1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề chấn hưng thực nghiệp trên diễn đàn báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX

128 463 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Tuy nhiên các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khái quát, xây dựng một lược đồ báo chí Việt Nam 1865-1945, chưa đi sâu vào phân tích từng vấn đề cụ thể của báo chí Việt Nam thời Pháp thuộ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ NGỌC YẾN

VẤN ĐỀ CHẤN HƯNG THỰC NGHIỆP TRÊN DIỄN ĐÀN BÁO CHÍ

VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ NGỌC YẾN

VẤN ĐỀ CHẤN HƯNG THỰC NGHIỆP TRÊN DIỄN ĐÀN BÁO CHÍ

VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, không sao chép ở bất cứ một công trình nào khác Tất cả các trích dẫn trong luận văn đều được chú thích nguồn tư liệu tham khảo rõ ràng, đầy đủ

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014

Học viên

Vũ Thị Ngọc Yến

Trang 4

và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vũ Thị Ngọc Yến

Trang 5

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

3 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1: DÒNG BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX 8

1.1 Sự ra đời của dòng báo chí tiếng Việt 8

1.2 Một số nội dung cơ bản của báo chí tiếng Việt đầu thế kỷ XX 19

1.3 Một số tờ báo có khuynh hướng “thực nghiệp” tiêu biểu 25

Chương 2: HOẠT ĐỘNG CHẤN HƯNG THỰC NGHIỆP CỦA TẦNG LỚP NHÀ NHO CẤP TIẾN QUA BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT NHỮNG NĂM 1906-1908 35

2.1 Vài nét về tầng lớp nhà nho cấp tiến Việt Nam đầu thế kỷ XX 35

2.2 Nhà nho cấp tiến luận bàn về thực nghiệp, chấn hưng thực nghiệp 38

2.3 Một số hoạt động thực nghiệp tiêu biểu của nhà nho cấp tiến Việt Nam trên diễn đàn báo chí đầu thế kỷ XX 43

Chương 3: GIAI CẤP TƯ SẢN VỚI VẤN ĐỀ CHẤN HƯNG THỰC NGHIỆP QUA DIỄN ĐÀN BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1914-1929 3.1 Sự ra đời của giai cấp tư sản Việt Nam 55

3.2 Giai cấp tư sản với vấn đề thực nghiệp, chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam trên báo chí tiếng Việt (1914-1929) 62

3.2.1 Đánh giá vai trò của thực nghiệp 63

3.2.2 Nhận thức về các ngành kinh tế 66

Trang 6

3.3 Một số hoạt động chấn hưng thực nghiệp tiêu biểu của giai cấp tư sản

phản ánh trên diễn đàn báo chí (1914-1929) 75

3.3.1 Cổ động thực nghiệp 76

3.3.2 Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa 79

3.3.3 Hoạt động quảng cáo, hội chợ, triển lãm 84

3.3.4 Phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều (1919) 86

3.3.5 Phong trào chống độc quyền thương cảng Sài Gòn (1923) 88

3.4 Một số nhà thực nghiệp tiêu biểu 89

3.4.1 Nguyễn Chánh Sắt (1869 - 1947) 89

3.4.2 Bạch Thái Bưởi (1874 - 1932) 90

3.4.3 Trương Văn Bền (1883 - 1956) 92

3.4.4 Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980) 93

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài

Sau khi ký kết Hiệp ước Patenôtre (1884), thực dân Pháp bắt tay ngay vào thực hiện chương trình khai thác thuộc địa với quy mô trên toàn lãnh thổ Việt Nam và Đông Dương Mục đích của thực dân Pháp là biến Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân lực cho nước Pháp và thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp Thông qua các chính sách khai thác, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến nhanh chóng, đưa Việt Nam dần hòa nhập vào nền kinh tế thế giới

Đến những năm đầu thế kỷ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây được truyền bá vào Việt Nam Những tư tưởng này được các nhà nho cấp tiến, yêu nước đón nhận Được khai tâm bởi các Tân văn, Tân thư, Tân báo, họ nhanh chóng nhận ra con đường vũ trang chống Pháp không phải là con đường duy nhất cứu nước mà còn có nhiều con đường khác, trong đó có con đường duy tân, phát triển kinh tế Trên cơ sở đó, tầng lớp nho sĩ cấp tiến đã phát động một phong trào yêu nước mới, phong trào

“chấn hưng thực nghiệp” Nhưng các hoạt động chấn hưng thực nghiệp và các

hoạt động canh tân văn hóa, xã hội khác của các nhà nho cấp tiến chỉ diễn ra trong vài năm thì bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại Năm 1918 chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc Năm 1919 thực dân Pháp bắt đầu tiến hành đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai Một làn sóng đầu tư mới tràn vào Việt Nam Tư sản Việt Nam coi đây là cơ hội để làm giàu Vì vậy họ đã dấy lên phong trào chấn hưng thực nghiệp Phong trào diễn ra sôi nổi hơn, rộng lớn hơn và thực chất hơn so với phong trào do nhà nho cấp tiến phát động trước đó Lo sợ phong trào sẽ gây bất lợi cho các hoạt động kinh doanh của tư bản Pháp và khơi gợi lên tinh thần yêu nước chống Pháp trong giai cấp tư sản nên thực dân Pháp đã ra tay đàn áp

Trang 8

Thực dân Pháp đã sử dụng báo chí thành một công cụ trong việc cai trị

và bóc lột thuộc địa Đông Dương Tuy nhiên các nhà nho cấp tiến, tư sản Việt Nam đã nhanh chóng nắm lấy báo chí và biến nó thành phương tiện tuyên truyền, cổ động cho phong trào yêu nước và bàn luận về chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Nghiên cứu hoạt động chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam đầu thế kỷ

XX qua các tờ báo tiếng Việt góp phần làm rõ quá trình đổi mới tư duy nhận thức của tầng lớp nho sĩ cấp tiến, tư sản về nền kinh tế Việt Nam, vai trò của kinh tế trong sự phát triển chung của đất nước Đồng thời góp phần tìm hiểu

về lịch sử cận đại Việt Nam và thái độ của một bộ phận dân cư Việt Nam trước những vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc Với nhận thức đó, tôi quyết định

chọn: “Vấn đề chấn hưng thực nghiệp trên diễn đàn báo chí Việt Nam đầu

thể kỷ XX” làm đề tài luận văn của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Về báo chí: Cho tới nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lịch

sử báo chí Việt Nam Mỗi công trình nghiên cứu nói về nhiều khía cạnh khác nhau từ khái quát chung về nền báo chí Việt Nam, đến những tờ báo cụ thể, những vấn đề cụ thể như một nhân vật, một phong trào hay một giai đoạn nào

đó liên quan… được thể hiện trên báo chí

Một trong những công trình khảo cứu sớm nhất về lịch sử báo chí Việt

Nam là cuốn Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1930 của Huỳnh Văn Tòng, xuất bản lần đầu vào năm 1973, tại Sài Gòn Tiếp đó là 120 năm

báo chí Việt Nam và Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, đều của tác giả Hồng

Chương Vào năm 2000, nhóm tác giả gồm Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành,

Dương Trung Quốc đã xuất bản cuốn Lịch sử báo chí Việt Nam (1865-1945)

Các công trình này đã khái quát sự ra đời của báo chí Việt Nam, các dòng báo chí, các khuynh hướng báo chí, mối quan hệ giữa báo chí với cuộc đấu tranh

Trang 9

dân tộc, giai cấp thời Pháp thuộc… cùng một số tờ báo tiêu biểu của mỗi dòng báo chí, mỗi thời kỳ Các tác giả cũng đánh giá vai trò của báo chí đối với mọi mặt đời sống, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, văn học, ngôn ngữ Tuy nhiên các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khái quát, xây dựng một lược đồ báo chí Việt Nam (1865-1945), chưa đi sâu vào phân tích từng vấn đề cụ thể của báo chí Việt Nam thời Pháp thuộc: tác động của các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội tới sự phát triển báo chí Việt Nam qua từng giai đoạn; nội dung báo chí phản ánh; vai trò của báo chí đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, phong trào yêu nước…; độc giả với báo chí… Chưa có một công trình nghiên cứu một cách cụ thể, sâu sắc dòng báo chí kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XX:

Nông cổ mín đàm, Thực nghiệp dân báo, Khai hóa nhật báo, Hữu thanh tạp chí… Các tờ báo này được giới thiệu khá sơ lược về thời gian xuất bản, chủ

báo, nội dung… và chỉ là những tờ báo tiêu biểu trong mỗi giai đoạn phát triển của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX

- Về vấn đề chấn hưng thực nghiệp: Vấn đề chấn hưng thực nghiệp được

đề cập đến trong bài viết “Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của tư sản Việt

Nam đầu thế kỷ XX” của Trần Viết Nghĩa đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch

sử, số 387 (7-2008) đã chỉ ra những nguy cơ, thách thức của giai cấp tư sản Việt Nam khi muốn cạnh tranh quyền lợi kinh tế với tư bản ngoại quốc Tác giả cũng nêu ra các nội dung cơ bản của hoạt động thực nghiệp của tư sản Việt Nam: đánh giá vai trò của thực nghiệp đối với đất nước; vai trò của từng ngành kinh tế; chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa; thành lập các hội công thương

Bài viết “Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp và Hữu thanh tạp chí với

vấn đề bảo vệ quyền lợi của giới tư sản” của hai tác giả Phạm Xanh - Nguyễn

Dịu Hương đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 381 (1-2008) đã khái quát những nét cơ bản của Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp cùng cơ quan ngôn

luận của nó là Hữu thanh tạp chí Qua hoạt động của Hội Bắc Kỳ công thương

Trang 10

đồng nghiệp và tờ Hữu thanh tạp chí, vấn đề bảo vệ quyền lợi của giới tư sản

Việt Nam ở phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa được hai tác giả khắc họa khá rõ nét

Ngoài ra còn có một số Khóa luận, Luận văn tìm hiểu về vấn đề chấn

hưng thực nghiệp trên diễn đàn báo chí tiếng Việt đầu thế kỷ XX như “Phong

trào thực nghiệp trên báo Khai hóa của Bạch Thái Bưởi” (Khóa luận Cử nhân

khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

gia Hà Nội, 1995) của Lê Thị Lan; “Bước đầu tìm hiểu tinh thần dân tộc trong

kinh doanh của tư sản Việt Nam trước 1929 qua: Thực nghiệp dân báo, Khai hóa nhật báo và Nam Phong tạp chí” (Khóa luận Cử nhân lịch sử, khoa Lịch

sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,

1997) của Nguyễn Thế Anh; “Hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam

đầu thế kỷ XX qua dòng báo chí kinh tế Hà Nội” (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,

2014) của Bùi Công Nghiệp… Và các tấm gương thực nghiệp tiêu biểu: “Bạch

Thái Bưởi - khẳng định doanh tài đất Việt” của Lê Minh Quốc; “Tìm hiểu thêm

về Bạch Thái Bưởi - doanh nhân kinh doanh tiêu biểu thời cận đại” của Phạm

Hồng Tung…

Một số công trình nghiên cứu có đề cập tới hoạt động chấn hưng thực

nghiệp: Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc (Nxb Văn - Sử - Địa, 1959) của Nguyễn Công Bình phân tích quá trình phát triển của giai cấp

tư sản Việt Nam, tuy có nói tới thực nghiệp nhưng mới chỉ dừng lại ở việc

xem nó đơn thuần là một hoạt động kinh tế của tư sản Việt Nam Trong “Góp

phần tìm hiểu Nho giáo - Nho sĩ - Trí thức Việt Nam trước năm 1945” (Nxb

Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007) của Chương Thâu đã phân tích sự chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ, trí thức Việt Nam trước năm 1945 và trên cơ sở đó thay đổi các phương thức hoạt động của mình

Trang 11

3 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

- Nguồn tư liệu: Tôi sử dụng nguồn tư liệu trực tiếp là các báo Nông cổ

mín đàm, Lục tỉnh tân văn, Đăng cổ tùng báo, Thực nghiệp dân báo, Khai hóa nhật báo, Hữu thanh tạp chí Ngoài ra, tôi tham khảo nguồn tư liệu gián

tiếp là các Khóa luận Cử nhân, Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này

- Để có thể thực hiện được luận văn này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, logic, tổng hợp, so sánh, đối chiếu…

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Vấn đề mà tôi nghiên cứu diễn ra trong khoảng ba thập kỷ đầu thế kỷ XX, cụ thể là trong khoảng thời gian 1906-1929 Tức là từ khi các nhà nho cấp tiến phát động phong trào chấn hưng thực nghiệp tới khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 Khoảng thời gian này nằm trọn trong hai đợt khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (1897-1929)

Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những bàn luận, những hoạt động chấn hưng thực nghiệp tiêu biểu của tầng lớp nhà nho cấp tiến và giai cấp tư sản Việt Nam trên diễn đàn báo chí tiếng Việt đầu thế kỷ XX

5 Cấu trúc luận văn

Luận văn của tôi ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, có cấu trúc như sau:

Chương 1: Dòng báo chí tiếng Việt ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Chương 2: Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của tầng lớp nhà nho cấp tiến qua báo chí tiếng Việt những năm 1906-1908

Chương 3: Giai cấp tư sản với vấn đề chấn hưng thực nghiệp qua diễn

đàn báo chí ở Việt Nam thời kỳ 1914-1929

Trang 12

Chương 1 DÒNG BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1 Sự ra đời của dòng báo chí tiếng Việt

Trong tiến trình lịch sử nhân loại, báo chí ra đời muộn hơn so với các hình thái ý thức xã hội khác Báo chí ra đời do nhu cầu về thông tin - giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người Dù xuất hiện muộn nhưng báo chí nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của mình và là một phần không thể thiếu trong đời sống con người Không chỉ đóng vai trò là phương tiện truyền tải thông tin, báo chí còn

có vai trò là một phương tiện giáo dục; vũ khí chính trị, kinh tế…

Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam chưa có một nền báo chí đúng nghĩa của nó Cách thức, phương tiện truyền tải thông tin truyền thống ở

Việt Nam là thông qua những câu vè dân gian, mõ làng, những cuộc “giảng

thập điều” trong các buổi sinh hoạt đình làng…, đến những bản báo cáo từ địa phương gửi lên triều đình; những chiếu, lệnh của nhà vua và các bộ sử biên Theo Đỗ Quang Hưng có ba điều kiện cơ bản để một nền báo chí có thể xuất hiện là kỹ thuật in hoạt bản, người làm báo và người đọc

Đi cùng quân xâm lược Pháp có một nhóm bốn công nhân mang theo máy in, giấy, mực, chữ tới Nam Kỳ Vì vậy, Nam Kỳ là cái nôi đầu tiên của báo chí Việt Nam Nhóm công nhân này có nhiệm vụ in ấn các công văn, chỉ thị của cấp trên cho quân nhân Pháp Đây cũng là nhóm công nhân giúp Đô

đốc Bonard in tờ báo đầu tiên ở Nam Kỳ - tờ Bulletin official de L’expédition

de Cochinchine (Tập kỷ yếu công vụ cuộc viễn chinh Nam Kỳ, viết tắt là

BEOC), năm 1861 Báo được viết bằng tiếng Pháp, nội dung chính là các Nghị định, Quyết định, Nhật lệnh… của Thống đốc Nam Kỳ tới các sĩ quan Pháp, các viên chức thực dân Tập kỷ yếu được lưu hành như một phương tiện thông tin và thống nhất chỉ đạo cho công cuộc xâm chiếm, cai trị [51, tr.19]

Trang 13

Để đảm bảo cho việc in ấn, phát hành báo ở Nam Kỳ, thực dân Pháp đã cho lập một nhà in trực thuộc Tổng hành dinh đội quân viễn chinh và được sự bảo

trợ của Nhà in Quốc gia Paris Năm 1862 tờ Le Bulletin des communes (tạm dịch là Kỷ yếu làng xã) bằng chữ Hán - Việt được xuất bản nhằm vào đối

tượng là giới quan lại phong kiến Việt Nam [51, tr.20] Thực dân Pháp cũng

cho xuất bản các tờ Journal Officiel là loại báo ra số định kỳ, đăng tải những

thông tin ngắn gọn, có tính thời sự và nội dung cũng được mở rộng hơn như tình hình cuộc viễn chinh, cai trị các địa phương; các tin tức về nhân sự, việc

bổ nhiệm và thuyên chuyển quan chức… [51, tr.20] Năm 1869 Ủy ban nông

nghiệp và kỹ nghệ Nam Kỳ xuất bản tờ Bulletin du Comité agricole et

industriel de la Conchinchine, chuyên đăng khảo các bài khảo cứu, điều tra

tình hình mọi mặt của thuộc địa… [51, tr.23]

Báo chí đi cùng với bước chân xâm lược của đội quân thực dân từ Nam

ra Bắc nên sau khi ký kết Hiệp ước Harmand (7-1883), thực dân Pháp cho

phát hành Bulletin Officiel du Protectorat de l’Annam et du Tonkin (Tập kỷ

yếu công vụ của nền Bảo hộ xứ Trung và Bắc Kỳ) Năm 1892, ở Hà Nội có tờ

Revue Indochinoise (Tạp chí Đông Dương) với tôn chỉ “giới thiệu xứ Đông Dương thuộc Pháp cho người Pháp biết” [51, tr.24] Sang đầu thế kỷ XX là

sự ra đời của hàng loạt các tờ báo làm cơ quan ngôn luận của các tổ chức,

trong đó có nhiều tờ báo nổi tiếng như B.E.F.E.O (Kỷ yếu của trường Viễn

Đông Bác Cổ), Kỷ yếu Đô Thành hiếu cổ [51, tr.24]

So với kỹ thuật in mộc bản ở Việt Nam thì kỹ thuật in hoạt bản hiện đại hơn với tốc độ in nhanh, nhiều; đáp ứng được tính chất thời sự và rộng rãi của báo chí Đến cuối thế kỷ XIX bước sang đầu thế kỷ XX, ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng lần lượt xuất hiện hàng loạt các nhà in và nhà xuất bản tư nhân Bên cạnh đó là các xưởng in của các tờ báo lớn như nhà

in Imprimerie Ray et Curcol, nhà in Guillaud và Martinon, nhà in Ardin, nhà

Trang 14

in Gaston, nhà in Mặc Đĩnh Tư, nhà in Ngô Tử Hạ, nhà in Văn Minh… [51, tr.16] Đây là điều kiện cho các tờ báo xuất hiện ngày càng nhiều ở khắp ba

kỳ với nội dung ngày càng phong phú hơn Từ những tờ báo thuần giải trí (Con rắn mối, Con muỗi Đông Dương, Sinh hoạt Đông Dương…) đến báo chính trị, báo kinh tế (Le Bulletin du Comité Agricole et Industriel de la Cochinchine, Le Gong, Le Courier d’Haiphong, Le Courrier de Saigon …) [51, tr.25]

Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho

sự ra đời của một hệ thống thành thị kiểu phương Tây: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Sài Gòn… Hệ thống đô thị này là những đô thị công - thương nghiệp và không mang nặng tính chất trung tâm hành chính - văn hóa như các đô thị phong kiến Đến đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam đã có 3 cấp độ thành thị: cấp I (Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng), cấp II (Hải Dương, Nam Định, Vinh, Đà Nẵng, Chợ Lớn), cấp III (thị xã trực thuộc tỉnh) và hàng trăm thị trấn, thị tứ Các đô thị này không chỉ là trung tâm hành chính mà còn là những đơn vị hành chính của bộ máy chính quyền thuộc địa và cũng là những đơn vị

xã hội kinh tế - văn hóa Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại từng bước được xây dựng: hệ thống đường giao thông, điện, nước, điện thoại; hệ thống các nhà hát, rạp chiếu phim, sân vận động… Trong đó điển hình là Hà Nội - trung tâm

chính trị, văn hóa của Bắc Kỳ và Đông Dương; và Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn

Đông - trung tâm kinh tế của cả Liên bang Đông Dương

Đô thị kiểu phương Tây ra đời đã tạo điều kiện cho một tầng lớp xã hội mới xuất hiện: thị dân Thị dân gồm công nhân, tư sản, tiểu tư sản, thợ thủ công, thương nhân, viên chức… Bởi đô thị là đơn vị xã hội kinh tế - văn hóa

có sinh hoạt khác hẳn với nông thôn và có những mối quan hệ giao lưu với nước ngoài nên thị dân cũng có một nếp sống mới, lối suy nghĩ mới theo kiểu phương Tây và mất dần đi ảnh hưởng của văn hóa làng xã Hay nói cách

Trang 15

khác, quá trình đô thị hóa đã tạo nên một nếp sống thành thị hóa Người Pháp

đã tạo ra một khung cảnh mà người Việt chưa bao giờ thấy với những phố phường, công sở, biệt thự, tiệm buôn, xưởng máy; đường phố được trải nhựa hoặc lát đá có đèn điện chiếu sáng ban đêm, có cây xanh tạo bóng mát cùng tàu thủy, tàu hỏa, xe điện… [52, tr.112] Thị dân không còn bị ràng buộc vào những tư tưởng, giáo lý Nho giáo; ranh giới của gia thế, địa vị xã hội khác hẳn với kết cấu tứ dân truyền thống Lối sống mới, suy nghĩ mới ở đây là sống theo kiểu phương Tây: từ cái ăn (bánh mì, súp, uống bia…), mặc (sơ mi, comple, váy đầm…) cho tới các đồ dùng sinh hoạt, phương tiện giao thông (xe hơi, tàu hỏa, xe đạp, xà phòng, thuốc lá…) đến việc xem phim, chụp ảnh,

đọc báo… “Họ đã quen thích những những nhà cửa kiểu Tây, có lầu, có

buồng tắm, đèn điện, có giường lò xo, có ghế bành rộng rãi (…) Trong sự xã giao thì cử chỉ dáng điệu cũng bắt chước Tây, lễ phép xưa ngăn cách trai gái già trẻ bằng những bức tường nghiêm mật, đối với họ không còn ý nghĩa gì nữa Thanh niên đã kết hôn thì phần nhiều ở riêng; tiếp đãi bạn bè thì họ mời đến cao lâu phạn điếm; ngày đi làm việc, tối thì hoặc họ đi xem chiếu phim, hoặc họ đi dạ hội” [77, tr.77] Thậm chí một số người còn quay lại bài xích,

chê bai văn hóa truyền thống, tư tưởng Nho giáo Số lượng thị dân tăng lên nhanh chóng cùng sự mở rộng của các đô thị Đô thị phát triển, đời sống của thị dân cũng ngày càng khá lên, vì thế mà nhu cầu thông tin và hưởng thụ văn hóa tăng lên đồng thời được chú trọng nhiều hơn Lúc này, các loại hình văn hóa mới như nhiếp ảnh, báo chí, điện ảnh, kịch, chiếu bóng… phát triển nhanh chóng, bén rễ vào đời sống tinh thần của nhân dân Đáng chú ý là tầng lớp trung lưu, gồm: các quan chức cao cấp, người giàu có (điền chủ, thương gia), trí thức (bác sĩ, kỹ sư, học sinh, sinh viên)… Bộ phận dân cư này là những người được làm quen, sống theo lối sống phương Tây; môi trường văn

Trang 16

hóa phương Tây ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc tới họ Đây chính là bộ phận độc giả thường xuyên của báo chí

Đô thị và báo chí dẫn tới sự ra đời của một nghề mới: nghề viết báo và một lớp người mới: ký giả Ban đầu người viết báo chủ yếu là những người Pháp Sau này khi chữ Quốc ngữ được phổ biến, tầng lớp trí thức Tây học hình thành và phát triển đã sản sinh một lực lượng những người viết báo là người Việt Những ký giả đầu tiên phải kể tới Trương Vĩnh Ký, Trương Minh

Ký, Nguyễn Văn Của, Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Lê Văn Trung, Nguyễn Chánh Sắt… Theo Huỳnh Văn Tòng người làm báo có ba dạng chính Người làm báo - chính khách là những người dùng báo vào mục đích chính trị, tạo ảnh hưởng trong quần chúng: Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu Người làm báo kiêm văn nhân có xuất thân từ những nhà văn, nhà thơ được chủ báo mời đến phụ trách các mục về văn chương, thi phú: Hồ Biểu Chánh, Tản Đà Những nhà làm báo kiêm nhà văn này thường được độc giả mến mộ, làm tăng số lượng người đọc của báo nhưng hầu như đời sống của họ lại khá túng quẫn, lương không cao Cuối cùng là các nhà báo chuyên nghiệp Họ là người được đào tạo bài bản về báo chí, có xuất thân từ tầng lớp trí thức tiểu tư sản, muốn mô phỏng theo nhà báo châu Âu: mặc Âu phục, sẵn sàng đi ra ngoài, xách máy ảnh…, tiêu biểu là Hoàng Tích Chu

Một điều kiện nữa cho sự phát triển của nền báo chí Việt Nam là việc

sử dụng, phổ biến chữ Quốc ngữ Chữ Quốc ngữ là một “công trình tập thể” của các giáo sĩ dòng Tên cùng các thầy giảng người bản xứ Chữ Quốc ngữ được công bố lần đầu tiên bởi Alexandre de Rhodes vào năm 1651 và nó không được phổ biến rộng rãi vì mục đích chính dùng để truyền giáo Bước sang đầu thế kỷ XX, giá trị của chữ Quốc ngữ mới được khẳng định với hoạt động tích cực của Trương Vĩnh Ký rồi đến phong trào Duy tân, Nghĩa thục đều hô hào, khuyến khích người dân nên học chữ Quốc ngữ

Trang 17

Ngày 29-7-1881 Chính phủ Pháp ban hành Luật báo chí, công nhận quyền tự do báo chí ở thuộc địa cũng như ở chính quốc Luật báo chí quy định rằng dù báo chí xuất bản bằng tiếng Pháp hay tiếng bản xứ đều tự do, muốn ra báo thì chỉ cần viên quản lý có quốc tịch Pháp, đã thành niên và có đăng ký thủ tục với Sở Biện lý (Điều 5, 6, 7) Tuy nhiên, nếu áp dụng nó vào thuộc địa

sẽ gây tổn hại đến chính sách cai trị thực dân Do vậy, chính quyền thuộc địa Pháp đã ban bố các Sắc lệnh nhằm kìm hãm báo chí thuộc địa phát triển và hướng nó vào việc phục vụ cho việc khai thác, cai trị thuộc địa; cấm chỉ lưu hành những tờ báo có tính chất chính trị Theo đó, các tờ báo bằng tiếng Pháp được tự do xuất bản còn các tờ báo bằng chữ Quốc ngữ, chữ Hán phải xin giấy phép; chủ nhiệm báo là người Pháp hoặc có quốc tịch Pháp Đáng chú ý nhất là Sắc lệnh ngày 30-12-1898, quy định áp dụng cho tất cả các loại báo bằng mọi thứ tiếng:

- Chủ nhiệm, chủ bút phải là người Pháp hoặc có quốc tịch Pháp

- Không có giấy phép, tuyệt đối cấm không được ra báo, dù là báo bằng tiếng Pháp

- Tuyệt đối cấm không được viết, in, lưu hành, bán hoặc nhập các loại sách, báo, tranh ảnh có hại cho chính quyền

- Toàn quyền Đông Dương có quyền ra nghị định đình chỉ bất cứ tờ báo hay tạp chí nào xuất bản tại Đông Dương, hoặc đình chỉ việc lưu hành bất cứ

tờ bào hay xuất bản phẩm nào ấn hành ở nước ngoài nhập vào Đông Dương

- Mọi sự vi phạm Sắc lệnh về chế độ báo chí này đều bị nghiêm trị Các tòa án, các cơ quan cảnh sát chịu trách nhiệm theo dõi việc này [119, tr.31]

Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận đã bị hạn chế đi rất nhiều bởi Sắc lệnh này, cũng không quá khi nói rằng: các quyền tự do căn bản vắng mặt vì không có tự do báo chí Mặc dù năm 1938, chính quyền thực dân có cho phép

Trang 18

tự do báo chí nhưng cũng không kéo dài được lâu Các tờ báo phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ kiểm duyệt, nội dung bị kiểm soát gắt gao, có thể bị đình chỉ bất cứ lúc nào Người Việt không thể ra báo và chỉ có thể giúp việc cho người Pháp

Dù tờ công báo đầu tiên xuất bản năm 1861, nhưng các nhà nghiên cứu thường lấy mốc năm 1865 là mốc mở đầu cho nền báo chí Việt Nam với sự ra

đời của tờ Gia Định báo ở Nam Kỳ, tờ báo Quốc ngữ đầu tiên Mục đích của

báo được Thống đốc Nam Kỳ G.Roze nói rõ trong bức thư gửi Bộ trưởng Bộ

Thuộc địa Pháp ngày 9-5-1865: “Tờ báo này (tức Gia Định báo) nhằm phổ

biến trong giới dân bản xứ tất cả những tin tức đáng cho họ lưu ý và cho họ một kiến thức về những vấn đề mới có liên quan đến văn hóa và những tiến bộ

về ngành canh nông Những viên thanh tra đặc trách về những công việc của người dân bản xứ đã cho tôi biết rằng tờ Gia Định báo đã được dân chúng ủng

hộ một cách nhiệt liệt và ở nhiều địa phương những em bé biết đọc chữ quốc ngữ đã đọc báo cho cha mẹ chúng nghe Như vậy tờ báo này xuất bản mỗi tháng một lần sẽ là một sự hữu ích không thể chối cãi được và nó sẽ góp phần vào việc thay thế chữ của chúng ta và chữ Hán, một thứ chữ mà chỉ có một thiếu số quan lại hiểu biết mà thôi” [96, tr.55] Đến khi Trương Vĩnh Ký đảm

nhiệm tờ báo thì Gia Định báo có thêm nhiệm vụ là cổ động cho lối học mới,

phát triển chữ Quốc ngữ và khuyến khích người dân học chữ Quốc ngữ Năm

1868 một tờ báo tiếng Việt nữa ra đời ở Nam Kỳ là tờ Phan Yên báo Về nội dung Phan Yên cũng không khác gì nhiều so với Gia Định báo nhưng lại có khuynh hướng đăng các bài báo có tính chất chống Pháp, cổ vũ cho phong trào yêu nước nên nhanh chóng bị chính quyền đình bản Mấy năm sau có thêm các

tờ Nông cổ mín đàm (1901-1924), Lục tỉnh tân văn (1907-1944), Đăng Cổ

tùng báo (1907)…

Trang 19

Năm 1917, A.Sarraut sang làm Toàn quyền Đông Dương lần thứ hai Vốn là một nhà báo nên ông đã có một số thay đổi trong việc xuất bản, kiểm duyệt báo chí nhằm phục vụ cho đường lối thống trị bằng văn hóa Thực chất là

ca tụng nước Pháp, gạt bỏ ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa trong giới trí thức Việt Nam và Pháp hóa họ Tất cả cho cái gọi là “sứ mạng cao cả của nước Đại

Pháp ở Đông Dương” “Nói cho dễ hiểu thì “nghĩa vụ nhà làm báo là phải diễn

giải cho người ta biết cái công khai hóa của nước Pháp ở xứ này… Phải chỉ bảo thuyết minh, diễn giải, bình luận cho người ta biết cái công lao ấy lớn lao chừng nào bởi lòng quảng đại vô cùng của nước Đại Pháp… khiến cho những người được hưởng cái công đức ấy phải đội ơn kính trọng cả đời””[51, tr.58]

Nhất là sau khi Chiến tranh thứ nhất kết thúc, thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương Lần khai thác này đã tạo nên những biến đổi to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của báo chí Việt Nam những năm 1919-

1930 Tầng lớp tư sản Việt Nam đã trở thành một giai cấp thực sự với những yêu cầu phát triển kinh tế, đòi hỏi về chính trị, văn hóa, ngôn luận… Giai cấp tiểu tư sản thành thị cũng đông đảo hơn trước với tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức nhà nước… Bên cạnh đó, các nhà nho cấp tiến cùng một

số như tư sản yêu nước đã nhận thức rất rõ ràng về vai trò của báo chí trong đời sống, góp phần nâng cao dân trí cũng như đối với phong trào yêu nước ở

Việt Nam Trong Văn minh tân học sách đã đưa ra một dẫn chứng về sự phát

triển của báo chí ở một số nước trên thế giới và Việt Nam cần phải học tập họ

để xuất bản báo: “Các nước đặt ra báo chí có những danh mục như nhật báo,

nguyệt báo, tuần báo, bán nguyệt báo, thể tài thì chia ra: chính trị, thời sự, quảng cáo,… Phàm việc trong, việc ngoài, sáng chế mới, tình hình thương mại cho đến nhà pháp luật, nhà y học, nhà nông, thợ thuyền, thương gia chẳng giới nào là không có báo Pháp có hơn 1230 báo quán, Đức có hơn

Trang 20

2350 báo quán, Anh có hơn 2180 báo quán, Nga có hơn 430 báo quán, Mỹ có hơn 14150 báo quán Nhật Bản không có quận nào không có báo quán Trung Quốc gần đây cũng mở báo rất nhiều Còn ở nước ta thì chỉ có Sài Gòn và Hải Phòng có báo viết bằng chữ Tây, người đọc được không mấy! Báo viết bằng chữ Hán chỉ có một tờ Đồng Văn thôi

Xét thấy viên chủ bút tờ báo Themxơ (Times) là một vị tướng về hưu nên những lời bình luận của tờ báo ấy rất là công bằng và xác đáng Thiết tưởng ở kinh đô ta cũng nên đặt một tờ báo, lựa lấy một vị đại thần làm chủ, lựa một số thân sĩ sung vào: nửa viết bằng chữ ta (tức chữ quốc ngữ), nửa viết bằng chữ Hán Bao nhiêu phép tốt, ý hay, nghề lạ, ngón khéo của Âu -

Mỹ, cũng là những việc xưa nay ở nước ta hoặc những lời và việc tìm được ở trong sách và đáng nên làm kiểu mẫu hoặc những bài thiết thực về thời sự góp nhặt được trong sách luận, bài thơ, hoặc có người đặc biệt trong đám nhân tài, hoặc có kỹ thuật mới có ích lợi cho nước nhà và do giới công nghệ mới tìm ra thì đều đăng hết lên báo để cho đồng nhân dân cùng biết Giá báo thì tính rẻ và cứ theo ngày đã định, gửi cho các quan lại lớn nhỏ trong ngoài

và các thôn, các xã mỗi nơi một tờ Trong dân gian, nếu ai bỏ tiền mua riêng thì có thưởng Những kẻ thừa hành phát báo nếu để chậm không đúng kỳ, đúng nơi thì phạt Cái lợi thu được đã đủ để chi tiêu về việc nhà báo mà nhờ

có báo trương rồi sẽ phá tan giới câu nệ, tối tăm” [91, tr.189-190]

Ngoài ra, chính quyền thuộc địa thi hành chính sách cải lương, mở rộng các cơ quan dân chủ nhằm lôi kéo một bộ phận địa chủ, tư sản, trí thức tham gia chính quyền; làm chỗ dựa cho chính sách cai trị mới và phù hợp với tình hình mới Cùng với đó các chính sách về văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao… đều nhằm phục vụ cho sự thống trị của Pháp ở Đông Dương và chống lại những tư tưởng tiến bộ đang được truyền bá vào Việt Nam ngày một rộng rãi Do vậy, ở một mức độ nào đó chính quyền “nới lỏng” cho một số người

Trang 21

Việt thuộc tầng lớp tư sản, điền chủ được phép xuất bản báo chí như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu… nhưng đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền Bên cạnh đó chữ Quốc ngữ được hoàn thiện và sử dụng rộng rãi trong dạy học tạo ra một lực lượng người viết báo và độc giả đông đảo Số lượng

các tờ báo bằng tiếng Việt ngày một nhiều Theo thống kê trong Danh mục

các ấn phẩm nộp lưu chiểu của chính quyền thực dân Pháp thì số lượng báo

chữ Quốc ngữ đã tăng từ 19 tờ (1922) lên 47 tờ (1929) [21, tr.90] Ngoài

những tờ báo đã xuất bản trong thời kỳ trước (Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân

văn ), nay có thêm nhiều tờ báo mới được in ấn như Đông Dương tạp chí

(1913-1919), Nam Phong tạp chí (1917-1934), Thực nghiệp dân báo 1933), Khai hóa nhật báo (1921-1928), Hữu thanh tạp chí (1921-1927), Hà

(1921-thành ngọ báo (1927-1936)… Các tờ báo đã được xuất bản hoàn toàn bằng

tiếng Việt, không còn đan xen với chữ Hán như trước nữa

Sự phát triển của báo chí tiếng Việt còn thể hiện ở sự đa dạng, phong

phú về thể loại Có báo định kỳ: Nam Kỳ kinh tế báo, Hữu thanh tạp chí, An

nam tạp chí, Nam Phong tạp chí, Hà Tĩnh tân văn…; nhật báo: Trung lập báo, Thực nghiệp dân báo, Khai hóa nhật báo, Nông công thương báo, Hà thành ngọ báo, Tiếng dân… Từ báo chính trị (báo Đông Pháp, Đông Dương tạp chí,

Hà Thành ngọ báo…), báo kinh tế (Khai hóa nhật báo, Hữu thanh tạp chí, Thực nghiệp dân báo, Nam Kỳ kinh tế báo…) đến những báo văn hóa giáo dục,

thể thao, nghệ thuật (Vệ sinh y báo, Phục Pháp âu dược, Kịch trường tạp chí,

Điện xa tạp chí, Sư phạm học khóa…) Thanh niên có báo Thanh niên tân tiến, Việt Nam thanh niên tạp chí; phụ nữ cũng có Nữ giới chung, Phụ nữ tân văn, Phụ nữ thời đàm; báo tôn giáo có Trung Hòa nhựt báo, Công giáo Đồng Thịnh… Ngoài ra có 6 tờ báo tiếng Pháp do người Việt làm chủ và phát triển

theo xu hướng chính trị khác nhau hẳn Các tờ: L’Echo annamite, L’Essor

indochinois, Le Progrès annammite, La Tribune indochinoise, La tribune

Trang 22

indigène, La Voix annamite đại diện quyền lợi cho giai cấp tư sản dân tộc, có

tính chất thỏa hiệp với thực dân Tờ La cloche fêlée có khuynh hướng dân tộc

và xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa thực dân [51, tr.69]

Một cách phân định khác cho báo chí tiếng Việt là chia thành hai loại: báo thân Pháp, báo đối lập Dòng báo chí thân Pháp chủ yếu do chính quyền thực dân ấn hành nên có điều kiện phát triển hơn, chiếm số lượng lớn các tờ

báo, nhất là dưới thời A.Sarraut làm Toàn quyền phải kể tới các tờ Đông

Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Nam Trung nhật báo, An Hà báo, Đại Việt tạp chí, Nữ giới chung, Đèn nhà Nam, Quốc dân diễn đàn [96, tr.98-

102] Tiêu biểu nhất là Nam Phong tạp chí (1917-1934) do Phạm Quỳnh làm chủ bút Mục đích chính của báo như A.Sarraut nói là “cung cấp cho giai cấp

sĩ phu và trí thức Việt Nam những bài chính xác ngỏ hầu họ quan niệm được cái vai trò của người Pháp trên thế giới về phương diện văn hóa, khoa học và kinh tế Tạp chí mới này, lấy tên là Nam Phong, sẽ đăng những bài phân tích chính xác về những tác phẩm khoa học và văn chương hay nhất, tiểu sử những nhà bác học danh tiếng của chúng ta, những sự mô tả đẹp đẽ về nước Pháp, những bài phiên dịch, những chuyện ngắn hay tiểu thuyết…” [96,95] Nam Phong tạp chí thực sự là một công cụ tuyên truyền của chính phủ Pháp,

phổ biến nền văn hóa Pháp Dòng báo chí đối lập là những tờ báo được xuất

bản công khai, có khuynh hướng chống chính phủ: Nhật Tân báo, Đông Pháp

thời báo, Tân Thế kỷ… Hiển nhiên chính quyền thực dân không bao giờ để

những tờ báo này được phép tồn tại Qua chính sách kiểm duyệt gắt gao, các báo hầu như không có gì để in, độc giả không có gì để đọc và cuối cùng báo

tự đình bản

Thêm một dòng báo chí nữa ra đời trong thập niên 1920 ở Việt Nam là

dòng báo chí cách mạng, hay báo chí bất hợp pháp Đầu tiên phải kể tới tờ Le

Paria, Việt Nam hồn, Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc ấn bản ở nước ngoài

Trang 23

Tiếp đó có tờ Công nông, Lính cách mệnh do Tổng bộ Hội Thanh niên cách

mạng Việt Nam xuất bản Các tờ báo này in bằng phương tiện thô sơ cỡ nhỏ rồi được bí mật đưa vào trong nước Các tổ chức cách mạng ở trong nước cũng rất coi trọng báo chí, sử dụng nó làm cơ quan ngôn luận của tổ chức, một vũ khí quan trọng không thể thiếu trong chiến đấu

1.2 Một số nội dung cơ bản của báo chí tiếng Việt đầu thế kỷ XX

Mục đích chính yếu khi xuất bản báo chí của thực dân Pháp là tranh thủ tình cảm của người dân thuộc địa đồng thời tuyên truyền cho đường lối, chính sách của chính quyền và quan trọng hơn là “khai hóa văn minh”, phổ biến văn hóa Pháp Nói cách khác thì chính quyền thuộc địa muốn duy trì báo chí là công cụ độc quyền phục vụ lợi ích cho chính quyền Pháp ở thuộc địa

Trong những năm đầu mới cai trị, Pháp cho xuất bản hai loại báo là báo tiếng Pháp dành cho người Pháp, người Việt biết chữ Pháp và báo chữ Hán dành cho quan lại người Việt, những người từ chối không hợp tác với chính quyền thuộc địa Chính quyền thực dân muốn qua báo chí phổ biến nền văn minh Pháp, phô trương những thay đổi mới mẻ mà chính quyền mới đem đến Sau này khi những tờ báo tiếng Việt đầu tiên xuất hiện càng hỗ trợ đắc lực cho ý đồ này của Pháp Tuy nhiên, dưới một chế độ kiểm duyệt gắt gao; dân

ta đa phần là mù chữ, không biết tiếng Pháp và cũng không có thói quen đọc báo nên báo chí chưa hoàn thành được mục đích mà chính quyền thực dân đề

ra Tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên, mở đầu cho dòng báo chí tiếng Việt

là tờ Gia Định báo (1865) của Soái phủ Nam Kỳ; bốn năm sau 1898 tờ báo chữ Quốc ngữ thứ hai ra đời, tờ Phan Yên báo nhưng chỉ được vài số thì bị ngừng xuất bản Những năm tiếp theo có thêm các tờ Nông cổ mín đàm (1901-1924), Lục tỉnh tân văn (1907-1944), Đăng Cổ tùng báo (1907)…

Bước sang thế kỷ XX, báo chí tiếng Việt có những điều kiện thuận lợi

để phát triển, nhất là sau Thế chiến thứ nhất (1914-1918) được coi là thời kỳ

Trang 24

nở rộ báo chí ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và tập trung chủ yếu là ở Hà Nội Số lượng

các tờ báo bằng tiếng Việt ngày một nhiều: Đông Dương tạp chí (1913-1919),

Nam Phong tạp chí (1917-1934), Thực nghiệp dân báo (1921-1933), Khai hóa nhật báo (1921-1928), Hữu thanh tạp chí (1921-1927), Hà thành ngọ báo

(1927-1936)…

Nội dung báo rất đa dạng, phong phú; đáp ứng nhu cầu về thông tin của độc giả về tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, thể dục - thể thao, tôn giáo… Mỗi tờ báo đều có nét riêng, phản ánh quyền lợi của một bộ phận giai cấp xã hội tùy thuộc vào đối tượng báo nhắm tới là tư sản, địa chủ hay trí thức…

Lúc này ở Việt Nam đang diễn ra cuộc vận động duy tân sôi nổi trên khắp cả nước Các nhà duy tân nhận thức rõ báo chí là một trong những con đường để duy tân đất nước; vai trò của báo chí trong phong trào yêu nước, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp cũng như góp phần nâng cao dân trí, truyền bá những tri thức mới về khoa học - công nghệ, chính trị - xã hội, bồi dưỡng chí tiến thủ cho nhân dân Do vậy nội dung chủ yếu của các tờ báo là ủng hộ cuộc vận động Duy tân, hô hào thực nghiệp,

cổ vũ phát triển canh nông; cạnh tranh quyền lợi kinh tế với tư bản Pháp, Hoa kiều, Ấn kiều; chống hủ tục cùng các quan điểm khai dân trí, chấn dân khí…

Các tờ báo tiêu biểu cho khuynh hướng thực nghiệp có: Nông cổ mín đàm,

Lục tỉnh tân văn, Thực nghiệp dân báo, Đăng Cổ tùng báo, Khai hóa nhật báo, Hữu thanh tạp chí…

Thực nghiệp dân báo tự nhận mình là “cơ quan hữu ích về đường phổ thông, về việc truyền bá học thuật, tư tưởng và âm tín, về việc nghiên cứu, việc tổ chức mọi việc của vạn gia thực nghiệp” và “Bản báo không phải là cơ quan cho một hạng người nào, chính là cơ quan chung cho nền thực nghiệp

Trang 25

của khắp quốc dân ta đó” [51, tr.71] Còn trên Khai hóa nhật báo, mục đích

của việc ra báo gồm: “Một là sự đồng bào ta tự khai hóa cho nhau, dạy bảo

lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau, duy trì cái phong hóa cũ, giữ cho nó biến cải một cách điều hòa phải lẽ, dung hợp cái văn hóa cũ với văn minh mới, gắng vào sự truyền bá và sự tiến hóa của quốc văn cũng là mở mang các con đường thực nghiệp Hai là rãi bày cùng chính phủ bảo hộ những sự yêu cầu thiết thực chính đáng của quốc dân Ba là diễn giải những ý kiến, những sự lợi ích của các công cuộc chính phủ đang trù tính” [51, tr.73]

Hữu thanh tạp chí là cơ quan ngôn luận của Hội Bắc Kỳ công thương

đồng nghiệp, diễn đàn tụ họp bạn công thương chuyên đăng tải những tư

tưởng, quan điểm bảo vệ quyền lợi giai cấp tư sản Việt, “tập báo cổ động

luôn luôn về cái việc liên lạc, việc buôn bán, việc di dân” [114, tr.14]

Tuy nhiên, một hạn chế của các báo này là chủ trương dựa vào Pháp để

phát triển (Nông cổ mín đàm), ủng hộ đường lối “Pháp - Việt đề huề” (Thực

nghiệp dân báo, Khai hóa nhật báo) Thực nghiệp dân báo luôn nhắc nhở độc

giả: “Thầy dạy của ta bây giờ là ai? Chính là thầy Đại Pháp ấy” và “nhờ thầy

hay bạn tốt là nước Đại Pháp dạy bảo mà nước ta ngày một thêm tiến bộ”

[96, tr.126] Trước đó, bởi tâm lý mang ơn người Pháp nên Lương Dũ Thúc

không tiếc lời ca ngợi công lao của chính quyền: “Người chúng ta tuy sức yếu

về tiền tài và ít học Nhờ có nước đại quốc là Chánh Pháp cai trị dạy dỗ người mình cho thông, vì ý rất muốn cho người bổn quốc rõ biết nghề nghiệp buôn bán Nếu người bổn quốc đặng thạnh lợi, ấy là thạnh lợi trong nước, thì người trên cai trị đặng vui vẻ bình an mà hưởng lợi” [101, tr.1-2] Bạch Thái

Bưởi cũng không ngừng tán dương “may sao lại gặp được nước Đại Pháp

sang bảo hộ hết lòng hết sức mà khai hóa cho ta” [96, tr.126]

Trang 26

Bên cạnh đó có một số tờ báo có nội dung thân Pháp, tuyên truyền cho

các chính sách thực dân như Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí

Đông Dương tạp chí là tờ báo quan trong bậc nhất trong việc tuyên

truyền cho văn minh phương Tây, văn minh Pháp và kêu gọi nhân dân không nên tham gia vào những phong trào kháng Pháp Ngay từ báo cũng nói rõ chủ

đích “Pháp - Việt đề huề”: “Tờ riêng ấy đặt tên Đông Dương tạp chí, nguyên

mục đích là đem cái thuật hay nghề mới Thái Tây mà dậy phổ thông cho người An-nam” [51, tr.48] và “Quyền chánh là cái cột lớn của xã hội Không

có cái cột ấy thì: không có bình an, không có thịnh vượng, không có tự do nào cả” [51, tr.48] Thậm chí Nguyễn Văn Vĩnh còn phản đối các hành động vũ

trang bạo lực chống chính quyền, phê phán Phan Bội Châu và các sĩ phu yêu

nước: “Lang-sa sang đây, mà ta lại phải nhờ bọn Khang, Lương mới biết

được văn minh Đại Pháp, văn minh châu Âu”1

[51, tr.49]

“Mấy nhời nói đầu” đăng trên số báo đầu tiên của Nam Phong tạp chí

đã khẳng định mục đích ra báo là “thệ cái chủ nghĩa khai hóa của Nhà

nước… đề xướng lên một cái tư trào mới hợp với tình thế cùng trình độ dân ta… hiểu rõ cái nghĩa vụ của ta đối với nước ta, đối với cái đại quốc đã nhận trách nhiệm bảo hộ cho ta mà dậy ta cho ta biết cái học thuật sinh tồn trong thế giới bây giờ” [51, tr.59]

Ngoài ra có các báo mang nội dung thuần về văn hóa, giáo dục, khoa

học hoặc có tính trung lập: Vệ sinh y báo, Phục Pháp Âu dược, Kịch trường

tạp chí, Phụ nữ tân văn, Thanh niên Tân tiến…

Một đóng góp to lớn của báo chí ta không thể phủ nhận là góp phần hoàn thiện chữ Quốc ngữ, cổ động và khuyến khích nhân dân học chữ Quốc

Trang 27

ngữ Dù ra đời từ thế kỷ XVI-XVII nhưng chữ Quốc ngữ chỉ bó hẹp phạm vi của mình trong cộng đồng Kitô giáo, chưa trở thành chữ viết của dân tộc Phải đến năm 1862, sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, chữ Quốc ngữ mới được sử dụng trong việc giảng dạy ở trường thông ngôn, in sách báo Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình phát triển chữ Quốc ngữ là năm 1865 tờ

báo tiếng Việt đầu tiên ra đời - Gia Định báo Chỉ trong thời gian ngắn, từ

1865 đến 1907 có nhiều tờ báo tiếng Việt ra đời: Gia Định báo, Phan Yên

báo, Nhựt trình Nam Kỳ, Nam Kỳ địa phận, Nông cổ mín đàm, Miscellanées, Lục tỉnh tân văn [113, tr.392] Chữ Quốc ngữ nhanh chóng thu hút được sự

quan tâm của đông đảo trí thức và quần chúng Các nhà nho cấp tiến như Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền hay như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi đều nhận thấy những lợi ích của chữ Quốc ngữ đối với sự phát triển của dân tộc nên ra sức hô hào dân chúng học chữ Quốc ngữ Họ coi chữ Quốc ngữ là “hồn của nước”, phương tiện để khai dân trí và

là một trong những vấn đề trọng tâm của phong trào Duy tân, Nghĩa thục

Nguyễn Văn Vĩnh cũng thông qua Đông Dương tạp chí nhiều lần khẳng định người Việt nên có chữ viết riêng cho mình, “học chữ Quốc ngữ là cách để

người Việt Nam thoát khỏi sự tù túng của Nho học, vì học chữ Nho phải mất nửa đời người, trăm người học không được một người hay, học chỉ lợi cho mình mà không lợi cho đời Học vấn chữ Nho chỉ để rung đùi mà thôi” [52,

tr.171] và ông khẳng định chữ Quốc ngữ là kênh truyền bá tốt nhất văn hóa

phương Tây vào Việt Nam, đó là tương lai của dân tộc: “Nước Nam ta sau

này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ” [52, tr.170] Từ trước đó, Trương Vĩnh Ký

đã cho xuất bản hai cuốn từ điển Pháp - Việt từ điển (1884) và Việt - Pháp từ

điển (1887) nhằm phổ thông hóa chữ Quốc ngữ Hoặc trên Phụ nữ tân văn,

Phan Khôi cho đăng nhiều bài viết nói về vấn đề chữ Quốc ngữ: Chữ Quốc

Trang 28

ngữ ở Nam Kỳ với thế lực của phụ nữ, Viết chữ quốc ngữ phải viết đúng, Người Việt Nam phải viết chữ quốc ngữ cho đúng, dùng danh từ cho đúng…

Nền văn học hiện đại Việt Nam “thoát thai” từ báo chí, ngược lại với phương Tây là văn học sinh ra báo chí Văn chương là mục không thể thiếu của hầu hết các báo Chuyên mục này thường do các văn nhân đảm trách và

chuyên đăng các tác phẩm văn học trong nước, truyện dịch nước ngoài Nông

cổ mín đàm được coi là tờ báo đầu tiên tổ chức cuộc thi viết tiểu thuyết ở Việt

Nam Thời gian này hai tờ báo có đóng góp lớn vào việc xây dựng nền văn

học Việt Nam là Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí Nhà văn Vũ Ngọc Phan đã nhận xét về hai tờ báo này như sau: Đông Dương tạp chí đã làm cho nền văn chương Việt Nam có sự tiến bộ rõ rệt, “có rất nhiều bài báo

có giá trị về vấn đề văn học và nó đã góp phần rất hữu ích cho nền văn học Việt Nam hiện đại” [96, tr.120] Còn Nam Phong tạp chí đã “xây dựng nên một nền văn học căn bản và vững chắc cho văn chương chữ quốc ngữ, bằng những bài báo hay những bài khảo cứu văn học mà những nhà văn, những nhà trí thức Việt Nam ở Bắc cùng như ở Nam lúc bấy giờ say sưa theo dõi”

[96, tr.120] và “muốn hiểu biết những vấn đề tôn giáo hay văn học, những thơ

văn Việt Nam từ xưa cho đến thế kỷ thứ XIX, để hiểu rõ hơn lịch sử hay cuộc đời của những nhân vật lịch sử Việt Nam, những vấn đề chính trị hay xã hội Âu-châu… chúng ta chỉ cần đọc và theo dõi tạp chí này” [96, tr.121]

Vào những năm đầu thập niên 1920 xuất hiện thêm dòng báo chí bất

hợp pháp hay báo chí cách mạng Đầu tiên là tờ Việt Nam hồn, Le Paria,

Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở nước ngoài Tiếp đó có tờ Công nông, Lính cách mệnh do Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên xuất

bản Nội dung chính của báo là tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, chống đế quốc, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết cùng nhau đấu tranh giành độc lập và tiến lên chủ nghĩa xã hội

Trang 29

1.3 Một số tờ báo có khuynh hướng “thực nghiệp” tiêu biểu

Các tờ báo kinh tế với nội dung chính là cung cấp các thông tin về chính sách kinh tế của chính phủ, thị trường, giá cả vật tư, luận bàn về các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp… Loại báo này chủ yếu do người Pháp hoặc tư sản người Việt thành lập Có thể nói báo kinh tế chính là tiếng nói của giai cấp tư sản Việt Nam đang lên, nhất là từ sau Chiến tranh thế

giới thứ nhất kết thúc đến năm 1930 Tờ báo kinh tế đầu tiên là tờ Nông cổ

mín đàm (1901-1924) ấn hành ở Nam Kỳ Những năm tiếp theo xuất hiện

thêm các báo: Đăng Cổ tùng báo (1907), Lục tỉnh tân văn (1907-1921), Nam

Kỳ kinh tế báo (1919-1924), Thực nghiệp dân báo (1920-1935), Hữu thanh tạp chí (1921-1924), Khai hóa nhật báo (1921-1927), Vệ nông báo (1923), Nông công thương báo (1929)… Nhưng không phải tờ báo kinh tế nào cũng

theo khuynh hướng thực nghiệp

Để được coi là một tờ báo theo khuynh hướng thực nghiệp thì nội dung

của tờ báo phải hướng đến là: “cổ động cho phong trào Minh Tân, cổ súy giới

chủ, thương gia người Việt đang hình thành, đua chen quyền lợi kinh tế với người Hoa, với ngoại kiều khác ở Lục tỉnh” (Nông cổ mín đàm) [51, tr.31];

“cổ vũ chấn hưng dân trí, dân khí, hợp quần kinh doanh chống lại sự độc

quyền của tư bản Pháp, sự cạnh tranh của tư sản người Hoa, người Ấn (Chà và)” (Lục tỉnh tân văn) [51, tr.32]; “hô hào mọi người đi vào con đường thực nghiệp, phê phán tư tưởng trọng văn khinh nghiệp, phản ánh tình hình đói khát về công nghiệp của giai cấp tư sản… đòi cho giai cấp tư sản Việt Nam được phép xây dựng nhà máy, góp cổ phần lập xí nghiệp sản xuất, phát triển kinh tế để có hàng xuất khẩu và mua hàng nước ngoài về” (Thực nghiệp dân

báo) [51, tr.72]

Trang 30

- Tờ Nông cổ mín đàm là tờ báo kinh tế đầu tiên xuất bản năm 1901 do

Canavaggio - Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ làm Giám đốc, Lương Khắc Ninh làm chủ bút Tháng 5-1924, báo ngừng hoạt động

Nông cổ mín đàm có nghĩa là uống trà nói chuyện làm ruộng và chuyện

buôn bán Phía trên đầu báo cũng ghi rõ: Causeries sur l’argriculture et le

commerce (Đàm đạo về nông nghiệp và thương mại) Báo đăng tải các thông

tin kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, mẹo kinh doanh… có 8 trang với các mục: Thương cổ luận, Hiệp bổn chiêu thương, Lời rao, Quảng cáo và đăng các truyện dịch của Trung Quốc, Anh, Pháp; điểm báo châu Âu, hướng dẫn cách thức vệ sinh phòng bệnh hoặc trồng trọt, chăn nuôi; thông tin giá cả thị trường

Là một tờ báo kinh tế, chuyên mục Thương cổ luận là phần quan trọng

nhất của bản báo, do Lương Khắc Ninh (Lương Dũ Thúc) đảm nhiệm Có thể

nói, Thương cổ luận đã nhắm thẳng vào tư tưởng trọng nông ức thương, sĩ

nông công thương vốn dĩ ăn sâu vào trong suy nghĩ của người Việt, như một

lời khẳng định: cuộc đại thương là cách tốt nhất giúp cho đất nước cường thịnh, nhân dân no ấm Chuyên mục hướng dẫn các thương nhân Việt Nam cách giao thương buôn bán, kêu gọi đoàn kết để cạnh tranh với Hoa thương,

Ấn kiều… Mục đích của báo được nêu rõ trong số báo đầu tiên: “Hai mươi

năm chẳng ở miền Nam thổ, nay đã tiệm thành cơ chỉ quy mô Đường thiên lý lục tỉnh dẫu khác đạo cang thường lễ nghĩa như nhau, nơi nơi cùng “Tạo doan hồ phu phu” Việc hiếu sự nay đà rang rảnh tình thê cổ Thương Nam thổ dường như cố thổ, mến Nam nhơ quá bằng Tây nhớ, muốn sao cho nông

cổ phấn hành, sanh đại lợi cùng nhau cộng hưởng Vậy ra sức lập nên nhựt báo thông tình nhau mà lại rộng chổ kiến văn, lần lần liệu ta cử đồ đại sự

Trang 31

Trong Đông cảnh Cao-ly, Nhựt-bổn, nước Xiêm-la cùng nước thanh đâu đâu cũng đều có công văn nhựt báo Há Lục tỉnh anh hùng trí dõng, lại khoanh tay ngồi vậy mà xem, không thi thố cùng người mà trục lợi

Đại-Nay nhờ lượng quan trên nghị chuẩn, cho ấn hành Nông cổ mín đàm Vậy xin lục dịch làm tảng, mà gắn (gắng) sức giúp nhau nên việc” [14]

Lương Dũ Thúc và mục Thương cổ luận đã có đóng góp to lớn trong

việc cổ động phong trào Minh Tân đang diễn ra sôi nổi ở Nam Kỳ lúc đó; cổ súy giới điền chủ, thương nhân Việt ganh đua quyền lợi kinh tế với người Hoa, tư bản Pháp

Nông cổ mín đàm còn đăng các truyện dịch của Trung Quốc, Anh,

Pháp; các thông tin kinh tế, sự chuyển biến kinh tế - xã hội xứ Nam Kỳ trong mục Lời rao Báo dành tới 2 trang cho quảng cáo

- Tờ Đăng Cổ tùng báo ra số đầu tiên vào ngày 28-3-1907, cũng chính

là số 793 của tờ Đại Nam đồng văn nhật báo2 Chủ bút là Nguyễn Văn Vĩnh

“Đăng cổ” nghĩa là đánh trống Trên trang bìa của Đăng Cổ tùng báo không khác nhiều so với Đại Nam đồng văn nhật báo, vẫn có hình tứ linh

châu đầu vào tên báo Chỉ có một thay đổi nhỏ là việc thêm mấy khẩu hiệu

bằng chữ Hán dưới tên báo: đồng tâm cộng tế (cùng lòng che chở cho nhau),

chí duy nhất (ý chí, chí hướng nên phải nhất quán, không thay đổi), nghiệp

2

Thời điểm chính xác xác định sự ra đời của Đại Nam Đồng văn nhật báo đến nay vẫn chưa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Dựa vào số báo sớm nhất còn giữ được (số 171, ngày 27-1-1895) thì có thể báo ra đời vào năm 1891 Tờ báo do Nha Kinh lược chủ trì và hai cây bút chính là Đào Nguyên Phổ và Hàn Thái Dương Tờ báo được xem là cơ quan ngôn luận của Nha Kinh lược Bắc Kỳ lúc đó do Hoàng Cao Khải nắm giữ và đối tượng nhắm tới là các nhà nho và quan lại người Việt Báo có nội dung khá phong phú, từ tin tức chính trị, kinh tế, xã hội đến văn chương, quan chế, phổ biến kiến thức, rao vặt và quảng cáo Báo in đồng thời cả chữ Quốc ngữ và chữ Hán Đến số 793 thì đổi thành Đăng Cổ tùng báo và tờ báo gắn liền với phong trào Nghĩa thục ở Bắc Kỳ

Trang 32

duy cần (làm nghề nên phải cần cù, chăm chỉ), tất cả bằng chữ Hán Báo vừa

in bằng chữ Hán vừa in bằng chữ Quốc ngữ xen kẽ nhau [51, tr.45]

Đăng Cổ tùng báo xuất hiện giữa lúc phong trào Nghĩa thục phát triển

mạnh mẽ Nhiều người khẳng định Đăng Cổ tùng báo là cơ quan ngôn luận

của trường Đông Kinh Nghĩa thục Các bài viết trên báo thể hiện nhiều quan điểm, khuynh hướng yêu nước khác nhau nhưng tựu chung lại đều nhắm đến

một mục tiêu là “kêu gọi mọi người yêu nước đoàn kết, bỏ lối học khoa cử và

lễ tục phong kiến, theo đòi học mới và mở mang công thương theo con đường

tư bản chủ nghĩa” [51, tr.44]

Chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước của các nhà nho cấp tiến đương thời, tờ báo đã có những bài hô hào thực nghiệp, kêu gọi hợp quần hợp

tác; thể hiện rõ quan điểm yêu nước là: khai dân trí, dân khí “Tiền còn trong

tay người Annam thì còn có nghề mà làm được, chứ tiền sang tay người Khách cả thì người Annam chết đói sau chỉ trông kẻ chết đói trước thôi” [51,

Người đứng ra sáng lập báo Lục tỉnh tân văn là Schneider nhưng linh

hồn của tờ báo lại là Trần Chánh Chiếu, thường gọi là Gilbert Chiếu, bút danh

Trang 33

là tiếng nói của cuộc vận động Minh Tân, hướng theo cải cách, tự cường đang sôi nổi khắp nơi Nội dung báo tập trung vào những điểm: cổ động phong trào chấn hưng dân khí, dân trí; hợp quần kinh doanh chống sự độc quyền của tư bản Pháp, cạnh tranh với Hoa kiều, Ấn kiều… Cùng với đó là kêu gọi chống Pháp và phong kiến tay sai, chống các hủ tục, chống tư tưởng vong bản, thông tin thời sự quốc tế… Nhưng sau khi Trần Chánh Chiếu bị bắt (1908), phong

trào Duy tân kết thúc, Lục tỉnh tân văn không còn giữ được bản sắc như ban

đầu nữa mà có xu hướng ngả về phía thực dân Pháp

- Tờ Thực nghiệp dân báo xuất bản ở Hà Nội, số đầu tiên ra ngày

12-7-1920 do Nguyễn Hữu Thu, Bùi Huy Tín sáng lập Chủ nhiệm là Bùi Huy Tín,

sau đó là Mai Du Lân Chủ bút là Trần Văn Quang rồi Bùi Đình Tá Thực

nghiệp dân báo xuất bản đến năm 1933 thì đóng cửa

Nguyễn Hữu Thu là chủ tàu buôn, chủ thầu ở Hải Phòng Ông có hơn

10 tàu chở khách chạy các tuyến từ Hải Phòng đi Nam Định, Hải Dương, Hòn Gai, Bến Thủy, Hồng Kông… Bùi Đình Tá là một điền chủ, chủ thầu ở Hà Nội và Giám đốc công ty Đông Ích hội Bùi Huy Tín cũng là một nhà tư sản, nắm giữ trong tay nhiều đồn điền ở Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh; mỏ ở Quảng Ninh, nhà in ở Huế Các ông cũng tham gia hoạt động chính trị, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Viện dân biểu Bắc Kỳ, Phòng Thương mại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ, Viện dân biểu Trung Kỳ…

Đây là tờ nhật báo thông tin kinh tế, thương mại, kỹ nghệ và nông

nghiệp; là “cơ quan hữu ích về đường phổ thông, về việc truyền bá học thuật,

tư tưởng và âm tín Về việc nghiên cứu, việc tổ chức mọi việc của vạn gia thực nghiệp” [7]

Trong số đầu tiên của mình, Thực nghiệp dân báo nêu rõ “Chương

trình của bản báo”: “(…) Bản báo không phải là cái cơ quan để cổ động

Trang 34

riêng cho một hạng người nào, chính là cái cơ quan chung cho nền Thực nghiệp của khắp quốc dân ta đó Tôn chỉ của bản báo rõ rệt ở mấy chữ tên báo, tưởng chẳng cần phải nghị luận dông dài làm chi cho lắm (…) Vậy bản báo lúc nào cũng chân thành mà hoan nghênh các tư tưởng chính đáng thích thời của các nhà Thực nghiệp, là các nhà dựng lên tư bản tối cầu tối yếu của

xã hội ta, lại nhiệt thành mà lợi dụng những sự kết quả về các công cuộc của các nhà tư bản, là các nhà xưa nay vun đắp con đường Thực nghiệp của nước nhà mà giữ vững được thể lực trong cuộc hoàn hải thương chiến ngày nay và ngày mai (…) Vậy bản báo mong rằng mỗi kỳ báo xuất bản lại có một bài luận thuyết chính đáng về đường Thực nghiệp trong nước (…) Thực nghiệp

là ảnh hưởng cuộc thịnh suy một nước, tư bản là thế lực sự mạnh yếu, của một giống người Đương buổi khắp thế giới này thảy đều khuynh hướng về đường Thực nghiệp, kinh doanh về đường tư bản, ta há lại không trân trọng Thực nghiệp, hâm mộ tư bản hay sao?

Bản báo sẽ lưu tâm mà kê cứu hết các ngành công thương nước nhà , hiê ̣n nay còn theo lối cổ , trông mong rằng các nhà bác vật tân tiến đều biểu đồng tình với bản quán , nhiê ̣t thành mà cải lương cho phát đạt hơn xưa Lại

kê cứu hết các kỹ nghê ̣ hiê ̣n nay cải lương đã có phần thi ̣nh đạt rồi , như nghề

dê ̣t vải, như nghề dê ̣t chiếu, nghề ươm, tơ…

…“Thực nghiê ̣p” này sẽ là cái cơ quan để truyền bá đường thực

nghiê ̣p Âu Mỹ , khắp nơi ngõ hẻm hang cùng Trước còn là cái cơ quan để truyền bá đường thực nghiê ̣p cho quốc dân , sau sẽ trở nên thế lực hùng dũng cho các nhà thực nghiê ̣p, các nhà tư bản khắp cả trong nước” [7]

Trong khoảng 5 năm đầu (1920-1925), Thực nghiệp dân báo thường

đăng những bài về vấn đề kinh tế: kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật tiểu công nghiệp; báo hô hào mọi người “thực nghiệp”, phê phán tư tưởng “trọng văn

Trang 35

khinh nghiệp” Từ đó báo yêu cầu nhà nước phải mở trường Thương mại thực hành, dạy khoa học công nghiệp Báo cũng kêu gọi cho phép giai cấp tư sản Việt Nam được xây dựng nhà máy, lập xí nghiệp sản xuất, được xuất khẩu

hàng hóa và mua hàng nước ngoài về Về thương nghiệp, Thực nghiệp dân

báo chủ trương không nên chỉ hô hào suông đối với việc “tẩy chay” Khách

trú, Ấn kiều mà cần có biện pháp tích cực hơn thì mới mong xóa bỏ tình trạng

“đem vàng đi đổ sông Ngô” Về nông nghiệp, theo Thực nghiệp dân báo thì

chỉ khi nông nghiệp được phồn thịnh thì các ngành nghề khác mới thịnh được

vì “kỹ thuật và kỹ nghệ cũng như thương mãi chỉ là những ngành mới xuất

hiện ở Việt Nam Từ ngàn xưa, nước ta là nước “nghệ nông vi bổn” Trước khi nói đến kỹ thuật và kỹ nghệ, nên đề cập đến việc canh nông” [96, tr.152]

Bên cạnh đó tờ báo còn có nhiều chuyên mục khác: Thương trường cận tín (Thông tin về thị trường hàng hóa), Điện tín tổng hợp (Tin tức từ nước Pháp),

Tin Trung Hoa, Tin Nhật Bản, Thi đàn, Truyền ảnh tiểu thuyết… Tờ báo được

coi là tiếng nói của giai cấp tư sản, điền chủ Việt Nam ở Bắc Kỳ đang vươn lên sau Thế chiến thứ nhất và có chủ trương dựa vào Pháp để phát triển

- Tờ Khai hóa nhật báo ra số đầu tiên vào ngày 15-7-1921, tồn tại đến

năm 1928 thì đình bản

Người sáng lập tờ báo là Chúa sông Bạch Thái Bưởi Chủ bút ban đầu

là Hoàng Tích Chu rồi đến Đỗ Thận Cũng giống như Thực nghiệp dân báo,

Khai hóa nhật báo là tiếng nói đại diện cho giai cấp tư sản Việt Nam đang lên

ở Bắc Kỳ Trong số đầu tiên (ngày 15-7-1921), Bạch Thái Bưởi đã nêu mục

đích của mình: “Một là sự đồng bào ta tự khai hóa cho nhau, dạy bảo lẫn

nhau, duy trì cái phong hóa cũ, giữ cho nó biến cải một cách điều hòa phải lẽ, dung hợp cái văn hóa cũ với văn minh mới, gắng vào sự truyền bá và sự tiến hòa của quốc văn cũng là mở mang các con đường thực nghiệp Hai là rãi bày cùng chính phủ bảo hộ những sự yêu cầu thiết thực chính đáng của quốc

Trang 36

dân Ba là diễn giải những ý kiến, những sự lợi ích của các công cuộc chính phủ đang trù tính” [51, tr.72]

Khai hóa nhật báo có 4 trang: trang đầu đăng các bài luận thuyết, văn

xuôi; có các mục Doanh hải tùng đàm, Thời sự, Tiểu thuyết; hai trang cuối

dành cho quảng cáo Nội dung chính của Khai hóa nhật báo là bàn về chấn

hưng nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp; chấn hưng nội hóa, bài trừ

ngoại hóa Bản báo từng đề nghị cho Đông Dương được “tự do mậu dịch”,

các nhà tư sản Việt Nam được tự do buôn bán với nước ngoài; phản đối không cho người Hoa nhập cảng vào nước ta… Ngoài ra báo có đề cập tới các vấn đề cải lương hương thôn, tổ chức lại hội đồng hương xã… Nhìn chung

Khai hóa nhật báo có khuynh hướng ủng hộ chính quyền thực dân, bày tỏ sự

biết ơn của tư sản bản xứ với thực dân Pháp…

Tiểu kết chương 1

Báo chí là một trong những loại hình văn hóa mới xuất hiện ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX, trong công cuộc xâm lược, khai thác và cai trị của thực dân Pháp Báo chí trở thành cầu nối văn hóa Việt Nam với văn hóa, văn minh phương Tây Ra đời ở một nước thuộc địa nên tính cách nổi bật của báo chí Việt Nam trước năm 1945 là tính cách thuộc địa [47, tr.217] Mục tiêu

mà thực dân Pháp hướng tới là thông qua báo chí để “áp đặt văn minh phương Tây cưỡng chế”, phục vụ cho công cuộc thống trị thuộc địa của mình Ban đầu là chinh phục tình cảm người dân thuộc địa bằng sức mạnh của văn minh

kỹ thuật Sau này thực dân Pháp có ý đồ qua báo chí góp phần loại bỏ hoàn toàn chữ Hán, phương Tây hóa giới Nho sĩ luôn coi văn minh Trung Hoa là

hệ thống quy chiếu duy nhất, đồng thời hạn chế ảnh hưởng các luồng tư tưởng tiến bộ của Tân văn, Tân thư và hệ tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây

Trang 37

Thực dân Pháp bóp chặt quyền tự do báo chí ở Việt Nam bằng các Nghị quyết, Sắc lệnh nhằm kiểm soát chặt chẽ sinh hoạt báo chí ở thuộc địa

Những tờ báo, chủ báo có khuynh hướng cấp tiến hoặc gây hại cho công cuộc

khai thác thuộc địa đều bị chính quyền thực dân Pháp đóng cửa; bị đàn áp, tù đày Những tờ báo có tư tưởng thân Pháp, có ích trong việc cai trị thì được

dung dưỡng, bảo hộ Chính vì thế, trong thời kỳ đầu báo chí Việt Nam lệ

thuộc hoàn toàn vào người Pháp, là công cụ tuyên truyền trong khuôn khổ

đường lối, chính sách báo chí thực dân

Tuy là công cụ của thực dân nhưng báo chí cũng có mặt tích cực Sự ra đời của báo chí đã cho người Việt Nam một phương tiện thông tin mới Qua

đó người dân có thể tìm hiểu tình hình trong nước và thế giới Việc xuất bản báo tiếng Việt đã tạo điều kiện cho chữ Quốc ngữ được truyền bá rộng rãi Báo chí góp phần tạo dựng nên nền văn hóa Việt Nam hiện đại khi nuôi dưỡng nhiều loại hình văn hóa mới Khi ngành xuất bản còn hạn chế thì báo chí trở thành phương tiện quan trọng giới thiệu văn học phương Tây, văn học Pháp cũng như lối sống mới… Mặt khác, báo chí là phương tiện hữu hiệu cho việc tuyên truyền, cổ động các phong trào yêu nước Một trong số đó là hoạt động chấn hưng thực nghiệp được các nhà nho cấp tiến, tư sản Việt Nam phát động vào đầu thế kỷ XX

Dòng báo kinh tế mở đầu bằng tờ Nông cổ mín đàm (1901-1924) ấn

hành ở Nam Kỳ Sau đó là sự xuất hiện của một loạt các tờ báo kinh tế khác

như: Đăng Cổ tùng báo (1907), Lục tỉnh tân văn (1907-1921), Nam Kỳ kinh tế

báo (1919-1924), Thực nghiệp dân báo (1920-1935), Hữu thanh tạp chí (1921-1924), Khai hóa nhật báo (1921-1927), Vệ nông báo (1923), Nông công thương báo (1929)… Các tờ báo đã trở thành một diễn đàn sôi nổi, nơi

các nhà nho cấp tiến, các nhà tư sản Việt kêu gọi thực nghiệp, cổ động thực nghiệp và hô hào nhân dân cùng tham gia vào công cuộc chấn hưng kinh tế

Trang 38

nước nhà Có thể thấy, qua báo chí các nhà thực nghiệp đã tấn công thẳng vào

tư tưởng trọng nông ức thương, sĩ nông công thương vốn ăn sâu vào trong suy

nghĩ của người Việt, như một lời khẳng định: cuộc đại thương là cách tốt nhất giúp cho đất nước cường thịnh, nhân dân no ấm và không cứ gì phải cầm giáo, cầm súng đánh giặc mới là yêu nước mà làm giàu cũng là yêu nước Tuy nội dung các bài viết chỉ dừng lại ở tính cổ động, khích lệ nhưng báo chí đã đóng góp to lớn trong việc thay đổi về tư duy kinh tế; cổ động giới điền chủ,

tư sản, thương nhân Việt cùng ganh đua quyền lợi kinh tế với tư bản Pháp, Hoa thương

Trang 39

Chương 2 HOẠT ĐỘNG CHẤN HƯNG THỰC NGHIỆP CỦA TẦNG LỚP

NHÀ NHO CẤP TIẾN QUA BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT

NHỮNG NĂM 1906-1908 2.1 Vài nét về tầng lớp nhà nho cấp tiến Việt Nam đầu thế kỷ XX

Bước sang thế kỷ XX, dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, Việt Nam có sự biến chuyển về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Đồng thời đã mở đường cho văn minh phương Tây du nhập vào Việt Nam với những ưu thế, sức mạnh của nó

Về chính trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị, chia nước

ta thành ba kỳ với ba chế độ chính trị khác nhau: Nam Kỳ là xứ thuộc địa, Bắc Kỳ là xứ bảo hộ và Trung Kỳ là xứ bán bảo hộ Về kinh tế: phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa; nền kinh tế nông nghiệp tự cung - tự cấp chuyển dần sang nền kinh tế hàng hóa mang tính chất tư bản chủ nghĩa và Việt Nam từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới Về xã hội, cơ cấu xã hội cổ truyền theo kết cấu tứ dân (sĩ - nông - công - thương) bị xóa bỏ Các giai cấp của xã hội phong kiến (địa chủ, nông dân) vẫn tồn tại và xuất hiện những giai tầng mới: tư sản, tiểu tư sản, công nhân

Về giáo dục, thực dân Pháp tìm cách “Pháp hóa”, xóa bỏ nền giáo dục Nho học cũng là xóa bỏ Nho giáo, ảnh hưởng của Trung Hoa ở Việt Nam Qua hai cuộc cải cách giáo dục (1906, 1917), giáo dục Việt Nam có nhiều thay đổi về hệ thống tổ chức, cơ cấu ngành nghề, nội dung đào tạo và xác lập được một nền giáo dục duy nhất trên toàn quốc, dạy bằng tiếng Pháp Bởi mục đích của giáo dục là đào tạo đội ngũ nhân viên làm việc cho chính quyền thực dân, truyền bá văn hóa Pháp nên nội dung giảng dạy hạn hẹp, có sự phân biệt lớn giữa người Pháp với người bản xứ, giữa người bản xứ với nhau Tuy vậy nó đã bước đầu đưa đến những điều mới lạ cho tầng lớp Nho sĩ vốn chỉ

Trang 40

biết Tứ thư, Ngũ kinh và bộ phận thanh niên Việt Nam Đồng thời tạo điều kiện cho những luồng tư tưởng tiến bộ được truyền bá vào Việt Nam: Tân văn, Tân thư; các tác phẩm của Lư Thoa (Rousseau), Phúc Lộc Đắc Nhĩ (Voltaire), Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu)… Đây là cơ sở để họ từng bước thay đổi nhận thức, tạo lập cho bản thân một cách nhìn mới; tư duy khách quan hơn về thế giới, con người và thời cuộc Các sách về tư tưởng duy tân được các nhà nho Việt Nam tìm đọc chủ yếu gồm [102, tr.35-38]:

- Loại sách giới thiệu, thuyết minh về tư tưởng duy tân dân chủ (tân

thư) có Đại Đồng thư (Khang Hữu Vi), đặc biệt là bộ Ẩm băng thất tùng thư

(Lương Khải Siêu) Bộ sách này có ảnh hưởng rất lớn đền các nhà nho Việt

Nam Trong tác phẩm Trung Quốc hồn, Lương Khải Siêu nói về sự lạc hậu

của xã hội và những hiểm họa đối với nòi giống trước tình hình mới Cuốn

Mậu Tuất chính biến ký kể rõ cuộc vận động duy tân thất bại của vua Quang

Tự, cho thấy những xáo động lớn lao của Trung Quốc

- Những tập vịnh sử, ký sự về tình hình hiện đại của Nhật Bản như

Nhật Bản duy tân tam thập niên sử (bản dịch chữ Hán của La Hiếu Cao)…

- Các tác phẩm nêu những tấm gương chiến đấu của các chí sĩ hoạt động chính trị, cách mạng trên thế giới như: Qua Đặc (Jeane d’Arc), La Lan (Roland), vua Bỉ Đắc (Pierre le Giand), Hoa Thịnh Đốn (Washington), Nã

Phá Luân (Napoléon)… trong Kinh quốc mỹ đàm, Cận thế chi quái kiệt…

- Các tập sách dịch các luận thuyết của các nhà tư tưởng thế kỷ XVIII ở

phương Tây: Vạn pháp tinh lý (Montesquieu), Dân ước (Rousseau)…

- Báo chí (tân văn), nhất là của Trung Quốc, truyền vào Việt Nam đã

được các nhà nho Việt Nam nhiệt tình đón nhận như tờ Dân báo của Chương

Thái Viêm…

Ngày đăng: 13/01/2016, 14:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam thời Pháp đô hộ
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2008
3. “Bao giờ người An nam ta mới thoát khỏi nỗi đem vàng đi đổ sông Ngô”, Thực nghiệp dân báo, số 7, 31-7-1920, tr.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bao giờ người An nam ta mới thoát khỏi nỗi đem vàng đi đổ sông Ngô”, "Thực nghiệp dân báo
4. Phan Trọng Báu (2006), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam thời cận đại
Tác giả: Phan Trọng Báu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
5. Nguyễn Công Bình (1959), Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc
Tác giả: Nguyễn Công Bình
Nhà XB: Nxb Văn Sử Địa
Năm: 1959
6. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2005
7. “Chương trình bản báo”, Thực nghiệp dân báo, số 1, 10-7-1920, tr.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình bản báo”, "Thực nghiệp dân báo
8. “Các hội buôn của người An nam ta”, Thực nghiệp dân báo, số 13, 14-8-1920, tr.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hội buôn của người An nam ta”, "Thực nghiệp dân báo
9. “Các hội buôn của người An nam ta”, Thực nghiệp dân báo, số 15, 16-8-1920, tr.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hội buôn của người An nam ta”, "Thực nghiệp dân báo
10. “Công nghệ có chấn hưng thì thương nghiệp mới phát đạt”, Thực nghiệp dân báo, số 36, 7-10-1920, tr.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ có chấn hưng thì thương nghiệp mới phát đạt”, "Thực nghiệp dân báo
11. “Cuộc đấu xảo canh nông năm 1920”, Thực nghiệp dân báo, số 43, 23-10-1920, tr.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc đấu xảo canh nông năm 1920”, "Thực nghiệp dân báo
12. “Cuộc thương chiến sao cho quyết thắng”, Thực nghiệp dân báo, số 48, 4-11-1920, tr.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc thương chiến sao cho quyết thắng”, "Thực nghiệp dân báo
13. Lương Văn Can (2011), Kim cổ cách ngôn, Nxb Thời đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim cổ cách ngôn
Tác giả: Lương Văn Can
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2011
14. Canavaggio, “Nông cổ nhựt báo tự tự”, Nông cổ mín đàm, số 1, 1- 8-1901, tr.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông cổ nhựt báo tự tự”, "Nông cổ mín đàm
15. Ngô Quý Chấn, “Bàn về việc kỹ nghệ và buôn bán”, Nam Phong tạp chí, số 26, 8-1919, tr.169-171 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về việc kỹ nghệ và buôn bán”, "Nam Phong tạp chí
16. “Chấn chỉnh thương trường”, Nam Phong tạp chí, số 27, 9-1919, tr.229-230 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chấn chỉnh thương trường”, "Nam Phong tạp chí
17. Vũ Như Châu, “Muốn thực nghiệp cần phải hiểu nghĩa thực nghiệp”, Thực nghiệp dân báo, số 55, 20-11-1920, tr.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muốn thực nghiệp cần phải hiểu nghĩa thực nghiệp”", Thực nghiệp dân báo
18. Đặng Thị Vân Chi (2008), Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945
Tác giả: Đặng Thị Vân Chi
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2008
19. Thượng Chi, “Bàn về việc tranh thương với người Khách - Bắc Kỳ nên lập một thương hội lớn”, Nam Phong tạp chí, số 27, 9-1919, tr.226-229 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về việc tranh thương với người Khách - Bắc Kỳ nên lập một thương hội lớn”, "Nam Phong tạp chí
20. Thượng Chi, “Chấn chỉnh thương trường”, Nam Phong tạp chí, số 28, 9-1919, 229-230 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chấn chỉnh thương trường”," Nam Phong tạp chí
44. Hứa Hoành: Trương Văn Bền: nhà kỹ nghệ không bằng cấp kỹ sư, www: vnthuquan.net:http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4nnntn1n31n343tq83a3q3m3237nnn0n, cập nhật ngày 4-10-2010 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w