Vì vậy, khi chạm vào mạch văn ngập tràn phương ngữ Nam Bộ, những hình ảnh so sách rất mộc mạc, chân thực nhưng đầy ý vị ấy, chúng tôi quyết định chọn đề tài này, cho bài tiểu luận của mì
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 3
II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ: 3
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 4
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SO SÁNH TU TỪ: 4
1 Khái niệm 4
2 Cấu tạo dạng đầy đủ 4
3 Phân loại 4
4 Ý nghĩa 6
II NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ: 6
1 Sơ lược về Nguyễn Ngọc Tư: 6
2 Vài nét về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: 6
CHƯƠNG 2: VIỆC SỬ DỤNG HÌNH ẢNH SO SÁNH TU TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 7
I ĐỐI TƯỢNG SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ: 7
II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG HÌNH ẢNH SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 9
TỔNG KẾT 10
PHỤ LỤC 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 2M Đ U Ở ĐẦU ẦU
Có lẽ do tiếp xúc khá nhiều với văn chương Trung đại – trang trọng và mĩ lệ, nên khi tìm hiểu để chọn đề tài cho bài tiểu luận này, chúng tôi ấn tượng sâu sắc bởi Nguyễn Ngọc Tư – một gái chân chất, mộc mạc và giản dị như chính tên gọi và dáng hình chị vậy
Không phải là những người con của đất rừng phương Nam, nên chúng tôi và nhiều người khác từng nghĩ rằng, nói chung, văn chương miền Nam không thể so được với sự chỉnh chu truyền thống của văn chương miền Trung, miền Bắc Nguyễn Ngọc Tư sẽ làm những người đó phải nghĩ lại Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, họ sẽ khám phá rằng nếu dùng đúng chỗ, trong tay một tác giả cẩn trọng, phương ngữ mộc mạc miền Nam, giọng điệu dân dã miền Nam hoàn toàn có khả năng cấu tạo một nhánh văn chương đặc biệt, không giống, nhưng chuẩn mực không kém những miền khác Mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư là một bữa ăn văn chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống Nên, chúng tôi ham thích thứ ngôn ngữ giản dị, duyên dáng, ngọt ngào này đến kì lạ Vì vậy, khi chạm vào mạch văn ngập tràn phương ngữ Nam Bộ, những hình ảnh so sách rất mộc mạc, chân thực nhưng đầy ý vị ấy, chúng tôi quyết định chọn đề tài này, cho bài tiểu luận của mình, như một sự thử thách bản thân với phương ngữ của một vùng đất mới thông qua Nguyễn Ngọc Tư
Trong những năm 2005 – 2009, không ít nhà văn, nhà báo, nhà phê bình nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu một cách toàn diện về các đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, hoặc phát hiện và đi sâu vào làm rõ một vấn đề nổi cộm trong truyện ngắn của chị, như “chất Nam bộ”, “thế giới biểu tượng”, , “quan niệm nghệ thuật về con người”, “các kiểu nhân vật”, “nghệ thuật trần thuật”, “các lớp từ vựng giàu sắc thái tu từ”,… Ngày càng có nhiều bài báo cũng như bài nghiên cứu về nữ tác giả này
Mặc dù vậy, chưa có một bài viết nào tập trung khai thác cách mà Nguyễn Ngọc
Tư đưa những hình ảnh so sánh vào các sáng tác của mình Hy vọng bài viết này sẽ tạo tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu về sau
Trang 3III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Trong khuôn khổ bài luận ngắn này, người viết chỉ tập trung nghiên cứu về
phương thức so sánh trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Phạm vi nghiên cứu: tập truyện ngắn Gió lẻ và 4 câu chuyện khác của nhà văn nữ
Nguyễn Ngọc Tư, do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2008
Phương pháp hệ thống – cấu trúc, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh
CH ƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN NG 1: NH NG V N Đ LIÊN ỮNG VẤN ĐỀ LIÊN ẤN ĐỀ LIÊN Ề LIÊN
QUAN Đ N Đ TÀI ẾN ĐỀ TÀI Ề LIÊN
1 Khái niệm
So sánh là đối chiếu hai đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm diễn
tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng định nói tới
2 Cấu tạo dạng đầy đủ
- Có hai vế: vế cần so sánh và vế dùng so sánh
- Có bốn thành tố cấu tạo: đối tượng so sánh; cơ sở so sánh; từ ngữ so sánh; hình ảnh so sánh; trong đó, thành tố quan trọng nhất, không thể vắng mặt là hình ảnh so sánh
“Miệng cười / như thể hoa ngâu.”
3 Phân loại
- Phân loại theo công thức so sánh:
+ A như B (như là, giống như, tựa, tựa như, dường như, …)
“Thân em như tấm lụa đào”
(Ca dao)
+ A bao nhiêu B bấy nhiêu
Cầu bao nhiêu nhịp, lòng sầu bấy nhiêu.”
(Ca dao)
Trang 4- Phân loại theo độ đầy đủ về cấu trúc:
+ So sánh có cấu trúc đầy đủ
+ So sánh tỉnh lược cấu trúc
Thiếu cơ sở so sánh:
“Công cha như núi Thái Sơn”
(Ca dao)
Thiếu từ ngữ so sánh:
“Gái thương chồng đang đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm.”
(Tục ngữ)
- Phân loại theo tương quan cụ thể – trừu tượng:
+ So sánh cụ thể cụ thể
“Quả cà chua như chiếc đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm những đêm thâu.”
(Phạm Tiến Duật, Lửa đèn)
+ So sánh cụ thể trừu tượng
“Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa bão gió”
(Xuân Quỳnh, Thơ tình cuối mùa thu)
+ So sánh trừu tượng cụ thể
“Quả bắt đầu chín lự Ngọt như nỗi nhớ nhà.”
(Anh Thơ, Tiếng chim tu hú)
+ So sánh trừu tượng trừu tượng
“Anh nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng”
(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)
Trang 5- Phân loại theo một số đề tài như:
+ Hình ảnh so sánh là những sự vật, hiện tượng trong sinh hoạt hằng ngày
+ Hình ảnh so sánh là thiên nhiên
+ Hình ảnh so sánh là sự vật, tính chất của con người
+ Hình ảnh so sánh là hiện tượng xã hội
+ Hình ảnh so sánh là sự vật tưởng tượng, phi thực
4 Ý nghĩa
Phép tu từ so sánh có vai trò chủ yếu là nhận thức So sánh ví von, hình ảnh thấm thía của phép so sánh giúp người đọc, người nghe , hiểu sâu sắc nội dung cần truyền đạt
Bên cạnh đó, so sánh còn tăng cường sức mạnh bình giá, thể hiện khả năng tạo hình, diễn cảm; nêu lên một cách tri giác mới mẻ về đối tượng
TƯ:
1 Sơ lược về Nguyễn Ngọc Tư:
Nguyễn Ngọc Tư là nữ nhà văn trẻ sinh năm 1976, quê ở Đầm Dơi, Cà Mau Bắt đầu cho ra mắt tác phẩm từ năm 2000, Nguyễn Ngọc Tư được xem như một làn gió mới của nền văn học Việt Nam
Với tâm hồn đậm chất sông nước Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư luôn đem những đề tài cũ mà mới về Miền Tây đến với độc giả bằng chất văn mộc mạc, giản dị nhưng cũng đầy sâu lắng, như chính con người chị đến với độc giả
2 Vài nét về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư:
“Văn của Nguyễn Ngọc Tư nghe như nhạc” – GS Trần Hữu Dũng Thật vậy, mỗi tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là một khúc đời trên nền nhạc dân ca Nam Bộ Giọng buồn của Nguyễn Ngọc Tư không là tiếng than vãn thì thầm của một người lớn tuổi, nhưng là một lời thốt, lửng lơ, đứt ngang, nhưng rất đủ, của một người trẻ bổng nhiên phát giác những bất hạnh của cuộc đời, mà vẫn hi vọng Văn Nguyễn Ngọc Tư là văn của lời nói Cách ngắt câu của cô là cách ngắt của âm điệu Cái tài của Nguyễn Ngọc Tư là đem những cảnh tượng rất bình thường,
Trang 6khoanh lại, biến nó thành châu báu “Cãi qua cãi lại, hai má con ngã ngửa ra, ủa, hơi đâu mà nói chuyện của người ta.” (Nhà cổ)
Hình ảnh trong thơ của Nguyễn Ngọc Tư cũng mang một nét riêng, thôn quê, mộc mạc nhưng không xuề xòa, tầm thường, mỗi hình ảnh đều có một vẻ đẹp
mĩ miều đến mê đắm ẩn chứa bên trong khiến người đọc nếu đã chạm tới nó, sẽ ngẫm hoài không thôi
CH ƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN NG 2: VI C S D NG HÌNH NH ỆC SỬ DỤNG HÌNH ẢNH Ử DỤNG HÌNH ẢNH ỤNG HÌNH ẢNH ẢNH
SO SÁNH TU T TRONG TRUY N NG N Ừ TRONG TRUYỆN NGẮN ỆC SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ẮN NGUY N NG C T ỄN NGỌC TƯ ỌC TƯ Ư
NGỌC TƯ:
Hình ảnh so sánh trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư không nhiều, nhưng đủ,
đủ nhấn tâm những thứ cần nhấn, và rất hữu ý, tinh tường Những đối tượng so sánh thường là những hình rất đỗi thân thuộc:
- Những sự vật gần gũi trong cuộc sống:
“Xa xa, đằng sau bờ lá, nhà chị ở đó, chữ nhà không bao gồm người chồng cười
hơ hơ hơ, nhà chị là đứa con đang ôm mền gối chui xuống dưới bộ ván mọt ăn lổ chỗ như cái rổ, nằm chèo queo.”
(Một chuyện hẹn hò)
- Những hiện tượng tự nhiên:
“Câu cuối cùng em hạ giọng, nghe nhẹ như một lọn gió bấc buốt qua lớp áo.”
(Của ngày đã mất)
- Những âm thanh trong cuộc sống thường nhật:
“Có thể bà cũng không biết đó là tiếng kêu của em, vì nghe như tiếng chó tru, tiếng chim đêm thảng thốt, tiếng mèo gào trong bụi cỏ…”
(Gió lẻ)
Trang 7- Những khoảng thời gian giống nhau:
“Những đêm như thế này em cũng không ngủ.”
(Ấu thơ tươi đẹp)
- Đặc điểm hình dáng của con người:
“Tôi không bao giờ muốn nhớ điều đó, nhưng đôi kính lão, dáng người héo như chỉ là da bọc lấy những đốt xương rời, mái tóc đã ngã màu bông lau chín… tất cả
những gì thuộc về tôi đều nhắc nhở, tôi đã quá già.”
(Của ngày đã mất)
- Thời gian cho một kiếp người:
“Khi em quay lại với cái áo đầm mới màu vàng chanh, bà Chín bắt đầu khóc hức
lên, chua xót, “trời đất ơi, kiếp người sao mau như nấu gói mì tôm vậy…?””
(Gió lẻ)
- Tâm trạng con người:
“Như anh Tìm Nội khi từ nhà quay trở lại, nhịp thở trong anh rất khác, như hoang mang, như thắt thẻo, và trái tim đôi khi lay lắt, lúc lại bồn chồn.”
(Gió lẻ)
- Những con vật gần gũi:
“Thằng Củi luôn miệng kể lể, nó bò lên trước, trông như con thằn lằn nằm vắt trên những tảng đá dựng.”
(Sầu trên đỉnh Puvan)
Sau quá trình khảo sát một số truyện ngắn, chúng tôi nhận thấy:
- Phần lớn các hình ảnh so sánh là những sự vật quen thuộc trong cuộc sống và những hoạt động trong sinh hoạt của con người
- Tần số xuất hiện của các hình ảnh so sánh còn lại không có sự chênh lệch nhiều
Trang 8- Truyện ngắn Gió lẻ được tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ so sánh nhất và
cũng tập trung gần như đầy đủ nhất các kiểu hình ảnh so sánh như trên
DỤNG HÌNH ẢNH SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
Có lẽ, bởi lối sáng tác giản dị, thực tế của mình đã chi phối đến việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm của chị Tư Các biện pháp nghệ thuật ước
lệ, tượng trưng hầu như vắng bóng trong các tác phẩm của chị, trái lại, so sánh lại
là biện pháp xuất hiện dày đặc nhất trong văn chương Nguyễn Ngọc Tư Nhờ những hình ảnh so sánh ấy, lối văn chương của chị rất chân thật và hóm hỉnh, tới mức, chẳng ai mảy may nghi ngờ có ngụ ý sâu cay nào đằng sau những mảng văn đầy hóm hỉnh của chị hay không Bởi vậy, những sự vật, hiện tượng vốn rất mơ hồ
và phức tạp thường thấy trong các tác phẩm của những nhà văn khác được chị đem
về, so sánh một cách rất ngồ ngộ và gần gũi với một sự vật, hiện tượng nào đó khiến nó trở nên đơn giản, dễ hiểu vô cùng
Chính sự giản dị, gần gũi kết hợp với sự sáng tạo, mới mẻ đó đã tạo nên những câu văn so sánh rất lạ, rất hay, rất cụ thể, dễ nắm bắt, dễ cảm nhận Sự giản dị trong biện pháp tu từ so sánh của Nguyễn Ngọc Tư xuất phát từ cách chọn lựa những hình ảnh so sánh đậm chất đời thường Có thể thấy, những câu văn so sánh mà chúng tôi chỉ ra trong phần Phụ lục, đều sử dụng những hình ảnh so sánh xoay quanh cuộc sống thường nhật của con người với những hình ảnh thiên nhiên như nắng, như gió, như sóng; những hình ảnh con người như đứa trẻ ngủ say, như đôi tay khô cứng của tuổi già, như sự bàng hoàng, hoang mang trong tâm trạng hay những hình ảnh của đời sống như con thằn lằn nằm vắt trên tảng đá, như dao chém ngọt, như vắt một chiếc áo ướt,…
Cái độc đáo trong nghệ thuật so sánh của Nguyễn Ngọc Tư, đó là, đem ra so sánh
những cái tưởng chừng như không thể so sánh được Đó là khi chị ví “thời gian
mềm nhũn, bời rời như cọng bún mắc mưa” trong Vết chim trời, khi cái tên “Á”
của cô gái trong Gió lẻ được chị ví “nghe như tiếng kêu thét đau đớn, như một nỗi
bàng hoàng”, khi cảnh thằng Củi của Sầu trên đỉnh Puvan đứng lóng ngóng lại
được ví “như bị nước nóng đổ đít”… Đọc các sáng tác của chị, ta sẽ còn bắt gặp
nhiều những kiểu so sánh “ngồ ngộ” như thế
Trang 9Tất cả những nét riêng đó, chúng tạo nên nét đặc sắc riêng, phong cách riêng cho truyện ngắn của chị
T NG K T ỔNG KẾT ẾN ĐỀ TÀI
Tóm lại, có thể rút ra rằng, biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư rất gần gũi nhưng cũng rất sáng tạo Gần gũi vì chị đưa vào đó hơi thở của cuộc sống đời thường; sáng tạo ở chỗ chị lấy đối tượng so sánh này gắn vào với hình ảnh so sánh kia, tưởng như không ai so sánh như vậy nhưng chúng lại không hề khập khiễng mà trở nên mới lạ trong văn chị Cùng với hệ thống phương ngữ Nam bộ, không gian văn hoá Nam bộ, giọng điệu ngọt ngào chất Nam bộ, biện pháp tu từ so sánh rất độc đáo này góp phần làm nên một văn phong rất cá tính, rất Nam bộ, rất “lạ” Nguyễn Ngọc Tư
PH L C ỤNG HÌNH ẢNH ỤNG HÌNH ẢNH
GIÓ LẺ
- Nhưng sau vài ngày, gã thấy tên cô có gì không ổn, nghe như tiếng kêu thét
đau đớn, như một nỗi bàng hoàng, và nó gợi nhớ cái lỗi bất cẩn của gã, trong khi
vết thương đã gần như lành lặn
- Nóc căn chòi em ở xù lên phơ phất, như tóc của một người vừa ngủ dậy.
- Mỗi lần qua một khúc quanh, hay khi phải phóng tầm mắt xa về phía trước, em
nhận ra nhịp tim của ông giống hệt em, máu chảy về đó rất ơ hờ, lãnh đạm, tựa
như không máu cũng chẳng sao, tim vẫn lay đúng nhịp.
- Mới thiu thỉu, vẫn nghe gió lẻ rờn trên mặt thì cô gái hét lên, nghe như một cái
tách rơi vỡ xuống nền nhà.
- Hồi sáu tuổi, có lần em lén lấy dao cạo râu của cha để tỉa lông cho con chó Lu
Lu, không ngờ vì chuyện đó mà cha mẹ cãi nhau, cha chỉ vào em, hỏi mẹ, từng từ
khít như máu rỉ qua kẽ răng, “cô lấy thằng nào mà đẻ ra cái thứ này?”
- Khi em quay lại với cái áo đầm mới màu vàng chanh, bà Chín bắt đầu khóc hức
lên, chua xót, “trời đất ơi, kiếp người sao mau như nấu gói mì tôm vậy…?”.
Trang 10- Mặt em, tay em nóng rực như sắp tươm máu ra
- Câu hỏi đầu tiên mà Dự chuẩn bị sẵn, rất đơn giản, “nhà cửa ở đâu mà đi bụi, hả
em cưng?” nhưng cô gái không trả lời Cô vẫn không có vẻ gì muốn nói Giống
như tiếng thét ở Mỹ Đức chỉ là một giấc mơ.
- Đó là câu trả lời mặn sẵng, làm rộp bỏng môi, như nước biển.
- Ba ngày nằm bệnh với Dự như bằng ba năm
- Ngày Dự đi khỏi nhà với cái đầu cạo trọc bóng, như một lời thề, “không tìm
được bà nội con không về…”
- Bắt đầu từ miệng, nụ cười bùng ra, gương mặt ông rạng rỡ, như có một hòn
than sẽ sàng cháy, làm rựng hồng lên những tro lạnh chung quanh.
- Có thể bà cũng không biết đó là tiếng kêu của em, vì nghe như tiếng chó tru,
tiếng chim đêm thảng thốt, tiếng mèo gào trong bụi cỏ…
- Khi dừng lại, vào quán nhỏ uống thứ cà phê pha bột bắp lạt nhách, nội Dự sai
một người đàn bà bưng con hải sâm ngang qua, Dự thấy lạ quá gọi vào nhìn cái
con vật lơ đãng vật vờ trong nước như một tảng rêu sẫm màu
- Tiếng khóc của bà óng suốt, đen nhức nỗi buồn, nó không lẫn màu chua xót, màu
tức giận, màu tủi hờn… Thăm thẳm Như một cái biển sâu và tối mà bà ngụp
lặn chỉ với đôi tay.
- Con Cò quỳ dưới chân em, từ tốn liếm láp đống nôn, cơm khô và cá khô Cái lưỡi
dài và mềm của nó như thấu vào lòng em đang khô rốc.
- Sáp đèn cầy nham nhở đỏ như máu đông lại, hơ trên lửa, nó sẽ chảy thành
dòng
- Vợ chồng tui đơn chiếc, nên tui cưng con nhỏ như con đẻ của mình vậy.
- Chị đã bước qua giao ước, chị yêu Những ghen hờn bắt đầu giống như xảy ra
trong một gia đình, mà gã thì không có phần trong gia đình đó.
- Ăn ngủ dầm dề với tụi lái xe tải đường dài, thứ con gái tệ hơn giẻ rách…
- Nói giống như người… có lần em cũng nghĩ tới.
Trang 11- Em cũng muốn nói với ông Buồn, em thích ông cười, những lúc đó máu chảy
trong ông thật sự giống như người sống.
- Nhưng nói-giống-người thì em cũng phải nói những lời dối, gây đau, nói để giày
vò nhau…
- Tối nay ông không ngủ lại với chị, chỉ vì bữa cơm quá đỗi đầm ấm, như một
gia đình.
- Em nghe trong anh ta đang sôi lên, máu ập vào tim như sóng, và trái tim đó
như sắp bục ra
- Như anh Tìm Nội khi từ nhà quay trở lại, nhịp thở trong anh rất khác, như
hoang mang, như thắt thẻo, và trái tim đôi khi lay lắt, lúc lại bồn chồn
- Gã nhớ những con đường như kẽ chỉ bên bờ vực, chạy ngoằn ngoèo trên những triền núi đá vôi Đôi tay người lái xe như múa.
- Hồi lái xe khách xuôi ngược cung đường đó, gã thích bấm còi xe, như những
tiếng gọi chơi vơi.
- Em nhớ cánh cổng nhà, hôm em khép lại và đi Nó không một tiếng động, êm ái
như một cú lướt.
- Ở cái chòi trong rẫy gió Mai Lâm thì không có cửa, chỉ là một cái mành may bằng bao ximăng, cứng và sột soạt suốt đêm, không phân biệt được âm thanh đó do
con Cò, gió hay của con người Nó trơ khốc như nhau.
- Rồi khi ông Buồn bước vào căn phòng trọ hẹp và ngộp thở, em bỗng phát hiện ra
âm thanh cửa cũng liên quan nhiều tới bàn tay khép cửa Nghe vẫn gọn ghẽ, nhẹ
nhàng như khi ông dập cửa xe.
- Nụ cười sẽ tắt lịm mãi trên môi ông, ý nghĩ đó vắt máu em ròng ròng như
người ta vắt một chiếc áo ướt.
ẤU THƠ TƯƠI ĐẸP
- Nếu mười ba, mười bốn tuổi mà âm mưu dập tắt một hơi thở, dù là của chó thì
cũng chẳng hợp chút nào Dường như người cha cũng đang sắp lại chuỗi suy