1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề chấn hưng thực nghiệp trên diễn đàn báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX

14 979 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 411,79 KB

Nội dung

Vấn đề chấn hưng thực nghiệp trên diễn đàn báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX Vũ Thị Ngọc Yến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ.. Nghiên

Trang 1

Vấn đề chấn hưng thực nghiệp trên diễn đàn báo

chí Việt Nam đầu thế kỷ XX

Vũ Thị Ngọc Yến

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam; Mã số: 60 22 54

Nghd: TS Trần Viết Nghĩa Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Lịch sử Việt Nam; Thế kỷ 20; Chấn hưng thực nghiệp; Báo chí Việt Nam Contents:

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau khi ký kết Hiệp ước Patenôtre (1884), thực dân Pháp bắt tay ngay vào thực hiện chương trình khai thác thuộc địa với quy mô trên toàn lãnh thổ Việt Nam và Đông Dương Mục đích của thực dân Pháp là biến Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân lực cho nước Pháp và thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp Thông qua các chính sách khai thác, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến nhanh chóng, đưa Việt Nam dần hòa nhập vào nền kinh tế thế giới

Đến những năm đầu thế kỷ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây được truyền bá vào Việt Nam Những tư tưởng này được các nhà nho cấp tiến, yêu nước đón nhận Được khai tâm bởi các Tân văn, Tân thư, Tân báo, họ nhanh chóng nhận ra con đường vũ trang chống Pháp không phải là con đường duy nhất cứu nước mà còn có nhiều con đường khác,

Trang 2

trong đó có con đường duy tân, phát triển kinh tế Trên cơ sở đó, tầng lớp nho sĩ cấp tiến đã phát

động một phong trào yêu nước mới, phong trào “chấn hưng thực nghiệp” Nhưng các hoạt động

chấn hưng thực nghiệp và các hoạt động canh tân văn hóa, xã hội khác của các nhà nho cấp tiến chỉ diễn ra trong vài năm thì bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại Năm 1918 chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc Năm 1919 thực dân Pháp bắt đầu tiến hành đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai Một làn sóng đầu tư mới tràn vào Việt Nam Tư sản Việt Nam coi đây là cơ hội để làm giàu Vì vậy họ đã dấy lên phong trào chấn hưng thực nghiệp Phong trào diễn ra sôi nổi hơn, rộng lớn hơn và thực chất hơn so với phong trào do nhà nho cấp tiến phát động trước đó Lo sợ phong trào

sẽ gây bất lợi cho các hoạt động kinh doanh của tư bản Pháp và khơi gợi lên tinh thần yêu nước chống Pháp trong giai cấp tư sản nên thực dân Pháp đã ra tay đàn áp

Thực dân Pháp đã sử dụng báo chí thành một công cụ trong việc cai trị và bóc lột thuộc địa Đông Dương Tuy nhiên các nhà nho cấp tiến, tư sản Việt Nam đã nhanh chóng nắm lấy báo chí và biến nó thành phương tiện tuyên truyền, cổ động cho phong trào yêu nước và bàn luận về chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Nghiên cứu hoạt động chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX qua các tờ báo tiếng Việt góp phần làm rõ quá trình đổi mới tư duy nhận thức của tầng lớp nho sĩ cấp tiến, tư sản về nền kinh tế Việt Nam, vai trò của kinh tế trong sự phát triển chung của đất nước Đồng thời góp phần tìm hiểu về lịch sử cận đại Việt Nam và thái độ của một bộ phận dân cư Việt Nam

trước những vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc Với nhận thức đó, tôi quyết định chọn: “Vấn đề

chấn hưng thực nghiệp trên diễn đàn báo chí Việt Nam đầu thể kỷ XX” làm đề tài luận văn

của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Về báo chí: Cho tới nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt

Nam Mỗi công trình nghiên cứu nói về nhiều khía cạnh khác nhau từ khái quát chung về nền báo chí Việt Nam, đến những tờ báo cụ thể, những vấn đề cụ thể như một nhân vật, một phong trào hay một giai đoạn nào đó liên quan… được thể hiện trên báo chí

Một trong những công trình khảo cứu sớm nhất về lịch sử báo chí Việt Nam là cuốn Lịch

sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1930 của Huỳnh Văn Tòng, xuất bản lần đầu vào năm

1973, tại Sài Gòn Tiếp đó là 120 năm báo chí Việt Nam và Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam,

Trang 3

đều của tác giả Hồng Chương Vào năm 2000, nhóm tác giả gồm Đỗ Quang Hưng, Nguyễn

Thành, Dương Trung Quốc đã xuất bản cuốn Lịch sử báo chí Việt Nam (1865-1945) Các công

trình này đã khái quát sự ra đời của báo chí Việt Nam, các dòng báo chí, các khuynh hướng báo chí, mối quan hệ giữa báo chí với cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp thời Pháp thuộc… cùng một

số tờ báo tiêu biểu của mỗi dòng báo chí, mỗi thời kỳ Các tác giả cũng đánh giá vai trò của báo chí đối với mọi mặt đời sống, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, văn học, ngôn ngữ Tuy nhiên các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khái quát, xây dựng một lược đồ báo chí Việt Nam (1865-1945), chưa đi sâu vào phân tích từng vấn đề cụ thể của báo chí Việt Nam thời Pháp thuộc: tác động của các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội tới sự phát triển báo chí Việt Nam qua từng giai đoạn; nội dung báo chí phản ánh; vai trò của báo chí đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, phong trào yêu nước…; độc giả với báo chí… Chưa có một công trình nghiên cứu một cách cụ thể, sâu sắc dòng

báo chí kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XX: Nông cổ mín đàm, Thực nghiệp dân báo, Khai hóa

nhật báo, Hữu thanh tạp chí… Các tờ báo này được giới thiệu khá sơ lược về thời gian xuất bản,

chủ báo, nội dung… và chỉ là những tờ báo tiêu biểu trong mỗi giai đoạn phát triển của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX

- Về vấn đề chấn hưng thực nghiệp: Vấn đề chấn hưng thực nghiệp được đề cập đến trong

bài viết “Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX” của Trần Viết

Nghĩa đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 387 (7-2008) đã chỉ ra những nguy cơ, thách thức của giai cấp tư sản Việt Nam khi muốn cạnh tranh quyền lợi kinh tế với tư bản ngoại quốc Tác giả cũng nêu ra các nội dung cơ bản của hoạt động thực nghiệp của tư sản Việt Nam: đánh giá vai trò của thực nghiệp đối với đất nước; vai trò của từng ngành kinh tế; chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa; thành lập các hội công thương

Bài viết “Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp và Hữu thanh tạp chí với vấn đề bảo vệ

quyền lợi của giới tư sản” của hai tác giả Phạm Xanh - Nguyễn Dịu Hương đăng trên tạp chí Nghiên

cứu Lịch sử, số 381 (1-2008) đã khái quát những nét cơ bản của Hội Bắc Kỳ công thương đồng

nghiệp cùng cơ quan ngôn luận của nó là Hữu thanh tạp chí Qua hoạt động của Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp và tờ Hữu thanh tạp chí, vấn đề bảo vệ quyền lợi của giới tư sản Việt Nam ở

phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa được hai tác giả khắc họa khá rõ nét

Ngoài ra còn có một số Khóa luận, Luận văn tìm hiểu về vấn đề chấn hưng thực nghiệp

trên diễn đàn báo chí tiếng Việt đầu thế kỷ XX như “Phong trào thực nghiệp trên báo Khai hóa

Trang 4

của Bạch Thái Bưởi” (Khóa luận Cử nhân khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1995) của Lê Thị Lan; “Bước đầu tìm hiểu tinh thần dân tộc

trong kinh doanh của tư sản Việt Nam trước 1929 qua: Thực nghiệp dân báo, Khai hóa nhật báo

và Nam Phong tạp chí” (Khóa luận Cử nhân lịch sử, khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997) của Nguyễn Thế Anh; “Hoạt động kinh tế của

giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX qua dòng báo chí kinh tế Hà Nội” (Luận văn Thạc sĩ Lịch

sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) của Bùi Công

Nghiệp… Và các tấm gương thực nghiệp tiêu biểu: “Bạch Thái Bưởi - khẳng định doanh tài đất

Việt” của Lê Minh Quốc; “Tìm hiểu thêm về Bạch Thái Bưởi - doanh nhân kinh doanh tiêu biểu thời cận đại” của Phạm Hồng Tung…

Một số công trình nghiên cứu có đề cập tới hoạt động chấn hưng thực nghiệp: Tìm hiểu

giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc (Nxb Văn - Sử - Địa, 1959) của Nguyễn Công Bình

phân tích quá trình phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam, tuy có nói tới thực nghiệp nhưng mới

chỉ dừng lại ở việc xem nó đơn thuần là một hoạt động kinh tế của tư sản Việt Nam Trong “Góp

phần tìm hiểu Nho giáo - Nho sĩ - Trí thức Việt Nam trước năm 1945” (Nxb Văn hóa thông tin,

Hà Nội, 2007) của Chương Thâu đã phân tích sự chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ, trí thức Việt Nam trước năm 1945 và trên cơ sở đó thay đổi các phương thức hoạt động của mình

3 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

- Nguồn tư liệu: Tôi sử dụng nguồn tư liệu trực tiếp là các báo Nông cổ mín đàm, Lục

tỉnh tân văn, Đăng cổ tùng báo, Thực nghiệp dân báo, Khai hóa nhật báo, Hữu thanh tạp chí

Ngoài ra, tôi tham khảo nguồn tư liệu gián tiếp là các Khóa luận Cử nhân, Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này

- Để có thể thực hiện được luận văn này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, logic, tổng hợp, so sánh, đối chiếu…

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Vấn đề mà tôi nghiên cứu diễn ra trong khoảng ba thập kỷ đầu thế kỷ XX,

cụ thể là trong khoảng thời gian 1906-1929 Tức là từ khi các nhà nho cấp tiến phát động phong trào chấn hưng thực nghiệp tới khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 Khoảng thời gian này nằm trọn trong hai đợt khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (1897-1929)

Trang 5

Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những bàn luận, những hoạt động chấn hưng thực nghiệp tiêu biểu của tầng lớp nhà nho cấp tiến và giai cấp tư sản Việt Nam trên diễn đàn báo chí tiếng Việt đầu thế kỷ XX

5 Cấu trúc luận văn

Luận văn của tôi ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, có cấu trúc như sau:

Chương 1: Dòng báo chí tiếng Việt ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Chương 2: Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của tầng lớp nhà nho cấp tiến qua báo chí tiếng Việt những năm 1906-1908

Chương 3: Giai cấp tư sản với vấn đề chấn hưng thực nghiệp qua diễn đàn báo chí ở Việt

Nam thời kỳ 1914-1929

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nxb Văn học, Hà Nội

2 Nguyễn Tuấn Anh (1997), Bước đầu tìm hiểu tinh thần dân tộc trong kinh doanh của

tư sản Việt Nam trước 1929 qua: Thực nghiệp dân báo, Khai hóa nhật báo và Nam Phong tạp chí, Khóa luận Cử nhân Lịch sử, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội

3 “Bao giờ người An nam ta mới thoát khỏi nỗi đem vàng đi đổ sông Ngô”, Thực

nghiệp dân báo, số 7, 31-7-1920, tr.2

4 Phan Trọng Báu (2006), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội

5 Nguyễn Công Bình (1959), Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, Nxb

Văn Sử Địa, Hà Nội

6 Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội

7 “Chương trình bản báo”, Thực nghiệp dân báo, số 1, 10-7-1920, tr.1

8 “Các hội buôn của người An nam ta”, Thực nghiệp dân báo, số 13, 14-8-1920, tr.2

9 “Các hội buôn của người An nam ta”, Thực nghiệp dân báo, số 15, 16-8-1920, tr.2

10 “Công nghệ có chấn hưng thì thương nghiệp mới phát đạt”, Thực nghiệp dân báo, số

36, 7-10-1920, tr.2

11 “Cuộc đấu xảo canh nông năm 1920”, Thực nghiệp dân báo, số 43, 23-10-1920, tr.2

12 “Cuộc thương chiến sao cho quyết thắng”, Thực nghiệp dân báo, số 48, 4-11-1920,

tr.2

13 Lương Văn Can (2011), Kim cổ cách ngôn, Nxb Thời đại

14 Canavaggio, “Nông cổ nhựt báo tự tự”, Nông cổ mín đàm, số 1, 1-8-1901, tr.1

15 Ngô Quý Chấn, “Bàn về việc kỹ nghệ và buôn bán”, Nam Phong tạp chí, số 26,

8-1919, tr.169-171

16 “Chấn chỉnh thương trường”, Nam Phong tạp chí, số 27, 9-1919, tr.229-230

17 Vũ Như Châu, “Muốn thực nghiệp cần phải hiểu nghĩa thực nghiệp”, Thực nghiệp

dân báo, số 55, 20-11-1920, tr.2

Trang 7

18 Đặng Thị Vân Chi (2008), Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

19 Thượng Chi, “Bàn về việc tranh thương với người Khách - Bắc Kỳ nên lập một

thương hội lớn”, Nam Phong tạp chí, số 27, 9-1919, tr.226-229

20 Thượng Chi, “Chấn chỉnh thương trường”, Nam Phong tạp chí, số 28, 9-1919,

229-230

21 Hồng Chương (1985), 120 năm báo chí Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

22 Hồng Chương (1987), Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb Sách giáo khoa

Mác-Lênin, Hà Nội

23 Trương Văn Chung - Doãn Chính (chủ biên, 2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam

cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

24 Nguyễn Phong Di, “Bàn về giá trị và tư cách việc thực nghiệp”, Thực nghiệp dân

báo, số 3, 17-7-1920, tr.2

25 Trương Thị Dương (2012), Phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

(1903-1908), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội

26 Trần Văn Dỏng, “Kinh tế xứ ta - Một vài dư luận về kinh tế nước nhà, có can hệ chi

với nông, công, thương chăng?”, Lục tỉnh tân văn, số 1206, 1-8-1922, tr.2

27 An Đình, “Về vấn đề hợp quần doanh nghiệp ở nước ta”, Thực nghiệp dân báo, số

451, 20-4-1922, tr.2

28 Đặng Đình Điển, “Bàn về thực nghiệp”, Thực nghiệp dân báo, số 32, 28-9-1920, tr.2

29 Đặng Đình Điển, “Gánh vàng đi đổ sông Ngô”, Thực nghiệp dân báo, số 219,

19-7-192, tr.2

30 Nhời ông Trần Tấn Bình diễn thuyết ở tỉnh Nam Định, Đăng Cổ tùng báo số 799,

9-5-1907, tr.132

31 Mai Đăng Đệ, “Khoa học với nông nghiệp”, Thực nghiệp dân báo, số 51,

11-11-1920, tr.2

32 “Gạo ta xuất cảng”, Thực nghiệp dân báo, số 9, 5-8-1920, tr.2

Trang 8

33 Bửu Gia, “Phục hồi thương quyền”, Lục tỉnh tân văn, số 2165, 10-1925, tr.2

34 Bửu Gia, “Phục hồi thương quyền”, Lục tỉnh tân văn, số 2167, 10-1925, tr.2

35 Ngô Thương Gia, “Bàn bạc về thương nghiệp: cách tổ chức một nhà buôn”, Nam

Phong tạp chí, số 47, 5-1921, tr.345-354

36 Nguyễn Bính Giai, “Đàn bà ta cũng nên lập hội buôn”, Thực nghiệp dân báo, số 423,

17-3-1922, tr.2

37 Trần Văn Giàu (1997), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách

mạng tháng Tám, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

38 Trần Văn Giàu, “Mấy đặc điểm lịch sử Việt Nam thế kỷ XX”, Tạp chí Xưa và nay, số

10 (10-1998), tr.10-14

39 Nguyễn Khắc Hanh, “Tiền với ta”, Thực nghiệp dân báo, số 6, 27-7-1920, tr.2

40 Trần Thị Hạnh (2011), Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong 30

năm đầu thế kỷ XX, Luận án Tiến sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội

41 Lý Tùng Hiếu (2005), Lương Văn Can và phong trào Duy tân - Đông du, Nxb Văn

hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh

42 Vũ Quang Hiển - Trần Viết Nghĩa, “Tinh thần dân tộc trong cải cách giáo dục ở Việt

Nam hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, , Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 34 (3-2009),

tr.73-82

43 Lịch sử Việt Nam cận đại, Tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1961

44 Hứa Hoành: Trương Văn Bền: nhà kỹ nghệ không bằng cấp kỹ sư, www: vnthuquan.net:

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4nnntn1n31n343tq83a3q3m3237nnn 0n, cập nhật ngày 4-10-2010

45 Nguyễn Bá Học (dịch), “Chí phú cẩm nang”, Nam Phong tạp chí, số 29, 12-1916,

tr.407-412

Trang 9

46 Nguyễn Bá Học (dịch), “Chí phú cẩm nang”, Nam Phong tạp chí, số 30, 12-1916,

tr.503-510

47 Nguyễn Bá Học (dịch), “Chí phú cẩm nang”, Nam Phong tạp chí, số 31, 12-1916,

tr.36-41

48 Nguyễn Bá Học, “Mấy điều yếu lược về kinh tế học”, Nam Phong tạp chí, số 45,

3-1921, tr.200-206

49 Nguyễn Bá Học, “Mấy điều yếu lược về kinh tế học”, Nam Phong tạp chí, số 46,

4-1921, tr.290-295

50 Đỗ Quang Hưng, “Làn sóng Tân thư Trung hoa trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt

Nam thời cận đại”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4 (4-1996), tr.20-25

51 Đỗ Quang Hưng (chủ biên - 2000), Lịch sử báo chí Việt Nam (1865-1945), Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội

52 Đỗ Quang Hưng (chủ biên), (2013), Tính hiện đại và sự chuyển biến của văn hóa

Việt Nam thời cận đại, Nxb Chính trị Quốc gia

53 Hoàng Quang Hương, “Hồn thực nghiệp tỉnh dậy”, Thực nghiệp dân báo, số 35,

5-10-1920, tr.2

54 Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa

(1858-1945), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

55 Trần Tuấn Khải, “Bàn về thực nghiệp”, Thực nghiệp dân báo, số 59, 30-11-1920,

tr.2

56 Trần Tuấn Khải, “Bàn về thực nghiệp”, Thực nghiệp dân báo, số 60, 2-12-1920, tr.2

57 Lê Thị Lan (1995), Phong trào thực nghiệp trên báo Khai hóa của Bạch Thái Bưởi,

Khóa luận Cử nhân Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia

Hà Nội

58 Đinh Xuân Lâm (chủ biên, 1997), Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu

thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

59 Đinh Xuân Lâm (chủ biên, 2006), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục

Trang 10

60 Mai Du Lân, “Nghĩ về sinh kế nước nhà”, Thực nghiệp dân báo, số 285, 4-11-1921,

tr.2

61 Trần Huy Liệu (1956), Cách mạng cận đại Việt Nam, tập 4, Nxb Văn Sử Địa, Hà

Nội

62 “Lòng người An nam đối với việc thương mại”, Thực nghiệp dân báo, số 2,

13-7-1920, tr.2

63 Nguyễn Sĩ Lung, “Góp vốn buôn chung”, Thực nghiệp dân báo, số 36, 7-10-1920,

tr.2

64 “Luận về cuộc thương mãi”, Lục tỉnh tân văn, số 674, 20-8-1919, tr.2

65 Nhụ Mai, “Làm ruộng hơn buôn”, Thực nghiệp dân báo, số 6, 7-10-1920, tr.2

66 100 năm Đông Kinh Nghĩa thục, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008

67 100 năm Đông Kinh Nghĩa thục và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008

68 “Một khuynh hướng sai nên giải”, Thực nghiệp dân báo số 4, 20-7-1920, tr.2

69 Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, Kỷ yếu Hội thảo khoa học,

Nxb Thế giới, Hà Nội, 2009

70 “Nam Kỳ là Phật địa”, Lục tỉnh tân văn, số 1540, 9-1923, tr.2

71 “Nói về sự quảng cáo đồ hàng ở cái thời đại gần đây”, Thực nghiệp dân báo, số 17,

24-8-1920, tr.2

72 “Nhân công là căn bản của mọi đường thực nghiệp”, Thực nghiệp dân báo số 6,

27-7-1920, tr.2

73 Sơn Nam (2003), Phong trào Duy tân ở Bắc Trung Nam - Thiên địa hội và công

cuộc Minh Tân, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh

74 Hải Ngọc - Thái Nhân Hòa (2005), Xu hướng canh tân phong trào Duy tân với sự

nghiệp đổi mới (từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w