2- Sau nhiều thế kỷ, văn học Việt Nam phát triển trong “guồng máy” của hệ thống thi pháp nghiêmngặt và chặt chẽ của văn học trung đại, vào những năm 30, để đáp ứng được yêu cầu của thời
Trang 1Đôi nét về tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam
A- Mở đầu:
1- Văn học Việt Nam là một dòng chảy liên tục theo tiến trình lịch sử dân tộc Từ văn học dân gian
đến văn chương bác học (Văn học viết) đều diễn ra và phát triển theo những yêu cầu của thời đại
và lịch sử Thực tế đã chứng minh rất rõ, mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể sẽ ứng với một nền văn họchọc cụ thể nhằm phản ánh chân thực thời đại của nền văn học ấy
2- Sau nhiều thế kỷ, văn học Việt Nam phát triển trong “guồng máy” của hệ thống thi pháp nghiêmngặt và chặt chẽ của văn học trung đại, vào những năm 30, để đáp ứng được yêu cầu của thời đạicũng như lực lượng sáng tác mới, nền văn học của chúng ta đã làm một cuộc “bứt phá” chưatừng có trong lịch sử văn học dân tộc Và người ta gọi cuộc bứt phá ấy là “Văn học hiện đạihóa”
3- Nghiên cứu và tìm hiểu nền văn học hiện đại hóa cũng như tiến trình của nó, chúng ta sẽ thấyđược diện mạo và quá trình phát triển cũng như bứt phá chưa từng có trong lịch sử văn học dântộc
B- Nội dung:
I- Khái quát văn học hiện đại hóa:
1- Khái niệm văn học hiện đại hóa nhìn từ hệ thống thi pháp của văn học trung đại:
Văn học hiện đại hóa là nền văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại
Ở đây, khái niệm văn học hiện đại được hiểu theo nghĩa đối lập với tính chất và hình thái củavăn học thời phong kiến (văn học trung đại) Cụ thể như một vài đặc điểm: Văn học phản ánh vàsáng tạo thông qua một hệ thống ước lệ hết sức dày đặc, phức tạp và nghiêm ngặt, với ba tính chất:
Uyên bác, cách điệu hóa, sùng cổ và phi ngã Thời ấy, với tính chất “ Thiên nhân nhất thể”, người ta
gán cho vũ trụ đạo lý của con người và viết văn để truyền đạt đạo lý ấy…Hơn nữa, văn học trung đại
chưa có sự phân biệt thật tách bạch các thể loại, vẫn tồn tại ở dạng “văn sử triết bất phân” Nếu văn
Trang 2học truyền thống hết sức coi trọng việc “chở” đạo đức, đạo lý , thì văn học hiện đại lại thiên về trìnhbày cái đẹp, cái thẩm mỹ, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ
Vì vậy, văn học hiện đại hóa là nền văn học thoát khỏi, bứt khỏi hệ thống thi pháp văn học nóitrên Song nó không hoàn toàn “đoạn tuyệt” với văn học trung đại mà nó còn giữ lại những yếu tốtích cực, phù hợp
2- Vì sao nền văn học phải làm cuộc “ hiện đại hóa” ?
Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, ở nước ta, có một loạt cây bút đầy tài năng đã muốnvẫy vùng để thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại Có thể kể đến như Phạm Thái,Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ…là những cây bút như thế Đó
là thời đại khủng hoảng sâu sắc của hệ thống thi pháp văn học trung đại xuất hiện trên cơ sở sựkhủng hoảng sâu sắc của chế độ phong kiến Nhiều nhà thơ mong muốn bộc lộ cái tôi cá nhân củamình trong sáng tác Ví dụ như trường hợp nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài thơ Mời trầu:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Lần đầu tiên trong văn học, một nữ thi sĩ dám xưng tên mình, đó là một thể hiện của vẫyvùng, khẳng định cái tôi mãnh liệt Hồ Xuân Hương đã đem đến cho văn học Việt Nam một luồnggió mới, một nhu cầu cách tân
Nhà nghiên cứu phê bình Hoài Thanh từng viết: “Một thời đại vừa chẵn mười năm Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống…Đừng lấy một người sánh với một người Hãy sánh thời đại cùng thời đại”.
Cuộc xâm lược của thực dân Pháp vào năm 1858 đã làm cho xã hội Việt Nam biến đổi sâusắc: Biến đổi về giai cấp, văn hóa Từ đó kéo theo sự thay đổi của lực lượng sáng tác, lực lượng tiếpnhận và nhu cầu thẩm mỹ cũng khác đi
Hơn nữa, từ cuối thế kỷ XVII, chữ quốc ngữ được đưa vào Việt Nam theo con đường truyềnđạo Cho đến cuối thế kỷ XIX, nền văn học bằng chữ quốc ngữ được phát triển Mặt khác, khi ấy,một lực lượng sáng tác mới rất hùng hậu, có trình độ và tiếp thu ảnh hưởng của văn học phương Tây.Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng cho nền văn học hiện đại hóa theo yêu cầu của thời đại Để lí giải
sự ra đời của bộ phận văn học này nhiều nhà nghiên cứu đã đi lí giải Theo giáo sư Phong Lê, cónăm thành tố khiến văn học trung đại chuyển sang văn học hiện đại Cụ thể như sau:
Trang 3+ Chữ viết: từ chữ Hán Nôm sang chữ quốc ngữ.
+ Biến chuyển về thể loại theo lối Tây hóa
+ Tính chuyên nghiệp của nghề văn
+ Chuyển động về đặc trưng, chức năng của văn học
+ Hình thành cái tôi cá nhân và nhu cầu giải phóng cái tôi cá nhân
3- Một nền văn học hiện đại hóa với tốc độ hết sức mau lẹ:
Không phải ngẫu nhiên Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại, khẳng định: “ Ở nước
ta, một năm đã có thể kể như 30 năm của người” Sự khẳng định đó nói lên tốc độ hiện đại hóa
của văn học Việt Nam vào những năm 30 với một tốc mau lẹ và hết sức nhanh chóng Từ năm
1917, trên tờ Nam Phong, Phạm Quỳnh than phiền rằng: “ Có nước mà chưa có văn” (ý nói văn
xuôi quốc ngữ), vậy mà chỉ mười năm, hai mươi năm sau, chẳng những ta đã có văn mà còn cóvăn hay nữa, thậm chí, đáng gọi là kiệt tác Đó là các tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của ThạchLam, Phấn thông vàng của Xuân Diệu, Đôi bạn, Bướm trắng của Nhất Linh…Và phong trào Thơmới cũng vậy, vẻn vẹn chỉ có 10 năm, thành tựu của nó đã được Hoài Thanh tập hợp thành hàngtrăm thi phẩm với phong cách đa dạng, phong phú, có thể tồn tại lâu dài với thời gian
Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao văn học lại có một tốc độ hiện đại hóa nhanh đến như vậy ?
+ Trước hết, là do văn học Việt Nam có điều kiện tiếp nhận kinh nghiệm, thi pháp của vănhọc hiện đại phương Tây thế kỷ XIX, XX Các cây bút nổi tiếng như V Huygo, A Lamartine, L.Tolstoi…
+ Chúng ta có một lực lượng sáng tác mới, trẻ, hùng hậu, là những người nối liền “mạchmáu” của văn học và làm cho nó trào dâng, sôi sục Có thể kể đến như Hoàng Ngọc Phách,Nhóm Tự lực văn đoàn, Thế Lữ, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân,Nam Cao, Tô Hoài…
+ Tốc độ phát triển và bứt phá mau lẹ ấy bắt nguồn từ sức sống văn hóa dồi dào mãnh liệtcủa dân tộc Việt Nam Truyền thống ấy được khơi dậy mạnh mẽ qua các phong trào yêu nước từkhi thực dân Pháp xân lược cho đến khi Cách mạng tháng Tám 1945 Hàng ngàn năm, chúng tavượt qua và chiến thắng mọi bành chướng xâm lược, bảo vệ được tinh hoa văn hóa của dân tộc,gìn giữ được nền văn học truyền thống, tiếng mẹ đẻ
Trang 4II- Tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam
Việc phân chia tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam hiện nay chỉ mang tính tươngđối bởi có nhiều cách phân chia khác nhau Song cần dựa trên những đặc điểm sáng tác, lựclượng sáng tác và thành tựu ở mỗi thời kỳ để phân chia Cần bám sát từng bước đi của lịch sử đấtnước để phân kì nền văn học hiện đại hóa
1- Giai đoạn chuẩn bị, “phòng chờ” của nền văn học hiện đại hóa
Để chuẩn bị cho quá trình hiện đại hóa diễn ra có một giai đoạn được gọi là giai đoạngiao thời và mang tính chất chuyển giai đoạn: 1900 – 1930 Các nhà nghiên cứu gọi đây là
“phòng chờ”chuẩn bị cho văn học được hiện đại hóa Đây là giai đoạn xuất hiện những nhà văn,
nhà thơ tiềm tàng cho khuynh hướng hiện đại Khoảng những năm 1920, những sự kiện văn học
có sức vang dội đều gắn với tên tuổi của những sĩ phu yêu nước như Phan Châu Trinh, Phan BộiChâu, Lê Đại, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng…Họ là những nhà Hán học giác ngộ lý tưởngcách mạng du nhập từ phương Tây qua Tân thư của Trung Quốc Ở họ chỉ có sự đổi mới về tưtưởng chính trị, xã hội, học thuật chứ chưa có sự đổi mới thật sự về tư tưởng mĩ học
Cùng với lực lượng trên là một số nhà Nho cuối mùa như Tản Đà, Nguyễn Bá Học,Nguyễn Trọng Thuật, Phan Khôi, Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách….Tản Đà là người khaisinh ra Thơ mới Ông là người đầu tiên đem văn chương ra bán phố phường, ở đây có cái gì đó
vừa thương cảm, vừa chế giễu, “văn chương hạ giới rẻ như bèo” Hoài Thanh đã khẳng định họ
là “người của hai thế kỷ”, là cầu nối giữa thơ cũ và thơ mới.
2- Ba mùa gặt lớn- diện mạo mới của nền văn học hiện đại hóa
a- Mùa gặt thứ nhất: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945
Trong giai đoạn này, quá trình hiện đại hóa diễn ra trong hoàn cảnh đất nước là thuộc địacủa Pháp Giai đoạn này được coi là vụ mùa bội thu của văn học hiện đại Diện mạo của văn họchiện đại được hình thành, hoàn thiện Xuất hiện ba trào lưu văn học tiêu biểu: Trào lưu văn họclãng mạn, trào lưu văn học hiện thực phê phán, trào lưu văn học cách mạng
+ Văn học hiện thực:
Văn học hiện thực đã hướng ngòi bút vào sự thật đen tối nhằm vạch trần bộ mặt thật củagiai cấp cầm quyền; đồng thời nói lên tiếng kêu của người dân nô lệ Nhiều cây bút nổi tiếng vớinhững tác phẩm giá trị như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…
Trang 5Đứng bên nhau mà họ không hòa lẫn vào nhau, bởi lẽ tất cả những cây bút này đều thống nhất vềquan điểm nghệ thuật đó là : anh hãy viết về sự thật Vũ Trọng Phụng từng khẳng định: các anhmuốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thật ở đời Nhưng họ khácnhau về phong cách Nguyễn Công Hoan độc đáo trong dựng những nghịch cảnh xã hội, VũTrọng Phụng là tiếng chửi vỗ mặt độc đáo nhất vào xã hội thực dân phong kiến…
Đặc biệt Nam Cao là nhà văn đưa văn học hiện thực lên đến đỉnh cao và kết thúc vẻ vangtrào lưu đó Những tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao thực sự là những “bức tranh” chân thựcnhất về hiện thực xã hội đương thời; tác phẩm của ông vừa là lời kết tội đanh thép với bè lũ taysai, thống trị, vừa là lời cảm thương, thông cảm cho số phận người dân khi sống trong xã hội bấtcông, đen bạc
+ Văn học lãng mạn:
Một trong những đặc điểm độc đáo của bộ phận văn học hiện đại là xuất hiện cái tôi cánhân và nhu cầu giải phóng cái tôi cá nhân Văn xuôi Tự lực văn đoàn đề cập đến giải phóng cánhân trong hôn nhân và tình yêu
Thơ mới là tiếng nói cá nhân và khẳng định tiếng nói của mình Bản hòa tấu nhiều sắc màu
chỉ có trong Thơ mới Hoài Thanh đã từng nhận định: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, ….thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”.(Thi nhân Việt Nam).
Trang 6cho diện mạo của nền văn học có sự chuyển biến rõ rệt và ngày càng đi sâu vào quỹ đạo chungcủa hiện đại hóa Xứng đáng là mùa gặt đầu tiên của nền văn học hiện đại hóa.
b Mùa gặt thứ hai: Văn học giai đoạn 1945- 1975.
Văn học giai đoạn này phát triển từ Cách mạng tháng 8 /1945 đến ngày đất nước giànhđược độc lập và thống nhất trọn vẹn Tiến trình hiện đại hóa văn học giai đoạn này chịu sự chiphối quyết định của hoàn cảnh chiến tranh, đất nước lại bị chia cắt làm 2 miền với chế độ chínhtrị khác nhau Hiện thực cách mạng và chiến tranh đã mang đến cho văn học một kho tư liệusống vô cùng phong phú Lúc này, văn học đứng ở tuyến đầu
Văn học được cách mạng hóa, văn học làm chức năng ngoài nghệ thuật hướng về đạichúng, phục vụ cách mạng Trong mùa gặt này, văn học chia nhỏ thành các thời kỳ như:
+ Thời kỳ 1945-1954: Văn học kháng chiến phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dânPháp
+ Thời kỳ 1954-1960: Văn học gắn liền với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc
+ Thời kỳ 1960-1975 là giai đoạn cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ và điđến đại thắng mùa xuân năm 1975
Văn học giai đoạn này mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Với cáccây bút nổi tiếng:
+ Thơ: Chính Hữu, Tố Hữu, Hồng Nguyên, Hồ Chí Minh, Chế Lan Viên, Huy Cận,Nguyễn Đình Thi…
+ Văn xuôi: Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu…
C Mùa gặt thứ 3: Văn học giai đoạn sau năm 1975 đến nay
Văn học Việt Nam giai đoạn này là văn học của cả nước độc lập, thống nhất và hòa bình.Nhưng khi ấy, nền văn học của chúng ta vẫn chịu nhiều biến động dữ dội, đặc biệt là chịu sự tácđộng của hai sự kiện lớn là chủ trương đổi mới đất nước năm 1986 và sự sụp đổ của chế độXHCN ở một số nước như Liên Xô và các nước Đông Âu
Trang 7Đứng trước yêu cầu của lịch sử, văn học Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, đápứng yêu cầu của cuộc sống mới khi đất nước không còn chiến tranh Lúc này, văn học dầnchuyển từ đề tài chiến tranh sang đề tài thế sự Sự kiện và hiện thực trong các tác phẩm văn họcgiai đoạn này không còn lớn lao, sử thi hoành tráng như trước mà là những mảng hiện thực hiệnhữu trong đời sống của con người.
Các nhà văn đi sâu khám phá thế giới nội tâm phong phú, lắm uẩn khúc của con người Đó
là khả năng hình dung và tái hiện bộ mặt lịch sử thông qua các hình tượng cụ thể, các số phậnriêng tư Mỗi tác phẩm là những lát cắt của cuộc sống với sự bộn bề, nhiều chiều, muôn vẻ của
nó Thông qua những câu chuyện đời thường nhỏ nhặt, vụn vặt tưởng như tẻ nhạt và nhàm chán
ấy, các tác giả khiến người đọc trăn trở với vấn đề: Con người phải ứng xử, cư xử sao cho đúng
và phù hợp Dường như mỗi nhà văn đang làm một cuộc đối chứng giữa các giá trị đạo đức: Cái
cũ và cái mới cái gì nên bỏ và cái gì nên tiếp tục phát triển
Những cây bút tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, NguyễnHuy Thiệp, Lê Lựu, Thanh Thảo, Xuân Quỳnh…
và văn hóa Việt Nam, nhưng cũng có liên quan nhất dịnh đến những đặc điểm của sự vận động
và phát triển chung của văn học phương Đông
2- Do phải đấu tranh liên tục cho nền độc lập của đất nước suốt trong lịch sử lâu dài vàngay trong thời hiện đại, cho nên văn học Việt Nam thường xuyên nêu cao một mục tiêu phấnđấu lớn là tinh thần dân tộc, bản lĩnh dân tộc ,do vậy tính hiện đại của văn học luôn đi đôi vớitính dân tộc
3- Hiện đại hóa văn học là hiện đại hóa một cách toàn diện cả về nội dung và hình thức,trên cả ba mặt cơ bản của văn học là tư tưởng, nghệ thuật và ngôn ngữ, mặc dù từng người, từnglúc, tùy hoàn cảnh cụ thể, tùy sở trường, có thể nhấn mạnh, đi sâu, đổi mới chỉ một vài mặt nàođó
Trang 84- Từ đây, càng rõ rằng cốt lõi, nền tảng của tiến trình hiện đại hóa của văn học và nghệthuật nói chung là chủ nghĩa nhân văn, là sự quan tâm đến con người, chăm lo cho cuộc sống củacon người ngày một tốt đẹp hơn, tạo điều kiện cho con người phát triển tận độ những khả năngsẵn cóvà tiềm ẩn của mình Không thể nhân danh hiện đại hóa để quay lưng lại với con người,chối bỏ con người, coi thường con người, mất lòng tin ở con người.
5- Hiện đại hóa và tiến trình hiện đại hóa nền văn học không chỉ dừng lại ở đây mà trướcmắt chúng ta còn cả một chặng đường dài Điều đó, đặt ra vấn đề cho những người cầm bút phảitiếp tục tìm tòi, đổi mới hơn nữa để đưa văn học vào quỹ đạo chung của cuộc sống hiện tại.Chúng ta cần công nhận và xem xét thành tựu của văn học đương đại với những yếu tố tích cựccủa nó Xem xét những tác phẩm ưu tú đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoatrong nhà trường
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI:
Theo GS Trần Đình Sử, văn học trung đại có năm đặc điểm loại hình mà sự khái quát dựa trên đềxuất của Viện sỹ D X Likhatrốp cùng nhiều học giả khác khi nghiên cứu văn học Nga cổ và vănhọc trung cổ phương Tây Nếu căn cứ vào văn học trung đại Việt Nam để xác định tính khu biệt
rõ rệt với văn học hiện đại, theo chúng tôi chỉ có bốn (trong năm) đặc điểm là tiêu biểu để tiếnhành đối lập được Bốn đặc điểm đó có thể tóm tắt:
+ Quan niệm vừa rất rộng vừa rất hẹp hòi với những gì được gọi là văn học Các “thể loại hànhchức” (thuật ngữ của GS Trần Đình Sử) tạo ra sự mở rộng biên giới của khái niệm văn học Đó
là các thể loại có chức năng ngoài nghệ thuật (chỉ có chức năng hành chính, công vụ hoặc chứcnăng tôn giáo, tế lễ…) không hoặc có rất ít chất thẩm mỹ, nhưng lại được quan tâm đầy đủ,chiếm vị trí trung tâm, hàng đầu của nền văn học trung đại Trong khi đó, các thể loại nghệ thuậtthuần tuý lại nhận một cái nhìn hẹp hòi: bị xem thường hoặc không được tính đến trong hệ thốngphân loại
+ Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ: văn học trung đại là một nền văn học song ngữ bất bìnhđẳng Đó là một hiện tượng thế giới Văn học viết bằng ngôn ngữ ngoại nhập được đề cao, coitrọng; văn học viết bằng ngôn ngữ bản địa bị xem nhẹ, coi thường
+ Văn học trung đại chịu sự chi phối nghiệt ngã của hệ ý thức phong kiến và các tôn giáo trungđại, hình thành các quy tắc sáng tác, các định chế nghệ thuật, cầm tù cá tính sáng tạo của nhàvăn
+ Đặc điểm ước lệ mang tính tập cổ, phục cổ của văn học trung đại, lấy ngày xưa, người xưa, tácphẩm xưa làm mẫu mực nghệ thuật, hình thành các mô hình bất biến, công thức, sáo mòn trongsáng tác
Trang 9“LƯỢC ĐỒ” VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM TRƯỚC 1945 NHÌN TỪ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI (NGUYỄN THÀNH THI)
Thứ ba, 16 Tháng 4 2013 06:04
Several Circles, January-February 1926
Wassily Kandinsky (Russian, 1866-1944).
1 1 Lịch sử văn học nhìn từ quá trình hình thành và tương tác thể loại, một hướng tiếp
cận có ý nghĩa
Trong các bộ giáo trình lịch sử văn học ở Việt Nam – cho đến thời điểm này – nói đến sự vận động
văn học, các nhà nghiên cứu thường chỉ nói nhiều đến bức tranh văn học với tác phẩm và đội ngũ tác
giả, sự hình thành, phát triển của các trào lưu, trường phái, tổ chức văn học,…Trong khi đó, sự hình
thành, phát triển và quá trình hoàn thiện bức tranh thể loại – loại sự kiện trung tâm của lịch sử văn
học – thì lại rất ít được nói đến, ít được đầu tư nghiên cứu một cách kĩ lưỡng
Tiếp cận lịch sử văn học từ góc nhìn thể loại, đặc biệt là từ sự hình thành và tương tác thể loại, nhà
nghiên cứu sẽ có thêm những sự kiện, tư liệu thuyết phục để miêu tả, cắt nghĩa một cách đầy đủ khoa
học hơn về tiến trình văn học
Theo hướng tiếp cận đó, bài viết này bước đầu tìm cách mô tả quá trình vận động, phát triển của văn
học quốc ngữ Việt Nam từ buổi sơ khai cho đến ngày nay như là quá trình hình thành và tương tác
thể loại Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hơn một thế kỉ, quá trình ấy diễn ra hết sức sinh động,
phức tạp, với bộn bề sự kiện, tác giả bài viết này chỉ cắt lấy một đoạn (văn học quốc ngữ Việt Nam
trước năm 1945) để tìm hiểu Tác giả cũng không tham vọng dựng lại toàn cảnh bức tranh thể loại
văn học trong hơn nửa thế kỷ mà chỉ đưa ra một “lược đồ” với những nét chấm phá, nhằm, trước là,
đề xuất thêm một cách tiếp cận vấn đề; sau là, thấy rõ và đánh giá đúng hơn vai trò của việc phát triển
thể loại văn học trong lịch sử phát triển của văn học nước nhà
1 2 Văn học quốc ngữ Việt Nam – bức phác thảo nhìn từ quá trình hình thành và tương
tác thể loại
2.1 Những biến cố trung tâm của lịch sử văn học Việt Nam hơn một thế kỉ qua, bao gồm: quá trình
hiện đại hóa văn học (từ cuối thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945); quá trình chính trị
hóa và đại chúng hóa văn học trong hơn ba thập niên chiến tranh vệ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã
hội (từ năm 1946 đến cuối thập niên 70); quá trình dân chủ hóa và đổi mới văn học thời hội nhập
Trang 10toàn cầu hóa (từ đầu thập niên 80 thế kỉ XIX đến thập niên đầu thế kỉ XXI) Suy cho cùng, tất cả các
loại biến cố này đều nằm trong hành trình hiện đại hóa văn học Công cuộc hiện đại hóa văn học chođến Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực ra chưa hoàn tất Văn học hiện đại – với các đặc điểm cơ
bản của chủ nghĩa hiện đại, như: a) tính duy lí (hay cổ xúy cho tính duy lí); b) tính chất chuyên nghiệp, đặc tuyển và c) tính chất cá nhân chủ nghĩa – vừa được xây dựng, thì, do những hoàn cảnh
riêng của đất nước, các đặc điểm này đa phần tạm thời bị xóa bỏ Văn học 1946-1975, sáng tác theođịnh hướng “tất cả vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội”, đương nhiên không thể dung nạp một số tính
chất của văn học hiện đại chủ nghĩa, đặc biệt là tính chất đặc tuyển, tính chất cá nhân chủ nghĩa.
Công cuộc hiện đại hóa văn học, tạm thời bị gián đoạn ở một số phương diện Từ sau 1975, đặc biệt
từ thời kì đổi mới (sau 1986), văn học Việt Nam tiếp tục vận động theo hướng hiện đại hóa,
nhưng hiện đại hóa, giờ đây bao gồm cả việc phát triển thêm những yếu tố của văn học hiện đại mà
trước đây chưa hoàn tất và hình thành, phát triển các yếu tố văn học hậu hiện đại hoàn toàn mới mẻ
Hai quá trình hiện đại hóa và hậu hiện đại hóa văn học xâm nhập vào nhau, được tiến hành đồng
thời
Nhưng, thực chất của việc hiện đại hóa văn học trong hơn một thế kỉ qua của văn học quốc ngữ Việt
Nam là gì? Nhà nghiên cứu văn học không thể né tránh việc trả lời câu hỏi này
Trong rất nhiều cách trả lời câu hỏi nêu trên của các nhà làm văn học sử, thì cách hiểu “hiện đại hóa”
như là quá trình văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp trung đại để xây dựng một hệ thống thi pháp mới theo mô hình của văn học phương Tây[1] là sáng rõ và gần “thực chất” hơn cả.
Việc tìm kiếm những dấu hiệu chứng tỏ văn học “thoát khỏi hệ thống thi pháp trung đại…” có ưu
điểm quan trọng là, trong khi hệ thống thi pháp hiện đại đang hình thành, biến đổi, chưa rõ hình thùdiện mạo, thì việc miêu tả những đặc điểm chung nhất mang tính bất cập, lỗi thời của hệ thống thipháp trung đại có thể giúp người ta – một cách gián tiếp – hình dung được ý niệm chung và quan
trọng nhất về văn học hiện đại và quá trình hiện đại hóa Chẳng hạn: văn học trung đại là phi ngã, thì văn học hiện đại phải lại duy ngã; văn học trung đại ưa tập cổ, sùng cổ thì văn học hiện đại lại muốn thoát bỏ mọi khuôn mẫu và coi trọng cái mới, cái riêng; văn học trung đại coi trọng lối nói ước
lệ, kinh viện, thì văn học hiện đại lại đề cao tinh thần thực tiễn, thích tả thực; văn học trung đại chỉ đề cao cái đẹp cách điệu, sang trọng, cao nhã thì văn học hiện đại lại chủ trương sáng tạo cái đẹp của bản thân đời sống muôn hình muôn vẻ; văn học trung đại dày đặc khuôn phép, quy phạm thì văn học hiện đại đề cao tinh thần sáng tạo phóng túng, tự do, v.v.
Tuy nhiên, một cách tiếp cận trên tinh thần so sánh đối lập như vậy cũng đặt nhà nghiên cứu trước
nguy cơ phạm không ít sai lầm, như, dẫn đến cách hiểu cực đoan, rằng: thứ nhất, giữa hai thời kì văn
học (trung đại và hiện đại) chỉ có sự đứt đoạn, không có nối tiếp, không còn mối liên hệ gì quan trọng
đáng kể; thứ hai, có thể lầm tưởng sự khác biệt, đối lập, chỉ tồn tại nhất thời giữa hai hệ thống thi
pháp mà không phải như một trạng thái tồn tại phổ biến, thường xuyên giữa các thể loại văn học ngaytrong cùng một hệ thống thi pháp (cũng giống như mâu thuẫn luôn tồn tại trong các sự vật, các quátrình, tương sinh, tương khắc trong thế giới tự nhiên, xã hội; chính sự khác biệt, đối lập này, trongnhững hoàn cảnh nhất định, là tác nhân tạo ra những sự chuyển hóa, xâm nhập, tương tác giữa các thể
loại văn học và tiếp tục hoàn thiện hệ thống thi pháp mới “theo mô hình văn học phương Tây”); thứ
ba, nhận thức về đặc trưng thi pháp văn học hiện đại hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức đặc trưng thi
pháp trung đại Nếu hệ tiêu chí nhận diện văn học trung đại khác đi thì, hệ tiêu chí nhận diện văn học
Trang 11hiện đại cũng sẽ khác đi[2].
Mặt khác, xét trên một bình diện nào đó, cách tiếp cận khái niệm hiện đại hóa văn học như vậy, chỉmới là một cái nhìn tổng quát trong tương quan giữa hai hệ thống thi pháp, chưa phải là cái nhìn trựcdiện vào các bộ phận, thành tố cốt lõi, giúp nắm bắt đúng đắn và đầy đủ hơn bản thể của đối tượngnghiên cứu Nhiều câu hỏi cụ thể hơn sẽ được đồng thời đặt ra, chờ được trả lời thỏa đáng Chẳnghạn, các thể loại văn học sẽ vận động như thế nào để tạo được bước chuyển từ văn học trung đại sangvăn học hiện đại và sau đó là hậu hiện đại?
Bakhtin khi nghiên cứu lí luận và thi pháp tiểu thuyết, đã quả quyết xem thể loại (và chỉ có thể loại)
là nhân vật chính[3] của tiến trình văn học; còn các nhân tố, khác (như trào lưu, trường phái,…) chỉ là
“những nhân vật hạng nhì, hạng ba” Và, lịch sử văn học, theo ông, trước hết là lịch sử hình thành, phát triển, tương tác giữa các thể loại[4] Tất nhiên, ông có phân biệt rõ điểm khác biệt quan trọng trong chiều hướng và cách thức tương tác thể loại giữa hai thời đại văn học (trung đại, hiện đại): một bên là tương tác theo lối bổ sung, hài hòa (như trong một “cuộc hòa tấu của các thể loại” văn học), một bên là tương tác theo lối “tiểu thuyết hóa” (ở đó vị trí “thống trị”, “thống ngự”, “ưu thắng” bao
giờ cũng thuộc về tiểu thuyết)[5]
Như vậy, bản chất của quá trình vận động văn học, coi như vẫn chưa được xem xét, nhận thức đầy đủmột khi chưa nắm bắt và miêu tả được quá trình vận động của thể loại văn học Quá trình hiện đại hóavăn học, nhìn từ bên trong, chính là một quá trình hình thành và tương tác thể loại rất phức tạp, mànếu được nghiên cứu đầy đủ, sẽ giúp ích nhiều cho cho những người viết lịch sử văn học trong việc
nỗ lực đưa ra một lịch sử trung thực và giàu tính khoa học hơn
2.2 Nhưng căn cứ vào đâu để quan sát, nhận diện mô hình thể loại của tác phẩm văn học và nắm bắt
được sự tương tác giữa các thể loại ấy?
Nhà văn khi sáng tác tác phẩm bao giờ cũng sáng tác theo một mô hình thể loại xác định Thể loại tác
phẩm văn học, thường được hiểu, là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể.
Khi phân chia thể loại (hay thể tài) tác phẩm văn học, người ta thường căn cứ vào ba loại tiêu chí chủ
yếu: 1)tố chất thẩm mĩ chủ đạo; 2) giọng điệu; 3) dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm.
[6] Một tổng hòa các tiêu chí như vậy làm nên “nòng cốt” (hay mô hình) thể loại
Thực tế đời sống văn học cho thấy mỗi một “nòng cốt” thể loại tồn tại như là những mô chuẩn nghệthuật ít nhiều mang tính quy ước, chỉ có ý nghĩa tương đối, và luôn có khả năng biến đổi Vì vậy, nhàvăn khi sáng tác theo một thể loại nào đó, một mặt luôn tôn trọng, tuân thủ những mô chuẩn nghệthuật quy ước, mặt khác – ít hoặc nhiều – luôn có nhu cầu thoát bỏ khỏi những mô chuẩn quy ước ấy,bằng cách “nhìn sang” những thể loại xung quanh, rút tỉa lấy tinh hoa của chúng, tổng hợp kinhnghiệm của hai hay nhiều thể loại, tạo ra những tác phẩm “lệch chuẩn” Nếu nhà văn thành công ông
ta sẽ có những tác phẩm hay hơn, mới hơn; còn nếu chưa thành công thì những thử nghiệm như vậy ít
ra cũng là một gợi ý, một sự chuẩn bị cho tác phẩm sau, người đi sau
Trang 12Cho nên, việc thoát bỏ mô hình thể loại, mang thêm vào tác phẩm yếu tố của thể loại khác như vậy,
sẽ góp phần điều chỉnh mô hình, nắn lại nòng cốt thể loại của tác phẩm, tránh được sự xơ cứng, thúcđẩy sự vận động, phát triển của các thể loại văn học Đây là một hiện tượng phổ biến và mang tínhquy luật, từng được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn học thừa nhận
Chẳng hạn, đúc kết từ chính thực tế sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng, truyện ngắn
trong khi phát triển, đã “nhìn sang” tiểu thuyết, bởi: “[…] Truyện ngắn, trong suốt quá trình phát triển, luôn luôn đứng trước một thách thức: phải làm sao sức chứa và sức nặng vượt thoát ra ngoài cái khuôn khổ nhỏ bé mà nghệ thuật khuôn nó vào Lẽ dĩ nhiên truyện ngắn phải tự tìm tòi, đồng thời
nó cũng nhìn sang tiểu thuyết, được tiểu thuyết kích thích và dần dần nảy nở một loại truyện ngắn tôi tạm gọi là truyện ngắn - triết lí.” [7]
Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn học cũng cho rằng một thể loại, trong quá trình hình thành, phát
triển có thể tổng hợp vào nó đặc điểm hay ưu thế của một vài thể, loại khác, chẳng hạn: “Kí là sự hợp nhất truyện và nghiên cứu” và trong kí, “vừa có những yếu tố của truyện, vừa có sự tham gia trực tiếp của tư duy nghiên cứu”[8]; hoặc: “Người viết tiểu thuyết có thể vận dụng nhiều phương thức: tự
sự, trữ tình, kịch […]”[9] ; hoặc: “[…] ở một khía cạnh nào đó, truyện ngắn gần với thơ Ở một khía cạnh khác, truyện ngắn gần với kịch […].”[10]
Hiện tượng các thể loại “gần” nhau, “nhìn sang” nhau, “hợp nhất” vào nhau, hay việc nhà văn “vậndụng nhiều phương thức” trong khi sáng tác một tác phẩm như vậy, có thể gọi là tương tác thể loại
Thực ra, khái niệm tương tác thể loại – có thể hiểu bao quát hơn – là hiện tượng hai hay nhiều thể
loại của một giai đoạn, một thời kì, một nền văn học, thuộc về một hay nhiều hệ thống thể loại, tác
động, ảnh hưởng lẫn nhau, xâm nhập vào nhau, mô phỏng nhau,…để cùng biến đổi hoặc hình thành
thể loại mới (với một cấu trúc ít nhiều thay đổi về “tố chất thẩm mĩ chủ đạo”, “giọng điệu”, “dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm”).
Sự tương tác thể loại có thể diễn ra trên các loại quan hệ khác nhau
(giữa loại với loại, thể với loại, thể vớithể, yếu tố với yếu tố), bao gồm:
– Tương tác giữa loại với loại, loại với thể tạo ra những thể loại trung gian, lưỡng hợp, mang đặc
điểm “kép” của cả hai phương thức phản ánh đời sống, hai hình thức kĩ thuật, chất liệu phản ánh đờisống vốn rất khác biệt nhau
Ví dụ: Tương tác giữa loại trữ tình với loại kịch tạo nên kịch thơ; tương tác giữa loại tự sự với loại trữ tình tạo nên truyện thơ (hay thơ-tiểu thuyết, như thể nghiệm của Trần Dần vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX); tương tác giữa loại tự sự với loại kịch tạo nên kịch-tự sự (như kịch tự sự trong văn học phương Tây); tương tác giữa thể truyện ngắn với loại trữ tình tạo nên loại hình truyện ngắn đậm chất trữ tình (như những truyện ngắn-trữ tình hóa của Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh,…); tương tác giữa thể truyện ngắn với loại kịch tạo nên loại hình truyện ngắn giàu kịch tính (như những truyện ngắn-kịch hóa của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,…).
– Tương tác giữa thể với thể cũng tạo ra những thể loại trung gian, tổng hợp mang đặc điểm “kép”