Đông dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam 30 năm đầu thế kỷ XX

26 1.1K 4
Đông dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam 30 năm đầu thế kỷ XX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Đông Dương Tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX Hoàng Thị Cương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Chuyên ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Ngọc Vương Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Trình bày vai trò của báo chí trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu về Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam. Tìm hiểu những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh - chủ bút Đông Dương tạp chí cũng như những quan điểm và cách hành xử của ông trong bối cảnh lịch sử mới của đất nước và quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX. Keywords. Văn học Việt Nam; Nghiên cứu văn học; Thế kỷ 20; Tạp chí Đông Dương Content. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang đầu kỷ XX, giữa bộn bề, hoang mang của một đất nước đang dưới ách xâm lược của thực dân Pháp, các nhà tân học đã nhận thức được vấn đề cấp thiết lúc này là phải có văn tự riêng cho dân tộc. Chữ quốc ngữ, sau khi được giới Tân học tích cực vận động, được giới Cựu học “thông quan” đã có sức lan toả mạnh mẽ và sâu rộng trong xã hội. Đa số các công trình nghiên cứu về văn học đều khẳng định vai trò của chữ quốc ngữ trong việc mở đường cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhắc đến vai trò của chữ quốc ngữ đối với sự phát triển của nền văn học hiện đại của nước nhà chúng ta không thể không nhắc đến công cụ truyền bá nó một cách hiệu quả nhất là báo chí. Không thể phủ nhật một sự thật lịch sử rằng, báo chí nằm trong âm mưu “nô dịch văn hoá tinh thần người bản xứ”. Đa số những cây bút đầu tiên trên các tờ báo đều được đào luyện từ các trường Pháp - Việt và ít nhiều được tiếp xúc với văn hoá Pháp. Thế nhưng, bước sang những thập niên đầu của thế kỷ XX, báo chí đã phát triển rầm rộ, “vượt thoát” ngoạn mục trở thành một thứ “công cụ không tự giác của lịch sử”, 2 góp phần quan trọng vào việc hình thành nền văn học quốc ngữ. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều nhất trí: “Báo chí là nơi sưu tầm và giới thiệu văn học cổ Việt Nam, giới thiệu văn học Pháp và văn học Trung Quốc”. Ngoài ra, những khuynh hướng, những luồng tư tưởng, những quan niệm khác nhau về văn học đều được hiện diện và quy tụ trên báo chí. Báo chí cũng là nơi“Luyện tập câu vănviết dần tác phẩm”. Gần một thế kỷ qua, dẫu có nhiều luồng ý kiến khác nhau khi định “công và tội” của báo chí và những người làm chủ bút giai đoạn giao thời, thì vai trò của báo chí trong quá trình hiện đại hoá văn học là không thể phủ nhận. Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của báo chí theo hướng sưu tầm, khảo sát ở các trường hợp cụ thể hoặc các nhóm trường hợp, tuy nhiên với trường hợp Đông Dương tạp chí và Nguyễn Văn Vĩnh thì ít được đề cập tới. Trong “Nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan phân tích: Đăng cổ tùng báo, Đại Việt tân báo, Nông cổ mín đàm… ít có tính cách văn học, hoặc nếu có, cũng không đáng kể, và việc truyền bá học thuật tư tưởng Âu Tây thì cũng là truyền bá một cách thấp kém, phải đến khi Đông Dương tạp chí và sau đó là Nam phong tạp chí ra đời thì “Quốc văn bắt đầu thịnh, bắt đầu có cái giọng hoa mỹ, dồi dào và trú trọng về tư tưởng” và “phải nhờ hai nhóm này, học thuật tư tưởng Đông, Tây mới được truyền bá một cách đúng mực bằng quốc văn”. Còn theo đánh giá của Đỗ Lai Thủy, chủ bút của Đông Dương tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh “Với tư cách là linh hồn của nó đã làm thay đổi một cục diện văn hoá và thúc đẩy nền quốc văn đi vào con đường mới”.Nhiều tác giả nghiên cứu văn học sử cũng có cùng quan điểm, thừa nhận sự ra đời của Đông Dương tạp chí (năm 1913) là “cột mốc” quan trọng đánh dấu mối quan hệ mật thiết giữa báo chí với văn học, là tờ báo mang tính chất văn học đầu tiên của Việt Nam, là nơi quy tụ được nhiều cây bút xuất sắc như: Bưu Văn Phan Kế Bính (1875-1921), Trọng Hữu Nguyễn Đỗ Mục (1882-1951), Lệ Thần Trần Trọng Kim (1882-1953), Ưu Thời Mẫn Phạm Duy Tốn (1883-1924), Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939), Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945),… Đóng góp của Đông Dương tạp chí và chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và có hệ thống. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hoá văn học Văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX”, để nghiên cứu trong luận văn này. 3 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đương thời, Đông Dương tạp chí và chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh được nhiều người đề cao nhưng cũng không ít đả kích. Tội danh phản quốc, bồi bút được gán cho Nguyễn Văn Vĩnh, hẳn một phần không nhỏ là do ông làm chủ của tờ Đông Dương tạp chí. Theo như phân tích của Phan Khôi thì: “Nhưng, theo sự phẩm-bình chặt-chịa của một hạng người trong nước, hạng người ấy đại-khái là nhà nho, thì ông Vĩnh dù có là hào kiệt đi chăng nữa không là quân-tử… hạng người ấy tuy có phục ông Vĩnh về đằng tài nhưng họ không lượng thứ cho ông về đằng tâm”. Đánh giá về Đông Dương tạp chí và Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Trung viết: “Nguyễn Văn Vĩnh có thể là một nhà báo giỏi, nhưng lại rất vụng về chính trị. Ngôn ngữ của Nguyễn Văn Vĩnh không những không tranh thủ được ai, đặc biệt giới sĩ phu, mà còn gây thêm đố kỵ, hận thù”. Nhiều nhà nghiên cứu văn học cũng nhận định Đông Dương tạp chí và Nguyễn Văn Vĩnh giữ một vị trí nhất định, nhưng chỉ lướt qua. Trần Đình Hượu cho rằng: “Trước 1913, báo chí chủ yếu giúp người đọc làm quen với chữ quốc ngữ”, Trần Thanh Lãng nhấn mạnh “Từ năm 1913, Đông Dương tạp chí đã làm xoay chiều văn học, đã đưa cái mới vào văn học, làm cho hai thế hệ trước và sau khác hẳn nhau. Mà người lãnh đạo nó, linh hồn của nó chính là Nguyễn Văn Vĩnh” và Vũ Ngọc Phan khẳng định, khi Đông Dương tạp chí ra đời thì “Quốc văn bắt đầu thịnh, bắt đầu có cái giọng hoa mỹ, dồi dào và chú trọng về tư tưởng”. Ngay cả những nghiên cứu gần đây nhất cũng ít nhắc tới Đông Dương tạp chí và Nguyễn Văn Vĩnh, hoặc có nhắc tới thì cũng chỉ dừng lại ở một vài ý kiến chung chung trong khuôn khổ của bài báo như: “Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí tiếng Việt và truyền bá chữ quốc ngữ” (Nguyễn Thị Lệ Hà), “Nguyễn Văn Vĩnh, một người Nam mới đầu tiên” (Đỗ Lai Thuý)… Khi phân tích về những mục tiêu mà Đông Dương tạp chí đề ra, Nguyễn Văn Trung nhận định: “Tất cả các mục tiêu mà Đông Dương tạp chí đề ra đều giống với mục tiêu của phong trào Đông kinh nghĩa thục, trừ việc tuyên truyền cho chính phủ bảo hộ”. Có lẽ đây chính là vấn đề khiến cho nhiều nhà nghiên cứu khi đánh giá về vai trò của Đông Dương tạp chí cũng như những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh vẫn còn quá dè dặt hoặc chỉ lướt qua. 4 Thực tế, có một “vùng trắng” cho cả ba giai đoạn đầu thế kỷ XX. Trong nhiều nghiên cứu cũng như trong các giáo trình đại học khi viết về giai đoạn nhạy cảm này, về trường hợp Đông Dương tạp chí và Nguyễn Văn Vĩnh vẫn chưa được khảo sát một cách chi tiết, kỹ lưỡng. Những vấn đề này chỉ được khắc phục phần nào ở một số nhà nghiên cứu “độc lập”, tuy nhiên dưới nhiều góc độ, quan điểm khác nhau, nhiều nhận định đơn giản hóa và không ít định kiến. Phần tổng quan trong cuốn “Giáo trình Văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX” của GS.TS. Trần Ngọc Vương đã phân tích diễn tiến lịch sử một cách sâu sắc góp phần đem lại cách nhìn bớt phần định kiến, nhưng chưa đi sâu vào Đông Dương tạp chí và trường hợp cụ thể Nguyễn Văn Vĩnh. Trên quan điểm khách quan, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc nhằm đưa lại một cái nhìn rõ nét và bao quát hơn về những đóng góp của Đông Dương tạp chí và Nguyễn Văn Vĩnh trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận vănĐông Dương tạp chí từ khi xuất bản (1913) đến năm (1917). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề cập đến nhân vật được xem là linh hồn của Đông Dương tạp chí, Tân Nam Tử Nguyễn Văn Vĩnh. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi sẽ khảo sát tổng quan sau đó tập chung phạm vi nghiên cứu ở nội dung của Đông Dương tạp chí và những bài viết, những tác phẩm, tác giả có liên quan đến các vấn đề, khía cạnh trên. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Những năm gần đây, việc nghiên cứu, đánh giá lại những vấn đề thuộc về giai đoạn lịch sử nhạy cảm thường xuyên được đề cập. Nhiều tác giả trong các công trình nghiên cứu vẫn ghi nhận Đông Dương tạp chí là “cột mốc” quan trọng của nền văn học hiện đại Việt Nam, nhưng chưa có cái nhìn tổng quan, đầy đủ, đúng mức và có hệ thống. Người làm luận văn đặt vấn đề “Vai trò của Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam” và thực hiện những bước nghiên cứu sau: Khảo sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá Đông Dương tạp chí, cụ thể là những nội dung liên quan tới sự phát triển của nền văn học. Thu thập và hệ thống toàn bộ sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh trên Đông Dương tạp chí, tìm hiểu những quan điểm và cách hành xử của ông trong bối cảnh lịch sử mới của đất nước. 5 Thông qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi mong muốn cung cấp cho độc giả cái nhìn sáng rõ hơn về vai trò của Đông Dương tạp chí và Nguyễn Văn Vĩnh trong quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng chủ yếu một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như: Phương pháp khảo sát văn bản, hệ thống hóa chủ đề - đề tài, phân tích, đánh giá và sử dụng tri thức liên ngành. Sử dụng phương pháp văn học sử bởi đối tượng khảo sát là một tờ báo “cột mốc” đánh dấu sự phát triển của chữ quốc ngữ và mang tính chất văn học đầu tiênViệt Nam. Và sử dụng một số phương pháp đồng đại, lịch đại và phương pháp liên ngành khác như xã hội học, so sánh lịch sử. 6. Cấu trúc của luận văn Chúng tôi trình bày luận văn gồm 3 phần chính: Phần mở đầu Phần nội dung (gồm 3 chƣơng): Chương I: Vai trò của báo chí trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX. Chương II: Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam. Chương III: Đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh - chủ bút Đông Dương tạp chí Phần Kết luận PHẦN NỘI DUNG Chƣơng I VAI TRÕ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX Liên tục từ thế kỷ thứ X đến nửa đầu thế kỷ XIX, nền Văn học Việt Nam diễn ra tương đối bình lặng, thế nhưng đến nửa cuối thế kỷ XIX cơn chấn động mạnh đã làm cho nền văn học nước nhà bị lung lay tới tận gốc rễ, sụp đổ, đồng thời kiến tạo nên một diện mạo văn học hoàn toàn khác với nền văn học cũ, và được định danh là văn học hiện đại. Phân tích những nguyên nhân, tác động tới quá trình kiến tạo nền văn học mới, các nhà nghiên cứu văn học sử Dương Quảng Hàm, Bùi Đức Tịnh, Lê Trí Viễn, Trần Đình Hượu, Nguyễn Đình Chú, Lê Chí Dũng, Bằng Giang… đều cho rằng không thể bỏ qua 6 mảng báo chí quan trọng này. Song việc đề cập đến vai trò của báo chí cũng chỉ dừng lại trong những đề mục hoặc “gạch đầu dòng”. Ở luận văn này, chúng tôi nghiên cứu vấn đề theo hướng từ tổng quan đến cụ thể. Từ vai trò của báo chí nói chung, sau đó cụ thể hóa trong “Đông Dương tạp chí”, tờ báo có tính chất “chuyên ngành”, và hoạt động của chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh. Nhưng trước hết, chúng tôi sẽ tổng quan lại diện mạo văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX. 1. Diện mạo nền văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX “Một nền văn học mang tính quốc gia - dân tộc, vận động trong quỹ đạo của vùng văn học châu Á” đang dần bị phân rã để kiến tạo một hệ thống thi pháp mới theo mô hình văn học châu Âu và hòa nhập vào quỹ đạo văn học thế giới. Ở giai đoạn giao thời, ba mươi năm đầu thế kỷ XX chúng ta được “chứng kiến một tình trạng hỗn dung của ít nhất hai hệ hình văn học”, đó là sự hỗn dung của hai nền văn học cũ và mới, của quan điểm tư tưởng thẩm mĩ, đội ngũ tác giả, khuynh hướng sáng tác, thể loại và ngôn ngữ. 1.1. Hình thành quan niệm văn chương là dành cho đại chúng, lấy đời sống hiện thực và những con người của cuộc sống đời thường làm trung tâm của các sáng tác, đồng thời làm đối tượng phục vụ. Văn chương là một nghề để kiếm sống, người cầm bút viết văn là những nhà chuyên môn chuyên nghiệp. Hệ thống chủ đề trong văn học giai đoạn này không chỉ mang nhiều yếu tố khác biệt mà còn mở rộng, thiết lập những chủ đề mới về tiến hóa xã hội, về yêu nước, về những vấn đề diễn ra trong cuộc sống đời thường… Mặc dù các nhà nho, khoa bảng vẫn còn nặng về “văn dĩ tải đạo”, “thi ngôn chí” như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… nhưng ít nhiều đã bị chi phối bởi ý thức hệ tư sản, do đó những lý tưởng, quan niệm cũ tưởng như đã ăn sâu vào tiềm thức có những biến đổi, ý thức đem văn chương phục vụ mục đích chính trị, đấu tranh, tuyên truyền. 1.2. Văn học ba mươi năm đầu thế kỷ XX vận động theo hai khuynh hướng, khuynh hướng văn học thuyền thống và khuynh hướng văn học mới. Giữa các sáng tác của hai khuynh hướng này lại có sự giao thoa, đan xen về hệ thống thi pháp. Xu hướng vận động của văn học truyền thống dần bị thu hẹp và biến mất, xu hướng văn học mới ngày càng phát triển và chiếm lĩnh văn đàn. 1.3. Văn học hiện đại giai đoạn này chưa thoát khỏi dấu ấn của những thể loại đã trở thành điển phạm trong văn chương truyền thống như: văn chính luận, thơ chữ Hán, 7 diễn ca lục bát, ngâm khúc, hát nói, vè, liệt truyện. Các thể loại: truyện dịch, truyện thơ quốc ngữ, du kí, thơ viết bằng văn vần có sự tương tác, dung hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Văn học Việt Nam giai đoạn này cũng đã xuất hiện nhiều thể loại mới: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký, thơ… 1.4. Trong mấy thập kỷ đầu của thế kỷ XX, văn học Việt Nam được sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ quốc ngữ. Nhưng về sau, lực lượng sáng tác và những tác phẩm bằng chữ quốc ngữ dần lấn át chữ Hán. Chữ quốc ngữ được văn học hiện đại lựa chọn làm “chất liệu nền”. Mấy thập niên đầu thế kỷ XX được các nhà nghiên cứu tiêu biểu như Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng gọi là giai đoạn “giao thời” chuẩn bị cho việc xác lập từng bước, từng bộ phận, xây dựng nền móng cho cả “tòa nhà” văn học hiện đại. Thành quả nổi bật, kết quả “chín muồi” thì phải tới sau 1932, nhưng đương nhiên sẽ không có kết quả đó nếu không có sự chuẩn bị tích cực, ráo riết, không có những “công lao bị quên lãng” của mấy mươi năm trước đó. 2.Vai trò của báo chí trong quá trình hiện đại hóa nền văn học 2.1. Sự ra đời của báo chí 2.1.1. Ngay khi đặt chân lên đất Nam kỳ, 29-9-1861 thực dân Pháp đã cho xuất bản tờ báo bằng tiếng Pháp Le Bullelin Officie de l’ expedition de la Co-chichine (Công báo của đội quân viễn chinh Nam kỳ). Chỉ ít năm sau đó, Gia Định báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời, mở đầu cho âm mưu đưa văn hóa Pháp và chữ quốc ngữ vào quỹ đạo xâm lăng văn hóa Việt Nam. Đội ngũ viết báo người Việt được đào tạo, bộ phận báo chí tiếng Việt, tiếng Hán được thiết lập. 2.1.2. Ban đầu việc Việt Nam tiếp nhận báo chí là khiên cưỡng, bắt buộc. Tuy nhiên, về sau, những nhà nho, chí sĩ yêu nước, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… và những người tân học cũng bắt đầu cảm nhận được sức mạnh của báo chí phục vụ cho mục đích tuyên truyền canh tân đất nước đã chủ đón nhận, sử dụng và khai thác. 2.1.3. Một số tờ báo quan trọng và quá trình phát triển của báo chí: Nông cổ mín đàm (1901-1924) (Nam Kỳ), Đại Nam đồng văn nhật báo (xuất bản khoảng 1892) (Bắc Kỳ), Đăng cổ tùng báo, (1907) (tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở Hà Nội), Lục tỉnh tân văn (1907-1944) (Nam Kỳ). Đông Dương tạp chí (1913-1917), Nam Phong tạp chí (1917-1934) (Hà Nội). 8 Giai đoạn 1919 - 1924, theo thống kê trong Lịch sử báo chí Việt Nam của Đỗ Quang Hưng, có 26 tờ báo và tạp chí mới ra đời, nhiều hơn 20 tờ so với tổng số báo, tạp chí xuất bản 54 năm (1865-1919). Xuất hiện những thể loại mới, văn hóa, giáo dục, khoa học và thể dục thể thao. Một số tờ báo tiêu biểu như: Thực nghiệp dân báo (1920-1922), Khai hóa (1921-1928), Hữu thanh (1921-1924)… Giai đoạn 1925-1930, có 40 tờ báo, tạp chí mới xuất bản công khai và hợp pháp. Tiêu biểu là các tờ báo Tiếng dân (1917-1943), L’ Annam, Hà Thành ngọ báo, Đông Tây tuần báo, Tân thế kỷ, Phụ nữ tân văn, An Nam tạp chí… Bên cạnh đó đã xuất hiện dòng báo chí bí mật không hợp pháp, mở đầu là báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Như vậy, về hình thức, báo chí phát triển từ công báo, bán công báo đến báo, tạp chí; từ nhật báo, tuần báo, nguyệt san, bán nguyệt san, tạp chí; từ báo chí nhà nước đến báo chí tư nhân. Về nội dung: Ngoài những mục mang tính quan báo, thời sự, còn có các mục luận thuyết, triết học, khoa học, văn chương khoa, sư phạm học khoa, và hầu hết các tờ báo đều có mục Văn uyển. Từ việc gieo mầm báo chí, nhằm sử dụng báo chí như là một công cụ đắc lực thực hiện âm mưu xâm lăng về văn hóa, Pháp nhanh chóng nhận thấy nguy cơ phát triển của báo chí và tìm mọi cách phong tỏa. Thế nhưng, sự ra đời của hàng trăm tờ báo ở ba thập kỷ này cho thấy báo chí đã phát triển ngoài sức tưởng tượng của thực dân, trở thành “công cụ không tự giác” mà Pháp khó có thể đặt lại vào vòng kiểm soát. Cuộc “vượt thoát” ngoạn mục của báo chí không chỉ có ý nghĩa văn hóa xã hội, mà nó còn có ý nghĩa mở đường cho quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. 2.2. Vai trò của báo chí trong quá trình hiện đại hóa nền văn học 2.2.1. Báo chí là môi trƣờng xuất hiện, tồn tại và phát triển của văn học quốc ngữ. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương đã chỉ ra báo chí là sự manh nha của một nền văn học mới:“Hầu như ngay từ buổi đầu của sự xuất hiện và lưu hành báo chí, một thứ văn học mới khác xa với văn học truyền thống đã gắn với loại phương tiện mới đó mà nảy mầm”. Gia Định báo, sau 4 năm đã mở thêm các mục khảo cứu, nghị luận, thơ ca đăng sáng tác của các danh sĩ Nam Kỳ như Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của… “Chính thơ văn, truyện cổ tích và những bài nghiên cứu về lịch sử nước nhà được đăng trên tờ báo lúc này… đã góp phần khai sinh nền quốc văn mới”. 9 Lần lượt các tờ báo Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn (ở Nam kỳ,) Đại Nam đồng văn nhật báo, Đăng cổ tùng báo, Đại Việt tân báo, Trung Bắc tân văn (ở Bắc Kỳ),… đều có mục đăng tải các thể loại truyện kể, truyện ngắn, thơ ca, câu đối… Đặc biệt là sự ra đời của hai tờ báo có tính chất chuyên ngành, Đông Dương tạp chí (1913) và Nam Phong tạp chí (1917) thì “Quốc văn bắt đầu thịnh, bắt đầu có cái giọng hoa mỹ dồi dào và chú trọng về tư tưởng”. Tổng tập văn học Việt Nam (văn học báo chí Việt Nam 1900-1945) (Nguyễn Thành cb), đã tập hợp từ hệ thống báo chí ba thập niên đầu thế kỷ XX hàng trăm trang tác phẩm đơn thuần viết bằng chữ quốc ngữ không “dính dáng gì đến chính trị” với nội dung và thể loại vô cùng phong phú, đa dạng. Về công tác bảo tồn vốn cổ có những tên tuổi như: Nguyễn Văn Ngọc, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Phan Khôi Độc giả cũng được thưởng thức tiểu thuyết cổ điển, tác phẩm văn học cận hiện đại của Trung Quốc thông qua các bản dịch của Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Hữu Tiến… Đặc biệt, nhiều tác phẩm văn học Pháp được dịch và đăng tải, mà công lao phải kể đến là Nguyễn Văn Vĩnh và các tờ Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí… đã khơi thông một dòng chảy cho văn học Việt Nam gia nhập vào dòng chảy chung của văn học thế giới. Quá trình “luyện tập câu vănviết dần tác phẩm” trên báo chí giai đoạn này diễn ra sôi nổi. Ở Nam Kỳ, hàng loạt tác phẩm của Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Trương Duy Toản, Hồ Biểu Chánh, Trương Vĩnh Ký… được đăng tải trên Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn… Ở Bắc kỳ, phong trào sáng tác nở rộ, trên Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí… liên tục xuất hiện những tác phẩm văn xuôi quốc ngữ của Phạm Duy Tốn, Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Ngọc Phách, Phạm Quỳnh, Đông Hồ, Tương Phố. Xuất hiện nhiều thể loại: tản văn, truyện, ký, tiểu thuyết, bình luận. Về mặt ngôn ngữ, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đánh giá: “Người ta đã thấy từ đời Đại Việt tân báo và Đại Nam đồng văn nhật báo đến thời Đông Dương tạp chí, chỉ trong khoảng bảy tám năm, quốc văn đã tiến bộ rất mau. Năm 1907, người ta thuật có vài chục dòng về Denis Papin cũng không nên lời mà năm 1913, Nguyễn Văn Vĩnh và Phan Kế Bính đã có thể dùng quốc văn để dịch hài kịch của Moliere và những bài Hán văn rất là chải chuốt. Đến Nam Phong ra đời quốc văn lại cao thêm một bậc nữa”. 10 Điểm lại văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, chúng ta nhận thấy, hầu hết các tác phẩm văn chương hay và có giá trị đã gây được những ảnh hưởng lớn và sâu sắc đối với nền văn học hiện đại đều được đăng tải trên báo chí, 2.2.2. Vai trò của báo chí với quá trình hình thành lực lƣợng sáng tác văn học hiện đại. Giới tân học làm báo nhưng lại có ý thức hoạt động tích cực để xây dựng nền quốc văn. Từ Trương Vĩnh Ký, đến Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách,… không chỉ tích cực nghiên cứu, dịch thuật, giới thiệu văn hóa, tư tưởng phương Tây, tác phẩm văn học nổi tiếng của Pháp mà còn tiến hành những thể nghiệm văn học mới, đưa sáng tác mới lên mặt báo, nhằm kiến tạo một mô hình văn học hiện đại. Đây là ngũ tác giả văn học trưởng thành từ báo chí, trở thành lực lượng sáng tác quan trọng của văn học hiện đại. Những nhà nho cuối mùa như Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Hữu Tiến… hởi với công cuộc tổng duyệt lại văn chương truyền thống và bảo tồn vốn cổ bằng cách chuyển dịch ra chữ quốc ngữ trên báo chí. Họ trở thành những cây bút có tiếng trong lĩnh vực biên khảo. Những tác giả tiêu biểu của dòng văn học yêu nước cách mạng đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng… Đội ngũ tác giả này muốn tìm một con đường văn chương mới, một công cụ truyền bá rộng rãi để phục vụ cho mục đích cổ động cách mạng và truyền bá tư tưởng, tinh thần yêu nước tới quần chúng nhân dân. Báo chí là môi trường nuôi dưỡng, đào tạo và hình thành đông đảo đội ngũ tác giả văn học hiện đại; là nơi nương náu, chuyển mình của đội ngũ tác giả truyền thống. Thông qua hệ thống báo chí giai đoạn 1900-1930, chúng ta có thể hình dung một cách tương đối đầy đủ gương mặt tác giả văn học đương thời, thậm chí, còn “có thể hình dung toàn bộ văn nghiệp của tác gia văn học”. Và, vượt khỏi khung khổ thời gian, báo chí giai đoạn này còn có tác động, ảnh hưởng tới đội ngũ tác giả văn học sau 1930 như: Nguyễn Công Hoan, Vũ Đình Long, Tam Lang, Thái Phỉ… 2.2.3. Sự tác động của báo chí đến quá trình hình thành thể loại văn học. Từ sau “ngôi sao băng” Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản xuất hiện trên báo năm 1887, và những thể nghiệm tiếp theo như: Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân (Trương Duy Toản, Nam Kỳ); Nam Hải dị nhân (1907), Hưng Đạo đại vương [...]... Trên quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Tạp chí Văn học, số 1, Hà Nội 21 Nguyễn Đăng Mạnh (1997), Quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, Tạp chí văn học, số 5, Hà Nội 22 Đặng Thái Mai (1944), Văn học khái luận, NXB Knxb 23 Nguyễn Phong Nam (2008), Nghiên cứu về quá trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam - một số vấn đề phương pháp luận, Tạp chí Khoa học và Công... Quá trình hình thành và phát triển của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Luận án tiến sĩ ngữ văn 13 Nguyễn Văn Hạnh, Về tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam Giáo sư, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam 14 Dương Quảng Hàm (1996), Việt Nam Văn học sử yếu, NXB Hội nhà văn 15 Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt. .. phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, Nghiên cứu văn học, số 7 Hà Nội 29 Vương Trí Nhàn (2006), Đi tìm một cách tiếp nhận đặc trưng cho văn học Việt Nam, Nghiên cứu văn học số 7, Hà Nội 30 Vương Trí Nhàn (2001),, Tìm nghĩa khái niệm hiện đại trong văn học sử Việt Nam, Tạp chí văn học số 1, Hà Nội 31 Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại, NXB Văn học 32 Phan Quang (2001), Về diện mạo báo chí Việt Nam: tiểu... dung hòa Đông - Tây hơn là đồng hóa âu hóa Đó phải là một “tờ báo quốc ngữ có lãnh đạo tốt và kiểm soát cẩn thận” (báo cáo gửi Phủ toàn quyền ngày 15-11-1915 của Thống sứ Bắc Kỳ Le Gallen) 13 2 Vai trò của Đông Dƣơng tạp chí trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ Chúng tôi hệ thống lại và nghiên cứu vai trò của Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân... nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 24 Từ điển văn học Việt Nam (1997), NXB Giáo dục, Hà Nội 25 Viện văn học Việt Nam (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 26 Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, NXB Quốc học tùng thư 27 Bùi Văn Nguyên, Phê bình, bình luận văn học 24 28 Vương Trí Nhàn (2006), Vai trò của trí thức trong quá trình tiếp nhận văn hóa. .. Nguyễn Văn Vĩnh, một người Nam mới đầu tiên, Tạp chí Tia sáng 42 Lê Ngọc Trà (2000), Về khái niệm hiện đại hóa văn học, Tạp chí Văn học, số 6, Hà Nội 43 Trần Thị Trâm (1994), Vai trò của báo chí trong quá trình phát triển của văn học dân tộc từ thế kỷ XX, Tạp chí Văn học, Hà Nội 44 Nguyễn Văn Trung, Chủ đích Nam Phong 45 Nguyễn Văn Trung, Lục châu học, Internet 25 46 Lê Trí Viễn (cb) (1965), Giáo trình. .. Nguyễn Văn Vĩnh trải qua hai mốc quan trọng Một là bước chân vào học và làm nghề thông ngôn; hai là chuyển sang nghề làm báo Đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trong tiến trình hiện đại hoá nền văn học dân tộc gắn liền với nghề làm báo này Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam trong khuôn khổ của Đông Dương tạp chí Về văn học. .. sử văn học Việt Nam, tập 4, NXB Giáo dục, in lần 2 47 Website: http://Nguyenvanvinh.net 48 Trần Ngọc Vương (1998), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, NXB Giáo dục, Hà Nội 49 Trần Ngọc Vương (1999), Loại hình học tác giả văn học - Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB Đại hoc Quốc gia Hà Nội 50 Trần Ngọc Vương (cb) (2010), Giáo trình văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX, NXB Đại học. .. TRÕ CỦA ĐÔNG DƢƠNG TẠP CHÍ TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN HỌC VIỆT NAM 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 1 Tiền đề, tôn chỉ mục đích và sơ bộ hệ thống chuyên mục của Đông Dƣơng tạp chí 1.1 Những tiền đề dẫn tới sự ra đời của Đông Dƣơng tạp chí Một là, báo chí vẫn nằm trong âm mưu “nô dịch văn hoá” mà Pháp cho rằng là cách tốt nhất để kiểm soát chặt chẽ lòng yêu nước của nhân dân ta Hai là, trong khi chữ Hán cùng... trong những nhiệm vụ quan trọng Đông Dương tạp chí đã đề ra Đông Dương tạp chí còn được sử dụng thay cho sách giáo khoa để dạy chữ quốc ngữ và dạy văn Thực hiện công cuộc truyền bá học thuật tư tưởng, văn hóa, văn học phương Tây, số lượng tác phẩm được dịch và đăng trên Đông Dương tạp chí khá quy mô và đồ sộ, tư tưởng học thuật hay văn chương đều chiếm vị trí ổn định trên tờ báo Đông Dương tạp chí . tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu về Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam. . Đông Dương Tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX Hoàng Thị Cương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Ngày đăng: 16/01/2014, 14:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan