc kinh doanh cũng như sự phát triển chung.”
- Ngân hàng Thế giới ngày 24 tháng 3 năm 2004, Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triển bền vững (World Business Council for Sustainable Development) đưa ra: “CSR là cam kết của công ty đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn
lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng…theo cách có lợi cho cả công ty cũng như phát triển chung của xã hội”.