Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

140 1.4K 14
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 8 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Đóng góp của luận văn 9 NỘI DUNG 10 Chương 1- Phong cách và những nhân tô tác động đến sự hình thành phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 1.1. Phong cách 10 1.1.1. Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách 10 1.1.2. Nguồn gốc và khái niệm phong cách 11 1.1.2.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu Nga 12 1.1.2.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam 15 1.1.2.3. Khái niệm phong cách của người viết luận văn 17 1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 18 1.2.1 Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nhà văn 18 1.2.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách NNT 13 1.2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và văn học những năm cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI 19 1.2.2.2. Hoàn cảnh gia đình và môi trường sống của Nguyễn Ngọc Tư 20 1.2.2.3. Tính cách con người Nguyễn Ngọc Tư 22 1.2.2.4. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư 23 Chương 2 - Đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 2.1. Khái niệm cốt truyện 27 2.2. Đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 28 2.2.1. Cốt truyện truyền thống 28 2.2.2. Cốt truyện phi truyền thống 35 2.2.2.1. Truyện kể về những chuyện đời thường vặt vãnh 39 2.2.2.2. Truyện thể hiện chiều sâu cảm xúc, tâm lý nhân vật 43 2.3. Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn NNT 48 2.3.1. Chọn lọc chi tiết đặc sắc 49 2.3.1.1. Những chi tiết ám ảnh 50 2.3.1.2. Những chi tiết dự báo 53 2.3.2. Mở đầu ấn tượng 56 2.3.2.1. Mở đầu đơn giản, thú vị, hóm hỉnh ……………………………………………………………… 57 2.3.2.2. Mở đầu bằng cảnh thiên nhiên 59 2.3.3. Kết thúc độc đáo 60 2.3.3.1. Kết thúc bất ngờ với thủ pháp che giấu và nhận ra 61 2 2.3.3.2. Kết thúc thường bi kịch, gợi nhiều day dứt nhưng không bi lụy 64 2.3.3.3. Kết thúc mở, gợi nhiều suy tưởng 66 Chương 3 - Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 3.1. Khái niệm nhân vật 69 3.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 70 3.2.1. Những mảnh đời nghèo khó, lang bạt vì gánh nặng áo cơm 70 3.2.1.1. Những người nông dân lao động nghèo 70 3.2.1.2. Những người nghệ sĩ long đong, chìm nổi 72 3.2.2. Những con người cô đơn, trốn tránh hiện tại, hay suy tư, hồi tưởng về quá khứ 74 3.2.3. Những con người có số phận bi kịch 76 3.2.3.1. Những con người mang chấn thương tinh thần 76 3.2.3.2. Những con người chịu nhiều thua thiệt, ở hiền không gặp lành 80 3.2.3.3. Những con người là nạn nhân của sự nghèo đói, dốt nát, mê muội tầm thường, mang tính bản năng 81 3.2.4. Những con người mang phẩm chất tốt đẹp của người Nam Bộ và người lao động nói chung 82 3.2.4.1. Những con người đầy tính thiện 82 3.2.4.2. Những con người không nguôi khát vọng về tình yêu và sự sống…… …85 3.3. Một số biện pháp nghệ thuật khắc họa nhân vật 86 3.3.1. Cách đặt tên nhân vật 87 3.3.2. Một số biện pháp nghệ thuật khác 89 3.3.2.1. Đối thoại 89 3.3.2.2. Độc thoại nội tâm …92 3.3.2.3. Xây dựng tình huống………………………………………………………94 3.3.2.4. Bàn luận, triết lí 96 Chương 4 - Ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 4.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 98 4.1.1. Ngôn ngữ “đặc sệt” Nam Bộ 98 4.1.1.1. Nhiều phương ngữ Nam Bộ 99 4.1.1.2. Cách diễn đạt Nam Bộ 102 4.1.1.3. Nhiều địa danh gợi đặc trưng miền sông nước Nam Bộ 103 4.1.2. Sử dụng nhiều lối so sánh, ví von độc đáo 105 4.1.3. Sử dụng nhiều từ láy, từ ngữ tạo hình biểu cảm, giàu chất thơ 106 4.1.4. Sử dụng nhiều kiểu câu văn có cấu trúc độc đáo 108 4.1.4.1. Kiểu câu bắt đầu bằng từ “Và”/ “Mà” 108 4.1.4.2. Kiểu câu đặc biệt 110 4.1.4.3.Kiểu câu có thành phần phụ chú………………………………………………….………………….113 4.1.4.4. Kiểu câu bỏ lửng với dấu ba chấm và câu hỏi tu từ…………………… 114 4.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 117 4.2.1. Khái niệm giọng điệu 117 4.2.2. Giọng điệu trần thuật đa thanh trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 119 3 4.2.2.1. Giọng điệu trong trẻo, hồn hậu 120 4.2.2.2. Giọng điệu cảm thương, trách giận 122 4.2.2.3. Giọng điệu dí dỏm, hài hước 126 4.2.2.4. Giọng điệu mỉa mai, nghiệt ngã, phẫn uất 129 KẾT LUẬN 133 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Phong cách nghệ thuật của một tác giả là một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng trong nghiên cứu văn học. Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc. Đó là lí do vì sao người viết lại chọn phong cách như một phương diện chủ yếu để nghiên cứu, tìm hiểu các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. 1.2. Đời sống văn học đương đại đang có nhiều chuyển biến mau lẹ và hứa hẹn nhiều thành tựu. Văn hóa đọc đang dần trở lại. Ở lĩnh vực văn xuôi nghệ thuật, truyện ngắn và tản văn đang ngày càng được chú ý và là những thể loại phát triển mạnh nhất của văn học đương đại. Đó cũng chính là thế mạnh và sở trường của Nguyễn Ngọc Tư. Vì thế chúng tôi chọn và đi sâu tìm hiểu về phong cách truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư - một thể loại mà chị đã đạt được nhiều giải thưởng. 1.3. Tuy mới xuất hiện trên văn đàn khoảng hơn 10 năm trở lại đây nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành một hiện tượng, một cây bút best-seller. Cùng với một loạt những nhà văn khác như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Hoàng Diệu… Nguyễn Ngọc Tư đã mang một luồng gió mới thổi vào đời sống văn học Việt Nam cùng cơn sốt Cánh đồng bất tận. Bắt đầu từ năm 2000, khi được trao giải Nhất - Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, và sau đó được trao giải B của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001 với tập truyện Ngọn đèn không tắt; đặc biệt, với tác phẩm gây tiếng vang lớn - Cánh đồng bất tận năm 2005 (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2006), Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được nhiều chú ý trong dư luận cả trong và ngoài giới văn chương. Những bài viết về chị khá đa dạng và phong phú. Có thể kể ra các loại bài viết chủ yếu sau: 5 1- Những bài ghi chép, phỏng vấn, trò chuyện với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trên các báo và tạp chí, mang tính chất đánh giá, nhận xét về con người và con đường sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư: - Trần Hoàng Thiên Kim (ngày 10/05/2004), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Quả sầu riêng của trời””, Báo Hà Nội Mới. - Hiền Hòa (ngày 21/01/2004), “Nguyễn Ngọc Tư: “Tôi không muốn ngủ quên vì giải thưởng””, http://www.vnexpress.net. - Nhã Vân (ngày 02/08/2004), “Đem chuyện phòng the ra viết, hổng dám đâu!”, Báo Người Lao Động (http://www.nld.com.vn). - Thanh Vân (ngày 23/05/2005), “Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Tư”, http://evan.vnexpress.net. - Thanh Vân (ngày 27/09/2005), “Nguyễn Ngọc Tư thử “'xen canh” trên đất của mình”, http://evan.vnexpress.net . - Từ Nữ (ngày 06/10/2005), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Nhiều khi thấy ngạc nhiên về mình””, Báo Giáo Dục và Thời Đại. - Phong Điệp (ngày 4/11/2005), “Nguyễn Ngọc Tư: “Tôi viết trong nỗi im lặng””, Báo Văn Nghệ Trẻ. - Minh Thi (ngày 01/12/2005), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: "Tôi cho nhân vật nhiều con đường để đi ””, Báo Lao Động. - Lam Điền (ngày 04/12/2005), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Đánh “ùm” một tiếng mà thôi”!, Báo Tuổi Trẻ. - Nguyễn Tiến Hưng (ngày 21/01/2006), “Nguyễn Ngọc Tư: Cô đơn lên dốc”, Báo Tiền Phong. - Trần Hoàng Thiên Kim (ngày 31/01/2006), “Nguyễn Ngọc Tư: Nhón chân hái trái ở cành quá cao!”, Báo Tiền phong. - Phương Quyên (ngày 05/02/2006), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Tôi là đứa ham chơi!”, Báo Người lao động (http://www.nld.com.vn). 6 Các bài viết này chủ yếu ghi chép những lời trò chuyện, tâm sự của Nguyễn Ngọc Tư qua các cuộc tiếp xúc, phỏng vấn. Nội dung thường là quan niệm viết văn, cuộc sống hiện tại, dự định tương lai, một số vấn đề xoay quanh tác phẩm… - Quang Vinh (ngày 09/03/2004), “Nguyễn Ngọc Tư: Nhà văn của xóm rau bèo”, Báo Tuổi Trẻ. - Theo Văn nghệ Trẻ (ngày 22/04/2004), “Nhà văn Dạ Ngân: Nguyễn Ngọc Tư - Điềm đạm mà thấu đáo”, Báo Tuổi Trẻ. - Nguyễn Hữu Quý (ngày 15/11/2005), “Nhìn lại tình hình sáng tác văn học trong năm 2005”, Báo Công An Nhân Dân. - Phạm Xuân Nguyên (ngày 03/12/2005), “Dữ dội và nhân tình”, Báo Tuổi Trẻ. - Huỳnh Kim (ngày 25/12/2005), “Gặp Nguyễn Ngọc Tư”, Báo Cần Thơ. - Cẩm Lệ (2006), “Nguyễn Ngọc Tư: Hạnh phúc phía sau trang viết”, Báo Phụ nữ TP.HCM Xuân 2006. - Đình Khôi - V. Quỳnh (ngày 19/10/2008), “Văn Nguyễn Ngọc Tư - Số lượng hay chất lượng?”, http://www.thethaovanhoa.vn. Những bài viết này thiên về đánh giá cao những thành công đã đạt được của Nguyễn Ngọc Tư trên con đường sáng tác và nêu lên một vài cảm nhận về tính cách, cá tính con người Nguyễn Ngọc Tư ngoài đời cũng như trong văn chương. 2- Những bài phân tích, đánh giá, phát hiện những nét đặc sắc trong các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư: - Trần Hữu Dũng (Tháng 2/2004), “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền nam”, Tạp chí Diễn Đàn. - Minh Thi (ngày 11/04/2004), “Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt của tâm trạng”, Báo Lao Động. - Minh Phương (ngày 31/05/2004), “Đọc sách: ”Nước chảy mây trôi” - tập truyện ngắn và ký mới của Nguyễn Ngọc Tư”, Báo Nhân Dân. - Nguyễn Quang Sáng (25/11/2005), “Nỗi nhớ qua Cánh đồng bất tận”, Báo Tuổi Trẻ. 7 - Đỗ Hồng Ngọc (ngày 30/11/2000), “Tiếng thở dài với Cánh đồng bất tận”, Báo Tuổi trẻ. - X.T (ngày 13/12/2005), “Cánh đồng bất tận”, Báo Sài Gòn Tiếp Thị. - Hạ Anh (ngày 19/01/2006), “Đọc Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư: Nguyễn Ngọc Tư - Quen mà lạ”, Báo Thanh Niên. - Thanh Vân (ngày 07/02/2006), “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư”, http://evan.vnexpress.net. - Đặng Anh Đào (ngày 27/09/2008), “Nguyễn Ngọc Tư - một miền hoang dã”, Báo Văn nghệ, số (39), tr. 9. - Phạm Thái Lê (ngày 27/09/2008), “Nỗi đau vật lộn làm người”, Báo Văn nghệ, số (39), tr. 9. Những bài viết này chủ yếu đi sâu phân tích những thành công nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư ở một vài tác phẩm tiêu biểu cả thể loại truyện ngắn và tản văn, trên một số phương diện: ngôn ngữ, giọng điệu, nội dung chủ đề… Tuy nhiên những bài viết này mới chỉ là những cảm nhận ban đầu mà chưa đi sâu xem xét một cách cụ thể, chi tiết. 3- Các công trình nghiên cứu khoa học, chủ yếu là những luận văn thạc sĩ, nghiên cứu về nhiều phương diện xung quanh những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư: - Nguyễn Thị Kiều Oanh (2006), Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Phạm Thị Thùy Dương (2006), Tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Phạm Thị Thái Lê (2007), Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Bùi Thị Nga (2008), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 8 Những công trình này phần lớn đều khai thác một cách quy mô, công phu, có hệ thống về một vài phương diện như: thế giới nghệ thuật, thi pháp, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ thuật tự sự… trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu riêng về phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thì hầu như chưa có, mới chỉ dừng lại ở một vài phương diện nào đó mà chưa đi sâu và chưa có sự khái quát cụ thể. Với đề tài “Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, người viết mong muốn được tìm hiểu và đưa ra một số nét độc đáo, đặc sắc nhất trong phong cách truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, con đường hình thành phong cách của nhà văn này như một định hướng nhằm cảm hiểu và đánh giá các tác phẩm của chị. 2. Mục đích nghiên cứu - Chỉ ra được những nét đặc sắc tạo nên phong cách truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ở các phương diện: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu… - Từ việc làm rõ phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, góp phần ghi nhận những đóng góp của tác giả này trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích một số phương diện nổi bật trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư qua những tập truyện tiêu biểu. - Làm rõ những nét đặc sắc trong phong cách truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong sự so sánh với các cây bút Nam Bộ và các nhà văn trẻ khác. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: * Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư gồm 8 tập truyện: 1- Ngọn đèn không tắt (Tập truyện, NXB Trẻ - 2000) 2- Ông ngoại (Tập truyện thiếu nhi, NXB Trẻ - 2001) 3- Biển người mênh mông (Tập truyện, NXB Kim Đồng - 2003) 4- Giao thừa (Tập truyện, NXB Trẻ - 2003) 5- Nước chảy mây trôi (Tập truyện và kí, NXB Văn nghệ TP. HCM - 2004) 6- Truỵện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tập truyện, NXB Văn hóa Sài Gòn - 2005) 9 7- Cánh đồng bất tận (Tập truyện, NXB Trẻ - 2005) 8- Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện, NXB Trẻ - 2008) * Đề tài khảo sát chủ yếu trên bốn tập truyện: 1- Giao thừa - NXB Trẻ - 2003 2- Cánh đồng bất tận - Những truyện ngắn hay và mới nhất, NXB Trẻ - 2005 3- Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - NXB Văn hóa Sài Gòn - 2005 4- Gió lẻ và 9 câu chuyện khác - NXB Trẻ - 2008 Đây là bốn tập truyện mà một số tác phẩm đặc sắc, có giá trị ở những tập truyện trước được tuyển chọn lại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phong cách sáng tác của mỗi một tác giả có thể được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau: đề tài, thể loại, kiểu nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, cái nhìn nghệ thuật, đặc điểm cốt truyện, không gian, thời gian… Ở luận văn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu ba phương diện độc đáo, đặc sắc nhất làm nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, đó là: - Đặc điểm cốt truyện - Thế giới nhân vật - Ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống - Phương pháp phân loại, thống kê - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh 6. Đóng góp của luận văn Lí giải con đường hình thành và những nét đặc sắc, độc đáo làm nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 10 NỘI DUNG Chương 1 PHONG CÁCH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 1.1. Phong cách 1.1.1. Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách Theo PGS. TS Tôn Thảo Miên (2006), “Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5, trang 75 - 86 thì phong cách là một khái niệm rộng, có nhiều định nghĩa khác nhau về phong cách, nhiều khuynh hướng khác nhau khi nghiên cứu phong cách, nhưng có thể tạm chia làm 4 khuynh hướng chính sau: - Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về phong cách - Nghiên cứu phong cách tác giả - Nghiên cứu phong cách tác phẩm - Nghiên cứu phong cách tác giả và tác phẩm Mỗi khuynh hướng này tập trung vào những vấn đề khác nhau của phong cách. Những bài nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về phong cách chủ yếu tìm hiểu những vấn đề liên quan trực tiếp đến khái niệm phong cách như: nguồn gốc và định nghĩa phong cách; phân biệt phong cách với phương pháp, phong cách với trào lưu; phong cách thời đại, phong cách khuynh hướng, phong cách dân tộc…; hoặc những vấn đề được coi là những yếu tố cấu thành nên phong cách như: phong cách cá nhân; cá tính sáng tạo của nhà văn; tài năng cá nhân; thế giới quan; bút pháp; ngôn ngữ… Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nghiên cứu phong cách, thực chất là nghiên cứu phong cách tác giả, hay nghiên cứu phong cách cá nhân nhà văn. Nghiên cứu phong cách cá nhân của một nhà văn có nghĩa là phải tìm hiểu quá trình hình thành một tài năng văn học, các chặng đường của một sự nghiệp văn học, sở trường và sở đoản [...]... nghĩa là phong cách 12 Thời cổ đại, người ta chia phong cách ra làm ba loại: thượng lưu, trung bình và hạ lưu Sự phân chia này kéo dài đến thế kỉ XIX ở Nga Thế kỉ Ánh sáng, với sự tiến bộ của các trào lưu tư tưởng và khoa học kĩ thuật, Buffon đã lấy tư tưởng để giải thích phong cách: “Chỉ có tư tưởng tạo ra cái nền phong cách và phong cách chỉ là trật tự và sự vận động mà người ta đặt vào tư tưởng”... luận: ngôn ngữ là một sự kiện phong cách và chính ngôn ngữ phải được xem xét ở phương diện phong cách Những vấn đề về phong cách như phong cách học miêu tả (đại diện là Charles Bally), phong cách học cá nhân (đại diện là L Spitzer), phong cách học chức năng-cấu trúc, phong cách học theo quan điểm tâm lí-ngôn ngữ học, phong cách học theo quan điểm xã hội-ngôn ngữ học, phong cách học siêu ngôn ngữ học hay... thống nhất” Cốt truyện không chỉ làm sáng tỏ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn thể hiện sự kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh những thành tựu của mỗi thời kì lịch sử, biểu hiện phong cách và tài năng nghệ thuật của nhà văn 2.2 Đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 2.2.1 Cốt truyện truyền thống Những truyện ngắn có cốt truyện truyền thống là những truyện ngắn có cốt truyện tiêu biểu;... cứu phong cách trên đây, tuy chưa phải là tất cả, nhưng ở các góc độ khác nhau, đã cung cấp cho ta một cách nhìn bao quát và những cách tiếp cận khác nhau trong vấn đề nghiên cứu phong cách tác giả, tác phẩm trong văn học Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu về phong cách tác giả và tác phẩm, mà cụ thể là tác giả Nguyễn Ngọc Tư với mảng truyện ngắn 1.1.2 Nguồn gốc và khái niệm phong cách. .. Lựu, Nguyễn Văn Hạnh… biên soạn; một số công trình nghiên cứu như: Một số vấn đề thi pháp học hiện đại (Trần Đình Sử), Nhà văn - tư tưởng - phong cách; Nhà văn hiện đại Việt 16 Nam, chân dung và phong cách (Nguyễn Đăng Mạnh), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Phan Ngọc) , Từ kí hiệu học đến ngôn ngữ học (Hoàng Trinh), Nhà văn Việt Nam hiện đại (Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức), Văn và người (Phong. .. khác Phong cách nghệ thuật thể hiện ở cái nhìn về con người và cuộc sống, thế giới nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu, thể loại, các thủ pháp nghệ thuật… Phong cách nghệ thuật của một nhà văn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn bản thân nhà văn 1.2 Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 1.2.1 Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách. .. sống, của cách nhìn của nhà văn đối với thế giới” [21, 144] Phong cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tư ng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” [21, 152] Thứ hai, phong cách không chỉ được hình thành dưới tác động của đối tư ng sáng tác, của tư liệu hiện thực mà còn tích cực tổ chức nên tư liệu đó… Cùng với tư tưởng chung, phong cách cũng... nhất có trong tư liệu của cuộc sống, trong đối tư ng sáng tác” [21, 155] 15 Thứ ba, phong cách được hiểu như cách biểu hiện sự khai thác hình tư ng đối với hiện thực, như cách biểu hiện sự tác động tư tưởng tình cảm… phong cách của tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện vẻ đặc thù của hình thức mà còn thể hiện cả vẻ đặc thù của những mặt nhất định của nội dung… Đặc trưng của phong cách không phải... nhằm khẳng định phong cách, đó là trở thành một nhà văn của Nam Bộ Và Nguyễn Ngọc Tư cũng đã có được những thành công bước đầu trên con đường khẳng định phong cách của mình: “Nói như vầy có vẻ hơi… tự cao, nhưng tôi thấy lúc trước tôi viết cũng có phong cách riêng lắm đó chớ Ít nhất, khi tham gia một vài cuộc thi, tác phẩm đã bị rọc phách, ban giám khảo vẫn nhận ra đấy là của Nguyễn Ngọc Tư [23] 1.2.2.2... thuật của nó”, “xác định rõ ràng những yếu tố mang phong cách và những nhân tố cấu tạo nó” Bên cạnh phong cách của tác phẩm, cần chú ý đến phong cách của khuynh hướng Từ những quan điểm khác nhau về phong cách của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học ở Nga, M.B Khravchenkô đã phát triển khái niệm về phong cách của mình như sau: Thứ nhất, phong cách biểu hiện những đặc điểm của cá tính sáng tạo của . nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 10 NỘI DUNG Chương 1 PHONG CÁCH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 1.1. Phong cách. phương diện nổi bật trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư qua những tập truyện tiêu biểu. - Làm rõ những nét đặc sắc trong phong cách truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong sự so sánh với. đặc sắc tạo nên phong cách truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ở các phương diện: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu… - Từ việc làm rõ phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, góp phần ghi

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan