Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta luôn tăng trưởng cao, kinh tế thế giới luôn biến động khó lường, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này đòi hỏi một doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển được thì bản thân các doanh nghiệp đó phải nắm bắt và giải quyết tốt các vấn đề, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội là một Doanh nghiệp Viễn Thông hàng đầu tại Việt Nam, những năm qua (20052010) Tập đoàn luôn đạt được mức doanh thu năm sau cao gấp đôi năm ngoái. Đây là một thành tích đáng mừng, nhưng nó cũng đặt ra yêu cầu “Làm thế nào để kiểm soát, ghy nhận đầy đủ và chính xác doanh thu trong bối cảnh nghiệp vụ phát sinh ngày càng nhiều”. Việc cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ và chính xác là điều kiện thuận lợi để Ban giám đốc đưa ra được những quyết định đúng đắn.
Trang 1MỤC LỤC
A TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI 2
1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI 2
1.1 G IỚI THIỆU CHUNG : 2
- Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet 5
- Năm 2003: 5
+ D ỊCH VỤ BƯU CHÍNH : C UNG CẤP DỊCH VỤ BƯU CHÍNH : B ƯU PHẨM , BƯU KIỆN , CHUYỂN PHÁT NHANH , PHÁT HÀNH BÁO CHÍ… TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC VÀ QUỐC TẾ 8
2.2 KHỐI CƠ QUAN TẬP ĐOÀN : 10
2.3 K HỐI CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC : 11
2.4 KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 11
(1) Câu lạc bộ thể công Viettel: 11
II MÔI TRƯỜNG KINH DOANH - NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI .21
III HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN TRONG THỜI GIAN TỚI 22
1 HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 22
KẾT LUẬN 25
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta luôn tăng trưởng cao, kinh tế thế giới luôn biến động khó lường, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Điều này đòi hỏi một doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển được thì bản thân các doanh nghiệp đó phải nắm bắt và giải quyết tốt các vấn đề, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội là một Doanh nghiệp Viễn Thông hàng đầu tại Việt Nam, những năm qua (2005-2010) Tập đoàn luôn đạt được mức doanh thu năm sau cao gấp đôi năm ngoái Đây là một thành tích đáng mừng, nhưng nó cũng đặt ra yêu cầu “Làm thế nào để kiểm soát, ghy nhận đầy đủ và chính xác doanh thu trong bối cảnh nghiệp vụ phát sinh ngày càng nhiều” Việc cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ và chính xác là điều kiện thuận lợi để Ban giám đốc đưa ra được những quyết định đúng đắn
Trang 3A TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
1 Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
1.1 Giới thiệu chung:
Tên giao dịch quốc tế : VIETTEL CORPORATION
- Tên viết tắt: VIETTEL
- Trụ sở chính của Tập đoàn tại:
- Số 1 đường Giang Văn Minh - Quận Ba Đình - Thành phố Hà nội.
- Điện thoại : (84)-2660141 Fax(84) – 4.8460468
bị thông tin 1, Công ty điện tử và thiết bị thông tin 2 Qua hơn 18 năm hình thành và phát triển, Viettel đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành CNTT tại Việt Nam, đã tạo được bước đột phá trong lĩnh vực Bưu chính Viễn Thông, là doanh nghiệp đầu tiên đem lại sự lựa chọn cho khách hàng sử dụng dịch vụ, là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực áp dụng công nghệ mới, chăm sóc khách hàng và là một đối tác có uy tín trong nước và quốc tế
“ Công nghệ với trái tim” là thông điệp xuyên suốt quá trình hình thành
và phát triển Công ty với mục tiêu vì sự phát triển của Xã hội, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân
Trang 4- Với tư cách là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, Viettel cung cấp các dịch vụ:
+ Dịch vụ điện thoại cố định đường dài trong nước và quốc tế 178
+ Dịch vụ thuê kênh quốc tế
+ Dịch vụ điện thoại di động (mạng 098)
+ Dịch vụ truy cập Internet(ISP) và kết nối Internet(IXP)
+ Dịch vụ bưu chính trong nước và Quốc tế
Những mốc thời gian quan trọng:
- Năm1989: Ngày 01/06/1989 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định
58/HĐBT quyết định thành lập Tập đoàn Thiết bị Thông tin.Vào ngày 20/6/1989 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 189/QĐ-QP về việc qui định nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Điện tử thiết bị thông tin; là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Binh chủng thông tin Liên lạc – Bộ Quốc phòng
- Năm 1991: Ngày 23/03/1991 theo Quyết định 11093/QĐ-QP của Bộ
Quốc phòng về thành lập Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin và Tổng hợp phía Nam trên cơ sở Công Ty Điện tử Hỗn hợp II (là một trong ba đơn vị được thành lập theo quyết định 189/QĐ-QP ngày 20/6/1989); Ngày 27/7/1991 theo quyết định số 336/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng, về thành lập lại DNNN, đổi tên thành Công ty Điện tử Thiết bị Thông Tin, tên giao dịch là SIGELCO
- Năm 1993: Ngày 27/7/1993 Bộ Quốc phòng ra quyết định số
336/QĐ-QP thành lập lại DNNN Công ty Điện tử và thiết bị thông tin thuộc Bộ tư lệnh thông tin liên lạc Công ty Điện tử và thiết bị thông tin được phép kinh doanh các ngành nghề: Xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghệ; khảo sát, thiết kế, lắp ráp các công trình thông tin, trạm biến thế, lắp ráp các thiết bị điện và điện tử
- Năm 1995: Ngày 13/6/1995 Thủ tướng Chính phủ ra thông báo số
3179/TB-TTg cho phép thành lập Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội Căn
cứ vào thông báo này, ngày 14/07/1995 Bộ quốc phòng ra quyết định
Trang 5615/QĐ-QP, đổi tên Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin thành Công ty Điện
tử Viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETTEL.Ngày 18/9/1995
Bộ tổng tham mưu ra quyết định số 537/QĐ-TM quy định cơ cấu tổ chức của Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội
- Năm 1996: Ngày 19/4/1996 Công ty Điển tử Viễn thông Quân đội
được thành lập theo quyết định số 522/QĐ-QP trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị :Công ty Điện tử Viễn Thông Quân đội, Công ty Điện tử và thiết bị thông tin
1, Công ty Điện tử và thiết bị thông tin 2 Theo đó ngoài kinh doanh ngành nghề truyền thống Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được bổ sung kinh doanh trên lĩnh vực bưu chính viễn thông trong và ngoài nước
- Năm 2003: Ngày 28/10/2003 Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội
được đổi tên thành Công ty Viễn Thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETTEL CORPORATION và bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quyết định số 262/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng
- Năm 2005: thực hiện QĐ số 43/2005/QĐ-TTg ngày 2/3/2005 của
TTCP và QĐ số 45/2005/QĐ-BQP ngày 6/4/2005 của Bộ trưởng BQP về thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội trên cơ sở tổ chức lại Công ty Viễn thông Quân đội.Ngày 1/6/2005, Công ty Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel, tên giao dịch quốc tế là VIETTEL CORPORATION
- Năm 2009: Ngày 14/12/2009 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký
quyết định số 2079/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là VIETTEL GROUP,
viết tắt là VIETTEL Đây là mốc son khẳng định vị thế, vai trò của Tập đoàn
trong lĩnh vực viễn thông, trong khi một lĩnh vực viễn thông mà có 2 Tập đoàn kinh tế và Viettel là Tập đoàn viễn thông đi sau đến 10 năm
- Năm 2010: Ngày 12/1/ 2010 : Tập đoàn Viễn thông Quân đội chính
thức được chuyển thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL GROUP Ngày 25/6/ 2010:
Trang 6Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 978/QĐ-TTg (ngày 25/6/2010) về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
1.2 Quá trình phát triển:
- Ngày 1/6/1989: Thành lập Tập đoàn Điện tử thiết bị thông tin
(SIGELCO), tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
- Năm 1989 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (85m)
- Năm 1995: Doanh nghiệp mới duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam
- Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang
- Năm 2000: Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại
sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc
- Năm2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế
- Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet
- Năm 2003:
+ Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN)
+ Thiết lập cổng vệ tinh quốc tế
- Năm 2004:
+ Cung cấp dịch vụ điện thoại di động
+ Hoàn thành Cổng cáp quang quốc tế
- Năm 2005:Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo
- Năm 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia
- Năm 2007:
+Doanh thu 1 tỷ USD
Trang 7+ 12 triệu thuê bao.
+ Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet
- Năm 2008:
+ Doanh thu đạt 2 tỷ USD
+ Nằm trong top 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
+ Đứng số 1 Campuchia về hạ tầng viễn thông
Đến nay Viettel đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có 1 vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của quý khách hàng thân thiết
- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới
- Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao
- Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam
Viettel cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm triển khai cung cấp nhiều dịch
vụ mới với chất lượng ngày càng cao cấp, đa dạng có mức giá phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, từng vùng miền… để Viettel luôn là người bạn đồng hành tin cậy của mỗi khách hàng dù ở bất kỳ nơi đâu
Trang 8Một số biểu đồ minh họa:
Tăng trưởng các thuê bao dịch vụ viễn thông (2008)
Tăng trưởng thuê bao di động (2008)
Tăng trưởng dịch vụ bưu chính (2007)
Trang 9Kết quả đầu tư quốc tế (2008)
1.3 Chức năng và nhiệm vụ chung:
1.3.1 Chức năng:
Tập đoàn được chính phủ cho phép hoặt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với phạm vi hoặt động rộng lớn, tương ứng với các loại hình dịch vụ
cụ thể như sau:
+ Dịch vụ viễn thông: Cung cấp các dịch vụ thông tin di động và dịch
vụ truy cập internet công cộng (ISP) và kết nối internet (IXP) Cung cấp dịch
vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ mới VoIP
+ Dịch vụ bưu chính: Cung cấp dịch vụ bưu chính: Bưu phẩm, bưu kiện,
chuyển phát nhanh, phát hành báo chí… trên phạm vi toàn quốc và quốc tế
+ Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông như: Tổng đài công cộng, tổng đài
cơ quan, viba, thiết bị và cáp cho công trình cáp quang đường trục Bắc - Nam Nhập khẩu uỷ thác các loại thiết bị tương tự cho các ngành kinh tế quốc dân
+ Tư vấn, khảo sát thiết kế: lập dự án, khảo sát thiết kế các công trình
thông tin, viễn thông như: Các tổng đài công cộng, các tuyến vi ba, các tổng đài phục vụ các đơn vị, các công trình quang quân sự, các tháp anten, các mạng thông tin diện rộng cho các Bộ, Ngành trong phạm vi toàn quốc
+ Xây lắp các công trình thông tin: Lắp đặt các tổng đài, mạng cáp thuê bao,
các thiết bị phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền dẫn Viba, cáp quang Công ty đã lắp dựng nhiều tháp anten phát thanh và truyền hình trên phạm vi cả nước
Trang 10+ Kinh doanh dịch vụ thương mại, kỹ thuật: Cung cấp, lắp đặt bảo
hành, bảo trì các công trình thuộc về các loại thiết bị điện, điện tử, viễn thông Cung cấp các thiết bị phần mềm cho các công ty điện tử viễn thông và các dịch vụ khác
+ Đại lý bán lẻ cho các hãng điện thoại nổi tiếng
+ Kinh doanh bất động sản, tài chính…
1.3.2 Nhiệm vụ:
- Tăng tốc phát triển nhanh, chiếm lĩnh thị trường
- Phát triển kinh doanh gắn với phát triển Tập đoàn vững mạnh, toàn diện
- Tập trung nguồn lực phát triển nhanh dịch vụ bưu chính viễn thông
- Tiếp tục phát huy thế mạnh về kinh doanh các ngành nghề truyền thống như : Khảo sát thiết kế, xây lắp công trình, dịch vụ kỹ thuật, xuất nhập khẩu,
mở rộng thị trường và kinh doanh có hiệu quả
- Hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng, trên cơ sở nguồn lực của mình Công
ty tham gia vào tất cả các dự án của các đơn vị quốc phòng và đầu tư nâng cấp hệ thống quốc phòng
2 Tổ chức và Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn :
a) Mô hình tổ chức:
Trang 11Tổ chức bộ máy quản lý của Tập đoàn gồm có:
(1) Ban Giám đốc Tập đoàn
(2) Khối cơ quan gồm các Phòng-Ban và 8 Văn phòng Đại diện
(3) Khối đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc
(4) Khối đơn vị hạch toán độc lập
(5) Khối đơn vị sự nghiệp 02
2.1 Ban Giám đốc Tập đoàn :
Công ty viễn thông quân đội là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ quốc phòng Bộ máy lãnh đạo có chức năng quản lý cao nhất là Ban Giám
đốc gồm 6 đồng chí:
Tổng giám đốc:
Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân
Phó tổng giám đốc:
Thiếu tướng Dương Văn Tính
Đại tá Tống Viết Trung
Đại tá Hoàng Công Vĩnh
Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng
Đại tá Lê Đăng Dũng
2.2 Khối cơ quan Tập đoàn :
Trang 12- Ban chính sách Bưu chính viễn thông
- Ban thanh tra
- Ban dự án đầu tư nước ngoài
2.3 Khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc:
(1) Công ty Viettel Telecom:
(2) Công ty Truyền dẫn Viettel:
(3) Công Ty Thu Cước và dịch vụ Viettel
(4) Trung Tâm VAS
(5) Trung Tâm đầu tư xây dựng
(6) Công Ty Viettel- Campuchia
(7) Trung Tâm đầu tư Tài Chính
(8) Chi nhánh viễn thông Tỉnh/ TP ( 64 CN Tỉnh/ TP )
2.4 Khối đơn vị sự nghiệp
(1) Câu lạc bộ thể công Viettel:
(2) Trung tâm Đào tạo Viettel :
2.5 Khối đơn vị hạch toán độc lập
(1).Công ty tư vấn và thiết kế Viettel
(2).Công ty Công trình Viettel
(3).Công ty Xuất Nhập Khẩu Viettel
(4).Công ty Bưu Chính Viettel
Trang 13B - TÌM HIỂU CHUNG VỀ CHI NHÁNH VIETTEL HÀ NỘI 1
I MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHI NHÁNH VIETTEL HÀ NỘI 1
1 Quan điểm – Mục tiêu:
Tập trung, thống nhất trong điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của Tập đoàn , song đảm bảo phân tán trong triển khai kinh doanh
2 Nhiệm vụ và mô hình tổ chức:
- Nhiệm vụ:
Là đầu mối trực thuộc Ban Giám đốc Tập đoàn , chịu trách nhiệm quản
lý, khai thác và tổ chức kinh doanh các dịch vụ của Tập đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Mô hình tổ chức của Chi nhánh bao gồm:
+ Ban Giám đốc: 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc;
+ 05 phòng: P Tổng hợp; P Tài chính; P Kinh doanh; P Chăm sóc khách hàng; P Bán hàng;
+ Các Trung tâm kinh doanh:
1 BGĐ Trung tâm: 01 Trưởng Trung tâm + 01 Phó trưởng Trung tâm;
Trang 14Sơ đồ tổ chức Chi nhánh:
3 Quyền hạn:
Được quyền quan hệ với các cơ quan trong và ngoài Tập đoàn để thực hiện nhiệm vụ được giao
Đánh giá, đề xuất và thực hiện khen thưởng, kỷ luật (theo phân cấp) các
cá nhân, đơn vị thuộc Chi nhánh với lãnh đạo Tập đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao
Được tổ chức, sắp xếp lực lượng của Chi nhánh để thực hiện nhiệm vụ (sau khi có báo cáo các cơ quan Tập đoàn )
Được quyền thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, thu chi tài chính và các hoạt động quản lý khác theo quy định phân cấp cụ thể của các phòng ban chức năng Tập đoàn ;
Được quyền yêu cầu hướng dẫn, hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các phòng ban chức năng Tập đoàn và các Công ty dịch vụ để thực hiện nhiệm
Ban Giám Đốc
Phòng
Tổng Hợp
Phòng Tài Chính
Phòng Kinh Doanh
Phòng CSKH
Phòng Bán Hàng
Các Trung Tâm KD
Ban Kế Hoạch Kinh Doanh
Ban Marketing
Trang 15Phòng Kinh doanh Tập đoàn chủ trì phối hợp với các phòng ban chức năng, các Công ty dịch vụ giao chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng, quý;
Phòng Kế hoạch Tập đoàn chủ trì tổng hợp đánh giá toàn diện các mặt của Chi nhánh định kỳ tháng/quý hoặc theo yêu cầu đột xuất
Các Công ty dịch vụ đảm bảo cung cấp hàng hóa, sản phẩm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các Chi nhánh
Tùy từng thời kỳ, Tập đoàn có thể ủy quyền cho các Công ty dịch vụ thay mặt Tập đoàn quản lý, điều hành Chi nhánh trong một số lĩnh vực quản
lý để phù hợp tình hình cụ thể
4.2 Quan hệ với các cơ quan chính quyền , địa phương:
Khi có nhiệm vụ liên quan đến các cơ quan, chính quyền địa phương thì Ban Giám đốc Chi nhánh chủ động trực tiếp, quan hệ làm việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao
Giám đốc Chi nhánh thay mặt Tổng Giám đốc Tập đoàn trực tiếp tiếp nhận, giải quyết các nhiệm vụ có liên quan theo yêu cầu của các cơ quan chính quyền địa phương
5 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
5.1 Ban Giám đốc:
Giám đốc Chi nhánh:
Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Đảng ủy, Ban Giám đốc Tập đoàn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn bộ các lĩnh vực quản lý của Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội
Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, điều hành phòng Tổng hợp, phòng Tài chính; Phó Giám đốc Kinh doanh:
Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc trong công tác tổ chức và quản lý các hoạt động mang tính chiến lược kinh doanh của Chi nhánh: nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, công tác truyền thông, PR, quảng cáo, công tác chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại và tổng hợp đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh theo địa bàn được phân công và toàn Chi nhánh