1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TRONG VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY

31 9K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 78,57 KB

Nội dung

Cơ sở xã hội: Chủ nghĩa hiện thực phê phán có ở Anh, Nga và cả các nước phương Đôngsau này, nhưng hình thành cơ bản và tiêu biểu nhất là ở Pháp khoảng năm 1830.Vào nửa thế kỉ XIX, tình h

Trang 1

MỤC LỤC:

I KHÁI NIỆM 3

II CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ Ý THỨC – NGUYÊN TẮC LỊCH SỬ - CỤ THỂ 4

1 Cơ sở xã hội: 4

2 Ý thức: 5

3 Nguyên tắc lịch sử 6

III NHÂN VẬT TRUNG TÂM VÀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO: 8

1 Nhân vật trung tâm 8

2 Cảm hứng chủ đạo 11

IV TÍNH CÁCH ĐIỂN HÌNH TRONG HOÀN CẢNH ĐIỂN HÌNH: 14

1 Tính chung và tính riêng của điển hình: 15

2 Mối liên hệ giữa tính cách và hoàn cảnh 18

3 Tính cách điển hình với thế giới chủ quan của nhà văn – vấn đề “nhân vật nổi loạn”: 20

V HỆ THỐNG THI PHÁP: 22

1 Kế thừa có đổi mới thi pháp lãng mạn chủ nghĩa: 22

2 Sự chân thực của chi tiết 25

3 Sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết xã hội: 28

VI TỔNG KẾT: 32

Trang 2

I KHÁI NIỆM

Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu văn học hình thành rõ rệt ở Châu Âugiữa thế kỉ XIX Thực ra chủ nghĩa hiện thực nảy sinh từ thời Phục hưng (gọi làchủ nghĩa hiện thực Phục hưng) Đến thế kỉ XIX chủ nghĩa hiện thực lên đến đỉnh

cao với bộ “Tấn trò đời” của Balzac Trong giáo trình Lí luận văn học tập 3 (Tiến trình văn học) do Phương Lựu chủ biên đã nêu rằng: “Chủ nghĩa hiện thực nếu

được hiểu theo nghĩa phương pháp sáng tác thì sẽ có nhiều dạng Đó là chủ nghĩahiện thực thời Phục hưng, chủ nghĩa hiện thực thời Khai sáng, chủ nghĩa hiện thựcthời phong kiến mạt kì Phương Đông Nhưng mãi đến thế kỉ XIX ở Tây Âu thì chủnghĩa hiện thực mới phát triển đến đỉnh cao nhất cho nên mọi người gọi là chủnghĩa hiện thực cổ điển Cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực cổ điển là phêphán nên Gorki gọi là chủ nghĩa hiện thực phê phán” Và chủ nghĩa hiện thực phêphán ở Tây Âu thế kỉ XIX đạt đến mức cổ điển về nội dung và chuẩn mực về nghệthuật

Vấn đề chủ nghĩa hiện thực vốn được rất nhiều giới nghiên cứu quan tâm, họđưa ra hàng loạt ý kiến đánh giá và không ít cuộc tranh cãi diễn ra Nhìn chung,theo nhóm đã nghiên cứu và tìm hiểu, chủ nghĩa hiện thực là một phương phápsáng tác dựa trên chất liệu hiện thực cuộc sống nhằm phản ánh một cách kháchquan hiện thực xã hội đó Đồng thời muốn thực hiện thành công phương pháp nàycác nhà văn hiện thực cần phải tuân theo các nguyên tắc mĩ học nhất định Khácvới chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa cổ điển thường bị chi phối bởi một vài nguồn

ý thức tư tưởng, chủ nghĩa hiện thực có tham vọng phải khơi nguồn ở nhiềuphương diện khác nhau và tất cả phải cuối cùng phải được kết tinh lại thành mộtnguyên tắc nhất quán là phản ánh chân thực cuộc sống ở những phương diện khácnhau của nó Do đó, đòi hòi các nhà văn hiện thực phải nhìn đời bằng chính đôi

Trang 3

mắt hiện thực, lắng nghe đời bằng trái tim thổn thức, thông qua lăng kính cảm xúccủa mình để tái hiện lại những mảng hiện thực đời sống một cách chân thực sốngđộng nhất.

II CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ Ý THỨC – NGUYÊN TẮC LỊCH SỬ -

CỤ THỂ

1 Cơ sở xã hội:

Chủ nghĩa hiện thực phê phán có ở Anh, Nga và cả các nước phương Đôngsau này, nhưng hình thành cơ bản và tiêu biểu nhất là ở Pháp khoảng năm 1830.Vào nửa thế kỉ XIX, tình hình xã hội nước Pháp có sự chuyển biến rõ rệt:

Thứ nhất, quá trình di chuyển của của giai cấp tư sản Pháp từ một lực lượng

tiến bộ chống phong kiến thành một lực lượng phản động thẳng tay đàn áp các giaicấp công nhân và nhân dân lao động

Thứ hai, quá trình chuyển biến của giai cấp công nhân Pháp từ chỗ phụ

thuộc vào giai cấp tư sản trong khối liên minh của đẳng cấp thứ ba (đẳng cấp thứ

ba bao gồm tầng lớp đại tư sản, tư sản công thương, tiểu tư sản và các tầng lớpnhân dân nghèo) chống phong kiến đã trở thành một lực lượng chính trị độc lậpchống giai cấp tư sản

Tư sản và vô sản được xem như hai giai cấp chính trong xã hội lúc bấy giờ.Giai cấp tư sản ra sức chèn ép, bóc lột nhân dân lao động, còn vô sản phần lớn làlực lượng công nhân, nông dân lao động, họ có tinh thần cách mạng cao Như Mác

và Ăngghen đã từng viết: “Giai cấp tư sản đã đem một sự bóc lột công nhiên vô sĩtrực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn giáo

và chính trị”

Trang 4

Chính những vấn đề mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp là nội dung cơ bản củaquan hệ xã hội.

2 Ý thức:

Trước đó, được chi phối bở những chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩalãng mạn tích cực tuy kết tinh những phản ứng của tầng lớp dân chủ đối với nhữngcông của xã hội tư bản, nhưng nhà văn vẫn còn đặt hy vọng qua nhiều vào nhà tưsản tốt bụng Và khi họ nhận ra những chuyển biến xã hội như vậy, nhà văn chânchính hoàn toàn thất vọng với chế độ tư bản, họ bắt đầu quay về nhìn thẳng vàothời cuộc để vạch trần những tội ác của chúng Thế nên, có thể xem điều này lànguyên nhân sâu xa nhưng căn bản để giải thích cho quá trình chuyển biến từ chủnghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực phê phán Ý thức của người văn sĩ lúcbấy giờ đã có sự thay đổi, họ thấy được những vấn đề cốt chính là những mâuthuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp Hầu hết các tác phẩm văn học đã phản ánh toàndiện hiện thực xã hội phương Tây dưới sự thống trị của giai cấp tư sản, lên án, phêphán sâu sắc xã hội phong kiến lỗi thời, xã hội tư bản bóc lột Đồng thời, thể hiệnlòng yêu thương con người, nhất là nhân dân lao động, thể hiện lòng yêu nước, yêuhòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc

Chủ nghĩa hiện thực có tham vọng phản ánh cuộc sống một cách toàn diện,cho nên nó phải khơi nguồn ở nhiều phương diện khác nhau, nhưng quy tụ lại theomột nguyên tắc nhất quán, cuối cùng để làm nổi cộm lên mâu thuẫn xã hội sâu sắc,qua đó bộc lộ những giá trị tư tưởng của từng nhà văn hiện thực đương thời

Trang 5

3 Nguyên tắc lịch sử

Với hình thái xã hội tư bản, vấn đề mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp ngàycàng trở nên gay gắt, việc sáng tác của các văn sĩ người Pháp lúc bấy giờ khôngcòn che đậy nữa mà hầu hết được trình bày một cách công khai Họ luôn nhìnthẳng vào sự thật, tránh bệnh ảo tưởng và phiến diện và tìm thấy cho được nhữngphương diện bản chất của nó Điều đó là nhờ “một trình độ tri thức nhất định vềthế giới”, kết tinh từ những thành tựu khoa học xã hội và khoa học tự nhiên lúc bấygiờ

Về mặt xã hội: Các nhà xã hội không tưởng như XanhXimông, Sáclơ, Phuriê

đã “bắt mạch” đúng đắn về mâu thuẫn và áp bức giai cấp trong xã hội tư bản Lậptrường của họ thuộc về giai cấp tư sản, nhưng luận điểm của họ là tiến bộ, là đúngđắn và vô hình trung đã vạch ra quy luật đấu tranh giai cấp như một phương diệnquan trọng trong động lực phát triển lịch sử

Về mặt sử học: Các tác phẩm của Phơrăngxoa Ghidô, Phơrăngxoa Minhê,

Chiêri đã phê phán các sử gia phong kiến quan niệm rằng chế độ phong kiến làvĩnh hằng bất biến, thắng lợi của cách mạng 1789 chỉ là ngẫu nhiên và sẽ bị đảongược Mặc dù họ chưa lí giải được một cách khoa học về vấn đề giai cấp và đâutranh giai cấp, nhưng theo họ thì sự thay đổi về quan hệ tài sản, chủ yếu là quan hệruộng đất đã đưa tới mối quan hệ giai cấp mới và sự thay đổi về thái độ, quan hệchính trị

Về mặt triết học: Tư tưởng của Phơbách (nhà triết họ nổi tiếng người Đức về

duy vật siêu hình), Ghécxen, Sécnưsépxki đã đưa chủ nghĩa duy vật lên đỉnh caochưa từng có trước chủ nghĩa Mác Đặt biệt là phép biện chứng của nhà triết họcduy tâm khách quan Hêghen, sự hệ thống hóa những kiến thức của loài người đãphát huy tác dụng to lớn đối với tư tưởng Châu Âu đương thời

Trang 6

Về khoa học tự nhiên: Với tiến hóa luận của Đácuyn, lần đầu tiên đã hình

thành một thuyết hoàn chỉnh về sự tiến hóa của các loài trong giới động vật, tạonên một bước ngoặt lớn trong khoa học, phá tan quan niệm về sự bất động, bấtbiến của các hình thái tự nhiên

Trong phép biện chứng tự nhiên, Ăngghen đã từng nói: “Tất cả cái gì trở thànhngưng đọng trở thành biến chuyển, tất cả cái gì bất động trở nên động, tất cả cái gìriêng biệt được coi như vĩnh cửu, hóa ra là quá độ, và được chứng minh rằng tất cả

tự nhiên đều chuyển động trong một dòng thác và một cơn lốc vĩnh cửu”

Tất cả các đặc điểm về tình trạng xã hội và những thành tựu về các ngànhkhoa học trên đã kết tinh thành những nguyên tắc lịch sử - cụ thể cho văn học hiệnthực phê phán phương Tây thời kì này Như Ăngghen nói: “Tất cả cái gì trở thànhngưng đọng trở thành biến chuyển, tất cả cái gì bất động trở nên động, tất cả cái gìriêng biệt được coi như vĩnh cửu, hóa ra là quá độ, và được chứng minh rằng tất cả

tự nhiên đều chuyển động trong một dòng thác và một cơn lốc vĩnh cửu”

Hai khía cạnh lịch sử và cụ thể tuy không tách rời nhau nhưng có thể phânbiệt một cách tương đối Nói “cụ thể” tức là chỉ một quan hệ xã hội với một tìnhthế mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp cụ thể Nói “lịch sử” tức là nhìn sự vật bao giờcũng thấy quá trình phát sinh, phát triển và chuyển hóa của nó Vì thế, nguyên tắclịch sử - cụ thể này đã thay thế cho nguyên tắc lí tính đã ngự trị khoa học và cảtrong văn học nghệ thuật của bao thế kỉ trước đó

Trang 7

III NHÂN VẬT TRUNG TÂM VÀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO:

1 Nhân vật trung tâm

Chủ nghĩa hiện thực phê phán đều có những nhân vật chính diện qua đó bộc

lộ cảm hứng ca ngợi của mình Qua các tác phẩm của Bandắc - nhà văn hiện thựcphê phán tiêu biểu, có thể thấy hai loại nhân vật lí tưởng: nhân vật quý tộc và nhânvật “anh hùng cộng hòa”

Trước hết là nhân vật quý tộc Bandắc có rất nhiều trang viết thể hiện sự

ngợi ca, thương cảm đối với họ Hãy lấy nhân vật Dơ Grinhông trong “Phòng trưng bày vật cổ” làm ví dụ, Bandắc ca ngợi con người quý tộc này còn giữ đạo

đức trong sạch, đối lập với đầu óc trục lợi của giai cấp tư sản Nhưng chính nhàvăn lại mượn lời nói của nhân vật khác để châm biếm, cho rằng Dơ Grindong vẫntiếp tục sống ở thế kỉ XV, trong lúc thế kỉ XIX đến với chúng ta lâu rồi! Cái nhan

đề “Phòng trưng bày vật cổ” của cuốn tiểu thuyết cũng hàm ý mỉa mai: những đồ

vật ở đây tuy cũng quý nhưng thuộc về xa xưa rồi! Như chính Ăngghen viết: “Tácphẩm vĩ đại của ông là một bài thơ ai oán không dứt về cảnh tan rã của cái xã hộithượng lưu; tất cả mọi thiện cảm của ông dành cho giai cấp đã bị đẩy tới chỗ diệtvong Nhưng mặc dù thế, lời châm biếm của ông thường không bao giờ sâu caychua chát hơn là khi ông bắt những người đàn ông và những người đàn bà quý tộc

mà ông có thiện cảm hơn cả, phải hoạt động…, ông đã nhìn thấy sự sụp đổ tất yếucủa những người quý tộc yêu quý của ông và miêu tả họ với tính cách con ngườikhông đáng được hưởng một số phận khá hơn” Có nghĩa là có sự mâu thuẫn giữa

lí trí và tình cảm ở đây Tình cảm thì yêu mến, lí trí thì mỉa mai

Loại nhân vật lí tưởng thứ hai trong tác phẩm khác của Bandắc là những

“anh hùng cộng hòa”, Ăngghen có viết “Những con người duy nhất mà ông baogiờ cũng nói về họ với lòng khâm phục không che đậy, đó là những đối thủ chính

Trang 8

trị quyết liệt nhất của ông, những người cộng hòa - những anh hùng của phố Tuviện Xanh Míri, những người năy lúc bấy giờ (1830-1836) thực tế lă đại biểu của

quảng đại quần chúng” Đó lă Misen Críchiíng trong “Vỡ mộng”, một chiến sĩ

cộng hòa đê cùng nhđn dđn chiến đấu trín câc chiến lũy trong cuộc câch mạng năm

1830, sau hy sinh ở Xanh Míri năm 1832, được Banđắc ca ngợi lă “nhă chính trịlỗi lạc” luôn luôn ước mơ “thay đổi cả bộ mặt thế giới” Bandắc thương tiếc cho

câi chết của anh đồng thời ca ngợi: “ một trong những nhđn vật cao quý nhất sinh

ra trín đất Phâp”, “ Michel chết vì những chủ nghĩa khâc chủa nghêi của mình, thuyết liín bang của anh đe dọa giai cấp quý tộc chđu Đu nhiều hơn lă việc tuyín truyền cho nền cộng hòa” Đó còn lă Nidơrông trong “Nông dđn”, “người cộng

hòa siíu việt, cứng rắn như thĩp, trong sạch như văng”… Nhưng Bandắc mô tả họkhông nhiều Ở đđy cũng có mđu thuẫn, nhưng theo chiều hướng ngược lại vớinhđn vật quy tộc ở trín: lí trí thì khđm phục, nhưng tình cảm không sđu nặng

Tuy nhiín, dù lă nhđn vật quý tộc hay “anh hùng cộng hòa”, cả hai loại nhđnvật năy chiếm vị trí nhỏ trong tâc phẩm của Bandắc, vă thâi độ của ông có mđuthuẫn như trín đê nói cho nín đều không trở thănh nhđn vật lí tưởng thuần vẹn củaông Chính Bandắc cũng đê từng nói: “Xđy dựng nhđn vật đức hạnh lă nan giải”.Trong trường hợp cụ hể của Bandắc, điều đó có nghĩa lă đối với ông, việc quay lạichế độ quan chủ trong quâ khứ; hay có thật sự xđy dựng được chế độ cộng hòa tốtđẹp trong tương lai hay không đều mơ hồ Chỉ có một đều rất rõ răng vă tỉnh tâo lẵng phủ nhận xê hội tư sản trước mắt Nhă nghiín cứu văn học Phâp Jean Frĩville

đê từng nói “Bandắc đê mô tả xê hội tư sản bằng một bức tranh hết sức tỉ mỉ, hết sức chđn thực, hết sức quyết liệt đến nỗi nó mang lời kết ân vă người chứng kiến trở thănh quan tòa”.

Điều đó cơ bản quyết định những nhđn vật tư sản hóa chiếm địa vị trung tđm trong sâng tâc của câc nhă văn hiện thực phí phân tiíu biểu thời kỳ năy Đó

Trang 9

là những con người cá thể vốn xuất thân từ những thành phần khác nhau (quý tộc,tiểu tư sản, v.v…), vốn có những thái độ khác nhau đối với chế độ tư bản, nhưng

một khi đã lăn mình vào xã hội đó, thì đều thấm nhuần đạo đức, và triết lí tôn thờ

“con bê vàng” Nghĩa là vì tham vọng làm giàu, vì chạy theo đồng tiền mà sẵn

sàng đạp lên tất cả mọi thứ, từ danh dự, đạo đức cho đến tư tưởng, tình cảm, và cảđời sống con người nói chung Raxtinhắc, Sáclơ, Grangđê, Vôtrin… tất cả nhữngnhân vật này đều nhiều ít, trực tiếp hoặc gián tiếp, thể hiện cái điều mà Ăngghen

đã nói là “thẳng tay cắt đứt, không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác ngoài mối lợi lạnh lùng và lối trả tiền ngay không tình nghĩa” Sáclơ trong Ơgiêni Grangđê đã ruồng bỏ Ơgiêni, mà thật ra là ruồng bỏ đến ba người:

thân nhân, ân nhân, tình thân, để theo đuổi cô gái quý tộc khác ma y tưởng nhằm làgiàu có hơn Và đây là những câu châm ngôn của Vôtrin, một tướng cướp bị tù khổ

sai vượt ngục xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Bandắc như “Lão Gôriô”, “Vỡ mộng”, “Vinh nhục của cô gái giang hồ”: đó là “Phải xông vào đám đông như

đường đạn, phải len lỏi vào nó như bệnh dịch”; “Nếu mày làm hại được ai khác, cónghĩa là mày đang sống”; nào là “Hãy nhổ toẹt vào chính kiến và lòng tin củamình, khi cần thì bán quách nó đi”; hay “Cuộc đời là một cái bếp hôi hám, nếu anhmuốn ăn ngon, thì đành chịu bẩn tay một tí, chỉ cần sau đó rửa sạch đi là được - đó

là tất cả đạo đức trong thời đại chúng ta”…

Cách mạng tư sản mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử nhân loại nhưngđồng thời cũng đặt ra những thách thức trong xã hội Đó là những kẻ tư sản mớihãnh diện với cái tấm áo mới của mình, bao trùm nó là vẻ kiêu căng, tham vọng,ích kỉ và cuồng si Loại người này chiếm số đông trong xã hội, được Bandắc phêphán trong nhiều tác phẩm Bandắc đã không chỉ phản ánh hiện thực mà còn phântích mổ xẻ từng ngõ ngách của nó Ông hiểu thấu bản chất của xã hội ấy bởi ôngcũng chính là một nạn nhân của nó, cũng khao khát gia nhập tầng lớp thượng lưu,

Trang 10

cũng tìm mọi cách kiếm tiền nhưng đều thất bại Trong xã hội ấy, quá trình tha hoácủa con người diễn ra rất nhanh chóng Cả xã hội nhảy múa trong ánh hào quangcủa kim tiền, tranh nhau lao vào để giằng xé lấy tiền bạc và quyền lực.

Lấy ví dụ là tiểu thuyết “Lão Gôriô” của Bandắc ra đời sau cách mạng tư

sản Pháp năm 1789, khi mà sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản đã khiến đồng tiềnngự trị và biến đổi sâu sắc mọi mặt của xã hội Lão Gôriô – nhân vật chính của tiểu

thuyết, sở hữu một đức tính “hào phóng vô tâm” nên rất dễ “bị lừa phỉnh”, “ lão

để nụ cười vui sướng của gã tư sản phảng phất trên môi, người ta đã phỉnh nịnh điều mà lão vốn thích” Sau khi đạt được ước mơ sống trong thế giới thượng lưu,

lão nuông chiều các cô con gái của mình với mong muốn biến họ thành quý côthuộc tầng lớp quý tộc Lão đã chấp nhận sống ở quán trọ và vét hết những xu cuốicùng cho hai cô con gái, để rồi ông chết trong sự lạnh lẽo Bi kịch của Lão Gôriô là

bi kịch của rất nhiều người trong xã hội tư bản Pháp ngày ấy Đó là những conngười với những ước mong mù quáng về một xã hội thượng lưu phù phiếm, nhữngcon người hiền lành và dễ bị lừa phỉnh sẽ bị xã hội tư bản vùi dập

2 Cảm hứng chủ đạo

M Gorki từng viết “Văn học của tất cả các thời đại, nhất là trong thời đạicàng gần với chúng ta thì thái độ phê phán, bóc trần và phủ nhận thực tại càngmạnh thêm” và nó đã trở thành quy luật phát triển của nền văn học thế giới Khi

mà giai đoạn chủ nghĩa hiện thực phát triển ở mức cao với những nhân vật phảndiện mang đầy đủ ý nghĩa phê phán mà tác giả muốn đưa ra Chính những nhân vậtphản diện đó quyết định cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực là phê phán.Ngược lại chính vì thái độ phê phán của tác giả đã thôi thúc họ tìm kiếm loại nhânvật phù hợp với thái độ phê phán đó Điều này cũng là một đặc điểm khác nhauquan trọng giữa chủ nghĩa hiện thực phê phán với chủ nghĩa hiện thực thời Phục

Trang 11

hưng chẳng hạn Phương pháp sáng tác này vẫn có những cảm hứng phê phán quacác nhân vật như Iago, Sâylốc,… nhưng chủ yếu là chan chứa một cả hứng ca ngợiqua các nhân vật mang lí tưởng nhân văn chủ nghĩa như Hămlét, Ôtenlô, Rômeo,Giuyliet…

Cùng với cảm hứng phê phán trong tác phẩm của mình, các nhà văn hiệnthực miêu tả cái ác, cái xấu và sự thắng thế của chúng, không phải là ca ngợi hay

cổ vũ mà đó là sự phê phán, tố cáo, vạch trần bộ mặt xấu xa của chúng Để chomọi người nhận thấy tác hại và tránh xa nó Đó là sự phê phán thói xa hoa trụy lạc

của giới quý tộc thượng lưu trong “Lão Gôriô” hay thói keo kiệt, hà tiện trong “Ơgiêni Grăngđê”…

Cùng là chủ nghĩa hiện thực phê phán với những nhân vật trung tâm phảndiện, nhưng vai trò và tỉ lệ của cảm hứng ca ngợi qua các nhân vật chính diện lí

tưởng là khác nhau Đọc “Chiến tranh và hòa bình” của L.Tônxtôi chúng ta không

thể nào quên được những vai chính diện như Pie Bêdukhốp luôn luôn nghĩ đến vậnmệnh quốc gia và dân tộc Nói rộng ra trong chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga,nhân vật chính, lí tưởng có một sức vang vọng mạnh mẽ Nhân vật Rakhmêtốp

trong tiểu thuyết Làm gì? Của Secnưsépxki đã có ảnh hưởng lớn lao đến các chiến

sĩ cộng sản Plêkhanốp, Đimitrốp và cả Lênin nữa Người ta đọc văn học hiện thựcphê phán Pháp thì sẽ hiểu biết nhiều hơn, nhưng đọc văn học hiện thực phê phánNga thì say mê hơn là vì vậy

Sự ảnh hưởng của văn học hiện thực phương Tây với cảm hứng chủ đạo làphê phán cũng in đậm nét ở văn học Việt Nam Điều này thể hiện ở dòng văn hiệnthực phê phán 1930 – 1945 với những cái tên như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan,Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng…

Trang 12

Nam Cao là đại biểu xuất sắc và là lá lờ đầu của chủ nghĩa nhân đạo trongtrào lưu của văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 Các sáng tác của ông trước

1945 đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của văn xuôi trên các phương diện:khả năng miêu tả và phân tích tâm lý, khả năng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật Thông qua hai đề tài chính là người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo,

Nam cao đến với chủ nghĩa hiện thực với quan niệm “nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than” Trong các tác phẩm của mình, nhân vật của Nam Cao là quy tụ của những

mảnh đời đáng thương, bất lực trước cuộc sống bế tắc Đó là lão Hạc bị cái đói dồnđến bước đường cùng và tìm đến cái chết để kết thúc chuỗi ngày đau đớn, dằn vặt

Đó là Chí Phèo bị bóp méo cả nhân hình lẫn nhân tính trên con đường tha hóa, lưumanh hóa, dần trở thành con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại Đó là văn sĩ Hộ bị gánhnặng cơm áo gạo tiền và hằng hà vô sô cái tủn mủn nhỏ nhặt hàng ngày đè bẹp lýtưởng nhân văn cao cả và hoài bão nghệ thuật chân chính của mình Đó còn là anhThứ phải từ bỏ giấc mộng lớn thời trai trẻ và kéo lê cuộc sống đơn điệu, mòn mỏi,

tù đọng ở một xó ngoại ô dở tỉnh dở quê Thông qua mỗi cuộc đời ngang trái đó,ngòi bút hiện thực của Nam Cao hiện lên sắc sảo qua tinh thần phê phán đanh thép.Ông lên án những thế lực phong kiến đã áp bức, bóc lột người dân đến tàn bạo,thẳng tay chà đạp lên nhân phẩm của họ, bóp méo cả những khát vọng, hoài bãochân chính nơi họ Mỗi cái kết của từng nhân vật như là một tiếng chửi đau xót củatác giả cho xã hội thối nát đương thời Nhưng khác với các nhà văn hiện thựcphương Tây, trong sáng tác của Nam Cao, song song với tinh thần phê phán là tinhthần nhân đạo sâu sắc Ông xót xa thương cảm trước những kiếp người thấp cổ béhọng, ông đau cùng nỗi đau của họ, lên tiếng bảo vệ cho họ Và quan trọng hơn cả

là sự nâng niu, ngợi ca những thân phận đáng thương ấy, dù có bị hoàn cảnh vùidập đến móp méo thì ở họ vẫn lóe lên những đức tính tốt, những phẩm chất sáng

Trang 13

ngời đáng trân trọng Qua đó ông muốn hướng người đọc đến cái nhìn toàn diện về

ý thức giá trị cuộc sống, về vai trò của cá nhân trong xã hội

Một đại biểu tiêu biểu khác cho văn học hiện thực Việt Nam 1930 – 1945 là

Vũ Trọng Phụng Ông không những dùng ngòi bút của mình để lên án sự mục nát,thối rữa của xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, mà cònlột tả được sự tha hóa của con người mà theo ông, đó là nguyên nhân chính dẫnđến bi kịch bế tắc Sự tha hóa đó được nhìn nhận trên toàn diện xã hội, dưới chiềusâu, qua nhiều tầng lớp, nhiều hạng người, mỗi người có một cách tha hóa khác

nhau trước thế lực đồng tiền và tham ô Qua bộ ba tiểu thuyết “Giông tố”, “Số đỏ” và “Vỡ đê”, Vũ Trọng Phụng đã dựng lại một xã hội đen tối mà trong đó con

người đối xử với nhau không hơn gì loài cầm thú Bên cạnh đó, những cây bút

khác như Nguyễn Tất Tố với tác phẩm “Tắt đèn”, Nguyễn Công Hoan với tiểu thuyết “Bước đường cùng” cùng tạo nên cái nhìn hoàn thiện cho bức tranh cuộc

sống ngột ngạt bức bí của xã hội thực dân nửa phong kiến Chính những sự phêphán đanh thép ấy tạo nên sự cộng hưởng lan tỏa trong xã hội đương thời Khôngnhững trực tiếp lên tiếng đấu tranh với các thế lực phong kiến, các tác giả hiện thựccòn tác động đến những kiếp người thấp cổ bé họng vốn là nạn nhân của xã hội bấtcông ấy, giúp họ thức tỉnh ý thức về giá trị cuộc sống, biết tự vươn lên từ vị trí thấphèn, tù túng để tự giải thoát cho bản thân

HÌNH:

Điển hình là những nét mang tính bản chất, quan trọng và nổi bật được thểhiện qua sự sáng tạo của người nghệ sĩ trong một tác phẩm Trong bức thư gửi nhàvăn Hacnet, Engels có một câu nổi tiếng: “Theo ý tôi, đã nói đến chủ nghĩa hiện

Trang 14

thực, thì ngoài sự chính xác của các chi tiết, còn phải nói đến sự thể hiện nhữngtính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình” Như vậy, vấn đề điển hình khôngchỉ gắn liền với chủ nghĩa hiện thực mà còn được thể hiện qua hai mặt: tính cáchđiển hình và hoàn cảnh điển hình.

1 Tính chung và tính riêng của điển hình:

Nhà phê bình văn học Nga Belinxki có viết: “Tính điển hình là một trongnhững dấu hiệu nổi bật của tính mới mẻ trong sáng tạo Nếu có thể thì cũng nóiđược rằng: Tính điển hình là huy chương của nhà văn Điển hình là người lạ đãquen biết” Nó không chỉ có sự hài hòa thống nhất giữa tính riêng sắc nét và tínhchung có ý nghĩa khái quát cao Mà chỉ khi nào cái riêng thật sắc nét, cái chung lạiphải thật khái quát cao và chúng thống nhất hài hòa cao độ thì lúc đó mới có điểnhình

Hình tượng nhân vật trong chủ nghĩa cổ điển nặng về cái chung, nhẹ về cáiriêng Chủ nghĩa lãng mạn lại nhấn mạnh cái riêng đến chỗ phi thường nhưng nhẹ

về mặt tiêu biểu khái quát Chủ nghĩa hiện thực đã kế thừa tổng hòa hai chủ nghĩa

đi trước và đem lại sự kết tinh mới, đó là sự tổng hợp của “văn chương ý niệm” và

sẽ làm cho nó trở nên sinh động Chính vì điều đó, mỗi nhân vật như được sắm hẳnmột vai diễn cụ thể cho riêng mình trong tác phẩm hiện thực Trong các sáng táccủa Bandắc, người đọc có thể thấy được từng con người cụ thể với từng nét riêng

Trang 15

biệt khác nhau, như nhân vật ông lão Gôriô là hiện thân cho số phận của một conngười đầy bất hạnh; hay những “nhân vật đạo đức” như Birêtô, phu nhân Graxlanh,những kẻ ăn chơi như Marxay, Raxtinhac… Bên cạnh đó, với Pushkin - người mởđường cho chủ nghĩa hiện thực của nền văn học nước Nga cũng có một “gia tài”nhân vật khá phong phú và đa dạng, họ thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội như:những người lính nơi biên ải, những viên chức nghèo, những người mugich xấu số,những “con người nhỏ bé” Mỗi người hiện lên một vẻ, không ai trùng lặp ai, đó làchàng quý tộc Onegin lịch thiệp, có học vấn nhưng sống vô lo; là nàng Tachianakín đáo, đằm thắm lãng mạn; là chàng ngốc đáng yêu Lenski thiếu thực tế, cả tin;

là Germann lạnh lùng, lý trí đến tàn nhẫn… Nhờ tính cá thể hóa, họ đều hiện ra vớinhững cá tính sinh động, từ lý lịch, dáng vẻ, đến tâm tư, hành động, ngôn ngữ, sinhđộng tới mức làm cho người đọc như đang tiếp xúc với những con người cụ thểngoài đời

Về tính chung của điển hình, cái chung là cái làm cho nhân vật “thực sự làđại biểu cho những giai cấp và những trào lưu nhất định cho thời đại của họ” (lờighi nhận của Engel), ngoài những tính cách chung của con người mà nhân vật phảimang thì họ mang tính cách, bản chất mà chỉ gia tầng, địa vị mà họ đại họ đại diệnmới có, nhân vật ấy mang tầm vóc, lí tưởng của cả giai cấp này, để chỉ cần nhìnvào đó, người ta có thể hiểu cả một bộ phận của xã hội trong một hoàn cảnh, mộtkhúc đoạn nhất định Nhưng không nên ngộ nhận tính chung của điển hình chính làtính giai cấp Vì tính giai cấp chỉ là mặt bản chất nhất chứ không phải bản chất duynhất của con người Bản chất của sự vật và con người có nhiều tầng bậc và đềuđược khái quát vào văn học nghệ thuật thông qua điển hình hóa Tính điển hìnhhóa chung giúp gom những đặc tính chung của con người về mặt bản chất, giúp họhiện lên như một bộ phận của xã hội Mặc dù có gần gũi và thống nhất với tính giaicấp, tính điển hình chung hoàn toàn không trùng khít với tính giai cấp

Ngày đăng: 08/11/2016, 14:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w