1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp ngôn ngữ nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn thị huệ

90 803 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 12,52 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC VINH KHOA NGU VAN ====Œ@»ÍL] k)====

TẠ THỊ TÌNH

NGON NGU NHAN VAT NU TRONG TRUYEN NGAN NGUYEN THI THU HUE

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC CHUYEN NGANH NGON NGU

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TH.S TRẤN ANH HÀO

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng từ sau 1985 có một bước đột khởi nhờ vào ngọn gió lành của công cuộc đổi mới đất nước Nhờ không khí dân chủ, cởi mở trong văn học mà các tác giả trẻ với những tác phẩm mang màu sắc mới được đón nhận nồng nhiệt Những cây bút trẻ như Nguyễn Huy

Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Lý Lan, .đã

làm “nóng” lên đời sống văn chương, tạo nên những “hiện tượng” văn học cuối thế kỷ XX đầu thế kỉ XXI

Trong đó, Nguyễn Thị Thu Huệ nổi lên là một trong những tác giả trẻ “gặt hái” được nhiều thành công khi tuổi đời còn rất trẻ Sinh năm 1966 trong một gia đình có truyền thống văn học (bố là nhà báo, mẹ là nhà văn có dấu ấn trong nền văn học hiện đại), ngay từ nhỏ Nguyễn Thị Thu Huê đã được sống trong bầu không khí văn chương, thừa hưởng sự thâm sâu rộng lớn của người cha và chất nữ duyên dáng của người mẹ, hình thành trong Thu Huệ một trái tim đa cảm và một cái nhìn tinh tế, nuôi dưỡng tâm hồn nghệ sĩ trong con người này Năm 1993, trong cuộc thi Tác phẩm tuổi xanh, Nguyễn Thị Thu Huệ đã nhận được giải thưởng của báo Tiền phong Cùng năm đó chị dành được giải A trong cuộc thi viết về Hà Nội của nhà xuất bản Hà Nội Ngay năm sau (1994) chị lại tiếp tục nhận được giải thưởng lớn: giải nhất cuộc thi truyện

ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội cho chùm tác phẩm gồm 5 truyện ngắn và

tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Hậu thiên đường Có thể nói như Hồ Sĩ Vịnh: “Nguyễn Thị Thu Huệ là một nhà văn nữ độc đáo và tài hoa” (Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Báo văn nghệ, số 53 (2002)

Tính đến năm 1985, chúng ta đã đi được quãng đường 10 năm quá độ từ chiến tranh bước sang hoà bình, chính 10 năm đó đã tạo cơ sở hiện thực và

tiền để tâm lý cho xu hướng văn học chống tiêu cực - văn học với tỉnh thần

Trang 3

Thu Huệ hướng ngòi bút của mình vào những hiện tượng đang diễn ra trước mắt - mô tả cuộc sống bình thường của những con người bình thường trong xã

hội này Với những dự cảm sâu sắc về hạnh phúc, chị đã đem lại cho người

đọc niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người Dù quá khứ có nặng nề, dù hiện tại có đau khổ, con người vẫn tin tưởng ở cuộc sống ngày mai tốt đẹp hơn Có thể nói lần đâu tiên trong lịch sử văn học, hiện thực cuộc sống được phản ánh sinh động, tính chất bề bộn phức tạp của cuộc sống đời thường, giúp cho người đọc có một thái độ ứng xử đúng đắn trong mối quan hệ hằng ngày Sức hấp dẫn người đọc với truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ ở chất đời mà còn bởi văn phong hào hiệp mạnh bạo giám bứt phá, một ngòi bút đa dạng có nghề, Tất cả đã làm nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ và được ấn định trong lòng độc giả, tạo dấu ấn, sức ảnh hưởng tới nền văn học nước nhà

Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ soi xét nhân vật dưới

nhiều góc độ, khai thác nội tâm đa chiều, phân tích mổ xẻ con người dưới nhiều sắc thái khác nhau, không bỏ sót ý dù chỉ là những biểu hiện nhỏ nhất

của nhân vật Ý thức quan tâm đến mọi chuyện, mọi sinh linh sống ở đời cần đến những mê say, được tham dự, được hoà nhập vào từng niềm đau khổ và hi vọng của con người, sự phẫn nộ giữa cái xấu và cái ác đã giúp cho Nguyễn Thị Thu Huệ xây dựng nên những nhân vật hết sức đa dạng, phong phú mà giản dị Các nhân vật như: cô sinh viên, chàng thi sĩ, anh bộ đội phục viên, cô giáo, bà, mẹ, dưới ngòi bút của chị hiện lên thật sinh động tự nhiên Điều đặc biệt trong truyện ngắn của chị: các nhân vật chính thường là nhân vật nữ với những

tính cách đa dạng làm cho các tác phẩm thêm sức hấp dẫn Nguyễn Thị Thu

Huệ đã từng tâm sự: “Tôi luôn quan tâm đến số phận của người phụ nữ vì

không chỉ họ làm nên cuộc sống, bảo vệ và phát triển cuộc sống mà là tôi hiểu

Trang 4

Nguyễn Thi Thu Huệ viết nhiều về người phụ nữ, thường lấy nhân vật nữ

làm nhân vật chính, trung tâm Đó là những con người bình thường trong xã hội nhưng hay gặp phải những hoàn cảnh trớ trêu, đau khổ, bế tắc trong cuộc sống Tuy nhiên, mỗi nhân vật nữ ấy lại mang mỗi vẻ riêng không trùng lặp nhau rất đa dạng: là cô gái mới lớn ngây thơ trong tình yêu như nhân vat tdi

trong Biển ấm, là “kẻ tuyệt tự” như nhân vật nàng trong Những đêm thắp

sáng, là người bạo dạn trong tình yêu như My trong Thiếu phụ chưa chồng, là người luôn gặp những tình cảnh trớ trêu trên con đường tình duyên của mình (nhân vật Quyên trong Tình yêu ơi, ở đâu?) Tạo ra thế giới nhân vật nữ muôn hình vạn trạng, tái hiện đầy đủ hiện thực xã hội

Là một nhà văn nữ, sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ chịu ảnh hưởng nhiều bởi giới tính Trong từng trang viết qua các mảng đối thoại người đọc cảm nhận được đâu đó hình dáng của một người phụ nữ vừa chuẩn mực, đa đoan vừa mạnh mẽ, bứt phá, vùng vẫy trong từng tình huống, từng bối cảnh của cuộc sống Chính vì vậy mà đọc truyện ngắn người đọc bị ám ảnh nhiều với hình ảnh người phụ nữ

Trong một tác phẩm văn học, ngôn ngữ được coi là yếu tố quan trọng đầu

tiên, tất cả các tác phẩm đều được tạo ra bằng ngôn ngữ hay nói cách khác

ngôn từ là chất liệu để tạo dựng tác phẩm văn học Việc sử dụng ngôn ngữ trong mỗi tác giả mang những nét riêng tạo phong cách của mỗi nhà văn Tuy nhiên ngay trong mỗi nhà văn việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ cho từng nhân vật, kiểu nhân vật cũng mang những đặc trưng, dấu ấn nhất định Nguyễn Thị Thu Huệ là một nhà văn trẻ, cũng không nằm ngoài quy luật đó, Nguyễn Thị Thu Huệ đã sử dụng ngôn ngữ mang nét cá tính riêng xây dựng nên hình ảnh người phụ nữ rất sinh động đầy cá tính gây ấn tượng mạnh trong mỗi người đọc

Từ tất cả những điều trình bày ở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài: Ngôn ngữ nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ để có điều

Trang 5

truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, cảm nhận được tình cảm mà chị dành cho nhân vật của mình, đặc biệt là nhân vật nữ Qua đó độc giả hiểu hơn, thông cảm chia sẻ với người phụ nữ trong xã hội hiện đại Và điều quan trọng

là qua nghiên cứu đề tài, chúng ta thấy được tài năng của Nguyễn Thị Thu

Huệ trong việc sử dụng ngôn ngữ để tạo dựng, khắc hoạ nhân vật của mình,

đặc biệt là nhân vật nữ với lớp ngôn ngữ mang nhiều nét độc đáo, đặc sắc 2 Lịch sử vấn đề

Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 là giai đoạn sáng tác đạt được nhiều kết quả tốt của nhà văn trẻ Nguyễn Thị Thu Huệ

Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ra đời thu hút được sự quan tâm và đón nhận của nhiều độc giả, sự chiêm nghiệm của thế hệ “anh, chị”đi trước Người ta dễ thấy ở nhà văn trẻ này một vốn hiểu biết, vốn sống phong phú và

nhiều nét sắc sảo, độc đáo với những đề tài, những ý tưởng, cách viết mới mẻ

Điều đó đã đem lại nhiều giải thưởng lớn của báo Văn nghệ quân đội, Hội văn

nghệ Hà Nội, Hội nhà văn Việt Nam, .trong một thời gian ngắn 1993 - 1995

Vì vậy truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình trong nước, với nhiều bài nghiên cứu có giá trị

Đầu tiên chúng ta phải kể đến bài viết Tẩn mạn về những truyện ngắn của những cây bút trể trên báo Văn nghệ số 43 (23/10/1993) của Bùi Việt Thắng, bài viết này tác giả mới chỉ đưa ra những nhận xét chung cho những cây bút

trẻ trong đó có nhắc tới Nguyễn Thị Thu Huệ và truyện ngắn của chị

Năm 1996, trong chuyên luận Những ngôi sao nước mắt của tiến sĩ Đoàn Hương trên báo Văn nghệ trẻ 25/3/1996 Bằng kinh nghiệm của một chuyên gia có thâm niên nghiên cứu về những cây bút trẻ (trong đó có Nguyễn Thị Thu Huệ), ông đã dành sự quan tâm tìm hiểu về những ngôi sao đang ngày càng toả sáng trên bầu trời văn học đương đại Với nhận định khái quát nhưng sâu sắc, ông đã chỉ cho ta thấy: “Trên trang viết của những tài năng trẻ luôn

Trang 6

niềm vui, nỗi buồn, những hạnh phúc và bi kịch của con người đang hiện tồn

giữa cuộc doi” [8; 13]

Cùng thống nhất với ý kiến của tiến sĩ Đoàn Hương, trong bài viết Nguyễn Thị Thu Huệ nhà văn của những vận bĩ trong Tám chữ Hà lạc và quỹ đạo đời người (Nxb Văn hố thơng tin, 2000), tác giả Xuân Cang đã phân tích Kĩ lưỡng những nhân tố tác động đến vận mệnh con người

Còn nhà nghiên cứu Hồ Sĩ, trong bài viết: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Báo Văn nghệ số 53, 2002), đã khẳng địmh: Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn nữ “độc đáo và tài hoa” dựa trên những phân tích, tìm hiểu về thi pháp trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ

Ở một vị thế khác, với tư cách là một người yêu mến và am hiểu về thế hệ nhà văn trẻ, tiến sĩ Bùi Việt Thắng đã có bài giới thiệu trong cuốn 7ruyện ngắn bốn cây bút nữ, (Nxb Văn học) có nhan đề: Tứ tứ trình làng Đây là bài viết mang tính chất giới thiệu nhưng tác giả đã phát hiện nét đặc trưng nổi bật của những cây bút nữ tài năng trong đó có Nguyễn Thị Thu Huệ, đó là: Nhu câu đến say mê được tham dự, hoà nhập vào nỗi niềm đau khổ, sướng vui, những khát khao hi vọng của con người [23; 8]

Ngoài những bài viết của các tác giả có tên tuổi trong văn học ở trên, còn có khá nhiều luận văn tốt nghiệp Đại học và Cao học viêt về các nhà văn nữ trẻ, trong đó có nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ như: Luận văn về đặc điểm

truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, hay đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Nhìn chung, đánh giá của các tác giả đều mang những giá trị nhất định

thể hiện trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau của truyện ngắn

Trang 7

khá lí thú trong sáng tác của một nhà văn nữ dành rất nhiều tình cảm, sự ưu ái cho nhân vật nữ của mình

Là độc giả yêu thích, ham mê truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ và rất cảm phục tài năng của nữ nhà văn trẻ này, chúng tôi không chỉ muốn cảm nhận truyện ngắn của chị ở mức độ khái quát mà còn mong muốn nghiên cứu

sâu sắc tác phẩm của chị để có thể học tập, nhìn nhận, cảm nhận đúng về tài

năng sử dụng ngôn ngữ gắn với giới tính của chị, thấy được giá trị về mặt ngôn ngữ nhân vật nữ trong truyện ngắn của chị

3 Phạm vi đề tài

Cho đến nay Thu Huệ đã xuất bản nhiều tập truyện ngắn cũng như những kịch bản phim, những bài nghiên cứu về nghệ thuật có giá trị Tuy nhiên trong giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu khảo sát ở thể loại

truyện ngắn với tạp truyện: 37 fruyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Nxb văn

học) Tập trung khảo sát ngôn ngữ nhân vật nữ trong truyện ngắn của Thu Huệ, nghiên cứu và tìm ra những đặc sắc, nét đặc biệt và giá trị của ngôn ngữ nghệ thuật nữ trong truyện ngắn của chị

4 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài này khi nghiên cứu, trên cơ sở văn bản 37 ruyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê và phân loại - Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp liệt kê, trích dẫn, 5 Đóng góp của khoá luận

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu

Huệ có rất nhiều nhưng đề tài của chúng tôi là công trình đầu tiên đi sâu tìm

Trang 8

nói chung va ngôn ngữ nhân vật nữ của Nguyễn Thị Thu Huệ nói riêng, ma còn thấy được tài năng của nhà văn nữ trẻ này

6 Bố cục khoá luận

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, thư mục Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận được trình bày trong ba chương:

Chương 1 Giới thuyết một số vấn đề chung

Chương 2 Đặc điểm từ ngữ, câu của ngôn ngữ nhân vật nữ trong truyện

ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Trang 9

Chuong 1

GIỚI THUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

Ở chương này chúng tôi trình bày một số vấn đề có liên quan đến quá trình thực hiện khoá luận.Cụ thể như sau:

1.1 Truyện ngắn và vị trí nhân vật nữ trong truyện ngắn Việt Nam đương đại

1.1.1 Truyện ngắn Việt Nam đương đại 1.1.1.1 Khái niệm

Thuật ngữ “truyện ngắn” được giới nghiên cứu đưa ra nhiều cách hiểu tuy không trái ngược nhau hoàn toàn nhưng cũng không trùng khít nhau Trong Từ điển văn học (Tập 2, Ñxb Khoa học và xã hội, H, 1984), mục từ truyện ngắn viết: Hình thức tự sự loại nhỏ Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảng cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía

cạnh nào đó của vấn đề xã hội

Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian và thời gian hạn chế Kết cấu của truyện ngắn cũng không chia thành nhiều tuyến phức tạp Truyện ngắn được viết ra liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ,

nên đặc điểm của truyện ngắn là tính ngắn gọn Để thể hiện nổi bật tư tưởng chủ đề, khắc hoạ nét tính cách nhân vật đòi hỏi nhà văn viết truyện ngắn phải

có trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn nén Do đó trong khuôn

khổ ngắn gọn những truyện ngắn thành công có thể biểu hiện được những vấn

đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn

Trong Từ điển thuật ngữ văn học (Ñxb Giáo dục, H, 2006): Truyện ngắn

ny

là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết

các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của

nó là ngắn Truyện ngắn viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không

Trang 10

Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng mang tính chất thể loại”

1.1.1.2 Đặc trưng

Truyện ngắn là một thể loại văn học độc lập, có “tuổi thọ” cao trong tiến trình lịch sử văn học và rất năng động, trong một chừng mực nào đó vẫn có thể xây dựng một lí thuyết mang những đặc trưng riêng của thể loại

Trước hết về dung lượng (được hiểu là kích cỡ, sức chứa) là khả năng bao quát hiện thực, là sức chứa chất liệu đời sống, là khả năng của nội dung phản

ánh hiện thực của thể loại Chúng ta có thể hình dung vấn đề dung lượng của truyện ngắn trong sự đối sánh với tiểu thuyết, nếu như tiểu thuyết là một hình

thức tự sự cỡ lớn, miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển với cấu trúc phức tạp Thi truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, chỉ thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật Tính cách trong truyện

ngắn được làm sáng rõ tại một thời điểm quan trọng Nếu tiểu thuyết miêu tả

quá trình thì truyện ngắn miêu tả kết quả, tiểu thuyết mở ra một diện rộng còn truyện ngắn tập trung xoáy vào một điểm

Yếu tố quan trọng nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung

lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu

chưa nói hết Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hàng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn với báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời

trong đời sống Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình Mặc dù thuật

Trang 11

mộng, Chiến tranh và hoà bình, Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của

những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền

cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh của truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại Raymond Carver một trong những

bậc thầy truyện ngắn ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn nhất và thoả mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn Truyện

ngắn gắn chặt với báo chí đây là một lợi thế lớn, với hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong một vài chục phút hoặc trong một vài giờ Hơn nữa sau

nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt cả khả năng hồi sinh và đổi thể loại Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi để các cây bút trẻ khẳng

định tài năng Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt

Nam gắn liền với truyện ngắn Thế kỉ XX truyện ngắn truyện ngắn Việt Nam

phát triển liên tục và vượt trội trên tất cả các thể loại với sự đóng góp của

những tên tuổi như: Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan

Từ sau cách mạng tháng Tám truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn nổi lên với: Vũ Tú Nam, Trần Đăng, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Chiến tranh kết thúc truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong việc khám phá nghệ thuật đời sống, nhất là từ năm 1986 trở đi, truyện ngắn gần như độc chiếm toàn bộ văn đàn, hàng ngày trên các báo, tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được ¡n Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình lí luận về truyện ngắn những năm gần đây Nhiều cuộc thi truyện ngắn,

nhiều cuộc hội thoại đã được mở ra, có nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau

Trang 12

Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, .Mỗi nha văn một bút pháp tạo nên hiệu ứng truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi bội thu,

thăng hoa, được mùa, lên ngôi, điều đó đã chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi

mới

Truyện ngắn được coi là khó viết vì đặc điểm của nó là sự dồn nén, sự tinh chế, sự loại trừ Vì vậy việc sử dụng ngôn ngữ diễn đạt sao cho ngắn gọn và đầy đủ, súc tích là rất quan trọng và là yêu cầu cần thiết đối với mỗi nhà

văn, mỗi tác giả truyện ngắn

1.1.2 Vị trí nhân vật nữ trong truyện ngắn Việt Nam

1.1.2.1 Trong truyện ngắn các thời kì trước 1975

Trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công ngang trái của thời trung đại, hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua những tác phẩm văn học vẫn luôn giữ được phẩm chất trong sáng của mình Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào họ

vẫn không nhụt chí vươn lên để khẳng định phẩm chất của người phụ nữ Việt

Nam dịu dàng, hiền hậu, vị tha Chẳng hạn nhân vật Vũ Nương trong Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ (hình thức truyền kì - phôi thai của thể loại truyện ngắn)

Từ đầu thế kỉ XX khi truyện ngắn bắt đầu phát triển mạnh thì hình ảnh

những người phụ nữ trong các tác phẩm văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng đã có một vị trí, vẻ đẹp của họ ngày càng được khẳng định một cách sâu

sắc trên nhiều phương diện, đặc biệt là vẻ đẹp về tâm hồn, nhân cách Hình

Trang 13

mình, mặc những lời chửi rủa xua đuổi mẹ vẫn liều mình xin ăn, vay nợ, để rồi

phải chết vì chó nhà chủ cắn

Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước giành độc lập không bao lâu thì lại phải bắt tay vào cuộc kháng chiến trường kì ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Văn học phản ánh hiện thực, là một thể loại văn học - Truyện ngắn tiếp tục ca ngợi vẻ đẹp: anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang của người phụ nữ Việt Nam Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn ngày càng nổi trội, đó là những: Mi trong truyện Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi, là Nguyệt trong Mánh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu, là Đào trong Mùa lạc -

Nguyễn Khải, Họ đều là những nhân vật nữ để lại nhiều ấn tượng trong lòng

độc giả

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử xã hội cũng như lịch sử văn học vị trí của nhân vật nữ trong thể loại truyện ngắn nói riêng văn học nói chung luôn giữ vị trí nhất định, quan trọng

1.1.2.2 Trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975

Năm 1975, sau khi kháng chiến thắng lợi đất nước được thống nhất tạo sự chuyển biến lớn trong xã hội Việt Nam, đặc biệt từ sau chiến tranh 1986 đất nước trong thời kì đổi mới, kinh tế thị trường, giao lưu mở cửa hội nhập thế

giới Để bắt kịp với hiện thực, truyện ngắn cũng có nhiều chuyển biến so với

Trang 14

cây bút truyện ngắn trẻ, đặc biệt là các nhà văn nữ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan, Nguyễn Ngọc Tư (- am hiểu về người phụ nữ) thì nhân vật nữ trong truyện ngắn càng gĩư vị trí của mình

Như vậy, xuyên suốt quá trình lịch sử văn học, chúng ta có thể thấy nhân vật nữ có một vị trí hết sức đặc biêt trong các sáng tác văn học nói chung và

trong truyện ngắn nói riêng Việc chiếm lĩnh khám phá và thể hiện người phụ

nữ đã làm cho đời sống văn học thêm sống động, toàn diện và chân thực Do đó nhân vật nữ đã và đang đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên các giá trị văn học tốt đẹp của thể loại truyện ngắn cũng như của nền văn học dân tộc

1.2 Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ 1.2.1 Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Sinh ra trong chiến tranh song Nguyễn Thị Thu Huệ lại lớn lên và thành đạt trong thời kỳ đổi mới Cuộc sống bao cấp có vất vả nhưng chị được đi học một mạch, tốt nghiệp Đại học khoa Ngữ văn 1989 Nguyễn Thị Thu Huệ ham đọc sách, yêu văn chương, chị đến với văn chương từ rất sớm, năm 1988 khi còn đang là sinh viên chị đã công bố tác phẩm đầu tay Đến những năm 1992 - 1993 chị gửi chùm truyện ngắn dự thi tạp chí Văn nghệ Quân đội và giành giải nhất

trong cuộc thi đó Cho đến nay Nguyễn Thị Thu Huệ đã có nhiều tập truyện ngắn được xuất bản như:

- Cat doi, Nxb Ha Nội, 1992

- Hậu thiên đường, Nxb Hội Nhà văn, 1995 - Phù thuỷ, Ñxb Văn học, 1997

- 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Ñxb Hội Nhà van, 2001 - 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Ñxb Văn học, 2004

Là cây bút thuộc thế hệ 4 trong nền văn học văn nghệ hiện đại, Nguyễn Thị Thu Huệ dù chưa trở thành một hiện tượng của văn học nước nhà song chị

Trang 15

So với các nhà văn nam giới, các nhà văn nữ thường hướng ngòi bút của mình vào những hiện tượng đang diễn ra trước mắt Nguyễn Thị Thu Huệ cũng vậy, trước thực tiễn xã hội vận động đổi thay, Nguyễn Thị Thu Huệ đã mô tả cuộc sống bình thường của những con người bình thường trong xã hội mới

này Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh Một thiếu tá về hưu, vợ mất sức đi bán

rau, vì túng quẫn phải hi vọng vào việc nuôi chó Nhật khi phong trào nuôi chó Nhật đang rộ, trong Minu xinh dep Hién thực cuộc sống ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, con người sống trong môi trường ấy không phải lúc nào cũng bộc lộ rõ nét mọi khía cạnh, mọi bí ẩn trong tâm hồn Vấn đề đạo đức và

lòng tin được đặt ra trong xã hội đó Trong Biển ấm, Nguyễn Thị Thu Huệ đã

đem lại cho con người những cảm xúc sâu lắng nhất: Cuộc đời còn nhiều những người đàn ông cao thượng, tốt đẹp Người đàn ông đã có vợ thường đi tìm trong tình yêu mới là tỉnh thân chứ không phải là sự cuông sỉ thể xác Anh

không muốn lấy tôi vì anh không muốn tôi đau khổ (130) Ö đây tác giả không

tỏ rã dễ đãi, đơn giản là chỉ cho người đọc thấy được giữa ngổn ngang phức tạp của cuộc sống vẫn có chỗ dựa tin cậy vững chắc, đó không phải cái gì khác ngoài lòng nhân ái Sống rên đời phải biết vị tha con a! Moi cái chỉ tương đối thôi (Tình yêu ơi, ở đâu?, 143) Một đề tài nữa cũng gây được sự

chú ý trong truyện ngắn của Huệ đó là: vấn đề cuộc sống gia đình Với đề tài

này Thu Huệ đã chú ý xây dựng những nhân vật lạc “môi trường” để nói lên những mâu thuẫn thế hệ, quan hệ lứa tuổi, mâu thuẫn mẹ và con những nỗi

niềm không san sẻ hay tình cảm của người vợ đối với chồng

Trang 16

tế có sức cuốn hút, dó dỏm bằng lối văn so sánh ví von hình ảnh Sức tưởng tượng trong ca dao, tính triết lý trong tục ngữ, thành ngữ dân tộc đã được nhà văn tiếp thu Rồi cách vết câu ấn tượng, ngắn gọn, cô đúc miên man, văn tuôn chảy một cách dễ dàng tưởng chừng nó chỉ sôi nổi bên ngoài nhưng thực chất lại có ý nghĩa sâu xa bên trong tất cả đã tạo dấu ấn riêng trong lòng độc giả

1.2.2 Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Người phụ nữ là hình mẫu được các nhà văn khai thác rất nhiều Nguyễn

Thị Thu Huệ vẫn tiếp nối mạch cảm hứng ấy nhưng chị đã thực sự làm “nóng” văn đàn văn học hiện đại khi xây dựng nên những nhân vật nữ đặc sắc, có sức

hấp dẫn và say mê hồn người Khác với Nguyễn Minh Châu: nhân vật nữ là

những người “đáng yêu nhất” Nguyễn Thị Thu Huệ xây dựng nhân vật nữ

nhiều khi đáng yêu thương cũng có khi đáng ghét, ác cảm, điều đó tạo cho

người đọc cảm giác như đang đối diện với con người thật ngoài đời Chúng ta

có thể khái quát đặc điểm các nhân vật nữ trong 37 fruyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ cụ thể:

1.2.2.1 Người phụ nữ với khát vọng tình yêu, hạnh phúc

Con người đã tha thiết dâng kiến và nâng nu tình yêu đến với mình

Nhưng tình yêu lại mong manh vô cùng lời kể chuyện đằm thắm nhưng sắc

sảo tỉnh tế, chứa đựng cảm xúc sáng tạo giàu nữ tính đã nói lên khát vọng yêu đương cháy bỏng trong tâm hồn người phụ nữ: Lúc ấy Anh chỉ ôm tôi, chạm bờ môi anh vào môi tôi Còn tôi chợt nhận ra anh là tất cả những gì lâu nay tôi thờ cúng, khấn vái Tôi tự động nằm xuống cát Tôi cần anh, đã tìm thấy anh và cân dâng hiến cho anh (Cát đợi, 458) Tha thiết, giết gióng nhưng họ

luôn vật vã, khắc khoải bởi hạnh phúc của người phụ nữ là tình yêu, là tổ ấm

Trang 17

nàng đều không mang lại: Tại sao đến giờ nàng vẫn cô đơn, khi mà nàng xinh đẹp, có học mà nàng có đòi hỏi gì cao sang đâu? (tr 136) Câu hỏi đó như tiếng kêu cứu tuyệt vọng của tình yêu trong thời hiện đại - thời của kinh tế thị trường

Khát vọng tình yêu, hạnh phúc của nhân vật nữ còn được thể hiện ở khả năng quyết liệt đấu tranh để giành giữ tình yêu Người đàn bà trong Một nửa cuộc đời đã có gia đình tưởng rằng chị chỉ lo cho con cái và gia đình, nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng diễn ra êm đẹp Người chồng tuy tốt bụng nhưng người vợ lại đổi thay: Hỏi là người rất đơn giản, tốt bụng đến phát ghét Anh ấy sống bình lặng như một dòng nước, lúc nào cũng trong vắt ở giữa khe núi Chẳng làm ai đỡ khát ngoài em Mà em thì muốn anh (447) sẵn sàng lừa đối người chồng chạy đến với tình yêu Nhân vật tôi trong Biển ấm cũng vậy, mặc những lời khuyên can của cha mẹ chạy theo tình yêu của mình

Quyết liệt đấu tranh không đủ mà nhân vật nữ còn xé rào vượt phận để tìm tình yêu hạnh phúc của mình Nhân vật My trong Thiếu phụ chưa chồng quan niệm: trong thời đại ngày nay muốn có hạnh phúc không thể bó tay ngồi chờ và cam chịu My bất chấp tất cả cướp chồng của chị một cách trắng trợn tàn ác Ai nghĩ đến tôi, chẳng lẽ cái đời tôi chỉ cân có cái ăn với ngủ thôi à? (109)

Các nhân vật nữ đó dù có tính cách hiền lành hay mạnh mẽ nổi loạn thi sâu bên trong họ đều là khát vọng về tình yêu, hạnh phúc cho riêng mình

1.2.2.2 Người phụ nữ với bỉ kịch cuộc đời

Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ dường như luôn gắn

Trang 18

cái số kiếp tôi, số kiếp một kẻ đầu thai nhầm chỗ (260) Rồi Phượng trong Sơri đắng một cô gái mới lớn ngây thơ dành tất cả cho người mình yêu: Tại sưo Khánh không viết thư cho em hay gọi điện thoại nhỉ? Em mong anh ấy từng ngày (264) Thế nhưng lại gặp phải một kẻ sở khanh đến với cô: Như người khát tìm thấy dòng suối mát giữa rừng, vồ lấy uống xong xuôi Là đái (268)

Bi kịch cuộc đời đến với người phụ nữ còn là do hậu quả của xã hội kim tiền, khi giá tri đạo đức của con người xuống cấp Trong Sơri đắng khi biết Phượng - người yêu mình và mang đứa con của mình vào cõi chết, Khánh không hề tỏ thái độ gì nuối tiếc, hay thương cảm, ngược lại có thời tôi và nàng

mê nhau lắm Nàng đẹp, bốc lửa lắm Dào Con gái tuổi đó đứa nào chẳng mơ

mộng và háu ăn Nó yêu tôi Phải, nhưng chắc mình tôi không? Là thằng đàn ông đừng vị tha hóa đàn bà (268) Chàng trai giàu có trong Tình yêu ơi, ở đâu? cũng có quan điểm tương tự: Con gái bây giờ rể lắm, cứ nhăng nhít đâu đâu ấy (134) Chính những quan niệm đó đã dẫn đến bi kịch cuộc đời cho người phụ nữ

Trong Hậu thiên đường, Câu thang, thì những nhân vật nữ lại rơi vào bi kịch cuộc đời khi khát vọng tình yêu quá cháy bỏng mà nơi bến đợi tình yêu lại là những bất hạnh khổ đau: Thiên đường Hình như ai trong đời cũng đã từng đặt chân đến đó có khi lao vào rồi chạy tọt ra vì kinh hãi (469)

1.2.2.3 Người phụ nữ thắp lên niềm tin cuộc sống

Nếu các nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ chỉ gặp

những đau khổ thì người đọc và người nghiên cứu đã không thể cảm nhận

được niềm tin yêu cuộc sống mà tác giả chuyển tới độc giả Trong truyện ngắn

Nguyễn Thị Thu Huệ còn các nhân vật nữ đã thắp lên niềm tin cuộc sống, đó

Trang 19

nhưng cả ba đều xa rời hình tượng tình yêu mà nàng xây đắp, lúc bế tắc nàng

tự hỏi: Nàng đi tìm cái gì nhỉ Người ta Chuyện lấy vợ lấy chông dễ thế Sao nàng lại khó? (136) Thì lời của người mẹ như mở cho nàng một lối thoát, đúng hơn là một cái nhìn tỉnh táo trước cuộc sống: sống ở đời phải biết vị tha con ạ Mọi cái chỉ tương đối thôi Ai mà chả có nổi khổ riêng Ta phải chọn cái xấu ít nhất trong mọi cái xấu là được, con ạ

Nhân vật nữ trong tác phẩm Nguyễn Thị Thu Huệ được nhìn nhận soi xét dưới nhiều góc độ với cách khai thác nội tâm đa chiều, phân tích mổ xẻ con người dưới nhiều sắc thái khác nhau, không bỏ sót dù chỉ những biểu hiện nhỏ nhất của nhân vật Tạo ra thế giới nhân vật nữ hết sức sinh động, đa dạng và hiện thực như nó vốn có

1.3 Ngôn ngữ nhân vật nữ trong truyện ngắn 1.3.1 Khái niệm ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật là “lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc các loại hình tự sự và kịch”

Ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được các nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật Trong tác

phẩm, nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn

mạnh đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, Đó là lời nói trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm văn học được biểu đạt bằng các tín hiệu ngôn

ngữ nhằm mục đích thể hiện một cách sinh động tỉnh tế tính cách, đặc điểm,

tâm lí nhân vật

Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc được thể hiện bằng cách nào thì ngôn ngữ nhân vật cũng phải đảm bảo sự kết hợp giữa cá thể và khái quát, nghĩa là một mặt mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc diểm riêng, có “lời ăn tiếng nói” riêng, mặt khác, ngôn ngữ ấy phản ánh đặc điểm ngôn ngữ của một lớp người

Trang 20

Trong văn học Trung đại, do ý niệm cá nhân chưa phát triển, ngôn ngữ nhân vật chưa được sự cá thể hóa sâu sắc, và chưa phân biệt với ngôn ngữ tác giả Là một phạm trù lịch sử, ngôn ngữ nhân vật được coi là một đối tượng miêu tả, cá tính hóa trở thành một yêu cầu thẩm mĩ

Ngôn ngữ nhân vật - lời nhân vật được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: độc thoại và đối thoại

1.3.2 Hình thức biểu hiện nhân vật nữ trong truyện ngắn

Trong các tác phẩm tự sự nói chung, truyện ngắn nói riêng, ngôn ngữ của nhân vật được biểu hiện rõ nhất qua đối thoại, bên cạnh đó là những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật và một phần ẩn lấp xen lẫn giữa lời tác giả và lời nhân vật, đó là lời nửa trực tiếp Nhân vật nữ trong các truyện ngắn nói chung và trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ nói riêng cũng không nằm ngồi quy luật đó, ngơn ngữ nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ được biểu hiện rất rõ qua các hình thức đối thoại, độc thoại và cả lời nửa trực tiếp

1.3.2.1 Đối thoại

Đối thoại là một hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vat trực tiếp cho một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một mục đích nhất định

Trong đối thoại xuất hiện các lời đối thoại (đối đáp) là lời trong cuộc giao tiếp mà lời này xuất hiện như là một phản ứng đáp lại lời nói trước

Trong một tác phẩm văn học, khi nhân vật bắt đầu sử dụng lời thoại, sử dụng ngôn ngữ tức là nhân vật ấy bắt đầu bộc lộ chân dung của mình, bắt đầu

tự giới thiệu với đồng loại về chính bản thân mình qua những đường nét cụ thể

nhất, chi tiết nhất Đồng thời tổng hợp nhiều nét cụ thể, chỉ tiết ấy của toàn bộ

tác phẩm, người đọc sẽ thấy được giai cấp, tầng lớp, lớp người mà nhân vật ấy đại diện

Trang 21

của nhân vật nữ, đâu là lời của nhân vật nam Chẳng hạn: Trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ cuộc thoại giữa nhân vật Thanh với người mẹ của mình

trong tác phẩm Ám ảnh

- Con vừa ngủ mơ Thật đáng sợ Bố đâu? - Bố đi quay phim cho một đoàn kịch nghiệp dư - Có ai hỏi con không?

- Không Mẹ thấy con ngủ say nên chẳng gọi dậy ăn cơm (289)

Qua giọng điệu, ngôn ngữ của hội thoại, phẩm chất, tính cách, vóc dáng của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện rất rõ nét Ví như hình ảnh người bà trong Người di tìm giấc mơ

Bà bảo:

- Tùy cháu Người ta có thương mình mới hỏi cháu làm vợ Có điều lạ là bà sẽ xa cháu Chỉ thương cháu sống không có bà, cháu đi làm sao, đứng làm sao giữa gia đình họ?

Đó là hình ảnh một người bà hết lòng yêu thương, lo lắng cho đứa cháu gái của mình

Hay: Hình ảnh người phụ nữ nổi loạn, tính cách mạnh mẽ, quan niệm riêng của bản thân được thể hiện trực tiếp qua đối thoại

- Nhưng trình độ không có, nhà cửa thì không, lên làm gì?

- Để sống và hưởng thụ Thế anh cho họ là con trâu hay sao mà suốt đời chỉ cày ruộng, cấy lúa cho các anh ăn

- Nhưng đất Hà Nội ngày càng chật Chính cứ ở thế này tâm hồn lại thanh thản - Anh về mà ở Còn em không bao giờ Em giống những đứa bạn Leo lên Hà Nội bằng mọi cách (Thiếu phụ chưa chồng, 102) 1.3.2.2 Độc thoại

Trang 22

lập với phản ứng của người tiếp nhận [6; 186] Trong độc thoại lời nói của nhân vật không trực tiếp chịu ảnh hưởng tác động của người nghe Vì vậy, hướng đích giao tiếp của độc thoại là do chính nhân vật tự đặt ra và tự bản thân nó giải quyết một cách độc lập Lời độc thoại thường xuất hiện trong tâm trạng của con người cô đơn và biệt lập về mặt tâm lí

Tôi còn lại một mình Cái thân cây mục ruông lâu nay tôi bám vào để sống đã tan rữa rồi Tôi cô độc giữa bẩy người và thú

Cũng may mà tôi không để được Bởi có đẻ thì cũng sẽ để ra một đứa đâu

thai nhầm chỗ như tôi Phỏng có ích gì?

(Người đi tìm giấc mơ, 250) Đó là những suy nghĩ thầm kín mà nhân vật tôi (Thảo) đã tự nói với mình nghe và tự suy ngẫm khi người bà - người thân duy nhất của Thảo đã chết, để lại một mình Thảo sống giữa nhà chồng giàu có nhưng thiếu tình người

Khi nhân vật độc thoại, là lúc nó đang giãi bày, bộc bạch tâm sự Đó cũng là một phương cách để nhân vật tự giải phóng những vướng bận, bức xúc của tâm trạng Độc thoại không có gì khác hơn là sự thể hiện nhu cầu giao tiếp

đỉnh cao của nhân vật Nhân vật độc thoại trong tác phẩm, một mặt là để nói

với bản thân mình về chính nó, mặt khác còn ngầm tác động đến người đọc .Lúc này đây và nhiêu lúc khác, tôi đã cố vắt óc mà suy nghĩ về anh, tại sao anh lại thế Và cả tôi nữa Sai lầm bắt đâu từ đâu? Anh “hỏng” từ lúc nào? Sao tôi không có hai lần sống, hai cuộc đời để rút kinh nghiệm Dé lam lại? (396)

(Hình bóng cuộc đời, 396) Hay: Không biết anh về có ướt mưa không? Anh lấy ai nhỉ? Người ấy có xinh không? Tại sao Chúng tôi đã có những lúc đi với nhau cả mấy tiếng đồng hồ Nói với nhau đủ mọi chuyện sau một năm xa cách và đủ để hiểu và nhớ về nhau đến sang năm Tôi không hỏi anh và anh cũng không hỏi tôi để

giờ đây, tôi chẳng thể hiểu anh sẽ lấy ai làm vợ?

Trang 23

Độc thoại là quá trình nhân vật tự dần vặt đấu tranh, tự nhận thức làm thay đổi suy nghĩ quan điểm của nó về lẽ sống, con người, nhân cách Từ đó

thúc đẩy nhân vật thay đổi về hành động, ứng xử, quan hệ với nhân vật khác 1.3.2.3 Lời nửa trực tiếp

Lời nửa trực tiếp xuất hiện trong các tác phẩm tự sự là “biện pháp diễn đạt lời văn khi lời của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả (về mặt câu, ngữ pháp) nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật Phương thức tu từ này được sử dụng phổ biến trong văn xuôi nghệ thuật, gây ấn tượng về sự “hiện diện” của ý thức nhân vật cho phép người đọc thâm nhập vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật” [6; 187] Trong dòng văn học hiện thực phê phán 30 - 45

chúng ta có thể bắt gặp lời nửa trực tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao

Chẳng hạn trong C”í Phèo mở đầu có đoạn:

Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi Bắt đâu

chửi trời Có hê gì? Trời có của riêng nhà nào? Không ai lên tiếng cả Tức thật! Ồ, thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn

Trong văn học đương đại hiện nay, lời nửa trực tiếp cũng được sử dụng

phổ biến

Ví dụ: Trong Cocktailk cho tình yêu của nhà văn nữ trẻ Trần Thu Trang viết: Đan giật mình buông rơi đũa Bãi Hạc, bãi Hạc là nơi Lập nhắc đến Anh ta đang ở đó (128)

Nguyễn Thị Thu Huệ cũng sử dụng lời nửa trực tiếp khá nhiều trong các tác phẩm của mình:

Nước mắt lã chã rơi trên mặt, Hảo ngây dại nhìn hai bố con, lòng thắt lại một nỗi buồn giận và bất lực Trời ơi Những kẻ đã phá hoại ta lại là những kể ruột thịt và thân thiết nhất với ta Phải làm thế nào bây giờ?

Trang 24

tác khi nghe My - em gái của mình yêu cầu rời xa Dương - chồng của chị vì lí do đơn giản là My và Dương yêu nhau, muốn sống cùng nhau

Hay: Nàng nghe chợt thấn người tự hỏi: Nàng đi tìm cái gì nhỉ Người ta

chuyện lấy vợ lấy chồng dễ thế Sao nàng lại khó? Tại sao đến giờ nàng vẫn

cô đơn, khi mà nàng xinh đẹp, có học, không một tật nguyên ?

(Tình yêu ơi, ở đâu?, 136) Bằng lời nửa trực tiếp nhà văn dẫn người đọc đi sâu vào nội tâm nhân vật, nhà văn và người đọc cùng hiểu và khám phá những suy nghĩ của nhân vật mà không cần nhân vật tự bộc lộ như độc thoại và đối thoại

Tiểu kết chương 1

Trên đây chúng tôi đã trình bày một số vấn đề chung liên quan đến đề tài

Trang 25

Chuong 2

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ, CAU CUA NGON NGU NHAN VAT NU TRONG TRUYEN NGAN NGUYEN THI THU HUE

Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ nhân vật nữ của Nguyễn Thị Thu Huệ,

chúng tôi tiến hành khảo sát trên ba phương diện: Đặc điểm từ ngữ, câu và đặc

điểm tu từ

2.1 Từ ngữ đa dạng và phong phú 2.1.1 Từ gắn với giới tính

Qua khảo sát truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, nhiều trường hợp, khi nhân vật cất lên lời thoại, thì người đọc nhận ra ngay đó là lời thoại của nhân vật nữ Trong quan hệ với hiện thực, những lời thoại như những tấm gương soi rõ những mảng đời của người phụ nữ Lời nói của nhân vật trong tác phẩm văn

học được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ

Theo thống kê của chúng tôi, trong 1404 số phiếu về lời thoại nhân vật đã có 588 số phiếu, chiếm 41,9% số phiếu sử dụng từ ngữ gắn với giới tính Đó là những từ mang đặc thù riêng chỉ dành cho nữ giới như: nàng, bà, mẹ, cô, chị, đàn bà, phụ nữ, con gái, cô bé, duyên dáng, trinh tiết, chửa, đẻ, vượt cạn Những cụm từ: mang thai, sinh con, mổ đẻ, lấy chồng, mái tóc dài, đệ nhất phu nhân, nạo thai, băng huyết, nàng dâu

- Em còn trẻ nên hay nhâm lần bởi những ảo tưởng

- Chị đừng có dạy tôi như bà dạy cháu ấy Cái kiếp đàn bà thật khốn nạn Mẹ yêu quý của chúng ta ra rả dạy tôi rằng: Khi bé thì phải vâng lời bố mẹ, lớn lên lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết theo con Chắc chị và cả cái nhà này thích tôi sẽ lấy một thằng lực điền chân đất mắt toét như một con trân tốt để rồi tống tiên tôi vào nhà nó và ô ạt để những đứa con như gà chứ gì?

Trang 26

Đọc đoạn thoại lên chúng ta cảm nhận được đây là đoạn thoại giữa hai nhân vật nữ, và quả đúng như vậy đó là cuộc nói chuyện giữa hai chị em gái Hảo và My Nhân vật Hảo (chị) có nét dịu dàng, thâm trầm, sâu sắc cuả người

phụ nữ trưởng thành, hiểu biết Ngược lại với chị là nhân vật My nổi lên là cô

gái trẻ tuổi, nông nổi nhưng lại ngang bướng với quan niệm sống hiện đại Cũng là cô gái mới lớn nhưng do sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh, sống cuộc sống cùng cực, nghèo khổ bên bà, luôn được sự chăm sóc, trau đồi tình cảm tốt đẹp cho tâm hồn Thảo lại có những suy nghĩ khác và bộc lộ trong tác

phẩm qua lời thoại và ngôn từ khác

Đến hạn trả lời Tôi khóc với bà:

- Bà ơi, cháu không đi đâu cả Cháu không thể xa bà Cháu sống lâu nay là vì có bà Cháu không muốn kia đẻ ra những đứa con cũng đầu thai nhâm kiếp như cháu Cháu ở đây mãi mãi với bà

(Người đi tìm giấc mơ, 256) Hay đoạn thoại giữa nhân vật tôi và Vang trong Vgười đàn bà ám khói: - Mang cho con gái Quà của em

- Điên à? Anh lấy của em làm gì?

- Em xin anh, hãy vì em Hãy để cho em được chăm sóc nó Em thèm có con Thèm được làm mẹ Kiếp này chưa được Xin anh cho em được chăm sóc con của anh (205)

Đó là những tâm sự, khát khao của người phụ nữ đã mắc những lầm lỗi khi còn trẻ để giờ mới thấy hối tiếc thì đã muộn

Thông qua ngôn ngữ nhân vật, Nguyễn Thị Thu Huệ đã dẫn dắt người đọc khám phá vẻ đẹp của người phụ nữ, hiểu rõ hơn về thế hệ những người phụ nữ Việt Nam trong thời đại ngày nay Đồng thời cho thấy khả năng sử dụng từ ngữ trong vốn từ tiếng Việt gắn với giới tính của tác giả

2.1.2 Từ mang màu sắc khẩu ngữ

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ nổi bật ở lối văn hoá táo bạo, cách

Trang 27

chảy một cách nhẹ nhàng, tự nhiên đọc truyện của chị chúng ta thấy như đang nhập vào cuộc sống hàng ngày với mọi ngõ ngách, các nhân vật như những con người thật ngoài đời Những dòng tâm sự, những lời nói trực tiếp hay gián tiếp từ các nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ rất tự nhiên, sống động gợi cảm giác như nhân vật đang nói trực tiếp với ta trong hiện thực đời sống Điều này làm nên khác biệt trong văn Thu Huệ với văn của Phạm Thu Hoài Dù hai nhà văn nữ trẻ này đều có định hướng làm giàu ngôn ngữ dân tộc Tuy nhiên, Phạm Thị Hoài định hướng theo tư duy trừu tượng, vì vậy đọc văn của chị người đọc phải đánh vật với từng câu chữ, trong tác phẩm của chị nhiều từ ngữ của khoa học kỹ thuật, của tiếng Anh, Đức, Pháp và cả tiếng La tính Còn trong văn của Thu Huệ đó là lớp từ ngữ giản dị, giàu hình ảnh mang màu sắc

khẩu ngữ Trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ sắc thái khẩu ngữ qua

ngôn ngữ nhân vật biểu hiện qua nhiều khía cạnh 2.1.2.1 Đại từ nhân xưng

Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ Mặc dù được xếp vào nhóm thực từ song đại từ không trực tiếp phản ánh hiện thực khách quan như các thực từ: danh từ, động từ, tính từ, mà phản ánh một cách gián tiếp, thông qua ý nghĩa của các từ, cụm từ hay bộ phận mà nó thay thế Do chức năng này mà đại từ có khả năng hoạt động hạn chế Chúng không xuất hiện với tư cách mở đầu văn bản nói, viết nếu không có sự hỗ trợ của ngữ cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiép

Trong tiếng Việt đại từ nhân xưng là từ dùng để chỉ vai xưng hô trong quá trình giao tiếp

Trang 28

Bang 1 Đại từ nhân xưng trong ngôn ngữ nhân vật nữ

của Nguyễn Thị Thu Huệ Đại từ Tân số xuất hiện Tỷ lệ (%) Tôi 292 37,9% Em 345 44.8% Tao 59 7,7% Mày 65 8,4% Chúng mày 3 0.4% Chúng tôi, chúng mình 6 0.8% Tổng 770 100%

Theo bảng kết quả thống kê, thì các đại từ xuất hiện với tần số và tỷ lệ khác nhau, có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngôi thứ và số (ít/ nhiều)

Đại từ /ôi (ngôi thứ nhất, số ít) xuất hiện tương đối nhiều với 292 lần, chiếm 37,9% Trong đó có những truyện xuất hiện khác nhiều như Thiếu phụ chưa chồng: 38 lần, nhưng lại có những truyện không xuất hiện hoặc xuất hiện rất ít như Tân Cảng không xuất hiện đại tir tdi trong hội thoại của nhân vật nữ;

trong Biển ấm xuất hiện 4 lần

- Tôi sẽ sống với Dương, chị nên thôi đi là vừa, cố đấm ăn xôi làm gì, không đi mà cắt ngay cái khối u đi thì thiệt thân đấy, tôi sẽ mách mẹ về chị

(Thiếu phụ chưa chồng, 108) - Thế thì hãy về với vợ anh đi, việc gì phải ra đây với tôi!

(Một nửa cuộc đời, 441) - “Sáng sớm tôi sẽ mua chục cân riu tươi mang về làm mắm”

(Rượu cúc, 120)

Trang 29

tác phẩm không xuất hiện như: Tân cảng, Đêm dịu dàng, Sơri đắng, Chị tôi Xuất hiện ở một số truyện như: Biển ấm: 4 lần,Xin hãy tin em: 22 lần

Ví dụ:

- Lắm khi ngủ tao lại giật mình đánh đùng không hiểu mày có lấy được

chồng không? Tao mừng không thể tả được

(Biển ấm, 145) - Đời mình còn dài Tao sẽ kiếm cho mày một ông đồng hương cùng họ Trư với bô tao Đơn giản thôi em ạ

(Xin hay tin em, 36)

- Tao mất cả ngủ Tao đoán con chó này là của con di nado cho day, thé là thị luôn

(Nước mắt đàn ông, 50) Chúng tôi, chúng mình, là những đại từ thuộc ngôi thứ nhất số nhiều, xuất hiện 6 lần chiếm 0,8% trong đó có 3 lần là chúng ôi, 3 lần chúng mình trong hai truyện Xin hãy tin em và Hồng hơn màu cỏ úa

Ví dụ:

- Cái số chúng mình thật khốn nạn Tại sao chúng mình lại bị sinh ra ở nhà quê chứ không phải ở Hà Nội?

(Xin hay tin em, 27)

- Tuổi thơ của ching toi sdp di vinh vién réi u?

(Hồng hơn màu cỏ tia, 170) Như một sự trao - đáp, tương ứng với các đại từ ngôi thứ nhất là các đại từ ngôi thứ hai, tao - mày, chúng tôi, chúng mình - chúng mày

Đại từ mày xuất hiện 65 lần chiếm 8,4% trong các truyện như: Biển ấm, Xin hãy tin em (11 lần)

Ví vụ: Nó vừa ki, vừa trư như thế, mày đánh đu làm gì?

(Xin hay tin em, 26) - A O day chén thịt chó mày Hồi chiêu mấy thằng em mày vật ra thịt Lu

Trang 30

(Nước mắt đàn ông, 49)

Đại từ chúng mày (ngôi thứ hai số nhiều) xuất hiện 3 lần trong hội thoại của nhân vật nữ trong cả tập 37 truyện ngắn chiếm 0,4% Xuất hiện duy nhất trong truyện ngắn Xin hấy tin em:

- À, chúng mày ơi, về xem bà thủ tướng “Thớt trơ” khóc kia Nghin nam

có được một lần sắp bão to

- Chỉ trừ bao giờ tao cướp người yêu của chúng mày hay ăn cắp trộm tiên bạc quân áo, chúng mày mới được quyền nói

(Xm hãy tin em, 25; 31) Và cuối cùng chúng ta cần chú ý đó là sự xuất hiện của từ em với 345 lần chiếm tỉ lệ cao nhất trong bảng thống kê Từ em vốn là danh từ chỉ người trong quan hệ thân thuộc (danh từ thân tộc) đã được đại từ hố (đại từ xưng hơ lâm

thời) Khác với các đại từ xưng hô đích thực ở trên (tôi, tao, chúng tôi, chúng

mình, mày, chúng mày) đại từ lâm thời em, có khả năng hoạt động rộng hơn

có thể đứng ở các ngôi khác nhau với số ít

Ví dụ:

- Em phải về anh ạ Em cũng định ở lại nhưng không tiện Thôi để dịp khác

(Tình yêu ơi, ở đâu?, 139) Em ở đây giữ vai trò của đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít, thể hiện vị thế của người nói đối với người nghe là vị thế thấp hơn

- Em còn trẻ, đấy không phải là tình yêu Chẳng qua là em đang cô đơn, đang buồn nên nhâm tưởng giữa em và Dương là tình yêu?

(Thiếu phụ chưa chồng, 106) Đại từ em ở đây lại là đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 số ít

Trang 31

dưới, hoặc của những người ngang hàng nhau, bình đẳng Còn với những từ: tôi, em, chúng tôi, chúng mình, đó là những từ ngữ có sắc thái thể hiện sự lịch sự, trang trọng nhiều khi đến khách sáo của người nói và người nghe thể hiện các quan hệ trong giao tiếp 6 đây các nhân vật nữ của Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng các đại từ /ưo, mày, chúng mày trong giao tiếp hội thoại chiếm tỉ lệ rất nhỏ còn lại phần lớn là sử dụng những đại từ: /ôi, em, chúng mình, chúng tôi Điều này cho thấy nhân vật nữ của Thu Huệ dù có hiện đại, cá tính, quậy phá,

hay hiền dịu, ngoan ngoãn cũng đều thể hiện vẻ ý tứ đầy nữ tính, gây thiện

cảm đối với người nghe trong giao tiếp Việc sử dụng đại từ trong hội thoại của người nữ trong truyện ngắn cũng thể hiện được ngòi bút rất có nghề đầy

nữ tính của Nguyễn Thị Thu Huệ

2.1.2.2 Từ thông dụng trong sinh hoạt

Ngôn ngữ nhân vật trong truyện Thu Huệ không chìm trong những dòng suy tư nội tâm như nhân vật của một số nhà văn nữ cùng thời Bởi thế nó tạo cho dòng kể của chị luôn sôi động trôi chảy, tốc độ truyện nhanh thoáng, ít có điểm dừng, mọi vấn đề được giải quyết nhanh chóng Ngôn ngữ của chị rất hiện thực có khi pha tạp nhiều ngôn ngữ đời thường, bên cạnh những thành ngữ, tục ngữ, cao dao nhân vật nữ còn dùng các từ ngữ thông dụng trong sinh hoạt như: chén thịt chó, thế quái nào, con đĩ, din ba cầu, mông má lại, đồ chó dái, mụ sư tử Hà Đông, tiên sư nó,

Trong Minu xinh đẹp khi Minu - 2 cây vàng bốn số chín bị đánh ba chuột, người vợ không nén được cơn giận:

- Quân khốn nạn Huhu Tiên sự nó chứ, nó thấy bà mày ăn nên làm ra chúng nó không chịu được Bà con sống ngày nào, bà con thắp hương khấn cho loài khốn nạn chết không nhắm mắt, lụi bại đến đời chút, đời chít nó Ngày nào cũng khấn vái để cho trời vật chúng mày hức hức

Trang 32

Lời thoại toát lên vẻ chao chát, ngoa ngoắt của người phụ nữ, nhưng không phải bản chất của họ như vậy: Không hiểu cái gì đã làm vợ tôi, từ một người thuỳ mị nết na là thế thành một người đàn bà lúc nào cũng có thể chửi nhem nhẻm không biết mệt (Tr 389) Một câu hỏi khiến nhiều người phải băn khoăn day dứt, phải chăng chính nhịp sống hiện đại gấp gáp, phức tạp cùng cảnh đời túng quãn khó khăn đã khiến tâm hồn nhạy cảm của người phụ nữ bị

tổn thương, trở nên như vậy

Tiếng mợ the thé:

- Dién réi Di di don mãi rồi về rửng mỡ Nhạc nghe như chó điên Điếc hết cả tai

(Nước mắt đàn ông, 48) Đoạn đối thoại giữa nhân vật /ôi và bạn gái:

Cô bạn tôi hỏi:

- Sao bảo bồ ruột của mày ở đây? Tao tồn thấymày độc thân Tơi cười: - Bồ ruột tao bận

Cô bạn bĩu môi:

- Thế cũng đòi là bồ Yêu kiểu gì vậy hả đồ kinh tế thị trường? (Huyền thoại, 21) Nổi lên một phần nào đó nếp sống của thế hệ trẻ trong thời đại kinh tế thị trường Hay: Đoạn thoại của hai mẹ con nhân vật /ôi trong Biển ấm Mẹ hỏi: - Nó đâu

Tôi ngơ ngác: - Ai cơ ạ

- Thằng khốn nạn ấy chứ còn ai vào đây? - Ai đưa mày về đây? Mặt mẹ đỏ dần lên - Con tự về mẹ q!

Trang 33

Những lời có vẻ chua chát nhưng thể hiện nỗi đau của người mẹ, sự lo lắng cho đứa con dại dột của mình Thực sự các bà các mẹ dù đôi lúc tỏ ra ghê gớm, cay nghiệt

- Con khốn nạn Mày làm cái gì thế kia hả?

(Phù Thuỷ, 208) Nhưng lại rất yêu thương, lo lắng cho chồng con của mình dù tình cảm ấy không phải lúc nào cũng được bộc lộ nhưng nó luôn ẩn chứa trong lòng

Với việc đưa vào trong các tác phẩm của mình lớp từ thông dụng trong sinh hoạt của người phụ nữ, văn của chị vừa toát lên vẻ mộc mạc, chân chất, gần gũi với cách nói của người bình dân, tạo cho người đọc một sự tiếp nhận dễ dàng Tạo cảm giác những nhân vật nữ ấy như đang cùng độc giả sống thực ngoài đời

2.1.3 Từ mang màu sắc tình thái

Như ta đã biết tình thái là một trong những yếu tố thường có mặt trong các cuộc hội thoại bởi điểm khác nhau cơ bản của phong cách ngôn ngữ hội thoại so với những phong cách ngôn ngữ khác Ngôn ngữ hội thoại thường giàu tính biểu cảm, tính sinh động, in đậm tính cá thể (dấu ấn cá nhân của người hội thoại) cũng được thể hiện rõ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu

Huệ, lời thoại cũng là hình thức để biểu hiện ngôn ngữ nhân vật

Theo thống kê của chúng tôi, trong số 2135 câu của ngôn ngữ nhân vật nữ thì có tới 890 câu mang nghĩa tình thái (chiếm 41,7%) Nguyễn Thị Thu Huệ đã sử dụng tương đối đa dạng các phương tiện biểu hiện tình thái: phụ từ, trợ từ, từ tình thái, tổ hợp từ tình thái, ngữ điệu

Trong ngôn ngữ nhân vật nữ thường thấy xuất hiện các nhóm nghĩa tình thái sau:

2.1.3.1 Từ tình thái mang tính khẳng định

Trong ngôn ngữ nhân vật nữ của Thu Huệ tình thái mang tính khẳng định

Trang 34

cả, phải, đúng rồi, dạ chưa ạ, không tiếc gì cả, không ạ, hoặc biểu hiện qua

câu hỏi: hỏi để khẳng định

Đây là cuộc nói chuyện giữa Vang và nhân vat tdi trong Nguoi đàn bà

ám khói:

- Cô ác thế Đàn bà thật đáng sợ - Tôi gật gh

- Vang Moi tội lôi đêu ở nơi đàn bà

- Sao? Cô là đàn bà, cô cũng thấy thế hđ? - Vâng Tại đàn bà hết

(Người đàn bà ám khói, 203)

Từ váng mang tính khẳng định cao Khẳng định lời kết luận của nhân vật

tôi: đàn bà thật đáng sợ và Vang còn đưa ra các dẫn chứng nhận hết tội lỗi về người phụ nữ: Tại đàn bà hết Những vụ hiếp dâm Những vụ đổ bể, mất chức hay tan nát một gia đình, đêu do đàn bà mà ra cả Trong khi Vang cũng là người phụ nữ Điều này nói lên đức hi sinh, sự quên mình, sẵn sàng nhận hết tội lỗi, hết sự trừng phạt về mình Hay: - Em là Trúc? - Vâng ạ? - Tôi ngây người nhìn anh (Biển ấm, 146)

Lời khẳng định dứt khoát nhưng lại được tác giả sử dụng hình thức câu

hỏi (hỏi để khẳng định) Đây là hình thức thể hiện ngữ điệu trong câu nói, kết

hợp với từ tình thái ¿ làm nổi rõ giới tính của nhân vật nữ

- Em chịu thôi! Ai lại diễn viên như em, lên sân khấu toàn vai Vương phi Công chúa, rồi trợ lý giám đốc bảy giờ lại đầu đường xó chợ để ăn vài nghìn

cơm đâu ghế

(Của để dành, 232) 2.1.3.2 Từ tình thái mang tính nghỉ vấn

Để thể hiện tình thái nghi vấn nhân vật nữ thường sử dụng các từ tình thái

Trang 35

hử, chứ, hả, hả + từ xưng hô và điều quan trọng là qua những lời thoại ở dạng nghi vấn, nổi lên vẻ đẹp tâm hồn, cũng như phẩm chất cả tốt lẫn xấu của người phụ nữ Việt Nam

Trong đoạn thoại của nhân vật nữ với một thấy giáo - Thay oi, sao nhiều người tìm em tôi nhế?

- Chị không biết à? Cậu ấy trúng số có tiên Viết thư mời bạn bè chiến hữu lên vui cùng, cho mỗi người một ít

- Bao nhiêu cho đủ ạ?

(Một chuyến đi, 340) Cùng với câu nói mang tính nghi vấn ấy còn là cử chỉ điệu bộ hốt hoảng, lo lắng, thể hiện tình thương bao la, nét trìu mến, sự ân cần chu đáo của người chị đối với đứa em của mình, chính tình cảm đó trong hoàn cảnh gấp gáp đã làm cho nhân vật nữ thêm nét già giặn

Hay: Lời hẹn hò của đôi bạn trẻ: Tôi thì thâm:

- Mai nhé? Em vào đây! Có lẽ bố ngủ rồi Em sẽ nói dối mẹ là mình hỏng xe (Còn lại một vâng trăng, 51) Mai nhé? vừa có tính nghi vấn vừa có tính cầu khiến nhưng thực chất lại là câu khẳng định chắc chắn với người yêu là mai sẽ gặp nhau, từ tình thái “nhé” thể hiện sự nũững nịu nhưng lại dứt khoát của người phụ nữ với người yêu

Và đây là sự nũng nịu đầy nữ tính:

- Không làm giai nhân đâu Đời giai nhân bạc lắm U thích giai nhân đâu

(Giai nhân, 415) 2.1.3.3 Từ tình thái mang tính than phiền, trách móc

Trong ngôn ngữ nhân vật nữ chúng ta còn bắt gặp những loạt các từ: chán thật, chán quá, ôi, ơi trời ơi, tuyệt quá

Trang 36

- Lam sao mà ban ghế đổ hết thé nay V6 cd phich nuéc réi Gidi ơi là giời! (Phù Thuỷ, 209)

Hay:

- Ôi cái phận nhà quê Cái số phận khốn nạn Cuộc sống cũng tâm thường thôi Đi mày

(Xin hay tin em, 36) - Trời ơi! tôi có làm gì hại ai đâu mà trời phạt tôi thế này nhỉ?

(Thiếu phụ chưa chồng, 108)

Đó đều là những tiếng kêu, than phiển của người phụ nữ, gắn với với

người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay, rất quen thuộc và gần gũi Người phụ nữ chịu nhiều hi sinh đau khổ thế nhưng khi túng quan, bần cùng quá họ

không hề đổ tội lỗi cho ai mà chỉ biết than vãn với đấng siêu nhiên, vô hình để

an ủi mình

Không đổ lỗi cho ai nhưng không phải người phụ nữ không biết trách móc Nhân vật nữ của Huệ cũng có lúc bày tỏ tâm trạng, tức giận của mình, cũng có những trách móc, hờn giận Điều đó được thể hiện qua một số từ tình thái hoặc tổ hợp từ tính thái như: đến mà; sao mà; cứ .thế:

Ví dụ:

- Cháu xin ơng Ơng đừng thịt chúng Có ai mua đâu ông thì cứ vặt lông chúng mãi thế?

(Biển ấm, 143) Lời trách móc ông lão bán thịt chim của nhân vật ứôi, thể hiện tâm hồn của cô gái trẻ chưa va chạm cuộc sống xã hội bề bộn của thực tế, nhìn mọi vật với ánh mắt nhân hậu, đầy tình thương, cô không khỏi xót thương cho những con chim đang bị làm thịt kia

Hay lời trách móc người tình:

- Thế thì hãy về với vợ anh đi, việc gì phải ra đây với tôi

- Tha lỗi cho anh !

Trang 37

2.1.3.4 Từ tình thái bộc lộ sự ngạc nhiên

Để thể hiện tình thái ngạc nhiên Nguyễn Thị Thu Huệ đã sử dụng hệ

thống từ tình thái trong ngôn ngữ nhân vật như: Ơi trời, ơi, ơ, ơ hay, sao, chao, ối trời, Ví dụ: Ánh mắt lấp lánh yêu thương, tỉnh nghịch: - Xong rồi - Xong cdi gi a?

Chị hỏi, nhảy xuống xe; rồi hét:

- Ôi giời ơi!

(Một trăm linh tám cây bằng lăng, 178) Hay:

i giời Anh khác quá

(Một trăm linh tám cây bằng lăng, 185) Giống như một mô típ sử dụng từ tình thái trong ngôn ngữ nhân vật nữ của Huệ Từ những người phụ nữ trẻ như nhân vật ch; trong Một trăm linh tám cây bằng lăng đến những người già có tuổi như trong Mùa thu vàng rực rõ cũng có cách thể hiện sự ngạc nhiên như vậy

- Ối giời ơi, ông đeo cái túi gì mà to thế kia? 2.2 Câu theo mục đích nói

Mặc dù thuật ngữ câu chúng ta được tiếp xúc và biết đến từ lâu Tuy nhiên cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được định nghĩa về câu Theo thống kê của bà A.Akhmanôva, có trên 300 định nghĩa về câu khác nhau Chúng ta có thể hiểu: Câu là đơn vị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ được gắn với một ngữ cảnh nhất định, nhằm mục đích thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu kết thúc

Trong các lý thuyết, căn cứ quan niệm được vận dụng để miêu tả và phân

Trang 38

chia theo mục đích nói như một diện phân loại đối lập với diện phân loại theo cấu tạo ngữ pháp Không thể giới hạn được số lượng tình thái khi miêu tả ngữ pháp của một ngôn ngữ Ý nghĩa tình thái là thành phần biến đổi nhất trong mục đích sử dụng câu vào hoạt động giao tiếp Do đó, việc tập hợp câu theo những mục đích nói khái quát vẫn có ý nghĩa và giá trị thực tiễn Bởi vì ngữ pháp không thể đưa ra một danh sách đầy đủ câu được sản sinh ra và miêu tả câu theo ý nghĩa tình thái hay mục đích nói của từng câu Trong khi đó ngôn ngữ dường như chấp nhận mọi lý thuyết với điều kiện những lý thuyết đó giúp cho con người vận dụng ngôn ngữ có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn Dựa vào mục đích nói khái quát các nhà nghiên cứu đã phân loại câu theo mục đích nói gồm: Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến - mệnh lệnh, câu cảm thán

Khảo sát 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ chúng tôi thấy rằng Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng đa dạng các kiểu câu theo mục đích nói, tuy nhiên số lượng của từng kiểu câu không đều nhau và có nét đặc biệt và chúng tôi cho rằng đó là dụng ý mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc qua trang viết của mình Thống kê số liệu qua 3391 câu trong 1404 lời thoại nhân vật nữ, cho kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2 Kiểu câu theo mục đích nói trong ngôn ngữ ngân vật nữ

Trang 39

2.2.1 Cau tran thuat

Câu trần thuật là câu mà mục đích nói khái quát của nó dùng để miêu tả, nhận định (thừa nhận hay phủ nhận) về mặt sự kiện, một hiện tượng trong hiện thực

Như kết quả trên chúng ta thấy trong số 3391 câu gắn với nhân vật nữ thì có tới 2135 câu là câu trần thuật chiếm tới 63,0% Theo nghĩa biểu niệm của khung vị từ làm nòng cốt câu, thì ý nghĩa tình thái trong câu là thái độ của người nói đối với hiện thực là miêu tả hay nhận định sự kiện, hiện tượng Tình thái trần thuật được nhận biết ở kiểu câu này là sự vắng mặt những dấu hiệu của tình thái nghi vấn, cầu khiến, và sự có mặt của những dấu hiệu phủ định hay khẳng định hiện thực được phản ánh trong câu

Trong ngôn ngữ nhân vật nữ của Thu Huệ chúng ta bắt gặp rất nhiều kiểu câu này: Ví dụ:

Mỹ nói với Hao:

- Tôi sống với Dương, không cân cưới xin Anh chị cũng chẳng cần bỏ nhau Chỉ viết cho tôi một cái giấy cam kết thôi là đủ Tôi cóc cần sống vì ai Tôi phải vì tôi bởi cũng có ai nghĩ đến tôi đâu

(Thiếu phụ chưa chồng, 108) Hay:

- Em cũng không ngờ ngày ấy mình lại ngớ ngẩn đến thế Bố mẹ em dạy phải biết nghe lời người lớn Ở nhà phải vâng lời bố mẹ, ra đường kính trọng người già Đến cơ quan phải biết nghe lời thủ trưởng

(Người đàn bà ám khói, 195) Lời nhân vật Vang nói với nhân vật tdi sau bao nam khong gap gd cé co hội ngồi lại nói chuyện xưa

a Cấu tạo câu trần thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ rất đa dạng, Thu Huệ sử dụng tất cả các kiểu câu tiếng Việt (câu đơn, câu phức, câu tỉnh lược, câu

Trang 40

+ Câu trần thuật tỉnh lược thành phần: Ví dụ:

Tôi hỏi: chị đâu?

Mẹ cười như mếu: Vào Sài Gòn theo bác trưởng

(Chị tôi, 227) Tôi hỏi bà:

- Sao bà khóc?

- Bà thương mày Thương cho kiếp đâu thai nhâm chỗ

(Người đi tìm giấc mơ, 252) + Câu trần thuật là câu đơn (C - V):

Ví dụ:

Khi bác sĩ yêu cầu người nhà ký vào quyết định mổ đẻ cho My Mỹ trả - Chồng tôi đi công tác Tôi tự quyết định

(Thiếu phụ chưa chồng, 92) Nhân vật /ô¡ hỏi Vang:

- Sao cô không lấy chồng?

- Em mệt mỏi Cứ nghĩ đến việc lấy chông là chán ngắt

(Người đàn bà ám khói, 203) + Câu trần thuật là câu phức

Ví dụ:

Mỗi lần nàng đến đến là một lân nàng hỏi khác: - Anh giúp em xin cho em đi làm với,

Hoặc:

- Em muốn mách mẹ em, nhưng mẹ sẽ không tin và cho là em tôi tệ Rồi: - Em họp gia đình, vạch mặt nó, em gái cướp chồng chị

(Những đêm thắp sáng, 350)

Ngày đăng: 19/10/2014, 00:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w