Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

95 1.9K 16
Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THUỶ THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 602232 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH HÀ NỘI, 2011 Lời cảm ơn Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS.Nguyễn Thị Kiều Anh, ngời hớng dẫn khoa học, đã tận tâm giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn khoa ngữ văn, cảm ơn phòng Đào tạo sau đại học- trờng Đại học s phạm Hà nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, động viên chúng em trong khoá học. Nhân dịp này, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ Thuật tỉnh Bắc Giang và tất cả bạn bè, đồng nghiệp, cùng những ngời thân yêu trong gia đình đã dành cho tôi sự giúp đỡ, chia sẻ rất quý báu trong suốt thời gian học tập nghiên cứu. Bắc Giang, tháng 6 năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thuỷ Lời cam đoan Thực hiện luận văn này, tôi xin cam đoan số hiệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung luận văn không hề trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn hoàn toàn chính xác, đợc trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin đề nghị Hội đồng khoa học xem xét và ghi nhận kết quả quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Bắc Giang, tháng 6 năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thuỷ MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU 0 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 6. Phương pháp nghiên cứu 7 7. Đóng góp của luận văn 7 8. Bố cục của luận văn 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ 8 1.1. Khái niệm về nhân vật và thế giới nhân vật 8 1.1.1. Khái niệm về nhân vật 8 1.1.2. Khái niệm về thế giới nhân vật 10 1.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học 12 1.3. Các loại nhân vật văn học 12 1.4. Nhân vật nữ trong văn học 14 1.4.1. Nhân vật nữ trong văn học thế giới 14 1.4.2. Nhân vật nữ trong văn học Việt Nam 17 1.4.3. Nhân vật nữ và quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ 24 CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ 34 2.1. Nhân vật bi kịch 34 2.2. Nhân vật kiếm tìm hạnh phúc 45 2.3. Nhân vật tự vấn 49 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ 56 3.1. Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật 56 3.1.1 Nghệ thuật chọn tình huống có tính chất tâm lí 57 3.1.2. Nghệ thuật khám phá tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 58 3.2. Giọng điệu 64 3.2.1. Giọng điệu phân tích, chiêm nghiệm 65 3.2.2. Giọng khinh bạc, xót xa 66 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật 69 3.3.1. Không gian, thời gian hiện thực đời thường 70 3.3.2 . Không gian, thời gian ảo 76 3.3.3. Không gian, thời gian tâm trạng 78 KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ năm 1975, nhất là sau năm 1986, nền văn xuôi Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Một trong những yếu tố làm nên sự phong phú, đa dạng của văn học giai đoạn này chính là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các cây bút nữ. Bên cạnh những cây bút nữ tên tuổi một thời như Vũ Thị Thường, Dương Thu Hương là đội ngũ những cây bút trẻ trung hơn, sôi nổi hơn như Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và gần đây là một loạt các cây bút trẻ đầy triển vọng như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Di Li Với những nỗ lực đáng ghi nhận, họ đã tạo ra những “lối nẻo riêng” cho mình. Tác giả Bích Thu qua các bài viết: “Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau năm 1975 qua hệ thống mô típ chủ đề”, “Những thành tựu truyện ngắn sau năm 1975”, “Văn xuôi của phái đẹp”, đã đánh giá cao các sáng tác của các nhà văn nữ trẻ. Tác giả cho rằng đó là “Một lớp trẻ dồi dào nhân lực”[52]. Và bằng tầm nhìn bao quát của một nhà phê bình, Bích Thu nhận định: “Sự xuất hiện rầm rộ của các cây bút trẻ đã làm thay đổi bộ mặt và dáng vẻ của văn xuôi hôm nay”[53]. Không chỉ quan sát sự xuất hiện của đội ngũ tác giả nữ, Bích Thu còn có những ý kiến đánh giá về giá trị văn xuôi phái đẹp rất tinh tế: “Văn chương của phái đẹp hiện nay sắc và sâu khi khai thác đề tài thế sự đời tư với nội dung nhân tình thế thái bằng lối viết dịu dàng và bén ngọt, diết dóng mà đồng cảm, sẻ chia với những thân phận, những con người sống quanh mình” [54]. Ngoài ra, còn có một số tác giả trong bài viết của mình cũng đề cao các cây bút nữ. Phạm Xuân Nguyên đánh giá: “Một nét đặc điểm của mùa truyện ngắn hôm nay là sự xuất hiện đông đảo tự tin của đội ngũ viết trẻ và 2 nhất là các cây bút nữ ( ) Trên trang viết của họ nỗi buồn, nỗi đau nhân thế luôn được nhìn nhận khía cạnh tinh tế rất phụ nữ” [33]. Vũ Tuấn Anh trong bài viết “Đổi mới văn học vì sự phát triển” cũng ghi nhận các cây bút nữ đã có được “những dấu ấn cá nhân trong tư duy nghệ thuật và cách thể hiện” [1]. Trong số những cây bút nữ nổi lên ngay từ những năm 1990 đến nay, Nguyễn Thị Thu Huệ được xem là một gương mặt đáng chú ý, một cây bút có duyên trong lĩnh vực truyện ngắn. Chị đã chinh phục người đọc bằng ngòi bút tinh tế, giản dị mà cũng rất từng trải, thâm trầm. Sinh năm 1966, tuổi nghề cũn trẻ nhưng chị đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thu Huệ đạt giải nhì cuộc thi viết truyện ngắn của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1986); giải nhì cuộc thi truyện ngắn Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền phong (1993). Cùng năm đó, chị còn vinh dự nhận giải A cuộc thi viết về đề tài Hà Nội của Hội Nhà văn năm 1994, chị đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức và nhận thưởng của Hội Nhà văn cho tập truyện “Hậu thiên đường”. Qua những trang viết của chị, có thể nhận ra một tư duy khá sắc sảo và sở trường nắm bắt những cái mới, thời sự của cuộc sống đương đại. Phần lớn truyện ngắn của chị đều thể hiện cái nhìn nhạy bén, phản ánh các vấn đề gay gắt của cuộc sống hiện đại, khai thác những góc uẩn khúc “Thế giới bên trong” của con người. Tác phẩm của chị góp phần làm rõ hơn những nét mới mẻ trong quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân, cá thể, con người nhiều chiều trong “Tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Trong đó nhân vật phụ nữ được đặc biệt quan tâm. Đó là những con người hiện đại, mạnh mẽ, dám sống thực với mình. Họ có thể là những người đàn bà từng trải, bao dung với con cháu; những người mẹ, người vợ lo toan cho gia đình và phấn đấu cho sự nghiệp; những cô gái háo hức vào đời; những người phụ nữ khát khao hạnh phúc, tìm kiếm tình yêu…Và đặc biệt là đằng sau mỗi người phụ 3 nữ bao giờ cũng ẩn chứa nhiều điều mà không phải lúc nào họ cũng muốn bộc lộ, xẻ chia. Nghiên cứu đề tài: Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi mong muốn được góp một phần nhỏ trong tiếng nói chung vừa khẳng định những thành công về một trong những phương diện nghệ thuật viết truyện ngắn của Thu Huệ, đồng thời vừa thấy được những đóng góp của nhà văn vào quá trình cách tân văn học Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Là cây bút đều đặn, miệt mài và thành công hơn cả ở thể loại truyện ngắn, Nguyễn Thị Thu Huệ và tác phẩm của chị đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình. Trong bài viết “Thế hệ thứ ba” in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội 10/1994, nhà văn Hồ Phương nhận xét: “Trong các tác giả trẻ, Thu Huệ là cây bút hết sức sắc sảo. Đọc Huệ tôi ngạc nhiên lắm, sao còn ít tuổi mà Huệ lại lọc lõi thế. Nó như con phù thủy lão luyện. Nó đi guốc trong bụng mình. Ruột gan mình có gì hình như nó cũng biết cả” [36]. Trong bài: “Hồi ức một binh nhì và Bến trần gian”, tác giả Kim Dung lại cho rằng: “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ luôn có hai mặt – vừa “bụi bặm” trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, văn của chị vừa táo bạo vừa thanh khiết. Một cái gì đó không thuần nhất, không đơn giản, thậm chí có khi còn đối chọi nhau trong văn của Nguyễn Thị Thu Huệ”[6] Bùi Việt Thắng (1994) nhận xét về nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ: “Nhân vật nữ của Thu Huệ thường cô đơn, dường như tác giả quan niệm nó là mặt trái của tình yêu thương” [46]. Tác giả còn chỉ rõ: “Một sự vật vã khắc khoải canh cánh trong mỗi nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ”, “cây bút trẻ này tỏ rõ sự sẻ chia, cảm thông với phụ nữ vì ai cũng mang khuôn 4 mặt con gái” [46]. Sau gần một thập kỷ (2002), khi phác thảo chân dung Thu Huệ trong lời giới thiệu về bốn cây bút nữ, tác giả một lần nữa khẳng định đối tượng mà Thu Huệ quan tâm tới là “Những thiên đường và hậu thiên đường của đời sống con người, đặc biệt là phụ nữ” [43]. Lý Hoài Thu (1994) trong nhận xét của mình lại đưa ra vấn đề mà Thu Huệ muốn gửi gắm qua nhân vật nữ: “Nhìn đời, nhất là nhìn nhân vật nữ, Thu Huệ nhìn ra biến thái tinh vi của bi kịch tình yêu với những biểu hiện dị thường của nó” [55]. Từ bi kịch trong cuộc đời của người phụ nữ, Thu Huệ không chỉ nhìn thấy những biểu hiện dị thường tinh vi của tình yêu thời hiện đại mà còn nhận xét về thế giới đàn ông- những người gây đau khổ cho phụ nữ: “'từ những người loe xoe lôi những bông hoa trên bàn họp để tặng phụ nữ, đến anh chàng ngồi nhồm nhoàm ăn uống một cách thô tục sau khi cùng người tình lên thiên đàng về, từ cái người đàn ông ra ngõ gặp người tình sợ biết nên cầm luôn cái xô như người đi đổ rác, đến lão tuổi đã xế bóng, thích ăn xôi sáng cho chắc bụng vẫn thèm khát tấm thân cô gái mười sáu tuổi trẻ trung và bòn rút của cô từng đồng xu một” [55], Trong Văn nghệ Trẻ ngày 25/3/1996, qua bài viết: “Những ngôi sao nước mắt”, Đoàn Hương lại có nhận xét tinh tế về văn, về cách xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật của Thu Huệ như sau: “Huệ có lối viết văn như bị “lên đồng”. Trong truyện ngắn của mình không phải là cô “kể” cho chúng ta nghe mà là cô “lôi” chúng ta đi theo nhân vật. Đó là phong cách độc đáo của Nguyễn Thị Thu Huệ”. Và theo nhà nghiên cứu: “Những nhân vật của cô, những nhân vật mà bao giờ Thu Huệ cũng để cho nó bước đi những bước chông chênh trên vực thẳm của cuộc đời không có dây bảo hiểm…Tôi ngờ rằng những nhân vật của cô, đều là một phần máu thịt của cuộc đời cô… Những truyện ngắn của Huệ được viết, được kể lại bằng chính ngôn ngữ nhân vật: nhẹ nhàng và thanh thản trong những tình huống, những cảnh ngộ lại 5 không yên tĩnh chút nào. Cũng như những nhân vật của cô, cô không hề lên án một ai dù là một bà mẹ ích kỷ trong Hậu thiên đường, một người đàn ông tầm thường, nhạt nhẽo và giả dối trong Cát đợi, hoặc những ông bố, bà mẹ quái gở trong Phù thủy,… Nhưng đọc truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ ta thấy những trang viết không bình lặng. Những nhân vật của cô làm cho ta đau đớn, âm thầm trách móc ta và thức tỉnh ta”. Nguyễn Việt Hòa, trong bài “Lãng quên và hy vọng. Nhân đọc Nào ta cùng lãng quên- tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ”, đã nhận xét: “Chất lãng mạn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ tương đối đặc biệt, nó toát ra từ tâm hồn người đang đứng giữa ranh giới thiếu nữ - phụ nữ”. Nhìn nhận Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn nữ “độc đáo và tài hoa”, ở một mức độ toàn diện, Hồ Sỹ Vịnh đã tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ trên bình diện thi pháp. Theo tác giả “Nhà văn đã vượt ra ngoài phương thức miêu tả vừa thực, vừa hư, vừa trần thế vừa ảo mộng, chuyện hiện tại, chuyện dĩ vãng nhằm tạo dựng một cuộc sống có dung tích, khai thác chiều sâu những góc uẩn khúc” thế giới bên trong “của con người” [63]. Tác giả còn nhận xét những nhân vật tôi trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ: “Những nhân vật tôi trong truyện của Thu Huệ thường bắt đầu bằng cụm từ “tôi tưởng tượng”, “tôi như bay trên chín tầng mây”, “tôi có cảm giác như mình hóa đá” tất cả đó là cảnh hư nhằm nói cái thực đa diện hơn, có kích thước hơn, có tần số ý nghĩa sâu sắc hơn. Tôi gọi đó là thi pháp mở. Thi pháp mở còn được thể hiện ở chiều sâu nội cảm, nội tâm của người viết hoặc của nhân vật “tôi”. Phương thức thể hiện này không chỉ làm cho hiện thực được phản ánh có chiều sâu mà còn giàu sức khái quát, sức ám ảnh lớn. Đây cũng là một đặc điểm độc đáo trong thi pháp truyện ngắn Nguyễn thị Thu Huệ. 6 Nhìn chung qua các bài viết, Thu Huệ được đánh giá là tác giả có khả năng nắm bắt và phản ánh hiện thực nhạy bén, sâu sắc ,có giọng văn đặc biệt. Nhân vật nữ trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ được nhìn nhận chủ yếu ở đặc điểm khao khát hạnh phúc và gặp nhiều bi kịch.Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đi sâu, tìm hiểu về thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn - một trong những thành công nổi bật của Nguyễn Thị Thu Huệ. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, kết quả của người đi trước, cùng với sự đánh giá, kiến giải của riêng mình, chúng tôi triển khai đề tài “Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ”. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, khám phá thế giới nhân vật nữ cũng như nghệ thuật xây dựng loại nhân vật này trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Từ đó khẳng định tài năng và những đóng góp của tác giả vào tiến trình văn học Việt Nam từ sau thời kỳ đổi mới. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về nhân vật văn học . - Vận dụng những kiến thức lý luận trên vào việc tìm hiểu thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Thu Huệ. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thi Thu Huệ. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Thu Huệ chúng tôi dựa vào 4 tập truyện ngắn của tác giả: [...]... ngi trong truyn ngn Nguyn Th Thu Hu Chng 2: Cỏc loi hỡnh nhõn vt n trong truyn ngn Thu Hu Chng 3: Ngh thut xõy dng nhõn vt n trong truyn ngn Nguyn Th Thu Hu 8 CHNG 1 C S Lí LUN V NHN VT VN HC V QUAN NIM NGH THUT V CON NGI TRONG TRUYN NGN NGUYN TH THU HU 1.1 Khỏi nim v nhõn vt v th gii nhõn vt 1.1.1 Khỏi nim v nhõn vt *V phng din thut ng Thut ng nhõn vt xut hin t rt sm Trong ting Hy Lp c, nhõn vt (c... chic qun trong ó l hỡnh nột ca ụi chõn nut n v y n (N i - Ma Vn Khỏng) Vi vn hc Vit Nam thi k i mi, s thay i cỏi nhỡn ngh thut v ngi ph n ca nh vn qu ó m ra mt chõn tri mi khụng kộm phn hp dn m trc ú chỳng ta cha c trụng nhỡn v thng thc 1.4.3 Nhõn vt n v quan nim ngh thut v con ngi trong truyn ngn ca Nguyn Th Thu Hu 25 1.4.3.1 Bng thng kê nhõn vt n trên bốn tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ Nhõn... vn v chu s chi phi ca t tng tỏc gi Th gii y cng mang tớnh chnh th trong sỏng tỏc ngh thut ca nh vn, cú t chc v s sng riờng, ph thuc vo ý thc sỏng to ca ngh s Nm trong th gii ngh thut, Th gii nhõn vt cng l sn phm tinh thn, l kt qu ca trớ tng tng sỏng to ca nh vn v ch xut hin trong tỏc phm vn hc, trong sỏng tỏc ngh thut ú l mt mụ hỡnh ngh thut, cú cu trỳc riờng, cú qui lut riờng, th hin c im con ngi,... phỏp ngh thut tiờu biu xõy dng nhng nhõn vt n trong truyn ngn ca Nguyn Th Thu Hu - Khng nh s c ỏo ca Nguyn Th Thu Hu trong sỏng tỏc truyn ngn (trờn c s i sỏnh vi mt s nh vn n cựng thi), qua ú thy c s i mi v t duy ngh thut cng nh v trớ ca nh vn trong nn vn xuụi ng i 8 B cc ca lun vn Ngoi phn m u v kt lun, phn ni dung chớnh gm 3 chng: Chng 1: C s lý lun v nhõn vt vn hc v quan nim ngh thut v con ngi trong. .. vn hc Trong cun 150 thut ng vn hc, Li Nguyờn n xut mt cỏch nhỡn khỏc Nhõn vt c ụng xem xột trong mi tng quan vi cỏ tớnh sỏng to, phong cỏch nh vn, trng phỏi vn hc: nhõn vt vn hc l mt trong nhng khỏi nim trung tõm xem xột sỏng tỏc ca mt nh vn, mt khuynh hng, trng phỏi hoc dũng phong cỏch Nhõn vt vn hc l hỡnh tng ngh thut v con ngi, mt trong nhng du hiu v s tn ti ton vn ca con ngi trong ngh thut ngụn... vt n trong bn tp truyn ngn ca Nguyn Th Thu Hu, cú th thy nhõn vt n chim trung tõm, ch o, h l nhõn vt chớnh trong cỏc cõu chuyn Tp truyn Cỏt i cú 25 nhõn vt n trong tng s 60 nhừn vt (25/60); tp truyn Hu thiờn ng cú 34 nhõn vt n trong tng s 72 nhõn vt (34/72); tp truyn No ta cựng lóng quờn cú 51 nhõn vt n trong tng s 110 nhõn vt (51/110); tp truyn 21 truyn ngn ca Nguyn Th Thu Hu cú 52 nhõn vt n trong. .. trớ [46] Con ngi t nhn thc l mt trong nhng úng gúp mi m trong quan nim ngh thut v con ngi ca vn hc thi k i mi Biu hin ca loi con ngi ny l nhõn vt hay suy ngh, hay nhỡn li chớnh mỡnh phỏn xột, sỏm hi, cú khi hon thin mỡnh Quan nim ny ó chi phi n ngh thut trn thut ca cỏc tỏc gi, ngi trn thut thng ngụi th nht, v trớ trn thut thng l im nhỡn ca chớnh nhõn vt, ging iu trn thut l ging iu ca tõm hn, ca ni... Th Thu Hu, 32 ngi c bt gp rt nhiu cỏc nhõn vt nhn thc v hnh ng, vic lm, suy ngh ca mỡnh trong quỏ kh ú l Trỳc (Bin m) t ho v cuc tỡnh ca mỡnh trong quỏ kh; ngi m (Hu thiờn ng) nhn thc ra li lm ca mỡnh i vi con cỏi; Thy (Hỡnh búng cuc i) nhn ra s cu ton trong quỏ kh, Quan nim ngh thut v con ngi trong sỏng tỏc ca Thu Hu cũn l con ngi vi s tri nghim ni au ú l ni au ca ngi ph n thi hu chin v ni au trong. .. ngi ph n trong gia ỡnh ngi c s nhn ra chõn dung ca con ngi thi i y s phong phỳ v phc tp, thi i m con ngi khỏt khao yờu ng nhng cng y cụ n trng rng, hy vng mónh lit m cng tht vng n cựng cc Túm li, t nhng thay i trong quan nim ngh thut v con ngi ca vn hc thi k i mi, Nguyn Th Thu Hu ú to nờn nhng du n ring trong nhng nhõn vt, c bit l nhõn vt n trong truyn ngn ca ch Nhõn vt n trong truyn ngn Thu Hu l Nhõn... bỡnh thng trong xó hi nhng hay gp phi nhng cnh i tr trờu, au kh, b tc trong cuc sng Nguyn Th Thu Hu ó tung cỏc nhõn vt vo cuc sng thc t, vi hin ti, nm mựi t ngt ngo n cay ng, ờ tr cui cựng rỳt ra kt lun mang ý ngha nhõn sinh sõu sc cho con ngi , trờn mi trang vit, n ng sau cõu chuyn l lũng cm thụng, thu hiu i vi mi mnh i, mi s phn 1.4.3.2 Quan nim ngh thut v con ngi trong truyn ngn Nguyn Th Thu Hu 28 . Nhân vật nữ trong văn học Việt Nam 17 1.4.3. Nhân vật nữ và quan niệm nghệ thu t về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ 24 CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN . NGUYỄN THỊ THU HUỆ 34 2.1. Nhân vật bi kịch 34 2.2. Nhân vật kiếm tìm hạnh phúc 45 2.3. Nhân vật tự vấn 49 CHƯƠNG 3: NGHỆ THU T XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ. nghiên cứu: Các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thi Thu Huệ. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Thu Huệ chúng tôi dựa vào 4 tập truyện ngắn của tác

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ

  • HÀ NỘI, 2011

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Lịch sử vấn đề

    • 3. Mục đích nghiên cứu

    • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 6. Phương pháp nghiên cứu

    • 7. Đóng góp của luận văn

    • 8. Bố cục của luận văn

    • CHƯƠNG 1

    • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ QUAN NIỆM

    • NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ

      • 1.1. Khái niệm về nhân vật và thế giới nhân vật

        • 1.1.1. Khái niệm về nhân vật

        • 1.1.2. Khái niệm về thế giới nhân vật

        • 1.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học

        • 1.3. Các loại nhân vật văn học

          • 1.4.1. Nhân vật nữ trong văn học thế giới

          • 1.4.2. Nhân vật nữ trong văn học Việt Nam

          • 1.4.3. Nhân vật nữ và quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ

          • CHƯƠNG 2

          • CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan