Nghiên cứu đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, người nghiên cứu nhằm hướng đến những mục đích sau: Thứ nhất, người nghiên cứu hướng tới các cơ sở lí thuyết chung về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học. Thứ hai, trên cơ sở lí thuyết đó, người nghiên cứu vân dụng để tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, từ đó chỉ ra những đặc điểm nổi bật về nhân vật trong tác phẩm này. Thứ ba, người nghiên cứu tiến hành so sánh nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng với nhân vật trong một số tác phẩm của các nhà văn cùng thời khác. Từ đó, chỉ ra được cái chung và cái riêng, nét nổi bật trong việc xây dựng hình tượng nhân vật của Vũ Trọng Phụng.
Trang 1NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “GIÔNG TỐ”
Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 là một trào lưu văn học tiến bộ,
có những đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại
Vũ Trọng Phụng là một trong những tác giả tiêu biểu trong trào lưu văn học hiệnthực phê phán giai đoạn 1930-1945 nói riêng và trong tiến trình văn học Việt Nam hiệnđại nói chung
Ở thể loại tiểu thuyết ông đã có những thành công trong việc xây dựng hình tượng
nhân vật Trong đó, tiểu thuyết Giông tố là một trong những thành công điển hình và nổi
có nghĩa lý” [2; tr.29] Nhận xét trên của Nguyễn Đăng Mạnh đã nhấn mạnh đến sự đa
Trang 2dạng trong hệ thống nhân vật của Vũ Trọng Phụng thông qua Giông tố Đồng thời, nó cho
thấy được tài năng của Vũ Trọng Phụng trong việc miêu tả khắc họa, hình tượng nhân vật
Năm 1990, trong quyển Tác phẩm văn học, Trương Chính có nhận xét: “Trong văn học hiện thực phê phán của nước ta trước Cách mạng, Giông tố của Vũ Trọng Phụng
có một giá trị rõ nét Ông đi sâu vào mặt trái của xã hội, đem phơi bày cái xấu xa, bỉ ổi cho mọi người trông thấy Ông đã xây dựng nên điển hình Nghị Hách sống mãi trong lòng người đọc” [1; tr.145] Ý kiến trên của Trương Chính cho thấy được sự sáng tạo và
nét độc đáo riêng trong việc xây dựng nhân vật điển hình của Vũ Trọng Phụng thông qua
Giông tố.
Năm 1990, trên Tạp chí văn học số thứ 2, trong bài viết Đọc lại Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đăng Mạnh có nhận xét: “Cho đến nay, có thể nói chưa có một nhân vật tư sản địa chủ nào trong văn học Việt Nam địch nổi nhân vật Nghị Hách, một con quỷ dâm ô, độc ác, đểu giả, trắng trợn cỡ bạo chúa” [3; tr.23] Ý kiến trên của Nguyễn Đăng Mạnh cho thấy được thành công nổi bật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ
Trọng Phụng là đã khắc họa nên nhân vật địa chủ phản diện điển hình
Năm 1996, trên báo Nhân dân, trong bài viết Đọc lại truyện Giông tố, Nguyễn Tuân có nhận xét: “Tiểu thuyết Giông tố gồm nhiều thứ người: thôn quê, thành thị và cả những nhân vật từ quê ra tỉnh Có người là thôn nữ bị bán làm lẽ thứ mười hai cho nhà giàu, có người lại là thư ký, có người là du thủ du thực, có người là gái tân thời, có người
là đốc học, có người làm cách mạng” [5; tr.17] Nhận xét này của Nguyễn Tuân đã cho thấy được sự đa dạng trong thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng
Phụng Đó là sự sáng tạo của ông trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
Năm 1999, trong cuốn Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Vũ Dương Quỹ có nhận xét: “Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố là những con người ở thành thị (Hà Nội, Hải Phòng), ở nông thôn, ở vùng mỏ,… thuộc đủ mọi tầng lớp: bọn tư sản mại bản kiêm chính khách rởm hợm, trụy lạc, bất nhân, vô học, lũ lưu manh” [8; tr 125] Nhận xét trên
của Vũ Dương Quỹ, giúp ta phần nào nhận thấy một khía cạnh quan trọng ở nhân vật của
Vũ Trọng Phụng Đó là thế giới nhân vật đông đúc, đa dạng như một thế giới con ngườithật của xã hội
3 Mục đích nghiên cứu
Trang 3Nghiên cứu đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, người
nghiên cứu nhằm hướng đến những mục đích sau:
Thứ nhất, người nghiên cứu hướng tới các cơ sở lí thuyết chung về nhân vật vànghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học
Thứ hai, trên cơ sở lí thuyết đó, người nghiên cứu vân dụng để tìm hiểu nhân vật
trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, từ đó chỉ ra những đặc điểm nổi bật về
nhân vật trong tác phẩm này
Thứ ba, người nghiên cứu tiến hành so sánh nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố
của Vũ Trọng Phụng với nhân vật trong một số tác phẩm của các nhà văn cùng thời khác
Từ đó, chỉ ra được cái chung và cái riêng, nét nổi bật trong việc xây dựng hình tượngnhân vật của Vũ Trọng Phụng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng.
5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, người
nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tiểu sử tác giả: Sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu đặt đối
tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ TrọngPhụng, đặc biệt là quan điểm sáng tác để tìm hiểu chiếm lĩnh được nhân vật trong tiểuthuyết của ông
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích một số nhân vật tiêu biểu trong tiểu
thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, từ đó chỉ ra đặc điểm của thế giới nhân vật và
những biểu hiện của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Trên cơ sở đó, người
nghiên cứu sẽ đúc kết những đặc điểm nổi bật về nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố.
Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu tiến hành so
sánh nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng với nhân vật trong một số
tác phẩm của các nhà văn cùng thời hay những giai đoạn trước Từ đó, chỉ ra những đặc
điểm nổi bật về nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng.
6 Đóng góp của đề tài
Trang 4Nghiên cứu đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, giúp
người nghiên cứu hệ thống lại lý thuyết về nhân vật và vai trò của nhân vật, các biện phápxây dựng nhân vật trong một tác phẩm văn học nói chung, đem lại cái nhìn toàn diện về
nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng Qua đó, nhằm góp phần khẳng
định vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng
Đồng thời, đề tài nghiên cứu này có thể vận dụng trong giảng dạy và học tập saunày Ngoài ra, nó còn giúp cho việc tìm hiểu, phân tích về nhân vật trong các tác phẩmcủa các nhà văn khác được dễ dàng và thuận tiện hơn
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài bao gồm:Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nhân vật phản diện và nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết Giông tố của
Vũ Trọng Phụng
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng
Phụng
Trang 5NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề chung
1.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học
1.1.1 Khái niệm và vai trò của nhân vật
Theo cuốn Lí luận văn học, Phương Lựu cho rằng: “Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Những con người này có thể được miêu tả hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm” Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước
lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng…những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường sự phát triển vềsau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó
Mặt khác, nhân vật văn học do được thể hiện bằng ngôn từ nên đòi hỏi người đọcphải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lên một con người hoàn chỉnh trong tất
cả các mối quan hệ của nó Dù các nhân vật được nhà văn nhắc đến trong tác phẩm nhiềuhay ít, là nhân vật xuyên suốt trong câu chuyện, hay chỉ kể thoáng qua…nhưng nhìnchung, nhà văn đều gửi gắm vào nhân vật đó những tâm tư, tình cảm, cách nhìn nhận,đánh giá của mình về hiện thực cuộc sống, thông qua lăng kính nghệ thuật Bởi nhân vậtvăn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quanniệm của nhà văn về cuộc đời
1.1.2 Phân loại nhân vật
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng Mỗi thể loại văn học cónhững đặc điểm khác nhau về sự thể hiện nhân vật, có kiểu nhân vật tương ứng phù hợpvới diện mạo và hình thức Từ trước đến nay, khi tiếp cận với hệ thống nhân vật của cácthể loại, các nhà nghiên cứu thường đưa ra một số tiêu chí phân loại nhân vật Phần lớnviệc phân loại nhân vật thường dựa vào ba cấp độ:
Trang 6Dựa vào kết cấu, nghĩa là dựa vào sự phân bố, sắp xếp nhân vật trong tác phẩm,người ta chia ra hai loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật phụ.
Dựa vào cấu tứ, nhân vật có thể được phân chia thành các loại sau: nhân vật chứcnăng, nhân vạt loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng…
Dựa vào cảm hứng tư tưởng của tác phẩm, tức là dựa vào ý thức hệ tư tưởng,người ta chia thành hai loại nhân vật: nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vậtphản diện (nhân vật tiêu cực)
1.1.3 Các biện pháp xây dựng nhân vật
Biện pháp xây dựng ngoại hình nhân vật: Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của
nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo… Đây là biện pháp thường được
sử dụng khi xây dựng nhân vật, góp phần quan trọng trong việc cá tính hóa nhân vật Vănhọc hiện đại thường đòi hỏi các nhà văn phải miêu tả những chi tiết chân dung sao chochân thực, cụ thể và sinh động Ngoại hình nhân vật còn góp phần biểu hiện nội tâm Đâycũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật Vì vậy, khitính cách nhân vật thay đổi, nhiều nét ngoại hình của nhân vật cũng thay đổi theo
Biện pháp xây dựng tâm lý nhân vật: Tâm lý là toàn bộ những biểu hiện thuộc
cuộc sống bên trong của nhân vật Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phảnứng nội tâm… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phảitrong cuộc đời Việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng khó và có vai trò quantrọng, vì đòi hỏi nhà văn phải có sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, con người Và muốnnắm bắt được những biểu hiện, diễn biến dù nhỏ nhất bên trong đời sống của nhân vật thìnhà văn phải đưa ngòi bút len sâu và tận ngõ ngách trong tâm hồn con người để khám phácho độc giả đồng cảm, thấu hiểu
Biện pháp xây dựng ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân
vật trong tác phẩm Mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có “lời ăn tiếngnói” riêng, lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, thịhiếu… Ngôn ngữ nhân vật được biểu hiện qua các phương diện sau:
Ngôn ngữ đối thoại: là sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sựchủ động và sự thủ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia Mỗi phát
Trang 7ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy Yếu tốđối thoại không chỉ tạo nên bởi lời nói mà còn từ nét mặt, cử chỉ của người trò chuyện.
Ngôn ngữ độc thoại: là những phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trựctiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong, là kiểu độc thoại thầm, mô phẩm hoạt động suynghĩ-xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó Đối thoại độc thoại làphương thức truyền đạt tư tưởng, tình cảm, nhờ thế nhà văn có thể miêu tả được hoạtđộng của cả ý thức lẫn vô thức của nhân vật Ngôn ngữ độc thoại là những dòng suy nghĩcủa nhân vật nói với chính bản thân mình, do không yêu cầu được đáp lại ngay tức khắc,được thực hiện một cách tự do
Biện pháp xây dựng hành động nhân vật: Là miêu tả những việc làm của nhân
vật Đây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm củamỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chấtcũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó Chính hành động cótác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thốngcốt truyện Nhà văn thường kết hợp miêu tả hành động và nội tâm, dùng nội tâm để lí giảihành động
1.2 Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Giông tố
1.2.1 Tìm hiểu về Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20-10-1912 trong một gia đình rất nghèo, nguyên quán
ở làng Hảo, Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên vàmất tại Hà Nội Xuất thân trong một gia đình nghèo, lại mồ côi cha khi mới 7 tháng tuổi,
Vũ Trọng Phụng được bà mẹ tần tảo nuôi cho ăn học Ông thân sinh là Vũ Văn Lân,người Hưng Yên, làm thợ điện Bà thân sinh là Phạm Thị Khách, người Hà Đông, sốngbằng nghê khâu vá thuê Sau khi đỗ bằng Tiểu học, 16 tuổi Vũ Trọng Phụng buộc phảithôi học đi làm kiếm sống Sau hai tháng làm thư kí đánh máy cho hãng buôn Goda, ông
bị đuổi và thất nghiệp Ít lâu sau, ông đánh máy chữ cho nhà in Viễn Đông nhưng hai nămsau lại bị đuổi Từ đó ông chuyển hẳn sang nghề làm báo, viết văn chuyên nghiệp
Chính trong khoảng thời gian làm thư ký và qua cuộc sống diễn ra ở phố Hàng Bạc
- nơi nhà văn sống gần suốt cuộc đời Vũ Trọng Phụng đã tiếp xúc với nhiều hạng người,
va chạm với cuộc mưu sinh, những cách làm tiền, bon chen, trụy lạc, cạm bẫy; những
Trang 8cảnh bi đát và đê tiện Chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử xã hội: cuộc khủng hoảng kinh tế1929-1933 quy mô toàn thế giới, cách mạng 1930-1931, phong trào Âu hóa rầm rộ Tất cảcộng lại làm cho tình trạng xã hội vốn đã bi thương lại thêm bi hài, đặc biệt đối với tầnglớp trí thức tiểu tư sản thì cuộc sống lại càng bế tắc Đời sống xã hội ấy đã cung cấp cho
Vũ Trọng Phụng nhiều mẫu hình nhân vật, gây ra trong ông cái ý thức mạnh bạo, sự cầnthiết phải bày tỏ thái độ trước một thực trạng xã hội xấu xa, cũng như ý thức về tình cảnhnghèo khó của mình
Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạođức, bình dị, phải chăng, giàu lòng tự trọng, nề nếp, khuôn phép và sống rất kham khổ.Trong cuộc sống riêng, ông chỉ mong có tiền nuôi bà nội, giúp mẹ già và dành dụm đểcưới vợ, có con nối dỗi Dù ông viết rất nhiều – trong khoảng thời gian chưa đầy 10 năm,gần 20 tác phẩm và nhiều bài báo – nhưng cái nghèo cứ báo riết lấy gia đình ông Khoảngnăm 1938, ông bị lao phổi, nhưng không có tiền chữa bệnh Do phải làm việc quá sức, lạitrong hoàn cảnh thiếu thốn, căn bệnh lao ngày càng thêm trầm trọng và làm ông kiệt sức.Nghe theo lời thầy thuốc, ông hút thuốc phiện để kéo dài cuộc đời mình Những ngày cuốiđời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: “Nếu mỗi ngày tôi có mộtmiếng bít tết để ăn thì đầu có phải chết non như thế này”
Ngày 13 tháng 10 năm 1939, ông chết trong một căn nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở HàNội, khi mới 27 tuổi Ông để lại bà nội, mẹ, vợ - ba người đàn bà góa và cô con gái vừađầy năm
1.2.2 Tìm hiểu về tiểu thuyết Giông tố
a Hoàn cảnh sáng tác
Tiểu thuyết Giông tố bắt đầu đăng trên Hà Nội báo từ số 1 (ra ngày 1-1-1936); được 11 số thì nghỉ, ít lâu sau lại đăng tiếp với nhan đề mới: Thị Mịch Năm 1937, Nhà xuất bản Văn Thanh in thành sách với tên cũ Vừa ra mắt, Giông tố đã có tiếng vang lớn
đến nỗi, có người nói đó là quả bom nổ giữa làng văn khi đó Đây là một trong hai tácphẩm tiêu biểu nhất cho sự nghiệp văn học của Vũ Trọng Phụng, có giá trị hiện thực vàsức mạnh tố cáo độc đáo Đồng thời, cũng bộc lộ khá hệ thống những lệch lạc, những mâuthuẫn lắm khi có vẻ vô lý trong tư tưởng nhà văn
b Nội dung
Trang 9Giông tố bao quát hiện thực trên một phạm vi rất rộng Với cuốn tiểu thuyết này,
nhà văn muốn dựng lên bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam đương thời Cốt truyệnxoay quanh một gia đình loạn luân của nhân vật Nghị Hách, tất cả đều quay cuồng, đảolộn trong một cuộc sống đầy bất công, giả dối và hết sức đồi trụy, thối nát Từ đó, VũTrọng Phụng nghiêm khắc lên án cái bản chất xã hội luôn gây “giông tố” cho con người,đặc biệt là đả kích gay gắt bọn tư sản mại bản vừa làm giàu trên đau khổ của người dân,vừa ôm chân thực dân Pháp, vừa sống vô cùng trụy lạc, không còn luân thường đạo lí
c Nghệ thuật
Nét nổi bật trong nghệ thuật của Giông tố là: truyện có một kết cấu với nhiều tình
huống khá căng thẳng, hấp dẫn và bất ngờ Đặc biệt, nhà văn đã khắc họa được nhiềunhân vật điển hình sắc sảo, có tính cách sinh động như Nghị Hách, Long, Thị Mịch…
Khác với Số đỏ chủ yếu được viết bằng ngòi bút trào phúng, trong Giông tố, ngòi bút Vũ
Trọng Phụng kết hợp cái hài và cái bi khá linh hoạt
Trang 10Chương 2: Nhân vật phản diện và nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết Giông tố
của Vũ Trọng Phụng
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng Mỗi thể loại văn học cónhững đặc điểm khác nhau về sự thể hiện nhân vật, có kiểu nhân vật tương ứng phù hợpvới diện mạo và hình thức Từ trước đến nay, khi tiếp cận với hệ thống nhân vật trong tácphẩm văn học, các nhà nghiên cứu thường đưa ra một số tiêu chí phân loại nhân vật Phầnlớn việc phân loại nhân vật thường dựa vào ba cấp độ: kết cấu, cấu tứ và cảm hứng tư
tưởng Khảo sát tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, người nghiên cứu nhận thấy sự
nổi bật nhất trong thế giới nhân vật của tác phẩm là nhân vật phản diện và nhân vật thahóa Tác giả muốn thông qua các nhân vật này để thể hiện sự phê phán, tố cáo hiện thựcđời sống Vì vậy, người nghiên cứu đã dựa vào cảm hứng tư tưởng của tác giả để phânchia loại hình nhân vật, cụ thể như sau:
2.1 Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng
Nhân vật phản diện là nhân vật mang những bản chất xấu xa, trái đạo lý và lí tưởngcủa con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủđịnh Đó là những nhân vật được nhà văn xây dựng từ đầu đến cuối đều xấu xa, ác độc,đáng bị lên án
Trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng thì Nghị Hách là nhân vật phản
diện Hắn mang bản chất của một ông chủ tư sản, có tính cách của một bạo chúa Hắn còn
là một tên thống trị dâm ô với lối sống xa hoa, đồi bại Hắn còn có một bản chất chính trịrất phản động mang tính giai cấp rõ rệt Ngoài ra, hắn còn là một tên bạo chúa có quyềnlực tuyệt đối Những đặc điểm này đủ cho thấy tính cách và bản chất xấu xa của Nghị
Hách, một nhân vật phản diện được Vũ Trọng Phụng thể hiện rõ nét thông qua Giông tố.
Trước hết, Nghị Hách khái quát cho bản chất của một ông chủ tư sản trong xã hộithực dân phong kiến, một ông chủ có tính cách của một bạo chúa Điều này được thể hiện
rõ nét từ cung cách sinh hoạt, hành động đến lời ăn tiếng nói của hắn Nghị Hách là mộttên địa chủ nông thôn, vừa là một nhà đại tư bản, là một nhà đại công nghiệp Có mỏ than
ở Quảng Yên, ba chục nóc nhà Tây ở Hà Nội, bốn chục nóc nữa ở Hải Phòng Cái ấp của
Trang 11hắn đồ sộ nhất tỉnh, đến dinh quan công sứ cũng không bằng Tính cách của một bạo chúađược thể hiện trước hết ở sự độc ác đến lạnh lùng, của kẻ có thế lực và nắm vững sứcmạnh của đồng tiền Nghị Hách là kẻ dám làm tất cả mà không dám run tay Hắn dámhãm hiếp gái nhà lành ngay trên xe ô tô trước mặt tài xế, sau đó trâng tráo thanh minh và
nói thẳng với ông quan huyện trẻ Cúc Lâm: “ Bẩm quan lớn, nén bạc đâm toạc tờ giấy việc lên đến quan sứ thì chúng tôi chỉ hơi phiền lòng mà thôi, chứ thua thì không thể”.
Rồi hắn còn ngang nhiên gieo vạ cho cả làng Quỳnh Thôn bằng cách cho tay chân quăng
cờ đỏ vào làng để vu cho họ tội Cộng Sản Đó là còn chưa kể đến cái quá khứ đã từngcướp vợ bạn, bỏ bã rượu vào ruộng lương dân, đánh chết người rồi vứt người ta xuốnggiếng, Có thể thấy, những việc làm và hành động trâng tráo ấy của Nghị Hách đã chothấy bản chất xấu xa, bạo ngược của hắn Bản chất ấy gắn liền với bản chất của một giaicấp bóc lột tàn ác
Bên cạnh bản chất của một ông chủ tư sản có tính cách bạo chúa, Nghị Hách còn làmột tên thống trị dâm ô với lối sống xa hoa, đồi bại Đó là sự kết hợp giữa cái dâm ô củamột lãnh chúa phong kiến với cái đồi bại hiện tại của một ông chủ tư sản cỡ lớn Nghị
Hách có cả một tòa lâu đài trong đó có đến mười một cô nàng hầu để “ Nếu chủ nhân mà
ở nhà thì dù sao cũng phải sẵn có đàn bà để chủ nhân ông sai bảo việc vặt, hoặc ngứa mồm thì hôn một cái, ngứa tay thì sờ soạng một cái, cấu véo một cái” [2; tr.198] Nếu
thấy chưa đủ, ông còn đánh telephone về Hà Nội, trả tiền hậu hĩnh để gọi lên những cô
đào “trẻ nhất, đẹp nhất” Rồi những thực đơn sang trọng, những chai nước suối Viten đổ
vào bể tắm, những buổi chiếu phim khiêu dâm, những hộp thuốc phiện trắng, Tất cả đều
là những dẫn chứng sinh động của một lối sống tư sản đồi bại mà chắc chắn những kẻ trọcphú nhà quê như Nghị Lại, Nghị Quế không thể nào sánh nổi Sau vụ án hiếp dâm Thị
Mịch, bị dư luận lên án, báo chí phanh phui, Tú Anh trách móc, hắn nói thật tỉnh bơ: “ Không! Tao chẳng hiếp ai, cưỡng ai Lúc xe ăng ban tao buồn, gọi nó lại( ) Tao đã trả
nó 5 đồng( ) Thật quả tao không ngờ nó lại là con gai tân( )Ô hay! Sao mày dở hơi thế? Thì tao mua con bé ấy làm hầu là cùng chứ gì?” [2; tr.203] Nhưng trong khi mô tả
cái dâm, cái khốn nạn của Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng không hề đơn giản, một chiều khithể hiện nhân vật Khi đọc tác phẩm, người đọc đều thấy đỉnh cao của sự trâng tráo, bẫn
thỉu trong con người Nghị Hách chính là lúc hắn “quảng cáo cho y bằng sự công nhận
Trang 12việc loạn luân” của hai đứa con mình “giữa một bữa tiệc khoe mề đay, sau một cuộc phát chuẩn giả nhân, giả nghĩa” Nhưng chính cái lúc mà bộ mặt vô liêm sỉ của Nghị Hách lộ
rõ ra nhất, Vũ Trọng phụng cũng không quên đi bản chất người còn sót lại trong y Những
giọt nước mắt “lã chã” của hắn nhìn bên ngoài là hành vi đại bịp, nhưng bên trong lại là
sự “đau đớn về tinh thần” thực sự của con người trước bi kịch gia đình Rõ ràng, sự thể
hiện này đã làm tăng cái thực, cái sinh động của một tính cách điển hình nhân vật
Ngoài ra, Nghị Hách còn có một bản chất chính trị rất phản động mang tính giai
cấp rõ rệt Hắn là “công dân trung thành với bộ máy thực dân phong kiến”, hắn ra sức kết
bè cánh với quan lại, ôm chân bọn thống trị thực dân, căm ghét những tư tưởng tiến bộ vàcăm ghét Cộng sản Hắn có một bản chất chính trị rất phản động mang tính giai cấp rõ rệt.Trước bọn thực dân Pháp, hắn chẳng những biết lợi dụng tình thế, làm cái phao nươngtựa, cái lá chắn để che đỡ mà còn biết kích động chúng, khuấy lên sự tinh cậy của bọn
quan thầy: “Bẩm, toàn dân tỉnh này đã bắt đầu nói xấu và vu oan cho con Bẩm cụ lớn, chắc là họ chỉ nhắm mắt nghe theo bọn phiến loạn chúng mớm nhời mà thôi… Bẩm cụ lớn, con thấy rằng cái phong trào ấy sắp sửa lan đến tỉnh ta Vậy con xin lấy tư cách một người dân biểu mà trình báo để cụ lớn tiện đường cai trị cho tỉnh yên ổn” [2; tr.209].
Nghị Hách chẳng những là tay sai trung thành với chủ, mà còn bộc lộ sự ranh mãnh, cáogià của một chính khách thạo đời Hắn biết lợi dụng điều kiện của hoàn cảnh vừa làm tăng
“uy tín” của mình trước quan thầy, vừa biết “dọa” quan thầy để quan thầy phải vị nễ
mình Cái bộ máy đàn áp của thể chế thực dân phong kiến tàn bạo ấy, thông qua nhữngtên tay sai đắc lực như Nghị Hách sẽ không chùn tay trong việc đàn áp, tàn sát nhân dân
Cuối cùng, Nghị Hách được thể hiện như một bạo chúa có quyền lực tuyệt đối Cáinhìn của hắn là cái nhìn choáng ngợp trước thế lực thống trị đen tối Những nận nhânkhốn khổ của hắn dù đã quyết chí rửa thù song cuối cùng đã đầu hàng thảm hại: Mịch đãtrở thành vợ lẽ lão, Long vừa là con riêng lại vừa là con rể lão, ông bà đồ Uẩn đi kiện lãothì giờ đây lại vênh váo được làm bố vợ nhà tư bản, tri huyện trẻ Cúc Lâm không chịu để
lão mua chuộc thì bị lão làm cho mất chức… Trong khi đó, Tú Anh tuy tuyên bố “không bênh vực” hành vi đốn mạt của bố song lại cứu chửa thanh danh của lão Rõ ràng, bóng đen của lão triệu phú gian ác trùm lên cả một xã hội “Giông tố”.