Trong sáng tác của Nam Cao không những phê phán xã hội đương thời, hơn thế nữa ông đang viết về chính cuộc đời của mình, một người tri thức tiểu tư sản bị gánh nặng “cơm áo ghì sát đất
Trang 1Đề tài: CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TRONG TIỂU THUYẾT “SỐNG MÒN” CỦA NAM CAO
I VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO
1.1 Tác giả
- Nam Cao (1915- 1951) là một trong những nhà văn tiêu biểu của thế kỉ XX Tên thật
là Trần Hữu Trí, quê tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam Ông đã ghép hai chữ của tên Tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao
- Thân phụ là Trần Hữu Huệ, mẹ là bà Trần Thị Minh
- Trước cách mạng tháng 8: năn 1943 ông tham gia tổ Văn hóa cứu quốc và ông tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc do Đảng lãnh đạo
- Sau cách mạng tháng 8: năm 1946 ông theo đoàn quân Nam tiến vào vùng Nam trung bộ; tháng 11 năm 1951, trên đường vào công tác vùng địch hậu liên khu ba, Nam Cao bị một toán phục kích bắn chết, gần bốt Hoàng Đan, Ninh Bình
- Nam Cao viết văn từ rất sớm và khá nhiều, tài năng của ông trưởng thành rất nhanh Nhưng gần 10 năm viết văn trước cách mạng, Nam Cao hầu như không có vị trí gì trên văn đàn đương thời
- Nam Cao sinh ra và lớn lên trong thời kì văn học lãng mạn phát triển ở Việt Nam Song ông không bị ảnh hưởng nhiều bởi trào lưu văn học lãng mạn mà những sáng tác của ông nghiên về mảng đề tài phê phán – chủ nghĩa hiện thực phê phán
1.2 Sự nghiệp sáng tác
- Mảng đề tài chính của Nam Cao viết về người nông dân nghèo và người tri thức nghèo trong xã hội cũ Nam Cao gần gũi và quen thuộc những cảnh đời lầm than đau khổ ở chốn đồng quê và chính chốn đồng quê ấy đã đi vào những trang viết rất chân thật sinh động của ông Do tiếp xúc và cọ sát với nhiều loại người, nhiều số phận khác nhau, Nam Cao đã đi từ cái bao quát chung để thấm thía và chiêm nghiệm cho thân phận tầng lớp của riêng mình
Nhóm 6
Trang 2- Trước Cách mạng Tháng 8, sáng tác của Nam Cao tập trung vào 2 đề tài chính: cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và người nông dân nghèo
+ Đề tài nhà tri thức tiểu tư sản nghèo, đáng chú ý là các truyện ngắn: “Những truyện không muốn viết”, “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Nước mắt”,… và tiểu thuyết
“Sống mòn” (1944)
+ Đề tài người nông dân, có các tác phẩm tiểu biểu như: “Chí Phèo”, “Trẻ con không được ăn thịt chó”, “Một bữa no”, “Lão Hạc”,…
- Sau Cách mạng Tháng 8, Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến Các tác
phẩm tiêu biểu như: “Đôi mắt”, “Nhật ký ở rừng” và tập nhật ký “Chuyện biên giới”…
1.3 Quan niệm sáng tác văn chương của Nam Cao
- Khuynh hướng phê phán xã hội được thể hiện khá rõ ràng trong tác phẩm của ông, chống lại quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, tố cáo bộ mặt của đời sống xã hội
- Một bộ mặt tàn bạo, áp bức của giai cấp thống trị
- Đời sống khổ cực của những người nông dân nghèo bị đẩy vào con đường tha hóa, bần cùng
- Bi kịch tinh thần về những người tri thức tiểu tư sản nghèo
Trong sáng tác của Nam Cao không những phê phán xã hội đương thời, hơn thế nữa ông đang viết về chính cuộc đời của mình, một người tri thức tiểu tư sản bị gánh nặng
“cơm áo ghì sát đất” Trong tiểu thuyết “Sống mòn” một mặt ông tố cáo bọn cầm quyền độc ác, tàn nhẫn, mặt khác ông tái hiện lại cuộc đời của mình trong giai đoạn trước cách mạng tháng 8/1945
II CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TRONG TIỂU THUYẾT “SỐNG MÒN”
2.1 Tác phẩm
- Tiểu thuyết “Sống mòn” nguyên “Chết mòn” viết xong năm 1944, nhưng bản thảo sau khi bán bản quyền cho nhà xuất bản bị vứt lay lắt không được in Mãi đến năm 1956, tiểu thuyết mới được ra mới độc giả lần đầu tiên, được in bởi Nhà xuất bản Văn nghệ
- “Sống mòn” là tiểu thuyết phác họa một cách chân thực, rõ nét cuộc sống mòn mỏi,
bế tắc cả về vật chất lẫn tinh thần của tầng lớp trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám Những mòn mỏi, bế tắc này hiện lên sinh động qua kết cấu tâm lý Kết cấu tâm lý
Trang 3giúp Nam Cao đi sâu vào những biến động tinh vi, đời sống nội tâm của Thứ cũng như bi kịch tinh thần của cả giới trí thức nghèo trong cuộc đời tù túng, chật hẹp, bị áo cơm ghì sát đất
Tóm tắt tác phẩm
Tiểu thuyết “Sống mòn” của Nam Cao là một bức tranh hiện thực về cuộc sống đời thường Câu chuyện chủ yếu xoay quanh các nhân vật: Thứ, San, Oanh và Đích Thứ là một anh thanh niên có học thức, sau khi tốt nghiệp anh vào Sài Gòn mưu sinh Ba năm sau, y thất nghiệp nên trở về quê Sau đó Đích vừa là anh họ vừa là bạn của Thứ phải chuyển xa nên mời y về làm hiệu trưởng một trường học tư ở ngoại thành Hà Nội do anh
và người yêu mở Lúc đầu, Thứ là người có ý chí, có lí tưởng và hết lòng phấn đấu vì công việc nhưng lại nhận được đồng lương ít ỏi từ Oanh người yêu của Đích, lại bị cô ta cắt xén khẩu phần ăn Từ đó, y càng ngày đâm ra chán nản với công việc và khó chịu với gia đình Cuộc mâu thuẫn giữa Thứ và San với Oanh ngày càng trở nên gay gắt Kết thúc
kỳ nghỉ hè trở ra Hà Nội, Thứ đã phải chứng kiến những sự việc hết sức đau lòng: trường đóng cửa, Đích hấp hối trên giường bệnh Lúc này, Thứ cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống nhưng khi nghĩ đến hoàn cảnh trước mắt y lại có hy vọng về một cuộc
2.2 Hoàn cảnh điển hình
Chính cái nghèo đã đẩy Thứ vào cuộc sống cơm áo gạo tiền, mà y không biết mình đang bị bào mòn bởi chính cái nghiệt ngã đó Và từ đây, y có những hành vi ích kỷ, hẹp hòi, nghi ngờ những người xung quanh: Y nghi ngờ Oanh, Đích lừa công sức y để kiếm tiền, nghi ngờ cả vợ y ở nhà không chung thủy,…
2.3 Nhân vật điển hình
Thứ là một thanh niên trí thức nghèo, y luôn suy nghĩ và dằn vặt nỗi lo cơm áo gạo tiền với khát vọng về một tương lai tươi sáng Nhưng trong bản thân Thứ lại tồn tại những mâu thuẫn khó lý giải Y vừa tự ti, nghĩ mình chỉ là “một anh giáo khổ trường tư”, lương kém hơn cả anh bòi khách sạn to
2.4 Biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong tác phẩm.
2.4.1 Khái niệm chủ nghĩa hiện thực phê phán
Chủ nghĩa hiện thực phê phán là nhấn mạnh khuynh hướng phê phán, tố cáo trong tác phẩm của các nhà văn hiện thực lớn trong văn học thế giới thế kỉ XIX Những tác phẩm
Trang 4đó vừa phân tích với tinh thần phê phán toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội, vừa trình bày các hiện thực mâu thuẫn giữa chế độ tư sản với những chuẩn mực nhân tính đúng như nó có trong thực tế
2.4.2 Hoàn cảnh xã hội trước cách mạng tháng 8/1945
- Nam Cao đã tái hiện lại hiện thực xã hội trước cách mạng tháng 8 một cách đầy đủ và chân thực
… “ Thứ thù ghét bố vợ San Nhà ông ta làm tổng lý bốn đời rồi Vây cánh ông ta mạnh nhất làng Tất cả các việc trong làng đều ở tay ông Ngay từ hồi còn bé cỏn con, Thứ đã được thấy bà ngoại y, mỗi lần đi nộp thuế về nghẹn ngào”
“- Cha mẹ nó! Nó bóp hầu, bóp cổ người ta Thuế nhà mình mà nó tính hai chục bạc!
Nó lấy một mà hai ở cái làng này mà thấp cổ, bé họng thì ức thật, chúng nó không còn
để cho người ta sống ”
“Khi đã ra tỉnh học, mỗi kỳ nghỉ hè, Thứ về quê, lại trúng vào dịp thuế Y lại được nghe những lời độc địa của bà ngoại y nguyền rủa bọn kỳ hào Một lần, y được thấy ông bá Kiến sai trói một lúc mười bảy người và đánh một người lòi mắt”.
Gia đình Thứ đã chịu sự ức hiệp và bóc lột của giai cấp cầm quyền lúc bấy giờ Ngoài
ra, không những gia đình Thứ mà tất cả mọi người đều bị bọn cường quyền áp đặt và đẩy
họ đến đói khổ, bần cùng của cuộc sống
- Hiện thực xã hội – xã hội trước cách mạng tháng 8 đưa con người vào một cuộc sống
cơ hàn, mỏi mòn “chết mà chưa kịp sống”, đến nổi vì miếng mưu sinh mà những đứa trẻ
như Mô, Sen cũng phải đi làm việc tấc bật để kiếm sống
“Mô là loong toong nhà trường Gọi thế cho oai Thật ra thì nó cũng chỉ là một thằng nhỏ, công mỗi tháng một đồng Nó làm đủ các việc của một thằng nhỏ, con sen: gánh nước, đi chợ, thổi nấu ăn, giặt quần áo thêm những việc quét trường, đổ mực, và tắm gội cho bốn, năm trẻ, cháu của Oanh hoặc em của Đích” .
Trẻ con một độ tuổi ăn chưa no lo chưa tới, đáng phải được hưởng sự ưu ái của xã hội,
ấy vậy mà phải chui đầu vào việc gạo áo, cơm tiền
- Nam Cao đã tái hiện cụ thể và chi tiết toàn cảnh bức tranh cuộc sống xã hội của người nông dân, người trí thức nghèo trong giai đoạn này
Những người nông dân lam lũ phải làm lụng quanh năm suốt tháng vất vả, cực nhọc, thế
mà vẫn không đủ sống (tiền nhà, tiền thuế, tiền gạo, tiền nước,…)
Trang 5“Vả lại ở nhà quê, vợ và các con y, bố mẹ y chả ăn uống khổ sở hàng đời người rồi hay sao, còn có bao giờ họ được no sôi chén chè lấy hai bữa, lấy vài tháng, còn có bao giờ
họ biết mùi thịt cá luôn, hay cũng đã là đủ lắm rồi”.
“Khó chịu hơn là ở mâm y lại có một đĩa cá kho, còn mâm kia chỉ toàn là rau”.
Một cuộc sống thê thảm, bần cùng sống trong cảnh đói nghèo tối tăm
“Bà mẹ y, già và xấu đi nhiều quá đến nỗi y tưởng như mình đã xa nhà đến mấy chục năm, làm và nhịn tóp người đi như một con ve, một mình cố nâng đỡ cả một thế giới đang sụp đổ kia, như một con ngựa già cố kéo một cái xe nặng lên khỏi dốc, tuy biết mình kiệt sức rồi, không thể nào kéo nổi nhưng vẫn kéo Vợ y cũng khác nhiều Liên già
đi đến mười năm Khuôn mặt trái xoan kia, đã có cạnh ra Dáng người và chân tay nặng
nề thêm Đôi mắt trong trẻo, long lanh đã hơi mỏi mệt”.
Cả gia đình Thứ sống trong mòn mỏi, mệt nhọc và đang chết dần, chết mòn trong một hoàn cảnh sống quá khắc nghiệt
Không những gia đình Thứ mà tất cả những người nông dân nghèo trong làng ở giai đoạn này đều chịu một cảnh sống bần cùng
“Làng y vẫn như xưa, khổ hơn xưa Vải Tây rẻ như bèo, nghề dệt cổ xưa của làng chết hẳn rồi Dân làng không việc rất nhiều Ông bá Kiến vẫn còn sống, vẫn còn giàu Ông đã
từ tiên chỉ để con trai ông ra làm lý trưởng, nhưng thật ra ông vẫn nắm quyền tiên chỉ Mọi việc trong làng vẫn một tay ông cắt đặt Đàn em vẫn bị bóc lột đến không còn cái khố San thì bấy giờ đã nhà quê đặc Y đã hai con Ông bố vừa mới mất, cái áo tang xổ gấu và chiếc khăn bằng vải trắng, thắt ngang, khiến y càng có vẻ lù đù Đến chơi với Thứ, y nói nhỏ nhẹ, buồn buồn, đôi mắt nhìn xuống như sợ người ta nhìn vào cả tâm hồn.
Kỳ thuế năm ấy, Thứ được tin San phát thẻ giùm anh vợ Đòi dân làng mỗi cái ba xu”.
Nam Cao đã dựng lên một bức tranh chân thực về làng quê trước Cách mạng Tháng 8/1945 nghèo đói Cái đói, cái nghèo được miêu tả một cách xơ xát, cuộc sống của họ bần cùng hết sức thê thảm sống trong cảnh đời đói khổ Bị bóc lột một cách không thương tiếc, con người lâm vào tình trạng bị hắc h và ruồng rãi với những bất công xung quanh Họ bị lăng nhục dẫn đến sự tha hóa, lưu manh hóa trong xã hội tối tăm lúc bấy giờ
Không những thế tầng lớp tri thức tiểu tư sản trong giai đoạn này cũng vô cùng khốn khó và đói nghèo
Trang 6“Có thể nói rằng Thứ đã chán nghề Không phải vì nghề dạy học tư không thích hợp với y Nhưng cái nghề bạc bẽo làm sao! Để bớt số giáo viên, một mình y dạy lớp nhất xong lại phải dạy lớp nhì kế theo ngay, nên mỗi ngày phải dạy đúng tám giờ Tám giờ nói luôn luôn, cử động luôn luôn, chẳng lúc nào ngơi Thì giờ học trò ở lớp rút đi, nên thầy phải dùng đến từng phút con con để có thể dạy hết bài Tất cả các bài làm đều phải chấm ở nhà Thành thử mỗi ngày y bận rộn đến mười giờ Công việc mệt mỏi quá đi cày Thế mà lương mỗi tháng, chỉ vẻn vẹn có hai chục đồng”.
Rõ ràng dù làm việc một ngày 8 tiếng, phải dùng đến từng phút một Vậy mà đồng lương chỉ vẻn vẹn có hai mươi đồng, không đủ để chi tiêu cho cuộc sống gia đình Nhìn chung Thứ đang bị xã hội bóc lột về sức lực tuy anh đang làm công cho Đích – Oanh nhưng họ cũng chính là nạn nhân của xã hội lúc bấy giờ
“Đích và Oanh mướn Thứ thay y làm hiệu trưởng và dạy mấy lớp trên Y bảo Thứ:
"Trường bây giờ còn ít học trò, tôi sẽ bảo Oanh đưa cho Thứ mỗi tháng vài chục bạc Khi nào nhiều học trò hơn, chúng mình sẽ nói chuyện lại với nhau Bọn mình liệu với nhau dễ lắm" Tuy chẳng hiểu dễ thế nào, Thứ cũng gật đầu ngay”.
Biết được nhược điểm của Thứ đang thất nghiệp và cần chổ làm Đích và Oanh đã mướn Thứ với số lương rẻ và Oanh còn cắt sén tiền khẩu phần ăn hằng ngày của Thứ Đích và Thứ là anh em họ và cũng là bạn học cùng nhau, thế nhưng vì miếng cơm manh
áo trong xã hội hiện tại đã đẩy họ đến sự tính toán, nhỏ nhen
“San, người bạn dạy hai lớp dưới những lớp y, quần áo chỉnh tề, ngồi trên chiếc ghế mây, tay tì lên cái chấn song, cầm một quyển sách mở, đang đọc thành tiếng lầm bầm Y đọc rất nhanh, sùi cả bọt mép ra Thỉnh thoảng y lại hít mạnh vào một cái và đưa tay lên quệt mép.
San đang theo học một lớp buổi tối để thi bằng tiểu học Pháp chương trình ba năm Y muốn học trong có một năm Thì giờ hết mất rồi, chỉ còn vài tháng nữa đã thi, mà phần chưa học kịp thì còn nhiều quá Bởi vậy, y học đúng như bò ngốn cỏ Buổi sáng, vừa mới dậy, y đã mải mốt rửa mặt, chải đầu Rồi y tròng cái ca-vát thắt sẵn vào cổ, rút lên, nắn qua loa, mặc quần áo, xỏ giầy Tất cả những việc ấy, làm trước đi để lát nữa đến giờ, chỉ việc sang trường Thế rồi xách một chiếc ghế và một quyển sách ra hiên, y chúi mũi vào sách, học ”
Trang 7 San cũng không khác với Thứ hoặc Oanh cũng tất tả suốt ngày để học, để đi làm và nhất là để mưu sinh Dường như cái xã hội hiện tại nó đã bóc lột con người đến kiệt huệ, đưa con người đến những kiếp sống “chết mòn"
- Xã hội trước cánh mạng tháng 8, những người nông dân người người tri thức tiểu tư sản
họ là những người có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống, nhân phẩm và có hoài bão đầy tài
năng Nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội tối tăm, làm cho họ phải “chết
mòn”, sống như “một kẻ vô ích, thừa thải”.
2.4.3 Bi kịch “Chết mòn” và phê phán lối sống “chết mòn” của người tri thức tiểu tư sản
- Những lớp người tri thức tiểu tư sản họ sống trong cảnh đói nghèo, bế tắc và hết sức tủi nhục
Thứ là một người có lý tưởng, hoài bảo và khát vọng: “Y sẽ vào đại học đường, sẽ sang
Tây,…” “Y sẽ tổ chức lại cái trường Y sẽ sửa sang lại cho nhà trường sạch sẽ hơn Nhà trường sẽ có một phòng giấy để tiếp khách hẳn hoi Học sinh sẽ có tủ sách, hội thể thao, những cuộc chơi giải trí ” Anh có niềm tin và lòng nhiệt huyết của một tuổi trẻ hăng
hái, nhưng sau 3 năm lên Sài Gòn kiếm sống Thứ vẫn sống nghèo khổ, bệnh tật rồi y trở
về quê chứng kiến cảnh tượng tiêu điều hơn trước của làng mình Rồi Thứ xin dạy ở một trường tư thục ở Sài Gòn nhưng chiến tranh nổ ra trường phải đóng cửa và y phải thất nghiệp, được nghĩ một tháng rồi y về làng mình nhìn cảnh sống xơ xát hơn trước của làng
và gia đình y
“Y sẽ thành vĩ nhân những đổi thay lớn lao đến với xứ sở mình”
Biết bao nhiêu là lý tưởng, hoài bảo đẹp đẽ của y đã bị đỗ vỡ chỉ vì cái sự toan tính, nhỏ nhen của Oanh cũng những người cầm quyền trong xã hội
“Chỉ tiếc rằng y không được toàn quyền theo như ý của y Oanh ngại những món tiền, nghe y bàn gì cũng gạt đi”.
- Cái xã hội đương thời đã bóp méo làm thay đổi toàn bộ nhân cách con người Nó làm cho con người ta từ chỗ ấp ủ biết bao là nghị lực và niềm tin vươn lên trong cuộc sống
trở nên bi quan và dần “chết mòn”.
“Y đã sợ sự khó khăn Y sẽ chẳng bao giờ tự ý rời nổi cái trường này Cuộc đời ở đây
cố nhiên là chẳng đẹp gì, nhưng chắn chắn là y có ăn, có mỗi tháng ít nhiều để giúp gia
Trang 8đình Đi đã đến những cái chưa thấy đâu, sự bập bênh, một cuộc đời chưa thế nào là chắc chắn”.
- Sự chán nản trong công việc dẫn đến sự bi quan trong tâm hồn Cuộc sống thiếu thốn
về mặt vật chất đã làm chi phối đến hôn nhân gia đình Tình cảm Thứ dành cho Liên không còn sâu đậm như trước, y trở nên vũ phu, nghi nghờ, ghen tuông, vô cớ và còn có
ý định phản bội Liên, phản bội bạn bè và mong muốn bạn bè chết
“- Mình đi buôn vải chung với chị San à?- Thế sao mình về muộn thế ?”.
“ Y ghen với bất cứ người đàn ông nào đã có dịp ở gần Liên Y ghen với anh hàng xóm, với người làm, với cả thằng ở nhà Liên”.
“Liên về chợ Y mua được một mẻ cá rô và hai chục bánh đa, định về nấu canh Y hí hởn, nghĩ rằng chắc chồng sẽ mừng lòng Muốn khoe chồng - và có lẽ đó cũng là một cách làm duyên, y tươi cười gọi chồng ra, nâng đội cho y Thứ nhảy xổ ra Y hất tay một cái, cái thúng đổ ụp về phía sau Liên Liên mới kịp ngạc nhiên Một cái tát đã giáng mạnh vào một má y, khiến y lặng người đi một cái Y gượng dậy, nghẹn ngào, nhìn chồng một thoáng, rồi vùng chạy sang nhà mẹ đẻ”
- Nghe tin Đích ốm nặng, Thứ cầu mong cho Đích chết ngay lúc đó
“Giá như Đích chết liền thì cái trường sẽ thuộc về mình”
Thứ dường như vô cảm với mọi thứ xung quanh mình, nhưng rồi y đã khóc
“khóc cho cái chết của tâm hồn y”.
Sự đau đớn ấy không dừng lại ở miếng cơm manh áo mà nó còn xảy ra trong chính gia đình Thứ, bà và mẹ Thứ đã nói dối với Thứ là Liên đi đánh bạc để từ đó dẫn đến những
bi kịch giữa 2 vợ chồng y, con người ta đã sống trong một hoàn cảnh vạc ác, vô cùng khó khăn Thế mà, ngay trong chính gia đình họ lại còn xăm xí và ám hại và làm khổ nhau
- Oanh là bạn gái của Đích, cùng hùng vốn với Đích mở trường học tư ở Sài Gòn Khi Đích rời khỏi trường Oanh là người quyết định mọi việc lớn nhớ trong trường Cô nhỏ nhen, hẹp hòi hay tính tóan với Thứ, San, chửi mắng người làm công ở trong trường đến độc ác
“Oanh càng ngày càng quá quắt Y nói suốt ngày Y không bằng lòng với lũ học trò, về lão chủ nhà, về thằng Mô, về bọn trẻ con, về những người láng giếng và cả về người tình nhân ở xa xôi Y kêu ca một mình trước mắt Thứ và San Y kêu ca thẳng với Thứ và San làm như Thứ và San có họ xa, họ gần với những kẻ đã làm cho y khó chịu”.
Trang 9- Không những có thái độ cao có, Oanh còn tính toán từng li từng tí về chuyện khẩu phần ăn của Thứ và San
“Oanh đếm từng bát cơm mỗi người ăn, Oanh chỉ ăn vội vàng mỗi bữa ba lượt xới vội rồi ngồi nhìn những người khác ăn, để những người khác ngượng mà không ăn được” “Oanh đong thứ gạo xấu nhất, mua quá ít đồ ăn, hà tiện cả từ tí nước mắm trở đi, là cố
ý cho mọi người chỉ ăn được ít cơm”
- Oanh ban đầu cô cũng là một cô gái có khát vọng và hoài bão về một cuộc sống hạnh
phúc cùng với Đích nhưng rồi do gánh nặng “cơm áo, gạo tiền” Oanh đã trở thành một người đàn bà “gầy đét, cứng nhắc và khô khan”, cô cũng đang “sống mòn” cho hết cái
kiếp người trong xã hội bấy giờ
“Oanh không đẹp, y gầy đét, vẻ mặt cũng như dáng người, cứng nhắc và khô Tóc thì quăn xoắn xít món nọ với món kia mà lại ngắn, nên phải thêm một cái độn cho thành một cái búi to to dễ coi hơn Mắt cũng tầm thường Chỉ được hai hàm răng tươi, trắng nõn và đều Y vẫn lấy làm kiêu ngạo lắm”
“Tôi cũng sắp trả chú cái trường của chú đấy Chẳng lẽ cứ vua Lê, chúa Trịnh mãi thế này Đích hẹn với tôi rằng Đích đi làm một vài năm, dành dụm một số tiền rồi sẽ cưới tôi Tôi sẽ đi với Đích”
Rồi những toan tính của Oanh lại trở về con số 0 y chẳng có được gì? Khi chiến tranh kéo đến cô phải dọn nhà, trường học thì đóng của, Đích thì bệnh nặng không qua khỏi Cuối cùng họ cũng không nên vợ thành chồng với nhau
- Nhân vật Đích sau một thời gian đi công tác ở tỉnh Đích đã bệnh nặng và được vị hôn thê của mình là Oanh chạy chữa và chăm sóc, nhưng y không qua nổi Cũng như Oanh y cũng luôn mang trong đầu một khát khao được sống hạnh phúc cùng Oanh thế nhưng những khát khao đó không thực hiện được
“Đích còn yếu thế, đi đường có thể nguy Thà cứ để anh nằm nhà thương ở đấy còn hơn”
Trong cơn bệnh Đích phải nhìn cảnh trường đóng cửa đó là tâm quyết của y, vì chiến tranh đến nên không thể làm khác hơn
- Ngoài ra trong toàn bộ cuốn tiểu thuyết những cảnh đời “sống mòn” không chỉ thể hiện qua các nhân vật San, Đích, Thứ, Oanh mà còn có bà Hà, ông Học, u em ông Học, vợ Mô, tất cả đều phải hứng chịu cảnh sống tối tăm cho đến hết kiếp người
Trang 102.4.4 Tố cáo xã hội và niềm khao khát đổi thay
- Các nhân vật trong tiểu thuyết “Sống mòn” cho người đọc nhìn thấy cái bộ mặt tàn bạo, vô nhân đạo của xã hội đương thời đã gây nên bao cảnh “sống mòn” cho nhân vật
- Nằm trên giường bệnh trong cơn đau và nỗi tuyệt vọng nhân vật Đích đã la lên trong cơn hấp hối
“Đời! ôi chao đời”
- Thứ cũng suy sụp và nói “cuộc sống cuộc sống thật là một cái gì nặng nề, trói buộc quá”.
- Những tiếng khóc tiếng la trong chính tâm hồn của các nhân vật như một bản hòa nhạc
cứ lặp đi lặp lại những số phận “sống mòn”
- Nam Cao đã chỉ ra cho người đọc nhìn thấy sự bất công trong xã hội “Bao giờ và ở
đâu cũng thế thôi Thằng nào đã chịu khổ quen rồi thì cứ cố mà chịu mãi đi! Mà thường thường những kẻ ăn nhiều nhất, hưởng nhiều nhất là những kẻ không đáng ăn một tí nài, hưởng một tí nào”
- Ở cuối tiểu thuyết Thứ đã cố gieo cho mình một chút niềm tin vào một cuộc sống mới
“Lòng Thứ đột nhiên hé ra một tia sáng manh mong Thứ tự thấy hy vọng một cách vu
vơ Sau cuộc chiến tranh này cuộc sống sẽ dễ chịu hơn, công bình, đẹp đẽ hơn”.
Nam Cao kết thúc tiểu thuyết trong sự bế tăc nhưng vẫn vạch ra những tia sáng lẻ loi, yếu ớt vào một ngày mai tươi sáng
IV NGHỆ THUẬT
“Sống mòn” không có nhiều sự kiện, biến cố mà tập trung miêu tả cuộc sống tinh thần của nhân vật:
- Kết cấu: kết cấu không theo trình tự thời gian
- Không gian: chuyển từ thành thị đến nông thôn
+Không gian thành thị: cái trường tư, căn phòng trọ,…
+Không gian nông thôn: vắng lặng ở những căn nhà thôn dã, hoang vu của một vùng quê xơ xác, đói nghèo
- Ngôn ngữ: tác giả đã xây dựng một hình thức ngôn ngữ đa thanh, giàu tính tạo hình, vừa sinh động lại vừa phản ánh rõ nét tính cách nhân vật
V KẾT LUẬN