Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, nhưng ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiế
Trang 1Chủ đề: chủ nghĩa hiện thực phê phán trong tiểu thuyết Giông Tố của
Vũ Trọng Phụng
A Tác giả & tác phẩm
1 Tác giả
-Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, nhưng ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa
- VTP là một trong những khuôn mặt độc đáo của văn học tiền chiến Văn chương VTP đối lập với văn chương Tự Lực văn đoàn và cũng khắc hẳn lối hiện thực phê phán của những người cùng thời như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng…
-
Nhìn trên bề mặt mà ông mô tả sự tha hoá của con người, ta có thể thấy được đó là
sự tha hóa trên toàn diện xã hội, dưới chiều sâu, qua nhiều từng lớp, nhiều hạng người, mỗi người có một cách tha hoá khác nhau trước thế lực của tiền bạc và tham ô
2 Tác phẩm
- Năm 1936, xuất bản bốn cuốn tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, và Làm đĩ, gây xôn xao dư luận
- Tiểu thuyết Giông tố dài 30 chương và thêm một đoạn kết: nhưng
sự việc xảy ra trong một thời gian cũng ngắn vậy Như lời Vũ Trọng Phụng ghi vào lòng truyện, sự việc mở ra vào tháng 10-1932 và kết thúc vào mùa hè 1933 Những niên hiệu này nói lại rất nhiều về hoàn cảnh chính trị và xã hội nước ta lúc bấy giờ
- Chủ đề: phản ánh những biến động dữ dội gây ra nhiều nghịch cảnh, nhiều sự đảo lộn từ trong tế bào gia đình đến toàn xã hội Sự tàn bạo, phản động của bọn thuộc địa, địa chủ, quan lại tư bản; sự hoạt động của các nhà cách mạng QTCS ĐD…
-
Vũ Trọng Phụng trình bày con người của mọi thời dưới khía cạnh thực nhất: Đó sự thay lòng đổi dạ của con người trong một môi trường xã hội mà tiền bạc có thể chi phối tất cả
-
Nhân vật của Vũ Trọng Phụng khác hẳn: trong Giông Tố, chúng ta không tìm ra được khuôn mặt nào đáng thương quá đáng, cũng không tìm thấy khuôn mặt nào đáng ghét quá đáng, kể cả Nghị Hách và Thị Mịch, là hai đối trọng, kẻ hiếp dâm và kẻ bị hiếp
-
Trong Giông tố, (cũng như trong Vỡ đê và Số đỏ), không hề có sự chia đôi giữa nạn nhân và thủ phạm, vì thế mà những người phê bình như Trương Chính, quá quen với lối phân chia tốt xấu, không thể hiểu được sự phức tạp của con người Thị Mịch
Trang 23 Tóm tắt tác phẩm
Nghị Hách là một nhà đại tư bản nhưng tính cách tham lam, dâm đãng trong một đêm trên đường về Hà Nội đã cưỡng bức Thị Mịch Sau đó, chánh hội ở làng Quỳnh thôn
đã kiện cáo giúp Mịch nhưng không thành bởi Nghị Hách giàu có, một tay che trời, tìm mọi cách để thoát tội Long là chồng chưa cưới của Mịch ý định trả thù cho Mịch tuy là có lúc bị quyền lực và sắc đẹp cám dỗ nhưng sau đó Long vẫn quyết giữ một lòng với Mịch nhưng do Tú Anh tác động làm cho Long và Thị Mịch hiểu lầm nhau nên Mịch đã đồng ý làm vợ lẽ của Nghị Hách còn Long thì đồng ý lấy Tuyết – em gái
Tú Anh Về Nghị Hách, chưa bao giờ ngờ rằng Thị Mịch lại là vợ chưa cưới của con hắn, mà cũng chưa bao giờ ngờ rằng Long chính là con đẻ của hắn Còn Long cũng chưa bao giờ ngờ rằng mình là con của Nghị Hách và lấy Tuyết là em ruột mình và thông dâm với Thị Mịch đã làm lẽ Nghị Hách là thông dâm với vợ lẽ của bố Trong lúc đó thì “bà Nghị” lại ăn nằm với ông già Hải Vân sinh ra Tú Anh, rồi chính “bà Nghị” cũng lại ăn nằm với thằng cung văn
B Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong Giông Tố của Vũ Trọng Phụng
Dựa vào ba nguyên tắc lịch sử - cụ thể, điển hình hóa và nguyên tắc khách quan:
1 Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
- Cốt truyện, tình tiết Giông Tố chủ yếu xoay quanh một gia đình loạn luân nhưng nội dung, ý nghĩa tác phẩm vượt xa phạm vi sinh hoạt đạo đức gia đình; trước hết, đó là một bức tranh xã hội, được vẽ bằng những nét bút táo bạo, gay gắt mà chân thực, toát lên lời kết án dữ dội của nhà văn
- Ở thôn quê thì đủ các mặt hào lý, gặp cơ hội nào cũng có thể tổ chức ăn uống, hút xách, đem lý sự cùn ra mà cãi nhau, rồi chửi bới nhau nhưng lên đến cửa quan thì run
sợ, hèn nhát
“- Nào biết là rồi nó bỏ mẹ hay chúng mình bỏ mẹ!
- Ông nói đến chó cũng không nghe được.
- Chó không nghe được nhưng mà tôi nghe được Đây nhé: lão Nghị ấy có năm trăm mẫu đồn điền trên tỉnh này, một cái mỏ than ở Quảng Yên này, ba chục nóc nhà Tây ở
Hà Nội, bốn chục nóc nhà nữa ở Hải Phòng này, bạc nhà nó cứ gọi là gà ăn không hết, vậy ông có đủ tiền chọi nhau với nó không? Vô phúc đáo tụng đình ông ạ”.
- Ở thành thị, thôi thì đủ loại người, thượng vàng hạ cám Những tay doanh nghiệp sắc
sảo, gian hùng “coi đời như canh bạc lớn”, “làm việc thiện để quảng cáo cho mình”,
“những anh làm chủ ba bốn tiệm khiêu vũ mà đánh con gái hộc máu về tội ăn mặc tân thời.”
- Trong các tiệm hút của Hàng Buồm, hay trong các nhà hát ả đào phố Khâm Thiên… những thiếu phụ mặt bự những phấn, môi tái nhợt, tóc búi, cổ đeo kiềng, mặc áo tân thời cổ bánh bẻ, những tên da trắng, da đen, một mụ đầm già…”
Trang 3=> Tác giả Giông Tố dùng ngòi bút phóng sự của mình để tả cuộc đời bẩn thỉu dâm đãng của thành phố Hà Nội dưới thời Pháp thuộc
- Trong chốn quan trường “quan thuộc địa cáo già dùng những lời nói ngọt ngào, những hành động khôn khéo để phỉnh dân, bóc lột dân cho dễ… một ông tuần và một ông quan huyện chuyên bên vực những người có của…”
=> Dám nói đến các quan Tây, trong các cuốn tiểu thuyết, thì trước đây có lẽ chỉ VTP mới có gan ấy
- Giông Tố thể hiện một năng lực bao quát hiện thực trên bình diện rộng lớn, phức tạp với nhiều địa bàn, nhiều mảng đời sống, nhiều tầng lớp xã hội Nhìn chung, tất cả được thâu tóm trong một cốt truyện chặt chẽ, liền mạch, từ đó tỏa ra trên bề rộng, tạo nên sự phong phú, dày dặn của đời sống xã hội được phản ánh
=> VTP còn tỏ ra biết đời nhiều nên ông còn đưa lên sân khấu một cô thầy bói, một ông già đóng vai thầy địa lý và thầy số đi xem đất, đặt huyện, lấy số tử vi Dưới ngòi bút VTP, cả xã hội cũ hiện lên một cách bi đát đau thương mà cũng hết sức tồi tệ, đáng căm giận
2 Nguyên tắc điển hình hóa
- Với niềm căm ghét sâu sắc cái xã hội trưởng giả phè phỡn, thối nát, với cảm quan về
sự bất công xã hội tiến tới cái nhìn “trên tinh thần giai cấp” VTP đã nắm khá chắc ngòi bút hiện thực để dựng nên một điển hình nghệ thuật bất hủ về tầng lớp tư bản bản
xứ cỡ lớn trong XHVN thuộc địa nửa phong kiến đương thời: Nghị Hách Tính cách của Nghị Hách là một tính cách bạo chúa:
- Nó dâm một cách bạo chúa, đểu một cách bạo chúa, ác một cách bạo chúa Bạo chúa coi thân phận và sinh mệnh con người như rơm rác: đánh người, giết người, hiếp người không hề áy náy, ăn năn gì Khi Long thuyết phục nó bồi thường cho con Thị Mịch 300 đồng, nó giẫy nẩy lên kêu đắt quá Nó có 11 nàng hầu, lại còn rắc con khắp thiên hạ, nhưng khi vợ nó ngủ với thằng cung văn thì nó lồng lộn lên như thú dữ
- Càng về cuối truyện, kể cả sau khi gặp chuyện “đau đớn về tinh thần” thì hắn vẫn
cứ sừng sững như “một ngọn núi hùng vĩ cao cả” trong khi những nạn nhân như Long, Mịch, tri huyện trẻ Cúc Lâm chỉ là “một bọn người nhỏ bằng cái đầu tăm”
- Chủ yếu của ngòi bút VTP trong nhân vật này không phải là miêu tả quá tỉ mỉ, thừa thải những chi tiết dâm ô, đểu cáng mà là ở cái nhìn có phần choáng ngợp trước thế lực thống trị đen tối mà chính Nghị Hách là tiêu biểu Nghị Hách được thể hiện là một tên bạo chúa có quyền lực tuyệt đối Bóng đen của lão triệu phú gian ác bao trùm lên
cả xã hội của Giông Tố
- Hình tượng Mịch đã bị làm hỏng một cách đáng tiếc “Mịch đã đi từ một cô thôn ngữ ngây thơ, hiền lành, chất phác, đến một thiếu phụ dâm đãng, lãng mạn, xảo nguyệt, đáng sợ”.
Trang 4- “Mịch chợt nhớ đến lúc từ con gái mà trở nên đàn bà, trên chiếc xe hơi Cái lúc ấy thật là gớm ghiếc, thật là bẩn thỉu, thật là đau đớn, nhưng trong cơn đau đớn không phải là không có một thứ khoái lạc trong xác thịt nó làm cho đỡ thấy đau…”
- Mịch còn có những cử chỉ đáng ghét của người đang ở cảnh nghèo khổ bỗng được
đổi sang sống trong cảnh giàu có, phong lưu “giữa hoàn cảnh ấy, trong sự trang sức
ấy, Mịch không hiểu bỗng đâu nao nao lên sung sướng, hình như Mịch có một thế lực
gì với đời vậy”.
=> Trò đời thường như thế thật, nhưng tả một xã hội đáng ghét, rồi lại tả nạn nhân của
xã hội ấy cùng đáng ghét nốt thì làm cho người đọc hết sức hoang mang Mịch vốn là người có bản chất tốt đẹp nhưng vì sự thay đổi của hoàn cảnh đã làm thay đổi tính cách của Mịch đưa cô vào bi kịch của chính mình
3 Nguyên tắc khách quan
- Thị Mịch từ cô nhà quê hay mắc cỡ, trong sáng, dành hết tình yêu cho Long trở nên
sành đời, dâm đãng, nghĩ đến những lúc bị Nghị Hiếp cưỡng bức “…nhớ lại những phút giây có cảm giác mới lạ nhất đời mà không là phạm tội lỗi gì cả Trong lúc này, con vật đã nổi dậy trong lòng cô gái quê mập mạp, trẻ trung, đương thì… Mịch nhớ lại lúc ấy một cách say sưa như người háu đói vậy”.
- “…Sự thay đổi tâm tình của Mịch khiến Long phải ngạc nhiên một cách kinh khủng mãi cho đến bây giờ, Mịch đã đi từ một cô thôn ngữ ngây thơ, hiền lành, chất phác, đến một thiếu phụ dâm đãng, lãng mạn, xảo nguyệt, đáng sợ”.
“…mỗi khi đem cái cảnh Mịch còn là cô gái quê lúi húi vớt bèo, mà so với cảnh Mịch
đã là vợ lẽ một anh trọc phú, quần áo lượt bệ vệ ngồi trên cái sập gụ khảm, mà cất cao giọng đài cát xỉ vả đầy tớ, thì Long không biết rằng cuộc đời có còn là cuộc đời không, hay là Long đã ngủ mê…”.
=> Mặc dù tác giả đã chu đáo để chứng minh rằng sự thay đổi đó là do hoàn cảnh, đại
vị thay đổi của Mịch, rằng Mịch ngoại tình chỉ vì vẫn chân thành yêu Long, rằng Mịch phản bội Nghị Hách chỉ là để trả thù,… nhưng rõ ràng, sự biến chất của Mịch được tác giả giải thích chủ yếu bằng niềm khao khát nhục dục một cách bệnh hoạn của nhân vật
- Ở đầu truyện, Long được giới thiệu như một con người “ngay thẳng có một”, “có chí khí”, “có hoài bão” Chính Long cũng có lúc tự kiêu:
………
C Nghệ thuật
- Trước hết, Giông Tố thể hiện một năng lực bao quát hiện thực trên một bình diện
Trang 5- Đáng chú ý là nhịp độ vận động của Giông Tố rất khẩn trương gấp gáp, sự việc diễn biến bất ngờ, đầy kịch tính, gợi ấn tượng sâu sắc về cuộc đời điên đảo, thế sự thăng trầm
- Giông Tố có rất nhiều cảnh được miêu tả thật linh hoạt, sống động, đọc & nhớ mãi Miêu tả, mổ xẻ tâm lý nhân vật sắc sảo Dựng lên một hình tượng điển hình xuất sắc
về giai cấp tư sản phản động đương thời: Nghị Hách