Thuận lợi khi doanh nghiệp áp dụng CSR tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel (Trang 39)

- Quảng bá, tuyên truyền CSR đối với người lao động trong Tập đoàn: Làm cho

2.4.1 Thuận lợi khi doanh nghiệp áp dụng CSR tại Việt Nam

Ngày nay các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến hoạt động CSR vì xã hội ngày càng đặt ra nhiều đòi hỏi hơn đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp hưởng lợi từ các nguồn lực từ cộng đồng thì phải có trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng. Nói như thế không có nghĩa doanh nghiệp làm CSR chỉ là trách nhiệm mà CSR thực sự đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà điển hình là tăng cường tiếng tăm cho doanh nghiệp.

- Giảm chi phí và tăng năng suất: DN có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

Trách nhiệm môi trường

- Tăng doanh thu: Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu.

- Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty: CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp DN tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động. Khi doanh nghiệp áp dụng CSR, đây sẽ là một công cụ hữu hiệu để cho những người làm PR phát triển thương hiệu và hình ảnh của một sản phẩm hoặc một tổ chức trong khi vừa đảm bảo được đạo đức nghề nghiệp trong ngành PR vừa đáp ứng được ý muốn của chủ doanh nghiệp. Đặc biệt trong những ngành hàng mà chất lượng và giá cả sản phẩm gần như tương đương nhau, người tiêu dùng sẽ trở nên băn khoăn hơn trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn của mình. Trong những trường hợp như vậy, người dùng thường hay lựa chọn sản phẩm theo cảm tính và ý thích của mình do đó CSR có thể được xem như một phương thức hữu hiệu để giă tăng danh tiếng cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là gia tăng “tình cảm” của người tiêu dùng đối với thương hiệu của sản phẩm hoặc doanh nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho công ty.

- Thu hút nguồn lao động giỏi: Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trƣờng làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt.

- Cơ hội tiếp cận thị trường mới: Các yêu cầu về trách nhiệm xã hội hiện nay đã trở thành các tiêu chuẩn phải có trong kinh doanh chẳng hạn như SA8000 của dệt may. Thực hiện các tiêu chuẩn này là điều kiện để tham gia các thị trƣờng lớn như EU, Nhật, Mỹ. Thực tiễn ở các doanh nghiệp ban đầu khi chưa quen các tiêu

chuẩn thì còn nhiều khó chịu và khúc mắc, nhưng khi đi vào vận hành thì các tiêu chuẩn này còn giúp gia tăng năng suất lao động và cải tiến chất lượng sản phẩm, vì các tiêu chuẩn này liên quan rất nhiều đến quyền lợi người lao động, vệ sinh môi trường làm việc, an toàn lao động…

- Khai thác các cơ hội từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó buộc mà còn có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận ra và đón bắt được. Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lƣợc kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công.

- Sự trung thành của nhân viên và khách hàng: Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, dù chi phí ban đầu có thể sẽ nặng, lợi ích có thể chưa thấy ngay, nhưng chắc chắn về lâu về dài sẽ chẳng có gì thiệt thòi khi doanh nghiệp tôn trọng lợi ích của những bộ phận thiết yếu này. Khi thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác khác. Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công. Làm thƣơng hiệu không gì khác hơn là làm cho các bên có liên quan, không chỉ khách hàng mà cả nhân viên, đối tác và cộng đồng, thương yêu cái hiệu, cái tên của công ty mình.

- CSR có một vai trò nhất định trong việc giải quyết rủi ro: Doanh nghiệp có thể sử dụng CSR như một cách để giải quyết rủi ro hoặc khủng hoảng của công ty. Do trong trường hợp khủng hoảng, những những doanh nghiệp được công chúng công nhận là “có trách nhiệm xã hội” sẽ nhận được sự thông cảm cao hơn các trường hợp khác. Bên cạnh đó, CSR sẽ giúp doanh nghiệp lấy lại hình ảnh của mình

khi DN biết cách khéo léo vận dụng những sáng kiến và áp dụng các chỉ số kiểm soát quy trình và chất lượng, đảm bảo sự cam kết trong việc “sửa sai” hoặc thực hiện các chương trình cộng đồng nhằm chứng minh thiện chí và xây dựng lòng tin đối với công chúng.

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w