1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên việt nam trong quá trình hội hập quốc tế

7 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 307,11 KB

Nội dung

Luận văn luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong

Trang 1

Vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội hập

quốc tế Luyện Thị Minh Thư

Trung tâm Đào tạo, Bồi dường giảng viên lý luận chính trị

Luận văn ThS ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn: PGS.TS Đoàn Văn Khái

Năm bảo vệ: 2010

Abstract Luận văn luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục lý

tưởng cách mạng cho thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Phân tích, đánh giá thực trạng lý tưởng cách mạng của thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở nước ta hiện nay Nêu và phân tích những nội dung cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cách mạng cho

thanh niên trong quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Keywords Triết học; Lý tưởng cách mạng; Thanh niên; Hội nhập quốc tế; Đạo đức

chính trị

Content

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch

Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác giáo dục thanh niên, coi đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ, trong mọi thời kỳ cách mạng thanh niên luôn là lực lượng xung kích của Đảng, của cách mạng và của dân tộc Người cho rằng muốn cách mạng thành công, phát triển đúng hướng, muốn nước nhà cường thịnh để

"sánh vai với các cường quốc năm châu" thì phải chăm lo giáo dục thanh niên Tương lai của dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc, sự thành công của cách mạng phần lớn phụ thuộc vào thanh niên, vào công tác giáo dục thanh niên, nhất là giáo dục lý tưởng cách mạng cho họ

Tầm quan trọng của công tác giáo dục thanh niên còn được xác định bởi những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong điều kiện hiện nay Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khoá VII, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nói: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không, phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên và công tác giáo dục cho thanh niên” [10, tr.82]

Sau hơn 20 năm đổi mới, với việc thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

và chủ động, tích cực hội nhập với khu vực và thế giới, nền kinh tế nước ta đã ra khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển Điều đó đã đem lại những điều kiện, cơ hội cho thanh

Trang 2

niên có thể cống hiến, phát huy những mặt tích cực của mình, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước

Tuy nhiên, sự hội nhập kinh tế, giao lưu văn hoá giữa các nước ngày càng sâu rộng thì cũng hàng ngày hàng giờ tác động mạnh mẽ, nhiều chiều và phức tạp đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm của lớp trẻ, vốn rất nhạy cảm nhưng lại thiếu vốn sống và chưa từng trải Không ít những sản phẩm văn hoá, những tư tưởng, lối sống ngoại lai đang có nguy cơ làm băng hoại những gì làm nên tinh hoa, cốt cách và bản lĩnh con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ

Đã xuất hiện một bộ phận không nhỏ thanh niên suy thoái về đạo đức, mờ nhạt lý tưởng sống, chạy theo lối sống thực dụng, không có ý chí phấn đấu vươn lên, thờ ơ với các vấn đề chính trị - xã hội, vận mệnh và tương lai của đất nước Số đông thanh niên đều chưa hiểu biết

về lý tưởng cách mạng một cách đầy đủ và rõ ràng Tình trạng này nếu không được khắc phục, không được tăng cường chăm lo giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng thì thanh niên

sẽ không có được bản lĩnh chính trị vững vàng, sẽ sai lệch trong nhận thức tư tưởng, suy giảm lòng tin vào con đường và mục tiêu cách mạng mà Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn trong quá trình hội nhập quốc tế

Vì vậy, việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam hiện nay là một vấn đề hệ trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của dân tộc trong quá trình hội nhập toàn cầu, cũng vì thế nó thực sự có ý nghĩa thực tiễn, cấp bách, là công việc mà Đảng, Nhà

nước và toàn xã hội cần hết sức quan tâm Vì lẽ đó, chúng tôi đã chọn "Vấn đề giáo dục lý

tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế" làm đề tài

luận văn để nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Xung quanh vấn đề thanh niên, giáo dục thanh niên và giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên, trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở những khía cạnh

và phương pháp tiếp cận khác nhau, được trình bày dưới dạng sách, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và các bài báo, tạp chí

- Dưới dạng sách, có các công trình sau: “Lý tưởng cách mạng của thanh niên Việt

Nam trong sự nghiệp đổi mới”, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1995 của Đỗ Mười; “Thanh niên với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1996 của

Hồ Đức Việt; “Tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành”, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1997 của Đặng Quốc Bảo; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên”, Nxb Chính trị quốc gia ,

Hà Nội, 2002 của Đoàn Nam Đàn; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng

cho đời sau”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005 của Trần Quy Nhơn; “Định hướng giá trị cho thanh niên, sinh viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Thanh

niên, Hà Nội, 2002 của Dương Tự Đam; “Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2002 của Đoàn

Văn Thái; “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay”, Nxb Thanh niên, Hà Nội,

2004 của Phạm Đình Nghiệp; “Giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2005 của Võ Minh Tuấn; “Phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho

thanh niên Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính tri ̣ quốc gia, Hà Nội, 2005 của Nguyễn Đức Tiến;

“Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên 2002 -

2007”, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2007 của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Những

cuốn sách này, ở những góc độ khác nhau đều đã đề cập đến nhiều vấn đề về thanh niên, tình hình thanh niên, công tác giáo dục thanh niên và giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh

niên Trong đó, đáng chú ý là cuốn “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay”

của Phạm Đình Nghiệp, tác giả đã cung cấp cho người đọc những thông tin về tình hình giác ngộ lý tưởng cách mạng, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cùng những nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tác giả lại chưa đề cập nhiều đến những tác động của quá trình hội nhập quốc tế đến lý tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam hiện nay và tầm

Trang 3

quan trọng của việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình

hội nhập quốc tế Trong cuốn “Phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên Việt Nam

hiện nay”, tác giả Nguyễn Đức Tiến cũng đã đề cập tới quá trình hình thành lý tưởng xã hội

chủ nghĩa của thanh niên, thực trạng và một số giải pháp cơ bản về phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên hiện nay Tuy vậy, trong phần thực trạng, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát về trình độ giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa của thanh niên mà chưa đi vào cụ thể từng vấn đề và chưa đề cập tới thực trạng công tác phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay

- Dưới dạng luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu các cấp, xung quanh vấn đề này có

các công trình sau: “Cải tiến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học

sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số

NN.7 năm 1995 của Phạm Tất Dong (chủ biên); “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo

dục - đào tạo thanh niên ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sỹ Triết học năm 2000 của Đoàn

Nam Đàn; “Tình hình tư tưởng thanh niên và công tác giáo dục của Đoàn thanh niên giai

đoạn hiện nay”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2002 của Trần Văn Miều (chủ

nhiệm); “Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Triết học năm 2005 của Diệp Minh Giang, Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; “Tình hình tư tưởng

thanh niên và công tác giáo dục của Đoàn giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Triết học

năm 2007 của Trần Đình Bảo, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh

niên và vận dụng trong thực tiễn cách mạng hiện nay”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

năm 2007 của TS Trần Văn Hải (chủ nhiệm), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Các công trình này đã góp phần làm rõ thực trạng tư tưởng, đạo đức của thanh niên; trình bày và phân tích những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, từ đó đưa ra những phương hướng cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục,

đào tạo thanh niên ở nước ta hiện nay Đặc biệt, trong đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo

dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và vận dụng trong thực tiễn cách mạng hiện nay” của

TS Trần Văn Hải (chủ nhiệm), tác giả đã trình bày tương đối có hệ thống những quan điểm

cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và vận dụng tư tưởng đó vào công tác giáo dục và rèn luyện thanh niên trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, công trình chưa tập trung phân tích rõ và có hệ thống về hiện trạng lý tưởng cách mạng

và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

- Dưới dạng các bài báo, xung quanh vấn đề này có các bài trên các báo và tạp chí

như sau: "Thanh niên với việc rèn luyện lý tưởng cách mạng", Báo Nhân dân ra ngày 1/10/1997 của Hữu Thọ; "Mấy ý kiến về việc phát huy nhân tố con người trong việc giáo dục

lý tưởng cộng sản và đạo đức cách mạng cho thanh niên", Tạp chí Xây dựng Đảng, số

7/1997 của Nguyễn Phương Hồng; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong

cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3/2000; “Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục

lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 2/2001 của

Đoàn Văn Khiêm; “Định hướng giá trị trong giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 3/2003 của Trịnh Gia Long; "Bồi dưỡng đạo đức cho thanh niên”, Tạp chí Cộng sản, số 8/2003 của Cẩm Thị Lai; “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên trong

điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa”, Tạp chí Dân vận, số 4/2007 của Trần Viết Hơn; “Xây dựng bản lĩnh chính trị cho thanh niên ở nước ta hiện nay”, Tạp chí khoa học chính trị, số

2/2006 của Trần Hùng Phi; “Lý tưởng cách mạng của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Báo Nhân dân ra ngày 26/3/2008; “Một vài hiện tượng tiêu cực trong thanh niên hiện nay và công tác giáo dục, vận động thanh niên”, Tạp

chí Tâm lý học, số 8/2008 của Lê Thị Ngọc Dung, Hồ Bá Thâm Nhìn chung, các bài báo

Trang 4

trên đã đề cập một số vấn đề về thanh niên, về lý tưởng, đạo đức của thanh niên và một số nội dung có tính định hướng cho việc giáo dục đạo đức, lý tưởng của thanh niên

Có thể nói, những công trình đề cập trên đây là những cơ sở dữ liệu bổ ích cho việc nghiên cứu vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam hiện nay

Như vậy, xung quanh vấn đề thanh niên, giáo dục thanh niên và giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên đã có những công trình nghiên cứu ở những góc độ và mức độ khác nhau Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó chủ yếu mới khái quát tình hình thanh niên, lý tưởng cách mạng của thanh niên trong những năm gần đây và công tác giáo dục thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung Mặt khác, do tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề nên rất cần có những công trình nghiên cứu luận bàn một cách có hệ thống về tầm quan trọng của việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên; những tác động của quá trình hội nhập quốc tế đến lý tưởng cách mạng của thanh niên hiện nay; những ưu điểm, hạn chế trong lý tưởng cách mạng của thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam hiện nay và những việc cần phải làm để nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế Đề tài luận văn mà chúng tôi lựa chọn chính là với mong muốn góp phần đáp ứng đòi hỏi đó

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

* Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ hiện trạng lý tưởng cách mạng của thanh niên và công tác giáo dục

lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay, những tác động của quá trình hội nhập quốc tế đến lý tưởng cách mạng của thanh niên, luận văn nêu ra những nội dung cơ bản

và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất, luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục lý tưởng cách mạng

cho thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng lý tưởng cách mạng của thanh niên và công tác

giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở nước ta hiện nay

Thứ ba, nêu và phân tích những nội dung cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm

nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong quá trình hội nhập quốc

tế ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng

cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề thanh niên, vai trò của thanh niên trong sự phát triển xã hội, về lý tưởng, lý tưởng cách mạng và về công tác giáo dục thanh niên trong đó có giáo dục lý tưởng cách mạng

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả luận văn cũng tham khảo, kế thừa có chọn

lọc các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài

* Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận

văn là: phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, lôgíc và lịch sử với tinh thần lý luận kết hợp với thực tiễn trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật

6 Đóng góp của luận văn

Trang 5

Luận văn góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế; nêu ra những ưu điểm và hạn chế trong lý tưởng cách mạng của thanh niên và trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở nước ta hiện nay; đề xuất những nội dung cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương,

7 tiết:

Chương 1: Lý tưởng cách mạng và tầm quan trọng của viê ̣c giáo du ̣c lý tưởng cách

mạng cho thanh niên

Chương 2: Hiê ̣n tra ̣ng lý tưởng cách ma ̣ng của thanh niên và công tác giáo du ̣c lý

tưởng cách ma ̣ng cho thanh niên ở nước ta hiê ̣n nay

Chương 3: Nô ̣i dung và giải pháp giáo du ̣c lý t ưởng cách mạng cho thanh niên Việt

Nam trong quá trình hô ̣i nhâ ̣p quốc tế

References

1 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2004), Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa -

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

2 Đặng Quốc Bảo (1997), Tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành, Nxb Thanh niên, Hà Nội

3 Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa cộng sản - mục đích và lý tưởng của Đảng ta, Nxb

Sự thật, Hà Nội

4 Phạm Tất Dong (chủ biên - 1995), Cải tiến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo

đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân, Đề tài khoa

học, mã số NN.7

5 Lê Duẩn (1969), Thanh niên hãy vươn hơn nữa phấn đấu cho lý tưởng cách mạng,

Nxb Sự thật, Hà Nội

6 Dương Tự Đam (2002), Định hướng giá trị cho thanh niên, sinh viên trong thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội

7 Đoàn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

8 Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,

Nxb Sự thâ ̣t, Hà Nội

9 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

Nxb Sự thâ ̣t, Hà Nội

10 Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa VII, Nxb Sự thâ ̣t, Hà Nội

11 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

12 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính tri ̣ quốc gia, Hà Nội

13 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

15 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2005), Tổng quan tình hình thanh niên,

công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên 2002 - 2007, Nxb Thanh niên, Hà Nội

16 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2006), Kỷ yếu hội thảo “Đoàn Thanh niên

tham gia phát triển kinh tế - xã hội”, Hà Nội

Trang 6

17 Diệp Minh Giang (2005), Vấn đề đạo đức của thanh niên trong nền kinh tế thị trường ở Việt

Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại

học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

18 Trần Văn Hải (chủ nhiệm - 2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách

mạng cho thanh niên và việc vận dụng trong thực tiễn cách mạng hiện nay, Đề tài

Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,

Hà Nội

19 Nguyễn Phương Hồng (1997), “Mấy ý kiến về việc phát huy nhân tố con người trong

việc giáo dục lý tưởng cộng sản và đạo đức cách mạng cho thanh niên”, Tạp chí Xây

dựng Đảng, (7)

20 Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), “Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống của con

người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (2)

21 Đặng Cảnh Khanh (2007), Báo cáo tổng hợp kết quả “điều tra trình hình tư tưởng và nhận thức

chính trị của thanh niên giai đoạn hiện nay”, Nxb Thanh niên, Hà Nội

22 Cẩm Thị Lai (2003), “Bồi dưỡng đạo đức cho thanh niên”, Tạp chí Cộng sản, (3)

23 V.I Lênin (1961), Bàn về thanh niên, Nxb Sự thật, Hà Nội

24 V.I Lênin (1982), Toàn tập, tập 4, Nxb Thanh niên, Hà Nội

25 V.I Lênin (1982), Toàn tập, tập 31, Nxb Thanh niên, Hà Nội

26 Trịnh Gia Long (2003), “Định hướng giá trị trong giáo dục thanh niên Việt Nam hiện

nay”, Tạp chí Cộng sản, (3)

27 Nguyễn Huy Lộc (chủ biên - 2005), Tổng quan tình hình thanh niên và phong trào

thanh thiếu nhi nửa nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII (2002-2005), Nxb

Thanh niên, Hà Nội

28 Luật thanh niên (2006), Nxb Tư pháp, Hà Nội

29 C Mác và F Ăngghen (1972), Về thanh niên, Nxb Mátxcơva

30 C Mác và F Ăngghen (1972), Toàn tập, tập 21, Nxb Mátxcơva

31 C Mác và F Ăngghen (1982), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội

32 Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội

33 Hồ Chí Minh (1982), Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội

34 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

35 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

36 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

37 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

38 Hồ Chí Minh (1995), Về xây dựng con người mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

39 Đỗ Mười (1995), Lý tưởng của thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb

Thanh niên, Hà Nội

40 Phạm Đình Nghiệp (2004), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay,

Nxb Thanh niên, Hà Nội

41 Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

42 Trần Quy Nhơn (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thê shệ cách mạng cho

đời sau, Nxb Giáo dục, Hà Nội

43 Hồ Bá Thâm (chủ biên - 2006), Xây dựng bản lĩnh thanh niên hiện nay, Nxb Thanh

niên, Hà Nội

44 Hữu Thọ (1/10/1997), “Thanh niên với việc rèn luyện lý tưởng cách mạng”, Báo Nhân

dân

45 Thái Duy Tiên (2005), Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên trong điều kiện kinh

tế thị trường, Đề tài nghiên cứu khoa học KX07

46 Nguyễn Đức Tiến (2005), Phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên Việt

Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Trang 7

47 Võ Minh Tuấn (2006), Giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb

Thanh niên, Hà Nội

48 Văn Tùng (2003), Một số vấn đề về công tác thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội

49 Đặng Ánh Tuyết (2009), “Xây dựng bản lĩnh chính trị cho thanh niên Việt Nam hiện

nay”, Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, (7)

50 Từ điển Tiếng Việt (1992), Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội

51 Ủy ban dân số (2003), Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe 2003

52 Văn kiện Đảng về công tác thanh niên (2005), tập 1, Nxb Thanh niên, Hà Nội

53 Hồ Đức Việt (1996), Thanh niên với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội

54 Phạm Thái Việt (2006), Toàn cầu hóa: những biến động lớn trong đời sống chính trị ,

quốc tế và văn hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

55 Về giáo dục quốc tế (1993), UNESCO

Ngày đăng: 11/02/2014, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w