Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt về thân phận những người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư so với các nhà văn trước đây và các nhà văn cùng thời.. Qua đó khẳng định giá trị
Trang 2Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
Các thầy cô giáo ở Viện Văn học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã trực tiếp giảng
dạytrong suốt khoá học
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lý Hoài Thu, người đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều để luận văn có thể hoàn thành
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bèđã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà N ội, ngày 30 tháng 06 năm 2013
Học viên
Lê Th ị Chinh
Trang 3Luận văn với đề tài: Thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn
Nguy ễn Ngọc Tưđược hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS TS
Lý Hoài Thu Tôi xin cam đoan rằng:
Luận văn này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của cá nhân tôicó tham
khảo ý kiến của những người đi trước
Những tư liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực
Kết quả nghiên cứu này không trùng khít với bất cứ công trình nghiên
cứu của các tác giả nào đã được công bố trước đó
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Học viên
Lê Th ị Chinh
Trang 4M Ở ĐẦU 1
1 Lí do chọnđềtài 1
2 Lịchsửvấnđề 2
3 Mụcđíchnghiêncứu 9
4 Nhiệmvụnghiêncứu 10
5 Đốitượngvàphạmvinghiêncứu 10
6 Phươngphápnghiêncứu 10
7 Giảthiếtkhoahọc 10
NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1.THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI 12
1.1 Thânphậnngườiphụnữ qua sángtáccủanhàvănnữđươngđại 12
1.2 TruyệnngắnNguyễnNgọcTưtrongbốicảnhvănxuôiđươngđại 27
CHƯƠNG 2.THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ NHÌN TỪ QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH 35
2.1 Thânphậnngườiphụnữnhìntừquanhệxãhội 35
2.1.1 Ngườiphụnữ - nạnnhâncủasựnghèođói, thiếuhiểubiết 35
2.1.2 Ngườiphụnữgiàulòngyêuquêhương, mangnặngnghĩatìnhvớimảnhđất Nam Bộ 39
2.1.3 Ngườiphụnữchânthànhnhânhậu 43
2.2 Thânphậnngườiphụnữnhìntừquanhệgiađình 47
2.2.1 Ngườiphụnữbấthạnhtrongtìnhyêuvàhônnhân 47
2.2.2 Ngườiphụnữkhátkhaolàmmẹ 55
2.2.3 Ngườiphụnữkhátkhaotìnhyêuhạnhphúc 58
Trang 5THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
NGỌC TƯ 67
3.1 Nghệthuậtxâydựngnhânvật 67
3.1.1 Nghệthuậtmiêutảngoạihình 67
3.1.2 Nghệ thuật miêu tả hành động 71
3.1.3 Biểuhiệnnộitâm 72
3.2 Thờigianvàkhônggiannghệthuật 74
3.2.1 Thờigiannghệthuật 75
3.2.2 Khônggiannghệthuật 80
3.3 Ngônngữvàgiọngđiệu 84
3.3.1 Ngônngữ 84
3.3.1.1 Ngônngữtrầnthuật 84
3.3.1.2 Ngônngữnhânvật 88
3.3.2 Giọngđiệu 91
3.3.2.1 Giọngđiệudândã, mộcmạc 92
3.3.2.2 Giọngđiệutrữtìnhđằmthắm, sâulắng 94
3.2.2.3 Giọngsuytư, chiêmnghiệmmangmàusắctriếtlý 96
K ẾT LUẬN 100
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 103
Trang 6M Ở ĐẦU
1 Lí do ch ọn đề tài
1.1 Hiện nay trên văn đàn Việt Nam, trong số những gương mặt tiêu
biểu của truyện ngắn đương đại, Nguyễn Ngọc Tư là một đại diện nổi bật Tên tuổi của chị vang xa trên văn đàn Việt Nam và lan rộng ra nước ngoài
Với tài năng, tâm huyết của mình Nguyễn Ngọc Tư đã tạo dựng cho mình
một phong cách nghệ thuật độc đáo và cho ra những tác phẩm đặc sắc mang
đậm chất Nam Bộ Người ta xem Nguyễn Ngọc Tư là “đặc sản” riêng của
Nam Bộ, là một thứ duyên văn hấp dẫn bạn đọc đương đại
1.2 Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ vừa mới xuất hiện trên bầu trời văn
học trong những năm gần đây Sự xuất hiện của chị đã mang đến cho truyện
ngắn đương đại Việt Nam một luồng sinh khí mới Qua các sáng tác của chị hình ảnh thiên nhiên dân dã và cuộc sống nơi miệt vườn cực Nam của tổ quốc
hiện ra rõ nét Cái tên Nguyễn Ngọc Tư đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng độc giả thông qua việc thể hiện hình ảnh con người trong tác phẩm Ở đó thân
phận người phụ nữ được tác giả tập trung chú ý hơn cả Có thể thấy ở bất cứ
thời đại nào vấn đề thân phận con người luôn được xem là vấn đề trọng tâm
và chủyếu trong văn học Đến nay vấn đề đó không phải là mới song dưới sự quan sát nhạy bén và tinh tế của mỗi nhà văn, thân phận con người đặc biệt là người phụ nữ lại hiện lên với nhiều diện mạo, sắc thái khác nhau
1.3 Trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thân phận người phụ nữ
vừa mang những nét chung của những người phụ nữ xưa nhưng cũng mang
những nét rất riêng độc đáo, cá tính và đầy bản lĩnh Cách khám phá thân
phận người phụ nữ ở nhiều cung bậc, đa chiều, đa diện đã cho ta thấy một con người không toàn vẹn mà là con người với những vết trầy xước, bầm dập cả
về thể xác lẫn tinh thần Những người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyễn
Trang 7Ngọc Tư có những số phận khác nhau, nhưng hầu như không một người phụ
nữ nào của chị được hưởng hạnh phúc trọn vẹn Mỗi người khổ một kiểu, mỗi người có một nỗi niềm riêng Nhưng điều kì lạ là chúng ta không cảm thấy sự
bi quan hay bóng tối bao trùm cuộc đời họ Chính điều này đã tạo nên sự khác
biệt về thân phận những người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư so
với các nhà văn trước đây và các nhà văn cùng thời Đóng góp này cho thấy chân dung con người, đặc biệt là những người phụ nữ trong thời đại mới được
hiện lên sâu sắc và đậm nét hơn
Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài Thân phận người phụ nữ
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư làm đề tài luận văn cho mình
2 L ịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là cây bút nữ trẻ được biết đến nhiều trong thời gian khoảng một thập niên trở lại đây Cho đến nay, chị đã có nhiều truyện ngắn và
tập truyện ngắn được xuất bản như: Ngọn đèn không tắt (2000), Biển người
mênh mông(2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Truyện
ng ắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ và 9 câuchuy ện khác (2008) và gần đây nhất là tập Khói trời lỗng lẫy mới được ra
mắt bạn đọc vào tháng 11/2010 vừa rồi cùng với sự kiện chuyển thể thành công bộ phim Cánh đồng bất tận từ tác phẩm cùng tên của mình Mới đây,
tập truyện ngắn mang tên Cánh đồng bất tận và truyện ngắn Cuối mùa nhan
và nhận Giải thưởng văn học quốc tế ASEAN tại Thái Lan vào tháng 10/2008
Có thể nói, ngay từ khi ra mắt bạn đọc những tác phẩm đầu tay của mình, “ những đứa con tinh thần” của chị đã nhận được rất nhiều sự đánh giá, phê bình của độc giả Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã được nghiên cứu
và phê bình, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau
Trang 8Các nhà nghiên cứu cũng như độc giả đều thấy rằng có một khoảng cách rất rõ ở Nguyễn Ngọc Tư trong các truyện ngắn trước và sau Cánh đồng
b ất tận Từ tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt đến các tập Biển người mênh mông, Giao th ừa và Nước chảy mây trôi, điểm dễ thấy là Nguyễn
Ngọc Tư thường viết về những câu chuyện nhỏ nhẹ, man mác buồn Những câu chuyện ấy đều được kể rất chân thành, giản dị với một văn phong hồn nhiên, thấm đẫm phương ngữ Nam Bộ Chị được gọi là “Nhà văn của xóm
bèo” (Quang Vinh), là “ đặc sản Nam Bộ” (Trần Hữu Dũng), được đánh giá là
người “điềm đạm mà thấu đáo” trên từng trang viết (Dạ Ngân) Các tác phẩm
của chị gắn liền với ruộng đồng lam lũ, với cảnh sông nước Miền Tây và
những con người thì hiền lành, thẳng thắn, bộc trực và đầy tình nghĩa
Về tập truyện ngắn Nước chảy mây trôi, Minh Phương nhận xét:
“Những truyện ngắn này được tác giả khai thác nhẹ nhàng mà sâu sắc Người
viết không đặt vấn đề trong sự va đập gay gắt của hoàn cảnh và cũng không đẩy tới tận cùng những xung đột quyết liệt của tính cách mà đi sâu vào tâm
trạng nhân vật làm nổi bật chủ đề và bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của con người” [28]
Trong một bài khác tác giả Dạ Ngân đánh giá: “Nguyễn Ngọc Tư giỏi ở
chỗ cái tưởng không có gì mà Tư cũng viết được, lại viết rất có duyên, rất nhân hậu Đọc cái nào xong cũng phải nhoẻn cười sung sướng, sung sướng
mà lại ứa nước mắt”[24]
Tác giả Hoàng Thiên Nga qua bài báo đăng trên văn nghệ số 39, ngày 24/9/2005 đánh giá cao tài năng và phẩm chất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:
“Truyện Nguyễn Ngọc Tư hấp dẫn từ đầu đến cuối, tới dấu chấm hết vẫn thấy ngòi bút tác giả bình thản như đôi chân vàng chưa đuối sức sau cuộc chạy maratong” [23]
Trang 9Kiệt Tấn là một trong những nhà nghiên cứu, đánh giá công phu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, qua hai bài viết: bài thứ nhất là “Cái rầu bất
tận của Nguyễn Ngọc Tư” đề cập đến các tác tác phẩm Ngọn đèn không tắt
và Cánh đồng bất tận, bài thứ hai là “Sông nước Hậu Giang và Nguyễn Ngọc
Tư” điểm tới các tác phẩm Giao thừa và Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư Tác giả
đã đi vào tìm hiểu, cắt nghĩa và lí giải chiều sâu của tập truyện “Ngọn đèn
không tắt” từ bối cảnh lịch sử - xã hội của đất nước ta từ những năm chống
Pháp, chống Mỹ đến những ngày hòa bình với những đổi thay trong cuộc
sống Trên nền bối cảnh đó hình bóng con người hiện lên với một nỗi buồn hiu hắt, tâm lý thất vọng não nề
Nhìn chung, đối với các tập truyện ra đời trước Cánh đồng bất tận, các
ý kiến đánh giá còn có phần khiêm tốn, rải rác và lẻ tẻ Người ta thấy văn Nguyễn Ngọc Tư toát lên vẻ đẹp của đồng quê nhẹ nhàng mà thấm thía, buồn man mác Chị cần có sự làm mới mình, cần có cái gì đó dữ dội hơn, quyết liệt hơn
Chỉ một năm sau tác phẩm Nước chảy mây trôi, Cánh đồng bất tận ra
đời Đây là một đột phá, một sự làm mới mình mà không cầu kỳ, phức tạp
Cánhđồng bất tận chính là sự lớn dần, sự chuyển đổi tự nhiên trong tư tưởng
của một Nguyễn Ngọc Tư tài năng và hồn hậu đã gắn bó máu thịt với ruộng đồng lam lũ, với mảnh đất mà chị hiểu sâu xa tường tận hơn cả so với bất kỳ vùng đất nào khác Tập truyện này đã đặc biệt thu hút được sự chú ý của dư
luận trong và ngoài nước Các ý kiến khen có, chê có, nhưng đa số thiên về
khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Ngọc Tư
Một số ý kiến không đồng tình với lối viết mới của chị, như bài viết
“Im lặng thở dài” của Đỗ Hồng Ngọc (báo Tuổi trẻ, 30/11/2005), hay bài
“Nói nhỏ cho Tư nghe” của doanh nhân Lê Duy (báo Văn nghệ trẻ,
16/4/2006), đã tỏ ý xem nhẹ tài năng, thậm chí là trình độ học vấn của
Trang 10Nguyễn Ngọc Tư Hoặc trong bài “Bênh vực truyện đạo văn – đạo đức hay
văn hóa” của Lý Nguyên Anh (báo Văn nghệ trẻ số 40, 1/10/2006) nhân việc
dư luận xoay quanh hai truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
và Dòng sông t ật nguyền của Phạm Thanh Khương có sự giống nhau, tác giả
cho rằng: “dù vì lý do nào đi chăng nữa, dù ai hết lời tán dương đi chăng nữa, tôi cũng coi hai truyện ngắn đồng sàng dị mộng ấy là những tác phẩm hết sức
tật nguyền” Tác giả Bùi Việt Thắng trong “Bài học văn chương từ Cánh
đồng bất tận” đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2006 nhận xét:
“Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư còn quá non nớt, chưa đủ bản lĩnh nghệ thuật, và
phải chăng chính Nguyễn Ngọc Tư quá sớm khi sống trong ánh hào quang do
dư luận tạo nên… và đặc biệt Tư còn quá ít kinh nghiệm sống, một nền văn hóa cần thiết” Về phương diện ngôn ngữ, Bùi Việt Thắng nhận xét: “văn viết Nguyễn Ngọc Tư rất gần với văn nói” Từ những phân tích và nhận xét chủ quan của mình, ông đi đến kết luận: “Nguyễn Ngọc Tư đang đi từ trong kênh
rạch ra biển lớn, thiết nghĩ, nhà văn phải có ý thức lao động nghệ thuật nhiều hơn nữa để cho tác phẩm của mình trở thành tài sản quốc gia”
Ngược lại với những ý kiến trên, đa số các bài viết tập trung làm nổi
bật vẻ đẹp, sự cuốn hút của tác phẩm từ cốt truyện, câu chữ, cho tới nội dung đầy tính nhân văn
Chẳng hạn Nguyên Ngọc qua bài “Không gian… của Nguyễn Ngọc
Tư” đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 1/2/2008 đã đánh giá rất cao về
Cánh đồng bất tận Ông coi đó là một trong số những tác phẩm hiếm hoi có thể
đưa văn học ta ra với thế giới, bước vào hội nhập: “Để mà tính chuyện đi ra thế
giới, tức là cái mà người ta gọi là mở rộng không gian văn học, […] Với Cánh
đồng bất tận, văn chương ta bước vào toàn cầu hóa hôm nay một cách đường
hoàng, cùng và ngang bằng với những giá trị nghệ thuật và nhân văn của toàn
cầu” Trước đó trong một bài báo đăng trên http://www.vnexpress.net ngày
Trang 1102/1/2005 với nhan đề “Còn có rất nhiềungười cầm bút có tư cách”, nhà văn Nguyên Ngọc đã khen ngợi Nguyễn Ngọc Tư và cho rằng chị đã “đem đến cho văn học một luồng gió mát rượi, tinh tế mà chân chất, đặc biệt “Nam Bộ”
một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ
đi trước” [25]
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư còn được tiếp cận và lý giải từ nhiều khía cạnh khác nhau Ở phương diện nội dung, có rất nhiều bài viết đi sâu phân tích, tìm hiểu về nhân vật và nội dung hiện thực được phản ánh trong tác
phẩm Qua đó khẳng định giá trị và nhân cách, bản lĩnh của nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư như giá trị nhân văn, tài phân tích tâm lý nhân vật, cái nhìn lạc quan
về con người và cuộc sống…
Bên cạnh đó, một số bài viết đã bước đầu tìm hiểu tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ở kết cấu, ngôn ngữ, không gian, thời gian… nhưng phần
lớn chỉ tập trung ở tác phẩm Cánh đồng bất tận Bài viết “Cánh đồng bất tận,
nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật” của tác giả Đoàn Ánh Dương
(T ạp chí văn học số 2, 2007) “là một cách tiếp cận truyện ngắn Cánh đồng
b ất tận từ góc nhìn cấu trúc [ ] Song dù với cách tiếp cận nào, vẫn có một
điều luôn được khẳng định là nếu không có sự day dứt trước thân phận con người thì Ngọc Tư không thể viết được những trang văn thành thật như thế, chân chất như thế! Và phải chăng đây là bài học có thể rút ra từ Cánh đồng
b ất tận, bài học về nhân cách của tác giả, sự dũng cảm dấn thân hướng tới
Chân – Thiện – Mĩ” [11]
Tác giả Hoàng Thiên Nga với bài “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh
đồng bất tận” cũng đã cắt nghĩa sự hấp dẫn từ đầu đến cuối truyện ngắn này
bằng lối viết “không cũ mòn, không nhàm chán, mạch văn liên kết bởi vô số chi tiết hình ảnh thú vị, cốt truyện hình thành theo dòng suy tưởng của nhân
Trang 12vật xưng tôi, nhẫn nhịn, lặng lẽ mà thường xuyên mỗi lúc một sâu, phơi mở
tận đáy tâm hồn, tính cách số phận con người” [23]
Trong bài “Th ời gian huyền thoại trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ng ọc Tư”, tác giả Mai Hồng đã đi sâu phân tích tìm hiểu về không gian, thời
gian như là một điểm “làm mới” trong chặng đường sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tư: “Cánh đồng bất tậnviết về thời gian của kiếp người du mục qua
những miền nhân cách, tính cách, số phận con người Không gian trong truyện không có gì mờ ảo, vì nó là một không gian mà sự sống phủ lớp áo bàng bạc bất tận Nhưng thời gian trong truyện đã được ảo hoá một cách thông minh và tự nhiên / ngẫu nhiên Màu sắc huyền thoại của thời gian cộng với ý nghĩa phổ quát của cốt truyện, nhân vật làm cho tác phẩm chuyển tải được một hiện thực vĩnh cửu của con người Đó là vấn đề về ánh sáng và tình thương trong cuộc sống con người, những hằng số nghệ thuật của mọi thời đại” [16]
Trong thời gian gần đây, tác giả Hoàng Đăng Khoa có bài viết “Cánh
đồng bất tận – từ góc nhìn nữ quyền luận”, Vănvn.net,14/3/2012 Dưới góc
nhìn này tác giả cho rằng tác phẩm là khúc bi ca về thân kiếp đàn bà và là
khúc tụng ca nhân vật nữ chính tận thiện tận mỹ và khẳng định rằng: “Đau
đớn thay phận đàn bà Thân em vừa trắng lại vừa tròn, thân em như tấm lụa đào nhưngphận sao phận bạc như vôi… Những khúc than thân, khúc phản
năm đầu thế kỷ XXI vẫn cứ vang ngân khắc khoải hôi hổi tính thời sự Từ góc
nhìn nữ quyền luận, chúng ta thêm nhận diện đầy đủ tính hiện đại của Cánh
Sau Cánh đồng bất tận, ngày 12/9/2008 sau khi được đăng tải nhiều
kỳ trên báo Sài Gòn Tiếp Thị, Nhà xuất bản Trẻ chính thức phát hành tập
truyện ngắn Gió lẻ và 9 câu chuyện khác Tập truyện ngắn này cũng được dư
Trang 13luận quan tâm với nhiều cảm nhận khác nhau Nhưng phần lớn tác phẩm này
được đặt trong tương quan so sánh với “cái bóng” của Cánh đồng bất tận
Qua đó cho thấy có hai Nguyễn Ngọc Tư khác nhau ở hai tập truyện “Có
người không đồng tình cho rằng qua Gió lẻ Tư không còn là “đặc sản” của
một vùng đất đã làm nên Nguyễn Ngọc Tư Từ phong cách, ngôn ngữ, chi
tiết… đã mất đi bóng dáng của Cánh đồng bất tận” (Võ Đắc Thanh, “Nguyễn
Ngọc Tư: Tôi như kẻ đẽo cày giữa đường”, Người Đô Thị, số 35) Người quen với Nguyễn Ngọc Tư chân quê dung dị, cho rằng Gió lẻ khác chị xưa
quá “như cô gái chân quê một bước đi ra thành thị, với câu chữ làm duyên, làm dáng”
Và gần đây nhất trong hành trình sáng tác của mình, Nguyễn Ngọc Tư
ra mắt bạn đọc tác phẩm tiếp theo với tựa đề Khói trời lộng lẫy Đây là tập
truyện nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả cũng như của các nhà phê bình
Tác giả Nguyễn Khôi Nguyên qua bài viết “Đặc điểm về nội dung và
nghệ thuật tập truyện Khói trời lộng lẫy” đã khẳng định rằng “ Tập truyện
Ngọc Tư Tác phẩm vừa khẳng định vị trí, vai trò của nhà văn trên văn đàn, vừa thể hiện quan niệm và cái nhìn tinh tế về những vấn đề mà không phải ai
cũng nhận thấy, hoặc nhận thấy nhưng hời hợt So với Cánh đồng bất tận
dung lượng nhưng dày về dụng công Nói như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “sách mỏng mà hay như thế này ngày nay cực hiếm” Và cũng cần
nói thêm, mỗi câu chuyện trong tập truyện có thể bâng quơ, mỏng manh nhưng có khả năng gây cay mắt và choáng ngợp như khói”
Hay trong bài “Viết cái mình thích là công bằng với chính mình” đăng
trên trang www.cand.com.vn, tác giả bài viết chia sẻ ý kiến của Trần Hữu Tá
Trang 14về tập truyện Khói trời lộng lẫy: “Khói trời lộng lẫy”, bao gồm 10 truyện
ngắn, “gói ghém” trong một trăm bảy mươi lăm trang sách là một dung lượng
vừa phải cho người đọc trong thời điểm xã hội đang “sôi sùng sục” về nhiều
vấn đề thời sự khác như giá vàng, giá đô la hay bô xit… Những vấn đề đó gắn
với hiện thực cuộc sống và được Nguyễn Ngọc Tư chuyển tải đến người đọc
một cách chân thực và sống động hơn bao giờ hết
Với những bài viết trên, phần đa các tác giả - dù ít dù nhiều đều đề cập đến vấn đề thân phận người con người ở một số bình diện như: Hình tượng người nghệ sĩ, nông dân, số phận người phụ nữ,…Riêng vấn đề thân phận người phụ nữcho đến nay, theo tư liệu chúng tôi có được thì những bài nghiên
cứu trên đều dừng lại khảo sát ở một vài truyện ngắn, một vài luận điểm nhỏ
lẽ chứ chưa nghiên cứu một cách thấu triệt và có tính hệ thống Tuy nhiên, tất
cả những bài viết ấy là những gợi mở quý giá giúp ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Vì vậy, khi chọn đề tài này, chúng tôi cố gắng lĩnh hội các quan điểm, ý tưởng từ các bài viết của các tác giả đã đề cập, đồng thời mạnh dạn đưa ra
những ý kiến, những cảm nhận riêng để có một cách nhìn hệ thống hơn về thân phận người phụ nữtrong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhằm góp thêm
một cách nhìn mới về những giá trị trong truyện ngắn của tác giả
3 M ục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn chúng tôi hướng tới các mục đích sau:
Tìm hiểu, phân tích các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, qua đó làm
rõ thân phận người phụ nữ được phản ánh trong tác phẩm
Tìm hiểu một số vấn đề thuộc nghệ thuật biểu hiện thân phận người
phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Trang 154 Nhi ệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư , từ
đó chỉ ra những nét mới trong cách nhìn nhận, khám phá về thân phận người
phụ nữ trong thời đại ngày nay
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề Thân phận người phụ nữ
trong truy ện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
- Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung khảo sát các tập truyện sau: Ngọn đèn không tắt (2000),Giao th ừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn
Ng ọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (2005),Gió lẻ và 9 câu chuyện khác
(2008), Khói tr ời lộng lẫy (2010) Quá trình nghiên cứu người viết còn khảo
sát thêm một số truyện ngắn của các tác giả khác để so sánh, đối chiếu
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp phân tích tác phẩm
Phương pháp khảo sát, thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp tổng phân hợp
Phương pháp liên ngành văn hóa–văn học
7 Giả thiết khoa học
Hiện nay những nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên các phương diện nội dung, nghệ thuật ngày càng được mở rộng.Thông qua bài
viết này, ngoài mục đích hiểu rõ thêm về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn
của chị, chúng tôi hi vọng có thể đóng góp một phần nào nghiên cứu của mình vào việc nghiên cứu chung truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên
Trang 16phương diện thân phận người phụ nữ trong các tác phẩm Hi vọng, bài viết
nhỏ bé này sẽ được dùng như một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên yêu thích tác giả Nguyễn Ngọc Tư và mong muốn tìm hiểu các truyện ngắn của
chị
N ỘI DUNG
C HƯƠNG 1 THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUY ỄN NGỌC TƯ TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI
1.1 Thân ph ận người phụ nữ qua sáng tác của nhà văn nữ đương đại
Có thể thấy, ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại và dân tộc nào, người ta cũng
nhận thấy người phụ nữ luôn là tâm điểm của văn chương, là nguồn cảm hứng
bất tận trong sáng tạo nghệ thuật Qua hình tượng này người đọc các thế hệ sau thấy được các giá trị của con người qua các thời đại, thấy cả số phận của
những “phận đàn bà”, của con người nhân loại
Trong văn họcViệt Nam, đặc biệt từ văn học dân gian, người phụ nữ
thường là những nhân vật đại diện cho lý tưởng của nhân dân, cho lẽ phải, cho điều thiện trong xã hội Thế nhưng, họ lại là người chịu nhiều thiệt thòi,
có số phận kém may mắn, họ là những con người “thấp cổ bé họng” Người
phụ nữ đại diện cho lý tưởng và khát vọng về tự do và hạnh phúc công bằng
xã hội bao giờ cũng là người có những phẩm chất thương người, biết làm tròn
bổn phận, biết thực hiện lời hứa, tuân theo những chuẩn mực đạo đức truyền
thống của nhân dân Họ thường là những con người có lòng bao dung, nhân
hậu Chẳng hạn như cô Út lấy Sọ Dừa, Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử… những người phụ nữ như vậy thường được tác giả dân gian nâng niu, trân trọng Họ
có thể gặp rất nhiều bất trắc, nguy hiểm trong cuộc sống song cuối cùng họ cũng đều vượt qua và có một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc
Trang 17Qua những câu ca dao dân ca, đặc biệt là cao dao than thân, thân phận người phụ nữ hiện lên đậm nét hơn với những hình ảnh đầy ẩn dụ:
Trang 18“Con cò l ặn lội bờ sông Gánh g ạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
Hay: “Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”
…
Có biết bao nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, nỗi khổ về vật chất
“Ngày ngày hai bu ổi trèo non”, “Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương”
Nhưng nỗi khổ lớn nhất vẫn là nỗi khổ về tinh thần, nỗi khổ của thân phận
mỏng manh, bạc bẽo Thân phận của họ chỉ được ví như “hạt mưa sa”, “giếng
giữa đàng”… cả cuộc đời họ chỉ lầm lũi, cam chịu trong sự đau khổ nhọc
nhằn Và dường như sự bất hạnh ấy của người phụ nữ là một hằng số chung cho tất cả
Người phụ nữ trong ca dao hiện lên với những vẻ đẹp thuần khiết, trong
trẻo tràn đầy sức sống nhưng lại chịu số phận éo le bởi trong xã hội phong
kiến bấy giờ mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ Đa phần họ phải sống
phụ thuộc và không có quyền quyết định số phận của mình Nhưng từ đau
khổ, bất hạnh đó tâm hồn nhân hậu, thủy chung của người phụ nữ vẫn vươn lên tỏa sáng Họ như những viên ngọc thô mà thời gian bất hạnh và khổ đau là
chất xúc tác mài giũa ngày càng lấp lánh
Đến văn học trung đại, các nhà văn vẫn hướng ngòi bút về phía người
phụ nữ với tiếng nói xót xa, thương cảm cho thân phận của họ bị chà đạp, vùi
dập trong xã hội phong kiến Ở Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều là số
phận bạc bẽo của người cung nữ, tác phẩm là tiếng kêu than, là sự đau đớn,
tấm tức và tâm trạng bế tắc của nàng cung nữ
Còn trong Truy ện Kiều của Nguyễn Du lại là tiếng kêu thương đến đứt
ruột, tiếng kêu xé lòng cho thân phận chìm nổi lênh đênh trong kiếp đoạn trường của nàng Kiều và cho “phận đàn bà” nói chung
Trang 19Hay thân phận cô đơn, lẻ bóng trong thơ Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, đặc biệt là thơ Hồ Xuân Hương Thơ bà đầy phá cách và nhằm
trực diện vào chế độ phong kiến, vào chế độ nam quyền nơi mà thân phận người phụ nữ chỉ như con ong, cái kiến, bị phân biệt và rẻ rúng Thơ bà khẳng định vị thế mới của người phụ nữ trong xã hội Có thể coi Hồ Xuân Hương là người phụ nữ đầu tiên trong văn học dám khẳng định những khát khao, ước
mơ của người phụ nữ về tình yêu, hạnh phúc, đồng thời công khai lên án lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ Bà không ngần ngại tuyên bố:
“Không ch ồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian chuyện thường?” Bà không đồng tình với kiếp lấy chồng chung, với kiếp làm lẽ:
“Chém cha cái ki ếp lấy chồng chung” Đồng thời, Hồ Xuân Hương cũng cất
lên tiếng nói ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ: “Yếm đào trễ xuống dưới
nương long Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm Một lạch đào nguyên suối
ch ửa thông” (Thiếu nữ ngủ ngày) Tác giả Trần Nho Thìn đã có nhận xét
khá xác đáng rằng: “Trong bối cảnh xã hội nam quyền theo Tống nho nơi
người phụ nữ vẫn được khuyến khích cam chịu thân phận, an phận thủ thường thì tiếng nói của một nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương đề cập đến quy ền sống phụ nữ xét về đời sống bản năng có ý nghĩa bênh vực nữ quyền
th ực sự Bởi vì so với nam giới, người phụ nữ chịu nhiều bất công, thiệt thòi
nh ất trong đời sống bản năng” [33]
Văn học giai đoạn 30 – 45 tiếp tục khai thác về đề tài người phụ nữ Mở
đầu giai đoạn này là sáng tác của Tự Lực Văn Đoàn, họ đã xây dựng hình ảnh người phụ nữ mới, đòi quyền tự do cho yêu đương, vượt qua mọi lễ giáo phong kiến của xã hội bấy giờ
Văn học hiện thực phê phán giai đoạn này lại đi sâu tìm hiểu những bi
kịch khác nhau trong cuộc đời người phụ nữ Đó là cuộc đời cơ cực, đắng cay
của Chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, Tám Bính trong Bỉ Vỏ của
Trang 20Nguyên Hồng… Trong bức tranh hiện thực đó người phụ nữ hiện lên như một
biểu tượng trong văn học về nỗi khổ đau, bất hạnh chồng chất của kiếp người
và cuộc đời họ bao giờ cũng kết thúc trong sự tuyệt vọng, bế tắc
Đến văn học giai đoạn 45 – 75, người phụ nữ tiếp tục được phản ánh và
được làm nổi bật trong mối quan hệ với những vấn đề chung của thời đại
Tắm mình trong bầu không khí hào hùng của dân tộc, người phụ nữ góp phần không nhỏ làm nên những chiến thắng vẻ vang, đó là chị út Tịch trong Người
m ẹ cầm súng của Nguyễn Thi,Chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức, Nguyệt
trong M ảnh trăng cuối rừngcủa Nguyễn Minh Châu, … người phụ nữ trong
giai đoạn này là con người của cộng đồng, của xã hội gắn với cuộc đấu tranh
bảo vệ tổ quốc, được soi dọi dưới cái nhìn lý tưởng mang tính sử thi
Sau 1975, văn học có xu hướng trở về cái đời thường muôn mặt, cảm
hứng thế sự đời tư chiếm vị trí chủ đạo Cái mà tác giả quan tâm tới là con người của cuộc sống đời thường với những lo toan rất nữ, người phụ nữ hiện lên với tư cách con người cá nhân, những mảnh đời riêng lẻ Thân phận của
họ được đi sâu khám phá ở nhiều góc độ, tầng bậc khác nhau cho thấy sự đa
dạng trong nhân cách và bản thể của con người Đó là người phụ nữ đặt trong
mối quan hệ đa dạng đầy phức tạp, với những nỗi cô đơn, ngang trái, bất hạnh
cả trong cuộc sống lẫn trong tình yêu
Đặc biệt, với sự lên ngôi của các cây bút nữ vừa đông đảo về số lượng
vừa đa dạng về tiềm năng xuất hiện từ sau đổi mới đã đem đến cho văn học
Việt Nam một luồng gió mới, như tác giả Bùi Việt Thắng nhận xét: “Văn học
đang mang gương mặt nữ - ngày càng trắc ẩn và khoan dung, ngày càng tinh
tế và đằm thắm” [31, 205] Một loạt các cây bút nữ trẻ như: Y Ban, Phạm Thị
Hoài, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Hoàng Diệu,… xuất hiện đã làm thay đổi diện mạo của văn học đương đại Sự xuất hiện đông đảo của các cây bút nữ không chỉ đem lại cho
Trang 21văn chương cái mới lẫn cái lạ mà còn là sự khẳng định ý thức nữ quyền khi người đàn bà không còn quanh quẩn nơi xó bếp mà đã hướng đến những khung trời rộng lớn hơn
Là những cây bút nữ, nên điều mà các nhà văn nữ quan tâm nhiều nhất trong sáng tác của mình là thân phận của những người cùng giới được đan cài trong những câu chuyện hàng ngày với những vui buồn được mất, giữa cho và
nhận, bất hạnh và hạnh phúc Họ đã viết về những mảnh đời bất hạnh bằng tất
cả sự thấu hiểu và cảm thông với nỗi đau của con người trong nhiều trạng
huống khác nhau Bên cạnh những nét chung đó, mỗi cây bút nữ lại có bản
sắc riêng khó lẫn, tạo nên cá tính và phong cách khác nhau Trong đó để lại ấn tượng sâu sắc khi viết về người phụ nữ phải kể đến những tên tuổi của các cây bút nữ như Trần Thùy Mai, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu…
Cùng viết về thân phận của người phụ nữ nhưng các cây bút nam lại mang đến cảm nhận khác về người phụ nữ Trong cuộc đời cầm bút của mình,
Nguyễn Minh Châu đã dành nhiều trang viết về số phận người phụ nữ Những tác phẩm của ông là sự cảm thông sâu sắc đối với mỗi số phận, đồng thời là khúc ca về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam Mỗi nhân vật với
số phận của họ là một khám phá mới của nhà văn Họ hiện lên rất riêng nhưng đều thể hiện cái nhìn ấm áp, đôn hậu của nhà văn đối với người phụ nữ Việt Nam nói chung.Đất nước có chiến tranh, người chồng, người con lên đường
đi chiến đấu và có không ít người đã hi sinh, để lại trong lòng người phụ nữ
một vết thương, một nỗi đau âm ỉ không bao giờ tắt Có biết bao người phụ
nữ Việt Nam đã phải chịu cảnh góa bụa, chịu đựng nỗi đau về sự mất mát hi sinh của những người mình thương yêu nhất Mỗi con người một cảnh ngộ
nhưng đều là những mảnh đời éo le, bất hạnh Quỳ trong Người đàn bà trên
Trang 22chứng kiên cái chết của một người mình yêu và một người yêu mình Người
chết thì mãi mãi nằm xuống nhưng để lại vết thương khó liền sẹo trong lòng
người đang sống Cuộc đời Quỳ trớ trêu, éo le vậy đấy Đến Cỏ lau, Thai
cũng hiện lên với cuộc đời đầy bi kịch, đó là cảnh ngộ trớ trêu trong cuộc
sống gia đình Chị muốn từ bỏ gia đình hiện tại để bù đắp những mất mát, đau thương cho chồng cũ Nhưng số phận đã an bài, chị không dễ gì thay đổi hoàn
cảnh éo le của mình
Hay trong truyện Nguyễn Huy Thiệp là những thân phận của người phụ
nữ mang vẻ đẹp tự nhiên, hồn hậu và sức sống phồn thực Họ là cội nguồn
bảo tồn sự sống (như nhân vật Sinh trong Không có vua, nàng Bua trong
trong truyện ngắn cùng tên) Hơn thế nữa, họ còn mang thiên tính tái tạo sự
sống Bằng trái tim dịu dàng, giàu tình yêu thương, những người phụ nữ đẹp trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp như cơn mưa làm dịu mát những tâm hồn cằn cỗi, thô nhám Đặc biệt, vẻ đẹp và tình thương của nhân vật nữ còn có khả năng tái tạo tâm hồn con người, đánh thức nhân tính ở những con
người đã ít nhiều bị tha hóa Đó là nhân vật chị Thắm trong Chảy đi sông
ơi “cứu được biết bao nhiêu người ở khúc sông” nơi bến Cốc, thế mà lại chết
đuối vì không ai cứu; là nhân vật Sinh trong Không có vua - tâm điểm hội tụ
và căng giữ những mối xung lực trong một gia đình toàn nam giới Là nàng Bua có tấm lòng độ lượng, hào phóng với tất cả mọi người trong bản (Nàng
Bua) …
Cũng sâu sắc trong cách nhìn nhận, khám phá thân phận người phụ nữ và
để lại những hình ảnh khó quên về họ, nhưng các cây bút nam vẫn chưa nắm được cái thần sắc sâu xa như nữ giới Có lẽ, người phụ nữ thường nhạy cảm hơn so với nam giới Họ dễ dàng bắt những tín hiệu qua tâm tư, tình cảm của con người, những trăn trở, băn khoăn của người phụ nữ trước cuộc sống Chính vì vậy, người phụ nữ trong các sáng tác của các cây bút nữ hiện lên đầy
Trang 23đủ, chân thực, sống động với đời sống nội tâm vô cùng phong phú Nó đã làm nên một diện mạo mới cho văn xuôi đương đại – dòng văn học nữ quyền
Những thân phận, những cuộc đời cụ thể, những mối tình oan trái, dở dang hay ước vọng về tình yêu, hạnh phúc được thể hiện đầy đủ, trọn vẹn trong các sáng tác của các cây bút nữ Họ đã “đau cái đau của người cùng giới, buồn
cái buồn của người đàn bà đang yêu” [34] Họ không ngừng khao khát để có
một tình yêu, một hạnh phúc, một cuộc sống tốt đẹp Với bản tính dịu dàng đằm thắm, nhân hậu thủy chung nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt và
chủ động họ đã lên tiếng giành lấy hạnh phúc cho mình
Một trong những cây bút nữ viết thành công về người phụ nữ phải kể tới nhà vănTrần Thùy Mai Trong các truyện ngắn của Trần Thùy Mai người ta không tìm thấy những ý đồ cách tân lối viết một cách mạnh mẽ như các trào lưu viết bây giờ (như “lối viết hậu hiện đại” chẳng hạn) Người ta cũng không tìm thấy trong truyện của Trần Thùy Mai những chủ đề “nóng” mà văn học hiện nay đang cố gắng khoét sâu vào thị hiếu bạn đọc như dục tính Văn của Trần Thùy Mai xa lạ với những trận gió mới của thời đại, đó là thứ văn vẫn ướp hương của truyền thống Với lối hành văn nhẹ nhàng, những câu chuyện của tác giả như tâm sự thường ngày, những chủ đề “muôn thuở” của con người, tưởng thoáng qua trong cuộc đời nhưng lại in đậm sâu trong ký ức, sự lựa chọn trong tình yêu, tình bạn, những sa ngã đời thường, và hơn hết là thế giới của người phụ nữ…
Đọc tập truyện ngắn Đêm tái sinh của TrầnThuỳ Mai, ta như thấy được
tác giả đã mang cả cuộc đời và tâm hồn mình nhập thân cùng sống, yêu thương, suy ngẫm, đau đớn, khát khao với người phụ nữ Mỗi câu chuyện về cuộc đời họ đau đáu một nỗi niềm, cứ âm thầm chuyên chở vào hồn người bao trăn trở và day dứt Thế nhưng, phía sau những bi kịch nhân sinh ấy, vẻ
Trang 24đẹp tâm hồn đậm chất nhân văn vẫn lặng lẽ toả sáng như thức tỉnh lòng người
đã phần nào làm dịu bớt nỗi buồn đau
Người phụ nữ trong tác phẩm của Thuỳ Mai mỗi người có một “khuôn mặt” riêng, một số phận riêng nhưng đều sống hết mình, yêu hết mình
Về lĩnh vực tình yêu, Hồ Thế Hà có lí khi đưa ra nhận xét “Họ có tâm hồn như
ngọc nhưng ít gặp hồng phúc trong tình yêu” bởi “khát vọng vô bờ mà thực tế lại khắt khe” [13] Tuy thế, họ vẫn nồng nàn, say đắm và thuỷ chung, sẵn sàng
bất chấp tất cả dẫu tình yêu có đem sầu muộn đến Không gì có thể dập tắt nổi ngọn lửa khát khao sống, khát khao yêu, khát khao hạnh phúc luôn âm thầm cháy trong tâm hồn những con người này Lan trong Thương nhớ hoàng lan
yêu chú tiểu Minh và coi anh là “sự tử sinh của đời mình” Giấc mộng yêu không trọn vẹn, trái tim người phụ nữ tinh khôi gửi lại cho Minh nơi cõi
hoàng lan “ nở hoa vàng mong manh Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian” Hay cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội của Ng giữa “thực tại mỗi ngày tầm thường, bất lực, cay đắng và thực tại trong khát vọng huy hoàng, rực rỡ” cho thấy cô luôn khát khao mãnh liệt để vươn tới tình yêu vĩnh cửu
mặc dầu biết rằng chính mặt trời cũng không vĩnh cửu (Thị trấn hoa quỳ
vàng) Hơ Thuyền sau hai năm lên núi chờ đợi người yêu đã tuyệt vọng nhận ra rằng chàng trai mãi mãi nợ lời hứa tình yêu Nàng đã chấm dứt sự sống để được hoá thân, bay theo tiếng gọi của trái tim yêu cháy bỏng Khi chết, mắt cô vẫn mở nhìn về phía Quy Nhơn với cả một niềm khát khao được bay về biển, căng lá
buồm to lớn để ra khơi (Thuyền trên núi) Trang, cô gái làm nghề ca hát trên
sông Hương sống có tâm hồn, giàu tình cảm, yêu nghề đã vượt qua được định kiến xã hội nhưng lại không thể vượt qua cái rào cản trong chính tâm hồn để đến với người mình yêu Cô chấp nhận tình yêu như “khói trên sông Hương”
để giữ lại bên mình những câu ca luôn là vĩnh cửu Thế mà, khi người yêu cô
đã ra đi, người ta nhận thấy “Giữa sông Hương dậy sóng khuynh thành Nửa
Trang 25đêm một chiếc thuyền tình ngả nghiêng” Người đàn bà ấy đã không sợ thác
ghềnh, tự thắp lửa trong tim và “âm thầm cháy một mình tới cùng” (Khói trên
sông Hương) Điều đáng nói là ẩn sau những mảnh đời bất hạnh như Vy ngây
(Chuyện ở phố hoa xoan), cô Thuý câm (Am bà cô), Nguyệt cà nhắc (Quỷ trong trăng), Hà “gái bán hoa” (Nốt ruồi son) , là khát vọng khôn nguôi về
tình yêu, hạnh phúc luôn da diết trong trái tim người phụ nữ Phái đẹp trong
Đêm tái sinh là những con người rất bình thường, không giàu sang, nổi tiếng
nhưng tâm hồn lãng mạn, rất nhạy cảm và đa cảm, có chiều sâu nội tâm Nhiều lúc họ cũng liều lĩnh, bất chấp, tìm cách bứt phá mong thoát khỏi vòng tròn số phận do bị lâm vào bế tắc, tuyệt vọng, thậm chí có khi phải trả giá rất đắt nhưng không hề ân hận hay hối tiếc Bởi họ luôn sống và yêu hết mình
Lắng lại sau mỗi trang văn của Trần Thùy Mai viết về người phụ nữ là
vẻ đẹp những trang đời với những cảm xúc thật đẹp đẽ, ngọt ngào, mang đậm giá trị nhân văn Vẻ đẹp đó phải chăng là tấm lòng giàu trắc ẩn, tha thiết yêu
thương đã được chắt lọc từ hiện thực và khát vọng của “Cây bút giàu nữ tính
nhất trong làng truyện ngắn Việt Nam hiện nay?” Nó lấp lánh toả sáng dường
như để đối lập với gì tầm thường, giả dối, lạnh lùng giữa cuộc sống “bộn bề
bóng tối và ánh sáng”, đồng thời giúp người đọc thấm thía hơn về lẽ sống,
tình đời
Dù viết về cái gì - những mảnh vỡ đời người cay cực, những khuất lấp trong tâm hồn, hay oan nghiệt giả trá, Trần Thùy Mai đều hướng đến cái đẹp những người phụ nữ của chị, dẫu mỗi người một phúc phận, đau khổ dập vùi,
thành đạt hạnh phúc, cái cuối cùng vẫn là khát vọng hoàn thiện Truyện ngắn Trần Thùy Mai ít có những mảng tối của xã hội, hay những nhân vật suy thoái đạo đức trầm trọng Những vấn đề xã hội nhức nhối lọc qua sự mẫn cảm của trái tim phụ nữ trở nên nhân tình, nhân bản hơn
Trang 26Tiếp tục mạch cảm xúc về những người phụ nữ, Phan Thị Vàng Anh cũng
đã phát hiện và miêu tả những mảnh đời, những thân phận đầy bất hạnh Đó là nhân vật cô trong truyện ngắn Khi người ta trẻ Có lẽ khi người ta trẻ, người
ta còn nhiều bồng bột, nông nổi, nhiều khờ dại trong tình yêu Nhân vật cô đã tin đã yêu và tin tưởng nhưng cuối cùng phải chịu hậu quả thật đáng tiếc, một cái chết đầy bi thảm với những viên thuốc ngủ Người đọc không khỏi xót xa cho số phận của cô gái trẻ, vì mù quáng trong tình yêu, vì những suy nghĩ
bồng bột, nông nổi đã dẫn đến một kết thúc không đáng có cho số phận của mình Qua đây, tác giả muốn gửi tới bạn đọc bức thông điệp giản dị mà sâu
sắc: đam mê, ước vọng tình yêu luôn là điều cần thiết, nhưng đừng để đam mê
mù quáng giết đi sinh mạng của mình Đó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh giới
trẻ trong cách nhìn nhận và quyết định số phận của mình
Hay trong K ịch câm người con gái vô tình phát hiện ra người bố đáng
kính bấy lâu nay đã ngoại tình, từ đây cô có thái độ khác hẳn Câu chuyện là màn kịch câm giữa hai bố con, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người lại mang nặng ưu tư, trằn trọc bởi những muộn phiền Nhưng trên hết người con gái là người phải chịu đau khổ nhiều hơn Cô phải sống trong tâm trạng dằn
vặt, khổ đau, hối hận bởi trót nhặt được tờ giấy thông hành, đã trót thỏa thuận
một hợp đồng ngầm với người bố Để rồi sự hồn nhiên của một đứa trẻ không còn thay vào đó là những ánh mắt dò xét, những ý nghĩ bất chợt đổ ập về trong đầu óc non nớt của nó Nó nghĩ đến tương lai và sự rạn nứt trong tình
cảm gia đình Vì vậy tâm trạng khắc khoải và nỗi đau dày vò khôn nguôi luôn thường trực trong cô mỗi khi nhìn thấy người cha của mình Màn kịch này không phải được diễn trên sân khấu mà được diễn ra ngay trong chính cuộc đời, giữa những người thân thuộc Vì thế nó thấm thía và sâu sắc hơn bao giờ
hết
Trang 27Với phong cách trí tuệ sắc sảo, nhìn con người, đặc biệt là người phụ nữ ở chiều sâu khái quát Vàng Anh đã mang đến cho người đọc những phút giây
trải nghiệm đầy thú vị Trước những bộn bề phức tạp của cuộc sống, người
phụ nữ luôn phải chịu thiệt thòi, bất hạnh bởi khát vọng tình yêu, gia đình vô
bờ bến mà thực tế lại đầy ngang trái, bất công
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ Trong những truyện ngắn của mình Nguyễn Thị Thu Huệ đặc biệt quan tâm đến những người phụ nữ có số phận éo le bất hạnh, xem như đó là một sự cảm thông sâu sắc tới những người cùng giới mình
Truyện ngắn của Thu Huệ “chủ yếu đề cập tới vấn đề thường nhật của
cu ộc sống như tình yêu, hôn nhân và gia đình Trong đó người phụ nữ luôn là hình ảnh trung tâm, họ hiện lên với những trăn trở kiếm tìm một tình yêu đích
th ực và hạnh phúc nhưng đó luôn là những ảo ảnh xa vời, bởi vậy họ dễ rơi vào bi k ịch” [36].Và những cô gái trẻ yêu say mê, nhưng lại bị phản bội, lừa
dối hoặc thờ ơ vô trách nhiệm Họ là những người mang trong mình một tình yêu đợi chờ, khát khao nhưng chẳng bao giờ thực hiện được, họ thường đau
khổ thậm chí mất mát mặc dù người trong cuộc thiết tha dâng hiến và nâng niu cho tình yêu Đa phần người phụ nữ trong tác phẩm của chị có số phận bất
hạnh, chẳng hạn như Lan trong Một nửa cuộc đời, rơi vào bi kịch hôn nhân,
cô không hạnh phúc với Hải - người chồng và đã đi tìm một điểm tựa mới là
Thắng, nhưng cuối cùng người tình của cô chỉ xem đó như một cuộc chơi mà thôi Lúc nhận ra lỗi lầm cũng chính là lúc sự cô đơn và bất hạnh đã ập đến và
bủa vây lấy cô; đó còn là người vợ trong Lời thì thầm của mùa xuân, có
người chồng đã ra đi mãi mãi trong một chuyến đi biển, để rồi hàng năm cứ vào khoảnh khắc giao thừa, ba mẹ con lặng lẽ đón năm mới trong cái giá rét
lạnh lẽo của mùa đông; hay người vợ trong Ám ảnh bị chồng hắt hủi, bạc
đãi… Vì vậy, phụ nữ trong truyện ngắn Thu Huệlà những người với “đầy
Trang 28những vết dập xóa trên thân thể, trong tâm hồn” (Băng Thanh) Qua số phận
bất hạnh của phụ nữ, Thu Huệ thể hiện rõ tư tưởng rằng không có gia đình con người sẽ vô cùng cô đơn và bất hạnh, cho nên mọi người phải biết nâng niu và trân trọng hơn giá trịcủa gia đình Từ những phác họa về người phụ nữ trong truyện người đọc sẽ nhận ra được chân dung của con người thời đại đầy
phức tạp, thời đại mà con người khát khao yêu đương nhưng cũng đầy cô đơn
trống rỗng Hi vọng mãnh liệt mà cũng thất vọng đến cùng cực
Cũng như các nhà văn nữ cùng thời, Y Ban cũng đề cập tới thân phận của người phụ nữ Họ đa số là những người gặp cảnh ngộ éo le, bất hạnh trong cả tình yêu và cuộc sống gia đình Họ khát khao mãnh liệt về tình yêu về một
hạnh phúc ấm êm, nhưng càng khát khao bao nhiêu càng thất vọng bấy nhiêu,
nỗi đau đớn, xót xa tủi hổ, ê chề cứ đeo bám mãi không thôi Họ phải vật lộn
để mưu sinh và lo toan cho gia đình nhưng kết quả là rơi vào vòng xoáy của
những bi kịch đầy trớ trêu Trong đó có Thị trong I’m đàn bà, những người
mẹ trong Mẹ không thể xin lỗi con, nàng trong Người đàn bà đứng trước
gương,… Đặc biệt trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ người phụ nữ hiện lên qua
nỗi đau của người con gái khi phải bỏ đi giọt máu của mình, nỗi đau đớn như
giằng xé trong tâm can kia lúc nào cũng thường trực trong cuộc đời của người
mẹ, mẹ đã phải trải qua nỗi đau của chính mình giờ đây mẹ lại đau vì nỗi đau
của con Trải qua nỗi đau con người mới biết cần phải thay đổi đó là tiếng nói
cá nhân đòi quyền hạnh phúc của người con gái với người mẹ Người phụ nữ dường như phải chịu những bất hạnh, những khổ cực trong cuộc sống đó như
là một định mệnh Tuy nhiên trong cuộc sống họ gặp nhiều sóng gió, sống trong nỗi đau khổ nhưng vẫn không ngừng lạc quan, khao khát và có những ước mơ tha thiết với cuộc đời
Tiếp bước thế hệ các nhà văn nữ đi trước, Nguyễn Ngọc Tư cũng hướng ngòi bút của mình vào một nửa của nhân loại Chị viết về người phụ nữ đặc
Trang 29biệt là những người phụ nữ đồng quê Nam Bộ với tất cả những sự cảm thông chia sẻ sâu sắc Bởi đa phần họ là những người phụ nữ cô đơn và có số phận bất hạnh, ngang trái trong tình yêu, trong cuộc sống gia đình Như Thu Lê trong Chiều vắng, Dịu trong Sầu trên đỉnh Puvan, người đàn bà trong Cái nhìn khắc khoải… Họ còn là những người phụ nữ khao khát tình yêu hạnh
phúc nhưng bị phụ bạc, ruồng rẫy như Sương trong Cánh đồng bất tận …
Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư mỗi người phụ nữ mang một số phận không giống nhau, nhưng không ai trong số họ có được hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc đời Mỗi người có một nỗi khổ riêng nhưng không vì thế mà họ chùn bước trước khó khăn, ngược lại họ vẫn luôn tin tưởng lạc quan vào số phận sẽ được đổi thay, sẽ được sống cuộc sống khác trong êm ấm và hạnh phúc hơn Đó cũng chính là tinh thần nhân văn ẩn sâu trong mỗi trang viết mà Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi gắm tới bạn đọc
Thuộc thế hệ đi sau nhưng Đỗ Hoàng Diệu cũng có sự đồng cảm khi nhìn
nhận và miêu tả về thân phận của người phụ nữ Xuất hiện trên những trang
viết của chị là những người phụ nữ táo bạo, mạnh mẽ chủ động trong tình yêu, luôn khát khao cháy bỏng hạnh phúc Nhưng lại phải chịu số phận bất
hạnh ngang trái trong cuộc đời
Cô gái trong Vu Quy luôn khao khát có được hạnh phúc thực sự, cô chủ động đi tìm cho mình một tình yêu đích thực Nhưng sau những mối tình thoảng qua đó là nỗi đau đớn xót xa cả về thể xác lẫn tinh thần mà cô phải
chịu đựng Dù đau đớn trong tuyệt vọng nhưng cuối cùng cô không còn lựa
chọn nào khác là quay trở về với người chồng - một cái xác ướp
Còn cô gái trong Dòng Sông H ủi luôn trăn trở tìm kiếm hạnh phúc cho
mình Sống với chồng nhưng cô không hạnh phúc, thậm chí còn ghê sợ bởi
những hành vi kiểm soát khắt khe của chồng Cuối cùng cô quyết định ra đi tìm một bến đỗ mới với hi vọng được che chở và yêu thương, nhưng một lần
Trang 30nữa số phận nghiệt ngã vẫn cứ đeo bám lấy cô, chồng cô không buông tha và
đã tìm tới cô với ánh mắt dò xét và đầy căm giận, thế nhưng chính hành động
đó mà anh ta đã phải trả giá đắt Sau bao thăng trầm, người con gái ấy đã tìm
thấy sự thanh thản ở một nơi tưởng chừng như không ai dám tới gần Đó cũng
là kết thúc cho số phận và cuộc đời đầy bi thảm của cô
Đỗ Hoàng Diệu luôn đặt người phụ nữ của mình vào những hoàn cảnh ngang trái, éo le để từ đó bộc lộ tính cách của họ Và ít khi chúng ta thấy người phụ nữ trong truyện ngắn của chị tỏ ra mềm yếu, bất lực mà họ luôn
mạnh mẽ táo bạo, khát khao tình yêu hạnh phúc Khi thất bại họ vẫn ngẩng cao đầu hướng về tương lai để kiếm tìm một tình yêu mới
Đặc biệt, với ngòi bút đầy táo bạo, sắc sảo Đỗ Hoàng Diệu đã không ngần
ngại viết về những điều cấm kị hay nhạy cảm trong cuộc sống như vấn đề tình
dục Vì thế truyện ngắn của chị “toàn là những nhân vật nữ , tất cả đều còn
tr ẻ, khao khát sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính” [8] Chị viết nhiều về
sex và không ngần ngại khi miêu tả về nó Ngòi bút khá táo bạo khiến cho độc
giả đôi lúc không khỏi ngỡ ngàng thậm chí thấy sốc Đỗ Hoàng Diệu đã để cho người phụ nữ trong tác phẩm của mình thể hiện những khát khao, những ham muốn bản năng rất thật, rất đàn bà Cuộc làm tình với những ám ảnh về bóng ma trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày giỗ ở truyện ngắn Bóng đè gây
một ấn tượng mạnh mẽ Tác phẩm có sự đan xen giữa bạo lực và sex trong không gian đầy ma mị, nhân vật chìm đắm trong cơn cuồng nộ đầy ảo rợn và
nhục cảm, có lúc đau đớn và khoái lạc… tất cả đã để lại một ấn tượng thật đặc
biệt Đỗ Hoàng Diệu viết về sex bởi chị xem đó như là một thứ bản năng rất đỗi bình thường của con người Thông qua người phụ nữ với những khát khao đầy bản năng đó chị muốn truyền đi một bức thông điệp rằng đó là khát khao được bình đẳng, khát khao được sống và dâng hiến cho một tình yêu thủy chung, viên mãn
Trang 31Những người phụ nữ trong truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu đều lâm vào nỗi khổ khó giải thoát, những nỗi khổ rất riêng tư và rất khó nói, không phải những nỗi khổ dễ dàng được thấu hiểu, cảm thông của nàng Kiều trong
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, cũng không phải nỗi khổ có thể làm minh
bạch, để được giải oan như trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ… tất cả đều âm ỉ mà đau đớn Họ chỉ có duy nhất một thứ để xoa dịu, để chống chọi với bất hạnh, đó là sức sống, là khát khao sống, khát khao yêu mãnh liệt
Viết về những người cùng giới, các cây bút nữ đã có sự cách tân táo bạo trong nội dung, hình thức thể hiện và quan trọng hơn hết là sự đồng cảm với thân phận của người phụ nữ Khi viết về một nửa của nhân loại ngòi bút của
họ như được chắp thêm đôi cánh thiên thần, họ đã mang đến cho độc giả bức tranh nhiều màu sắc Mỗi thân phận người phụ nữ là tiếng nói, là nỗi đau, là
số phận éo le đầy bất hạnh, là cuộc đời ngang trái bất công mà các nhà văn nữ
muốn truyền tải và chia sẻ tới bạn đọc trên các trang viết của mình Có thể nói, đó là những trang viết để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người để khi gấp lại trang sách, ta vẫn cảm thấy nỗi niềm day dứt khó tả ẩn hiện quanh đây và cảm thương cho những mảnh đời, những số phận bất hạnh của con người Đây cũng chính là tấm lòng đồng cảm, chân thành và xót thương của các nhà văn nữ dành cho nhân vật của mình
Trong sáng tác văn chương những năm gần đây, lực lượng sáng tác đã trở nên cân bằng hơn, bên cạnh những cây bút nam còn có những cây bút nữ xuất
sắc Truyện ngắn của họ không chỉ là bức tranh hiện thực cuộc sống mà còn
thể hiện rõ ý thức về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội Sự hiện diện
của văn học nữ tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam có thể coi là bước phát triển thực sự của văn học theo hướng dân chủ hóa
Trang 32Đặc biệt khi viết về người phụ nữ, các cây bút nữ đã bày tỏ thái độ chủ động, đấu tranh quyết liệt để vươn tới tình yêu, hạnh phúc Họ luôn khát khao được yêu, kiếm tìm hạnh phúc cho bản thân và trân trọng những hạnh phúc dù
là mong manh nhỏ bé Người phụ nữ dần thoát khỏi cái bóng của gia đình, trở thành những người độc lập, không chịu ràng buộc trong những quy định khắt khe như trước đây Đây cũng là một bước tiến khá mới mẻ trong văn chương
của các cây bút nữ
1.2 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong bối cảnh văn xuôi đương đại
“Truy ện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng
k ịp thời trong đời sống Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn
xu ất sắc của mình” [14, 134]
Trải qua bao thăng trầm, lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn Thế kỷ XX truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ
những thập niên đầu thế kỷ XXvới sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Huy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài,
…Từ sau cánh mạng tháng Tám truyện ngắn vẫn tiếp nối với tên tuổi: Trần Đăng, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, … Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá đời
sống xã hội Nhất là 1986 trở đi, truyện ngắn làthể loại khởi sắc vào bậc nhất trên văn đàn, nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng, nhiều
cuộc hội thảo đã được mở ra với nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi Điều này
chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất.Nguy ễn Huy Thiệp đã từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học.
Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu
Trang 33với Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận Mỗi nhà văn một bút
pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi
“bội thu”, “thăng hoa”, “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó cho thấy truyện ngắn
đã được đổi mới
Bước vào thời kì đổi mới khi hiện thực cuộc sống thay đổi, khi tư duy nghệ thuậtcũng dân chủ hơn thì biên độ của hiện thực ngày càng được mở
rộng Đókhông chỉ là hiện thực về đời sống chiến tranh được miêu tả dưới cái nhìnmới mà còn là hiện thực về số phận của một cá nhân, một gia đình, một dònghọ sau những tổn thất to lớn trong chiến tranh, hay là hiện thực cuộc
sốngtrong thời kì khủng hoảng, bế tắc của xã hội “Cuộc sống được phản ánh
vàotrong tác ph ẩm không chỉ là cái phần anh hùng cao cả mà còn thấm thía
n ỗibuồn của con người phần hậu chiến, là cuộc sống với tất cả cái sôi độngquyết liệt của cuộc đấu tranh cũng như cái đời thường vừa nhân hậu ấm áp,v ừa nhếch nhác lấm lem” [20, 12] Sự thay đổi trong quan niệm về hiện
thựcnhư vậy giúp nhà văn phản ánh cuộc sống một cách toàn vẹn hơn, chân
thựchơn Văn xuôi vượt qua tình trạng bị lệ thuộc vào đề tài, vào một cái nhìn đãđịnh trước để mở ra khả năng phong phú vô tận trong việc khám phá và
thểhiện đời sống Nhà văn cũng có thể đi đến những miền khuất, những mặt tráicủa đời sống, đến với chiều sâu tâm tưởng, tâm linh của con người
Nhữngnơi mà trước đây trong chiến tranh họ ít có điều kiện để khai vỡ
Sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội bấy giờ là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn đi sâu vào khám phá Ngòi bút của các nhà văn lúc này bắt đầu có sự
dịch chuyển, thay đổi cách nhìn nhận trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt chú ý nhất là thay đổi quan niệm nhìn nhận về con người, đây là một bước
chuyển quan trọng cho truyện ngắn Văn học không còn hô hào, nói về cái lớn
lao mà đào sâu vào cái “Tôi”, cái lẩn khuất bên trong được khui mở
Trang 34Nguyễn Minh Châu, người từ trong cuộc chiến đi ra, một trong những tác giả tiên phong thay đổi cách nhìn nhận về con người Ông không còn nhìn con người một chiều mà nhìn con người trong nhiều mối quan hệ bộn bề phức
tạp: Con người tự thú, con người thức tỉnh, con người sám hối Con người
luôn khát khao vươn tới cái chân - thiện - mỹ, tiêu biểu: Người đàn bà trên
Nhắc tới văn học đương đại không quên nhắc đến tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp, một cây bút độc đáo, một hiện tượng văn học đã làm “vang bóng một
th ời”, đến nay ông vẫn được bình chọn là người viết truyện ngắn xuất sắc
nhất Với giọng văn sắc lạnh, gai góc, xương xẩu đến tàn nhẫn, nhà văn đã
xới tung những mảng tối, những góc khuất của cuộc đời và xã hội Nguyễn Huy Thiệp trăn trở nhiều về đời tư và thế sự, tình yêu và thù hận, sự sống và cái chết, nhưng bao giờ cũng để ngõ kết thúc Chính vì vậy nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn sống trong ốc đảo cô đơn, đau khổ đến tột cùng, đến bất tận, đó là cách thể hiện độc đáo con người trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Ngoài việc đổi mới nội dung các nhà văn còn làm mới hình thức nghệ thuật bằng cách chuyển từ ngôn ngữ một giọng sang ngôn ngữ đối thoại, nhiều giọng, có sự tác động, hòa trộn giữa ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người
kể, ngôn ngữ nhân vật Thêm vào đó, truyện ngắn đương đại tạo ra sức hấp
dẫn, tính bất ngờ, ấn tượng đều do đi lệch kiểu kết thúc có hậu, tạo ra các kiểu
kết thúc mới: Loại truyện kết thúc có nhiều đoạn kết, loại truyện kết thúc để
ngõ: Hiu hiu gió b ấc, Biển người mênh mông, … của Nguyễn Ngọc Tư,
Nguyễn Minh Châu Loại truyện kết thúc đối nghịch như Tướng về hưu của
Nguyễn Huy Thiệp,v.v…
Trang 35Trong dàn hợp xướng nhiều âm sắc với các thế hệ nhà văn sáng tác truyện ngắn, bên cạnh các cây bút nam đã được bạn đọc biết đến như: Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, … thì sự xuất hiện đông đảo của các cây bút nữ trong văn xuôi thời kì đổi mới đã tạo nên dấu ấn đậm nét trên văn đàn với những gương mặt tiêu biểu như: Dạ Ngân, Phạm Thị Hoài, Y Ban, Võ Thị Hảo, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh,
Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư… Nhiều tác phẩm của các nhà văn nữ đã
có giải thưởng cao trong các cuộc thi truyện ngắn Sự phá cách về phương
diện nội dung và hình thức nghệ thuật của các cây bút nữ đã tạo nên sắc màu
mới cho truyện ngắn, trước hết được thể hiện ở sự phong phú đa dạng trong phong cách và sự thể hiện độc đáo về con người Ở đó vừa có cái chung của
thời đại vừa có cái riêng, cái cá biệt của mỗi tác giả trong cảm thụ cuộc sống,
tạo ra lối đi riêng trên con đường sáng tạo nghệ thuật Và sự xuất hiện đông đảo các cây bút nữ đã cho chúng ta thấy ở họ sự cống hiến hết mình trong sự nghiệp sáng tác văn chương
Trong các cây bút nữ trẻ cái tên Nguyễn Ngọc Tư đã trở nên khá quen thuộc với công chúng độc giả yêu văn học Nguyễn Ngọc Tư nổi bật lên trong năm 2005 - 2006, được xem là năm “chấn động” trong văn học, đặc biệt thể
loại truyện ngắn Truyện của chị đã mang đến một “hơi gió mát” (chữ dùng
của nhà văn Nguyên Ngọc) cho văn xuôi đương đại Xu hướng các nhà văn đi sâu khai thác mảng hiện thực đang bày ra trước mắt, một hiện thực đang được rung chuông báo động, ở đó đầy những va chạm, bụi bặm và ngột ngạt của
cuộc sống đời thường Chị là cây bút trẻ đoạt nhiều giải thưởng cao trong các
giải thưởng thường kỳ cũng như trong các cuộc thi viết truyện ngắn do các đơn vị có uy tín trong và ngoài nước tổ chức Nhiều tác phẩm của Nguyễn
Ngọc Tư đã được in ấn với số lượng lớn, được tái bản, đặc biệt số lượng tái
bản tập truyện Cánh đồng bất tận đã lên tới hàng vạn bản Trong dòng chảy
Trang 36chung của văn xuôi đương đại Nguyễn Ngọc Tư đã tìm cho mình một lối đi riêng, một phong cách riêng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc
Truyện ngắn của chị chính là bức tranh đời sống và tâm hồn củacon người Nam Bộ, là địa hạt mà chị chứng tỏ được khả năng bao quát và phát
hiệnnhững góc khuất, những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng hệ trọng đối với đờisống con người Và cũng như đa số các tác giả đồng bằng sông
Cửu Long khác,tính cách Nam Bộ chính là bản chất của các nhân vật của chị,
đó là mẫu người lạcquan, yêu đời, hành hiệp trượng nghĩa, nhân hậu, ân tình Nhân vật hiện lên với đời sống tinh thần phongphú, một nội tâm tinh tế Thậm chí ở một vài truyện, Nguyễn Ngọc Tư đã làm nổibật được xung đột khốc liệt
giữa cái thiện và cái ác, cái cao thượng và cái thấp hèntrong nội tâm mỗi nhân
vật (tiêu biểu là Cánh đồng bất tận)
Sức hút lớn nhất và cũng là bước ngoặt khá quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chính là sự xuất hiện của tập truyện ngắn Cánh
đồng bất tận, và ngay lập tức chị gây được tiếng vang lớn Tác phẩm đã làm
xôn xao dư luận trong một thời gian dài với những luồng ý kiến trái chiều khen có, chê có Tuy nhiên, tài năng của chị vẫn được khẳng định Với tác
phẩm này Nguyễn Ngọc Tư gần như lột xác trong việc miêu tả hiện thực cuộc
sống của những con người vùng sông nước Nam Bộ Nếu trước đây, chị miêu
tả bằng một giọng văn nhẹ nhàng, chậm rãi thì giờ đây, với giọng điệu táo
bạo, Nguyễn Ngọc Tư đã vẽ nên một mảng tối, một sự thật nghiệt ngã đang chìm khuất trong bức tranh vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long Môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, con người phải chống chọi với khó khăn
chồng chất đã làm cho nhân tính bị méo mó biến dạng, con người sống với nhau nhưng thờ ơ, vô cảm, con người trở nên lạnh lùng hơn Ở đó sự cô đơn,
lạc lõng của con người được đẩy tới tận cùng trước sông nước, trời đất bao la,
vô tận Truyện thấm thía, sâu sắc với cái kết thấm đượm tình nhân văn cao cả
Trang 37Vì vậy, từ nông thôn đến thành thị, từ trí thức đến dân cày, từ già đến trẻ… nhiều người mua sách vì họ “bắt được sóng” (chữ dùng của Hữu Thỉnh) từ
trái tim và tài năng của chị
Tên tuổi chị đã được khẳng định trên văn đàn nhưng không vì thế mà
chị dừng lại ở đó, cuộc đời luôn là những hành trình tìm kiếm không mệt mỏi
Chị không ngừng tìm tòi, thể nghiệm và cho ra các tác phẩm như: Gió lẻvà
chín câu chuyện khác (2008), Khói trời lộng lẫy (2010), qua các tác phẩm
này ta đã thấy một hướng đi mới của chị, chị đã luôn dự cảm sự hư vô cho
một kiếp người, giữa sự tròn trịa hay khuyết thiếu của tình người Đây cũng là
những tác phẩm rất có giá trị và mang tính nhân văn sâu sắc
Song điều đáng quý và cũng là điều làm nên đặc sắc truyện
ngắnNguyễn Ngọc Tư chính là việc chị đã thể hiện được cá tính và bản lĩnh Nam Bộtrong sáng tác của mình Chị đã sử dụng một cách thuần thục và điêu luyện ngônngữ Nam Bộ, đã khai phá tận cùng, quyết liệt những giá trị văn hoá đặc trưng củavùng đất “chín rồng” Có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư đã có công nâng ngônngữ Nam Bộ lên tầm cao của ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ văn học với những nétđẹp đơn sơ nhưng lộng lẫy đến bất ngờ Nhìn từ phương diện nghệ thuật, NguyễnNgọc Tư đã sử dụng ngôn từ của phương
ngữ Nam Bộ khá thành công, theo kiểuphản ánh sinh động thực tại bằng cách dùng chất liệu ngôn từ của thực tại cần phảnánh Có thể thấy ngôn từ trong
hầu hết truyện ngắn của chị, từ ngôn ngữ dẫnchuyện đến ngôn ngữ nhân vật,
nhất là ngôn ngữ nhân vật đều khá thuần chất NamBộ Số lượng từ ngữ Nam
Bộ được sử dụng trongtruyện ngắn của chị là khá lớn và chính đặc điểm này
đã tạo cho truyện ngắn củachị một văn phong riêng biệt mang đậm dấu ấn cá nhân
Xét trên bình diện lịch đại, Nguyễn Ngọc Tư là một trong số những nhà văntrẻ ít ỏi còn tiếp nối và lưu giữ được hồn cốt Nam Bộ của các nhà văn cha
Trang 38ông từđầu thế kỉ XX Đó là sự tiếp nối văn phong của Sơn Nam,truyện
ngắnNguyễn Ngọc Tưnhắc tớihàng trăm địadanh của khu vực đồng bằng sông
Cửu Long hết sức gần gũi, thân thương - gợi lênhình ảnh một nông thôn Nam
Bộ thuần phác, dân dã, với những con người nhân hậu nhưng cũng rất nghĩa khí,ngang tàng
Nguyễn Ngọc Tư từ khi xuất hiện cho đến nay vẫn được xếp vào đội ngũnhững nhà văn trẻ, những người mang trên vai trọng trách làm rạng danh cho nềnvăn học nước nhà, những người đủ tài và lực để mang đến những
luồng gió mới chovăn chương trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật Bằng nhữngtruyện ngắn dung dị về đề tài nông thôn, thân phận và đời sống tình cảm của ngườinông dân Nam Bộ thời hiện đại, chị đã đóng góp cho khuynh hướng văn học hiệnthực một cái nhìn hồn hậu, với lối viết chân tình, thẳng thắn nhưng lại cũng rất hồnnhiên và nhẹ nhàng Xin mượn lời của nhà văn Dạ Ngân để làmsáng rõ thêm những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tưở
địa hạt truyện ngắn: “NguyễnNgọc Tư giỏi ở chỗ cái tưởng không có gì mà
Tư cũng viết được, lại viết rất códuyên, rất nhân hậu Đọc cái nào xong cũng
ph ải nhoẻn cười sung sướng, sungsướng mà lại ứa nước mắt, thấy nước mắt
c ủa mình cũng trong trẻo và đẹp đẽ, ấylà cái đáng giá mà Tư cho người đọc hôm nay” [24]
Có thể nói Nguyễn Ngọc Tư chưa đi khỏi vùng đất Nam Bộ, song truyện của chị đã vượt qua địa hạt vùng miền, đến với bạn đọc trong cả nước
và một số nước ngoài Số lượng tác phẩm chưa đồ sộ nhưng chị vừa gõ tay vào cánh cửa văn học ngay lập tức có tiếng vang, có chị văn học Nam bộ
được biết đến nhiều hơn
Đến đây ta có thể khẳng định đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ đối với dòng văn học Nam Bộ nói riêng mà còn có thể thấy được vị trí của Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn học đương đại nói chung Như vậy, bằng bản
Trang 39lĩnh của mình chị đã sớm khẳng định được vị trí, phong cách để trở thành gương mặt sáng giá và triển vọng trong đội ngũ các nhà văn đương đại Hơn
nữa sự xuất hiện của chị đã góp thêm một lần nữa khẳng định được cái độc đáo, cái xuất sắc, cái tinh túy của bản sắc truyền thống dân tộc bởi chính tình đời, tình người cứ luôn lấp lánh và sáng rực trong từng trang văn
Trang 40CHƯƠNG 2 THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ NHÌN TỪ QUAN HỆ
XÃ H ỘI VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
Vấn đề thân phận con người (trong văn học), đặc biệt là thân phận người phụ nữ là vấn đề không mới và đã được nhiều nhà văn quan tâm tập trung thể hiện Nhưng đến với Nguyễn Ngọc Tư, vấn đề này lại hiện lên dưới góc nhìn đầy mới lạ, không mạnh mẽ, sắc nhọn nhưng thân phận người phụ
nữ trong truyện ngắn của chị đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng
mỗi độc giả Đặc biệt là người phụ nữ nhìn từ góc độ quan hệ xã hội và đời
sống gia đình
2.1 Thân ph ận người phụ nữ nhìn từ quan hệ xã hội
2.1.1 Người phụ nữ - nạn nhân của sự nghèo đói, thiếu hiểu biết
Trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, người phụ nữ xuất hiện
với tần số dày đặc, nhưng trong số họ ít ai được hưởng hồng phúc trọn vẹn
Đa phần họ phải chịu số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc đời Trong đó người phụ nữ là nạn nhân của sự nghèo đói và thiếu hiểu biết đã để lại những trang viết thấm thía và cảm động hơn bao giờ hết
Vì nghèo đói, con người sẵn sàng rũ bỏ tổ ấm ra đi tìm hạnh phúc mới
Đó là người phụ nữ tham vàng bỏ ngãi chạy theo vật chất tầm thường mà phụ
nghĩa như chị Ái trong Một mối tình, vì những áo đỏ, guốc cao, vì suy nghĩ
sống với nhau nếu chỉ có “Thương thôi thì được cái gì Chị không hợp cái
c ảnh nhà nầy, thầy Thành nói vậy Nghe kể chuyện trên đó rồi, chị thấy sống
ở đây chán thiệt, chán thí mồ đi” [38,130] Và chị bỏ chồng con đi theo trai
Những người phụ nữ mười tám đôi mươi đua nhau lên thành phố để đổi đời Họ muốn hít thở không khí thành phố và muốn thay đổi cuộc sống nhàm chán, buồn bã ở nông thôn Song trình độ chuyên môn không có, vốn
liếng chỉ có cái thân này nhưng kiên quyết bám trụ ở thành phố Để rồi bị
đánh “Bị người ta đổ keo dán sắt vào cửa mình” Ngọc Tư để cho nhân vật tự