1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh nhận biết và cảm thụ biện pháp so sánh tu từ qua các bài văn, bài thơ trong sách tiếng việt lớp 3

36 668 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 282,81 KB

Nội dung

10 Chương 2: Hướng dẫn học sinh nhận biết và cảm thụ biện pháp so sánh tu từ qua các bài thơ, bài văn trong sánh Tiếng Việt lớp 3.. Qua việc ôn tập về từ loại, về các kiểu câu, các thành

Trang 1

LỜI CẢM ƠN!

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự tìm tòi, nghiên cứu của bản thân, còn có sự hướng dẫn rất nhiệt tình của thầy giáo Lê Bá Miên Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy giáo cùng các em học sinh lớp 3A – trường Tiểu học Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội

Đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự đóng góp của bạn đọc và thầy cô!

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2012

Sinh viên

Phạm Thị Hương

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan sự hướng dẫn của thầy giáo Lê Bá Miên, khóa luận được hoàn thành không trùng với bất kì công trình khoa học nào khác

Trong khi thực hiện khóa luận, tác giả đã sử dụng và tham khảo các thành tựu của các nhà khoa học với lòng biết ơn trân trọng

Hà Nội, tháng 4 năm 2012

Sinh viên

Phạm Thị Hương

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

NỘI DUNG

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 8

1.1 Cơ sở lí luận 8

1.1.1 Nhận thức đề tài 8

1.1.2 Mục tiêu chương trình 8

1.1.3 Nội dung chương trình 9

1.2 Cơ sở thực tiễn 9

1.2.1 Thuận lợi 9

1.2.2 Thực trạng học sinh nhận biết biện pháp tu từ so sánh trong luyện từ và câu lớp 3 10

Chương 2: Hướng dẫn học sinh nhận biết và cảm thụ biện pháp so sánh tu từ qua các bài thơ, bài văn trong sánh Tiếng Việt lớp 3 11

2.1 Giúp HS nhận biết được cấu trúc của phép so sánh với phương pháp dùng câu hỏi gợi ý và giảng giải 11

2.1.1 Giúp học sinh nhận biết các sự vật được so sánh với nhau 12

2.1.2 Giúp học sinh nhận diện được hình ảnh so sánh 14

2.1.3 Giúp học sinh nhận diện các từ biểu thị quan hệ so sánh 15

Trang 4

2.1.4 Giúp học sinh nhận diện được đặc điểm so sánh 17

2.2 Giúp học sinh nhận biết được nội dung của phép so sánh thông qua các câu hỏi gợi ý 19

2.3 Giúp học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của hình ảnh so sánh thông qua phương pháp thảo luận nhóm, dùng câu hỏi gợi ý 20

2.4 Giúp học sinh phát triển nhận thức, liên tưởng, vận dụng thực hành, tạo lập câu có hình ảnh so sánh 22

2.4.1 Điền từ ngữ còn thiếu để hoàn thành các câu văn, câu thơ, câu tục ngữ 22

2.4.2 Nối 2 vế cho trước để hoàn thành các câu văn, câu thơ 24

2.4.3 Thực hành viết câu văn có hình ảnh so sánh 24

2.5 Phương pháp trò chơi học tập vào phần củng cố của tiết học 26

2.5.1 Trò chơi “thử tài so sánh” 26

2.5.2 Những sai sót của học sinh và cách tổ chức cho học sinh thực hành một27 số dạng bài tập về so sánh 28

KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nằm trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 gồm có hai phần chính :

Một là ôn lại những kiến thức đã học ở lớp 2 :

- Về từ loại (từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm),

- Về các kiểu câu (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?)

- Về các thành phần trong câu (trả lời các câu hỏi “Ai”, “là gì?”, Làm gì? Thế nào? Bao giờ? Bằng gì? Như thế nào? Để làm gì?)

Hai là trang bị những kiến thức đầu tiên về các biện pháp tu từ so sánh

và nhân hóa

Hai mảng kiến thức này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho việc trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lí thuyết từ, câu và một số biện pháp tu từ Qua việc ôn tập về từ loại, về các kiểu câu, các thành phần trong câu, học sinh có vấn đề để làm quen với biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa, đặt câu có hình ảnh so sánh, nhân hóa đúng

và hay Có thể nói mảng kiến thức thứ nhất là tiền đề rất quan trọng để học sinh học tốt mảng kiến thức thứ hai Mảng kiến thức thứ hai làm phong phú thêm cho mảng kiến thức thứ nhất

Trong phân môn Tập làm văn, học sinh lớp 3 bắt đầu phải viết đoạn văn kể chuyện, miêu tả Để viết được đoạn văn hay, sinh động, hấp dẫn, việc

sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh trong đoạn văn này là việc tất yếu Thế nhưng sử dụng như thế nào cho hay, cho hợp lý để tạo nên một đoạn văn sinh động, hấp dẫn người đọc không dễ chút nào với các em Có thể nói đây là

Trang 6

mảng kiến thức mới, hay, rất quan trọng nhưng tương đối khó Bởi lẽ đây là kiến thức so sánh vô cùng trừu tượng, đòi hỏi người học phải có vốn sống, vốn từ ngữ phong phú, phải có khả năng liên tưởng Thực tế, vốn sống, vốn từ ngữ của học sinh lớp 3 còn hạn chế Tư duy của các em còn là tư duy cụ thể, trực quan, khả năng liên tưởng, cảm thụ những hình ảnh so sánh đẹp trong câu văn, câu thơ còn rất hạn chế

Nhận thức được tầm quan trọng của dạy các bài về so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3 cũng như trong chương trình tiếng việt ở Tiểu hoc,

xuất phát từ tình hình thực tế Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài: “Một số

biện pháp hướng dẫn học sinh nhận biết và cảm thụ biện pháp so sánh tu

từ qua các bài văn, bài thơ trong sách Tiếng Việt 3”

Chúng tôi quyết định đi vào nghiên cứu về phép so sánh tu từ trong một

phạm vi nhỏ hơn đó là: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh nhận biết và

cảm thụ biện pháp so sánh tu từ qua các bài văn, bài thơ trong sách Tiếng Việt lớp 3”

3 Mục đích nghiên cứu

- Đưa ra các biện pháp giúp học sinh lớp 3 nhận biết và cảm thụ được biện pháp so sánh tu từ thông qua các bài văn bài thơ trong sách Tiếng Việt

Trang 7

- Bồi dươngc lòng yêu thích môn Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Điều tra khảo sát học sinh

+ Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu và tìm hiểu sách Tiếng Việt lớp 3 nói chung và dạy bài về

so sánh nói riêng

- Nghiên cứu và phân hóa các dạng bài tập của bài so sánh và mục đích của bài đó

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp điều tra

Trang 8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1 So sánh sự vật - sự vật

2 So sánh sự vật - con người

3 So sánh âm thanh - âm thanh

Trang 9

- Nhận diện, tìm được những sự vật so sánh, những hình ảnh so sánh, các vế so sánh, các từ so sánh, các đặc điểm so sánh…

- Nhận biết được tác dụng của so sánh

- Biết vận dụng so sánh vào hoàn thành câu, đặt câu có hình ảnh so sánh, bước đầu biết vận dụng so sánh vào viết đoạn văn

1.1.3 Nội dung chương trình

Đặc điểm về nội dung, cấu trúc phân môn Luyện từ và Câu lớp 3

12 Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái So sánh 1/3 bài tập

14 Ôn về từ chỉ đặc điểm Ôn tập câu “Ai thế nào?” 1/3 bài tập

15 Mở rộng vốn từ: Các dân tộc Luyện đặt câu có hình

ảnh so sánh

1/2 bài tập

Như vậy, lượng bài tập về so sánh chỉ chiếm khoảng một nửa thời lượng của tiết học

Trang 10

1.2.2 Thực trạng học sinh nhận thức về biện pháp so sánh tu từ trong Luyện từ và Câu lớp 3

- So sánh là mảng kiến thức trừu tượng nên việc sử dụng các đồ dùng, phương tiện dạy học hạn chế

- Đặc điểm tư duy của học sinh là tư duy trực quan sinh động nên các

em khó tiếp thu kiến thức về so sánh

- Vốn sống, vốn từ ngữ của học sinh còn kém

- Một số học sinh còn lười học, ỷ lại, thụ động tiếp thu kiến thức

- Thời lượng dạy các bài về so sánh ít, thời gian học sinh được luyện tập ít nên nhiều em còn mơ hồ về biện pháp tu từ so sánh

Qua khảo sát thực tế ở trường tiểu học Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội, tôi thu được kết quả nhận thức về so sánh như sau :

Có biểu tượng

về so sánh

Nhận diện, tìm được những sự vật so sánh, những hình ảnh so sánh, các vế so sánh, các từ so sánh, các đặc điểm so sánh …

Đặt được câu có dùng biện pháp

so sánh

Ứng dụng viết câu trong bài Tập làm văn tốt

Không có học

sinh nào

Không có học sinh nào

2 học sinh = 5,8% 1 học sinh = 2,9%

Trang 11

CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN HỌC SINH NHẬN BIẾT VÀ CẢM THỤ BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ QUA CÁC BÀI THƠ, BÀI VĂN

TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 3

2.1 Giúp học sinh nhận biết được cấu trúc của phép so sánh với phương pháp dùng câu hỏi gợi ý và giảng giải

So sánh là mảng kiến thức khó đối với cả giáo viên và học sinh Tự trau dồi kiến thức và chuẩn bị chu đáo cho việc dạy các bài về so sánh là việc làm rất quan trọng

Để chuẩn bị tốt cho việc lên lớp dạy các bài về so sánh, giáo viên cần

có biểu tượng về so sánh, cần hiểu so sánh là gì? “So sánh” chính là biện pháp

tu từ trong đó người ta đối chiếu hai hay nhiều sự vật khác nhau nhưng giống nhau ở một đặc điểm nào đó để hiểu rõ hơn về đối tượng được nói tới Nhận thức được rõ về biểu tượng so sánh, giáo viên mới có thể tìm hiểu những yếu

tố của so sánh, những kiến thức cơ bản liên quan đến so sánh Giáo viên cần nắm được cấu trúc cơ bản của so sánh Cấu trúc cơ bản đầy đủ của so sánh được thể hiện như sau:

Trong đó:

A: Đối tượng được so sánh

B: Đối tượng được đưa ra làm chuẩn để so sánh

“tươi”: Phương diện so sánh

Trang 12

“như”: từ biểu thị quan hệ so sánh (như, như thể, như là, giống, giống như, tựa, tựa như, không khác gì, bằng là …) từ biểu thị quan hệ so sánh qui định kiểu so sánh (so sánh ngang bằng hay hơn kém)

Trong thực tế, có thể gặp một số cấu trúc so sánh không đầy đủ

- Vắng A: Đẹp như tiên

- Vắng phương diện so sánh: Trẻ em như búp trên cành

- Vắng phương diện so sánh, từ biểu thị quan hệ so sánh

“Người giai nhân: bến đợi dưới cây già Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt

Dựa vào cấu trúc trên, giáo viên cần cho học sinh phân biệt được những kiến thức cơ bản của so sánh: sự vật so sánh, hình ảnh so sánh, câu có hình ảnh so sánh Sự vật so sánh bao gồm đối tượng được so sánh và đối tượng được đưa ra làm chuẩn để so sánh Hình ảnh so sánh chính là đối tượng được đưa ra làm chuẩn để so sánh

2.1.1 Giúp học sinh nhận biết được các sự vật được so sánh với nhau

Trước hết, giáo viên cần cho học sinh đọc thành tiếng toàn bộ bài tập, các học sinh khác vừa nghe vừa nhìn vào bài tập trong sách giáo khoa Ấn tượng thính giác phối hợp với ấn tượng thị giác các em dễ nhận ra hiện tượng

so sánh ẩn chứa trong các câu thơ, câu văn Sau bước nhận biết sơ bộ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh đi vào phân tích từng trường hợp, tìm các sự vật được so sánh theo yêu cầu của bài tập

Với kiểu bài này, giáo viên tiến hành các bước sau:

- Bước 1: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: “Thế nào là từ chỉ sự vật?

(Nếu học sinh lúng túng chưa biết tìm từ chỉ sự vật)

- Bước 2: Yêu cầu học sinh gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong câu

văn, câu thơ

Trang 13

- Bước 3: Yêu cầu học sinh tìm những sự vật có điểm giống nhau Đó

chính là các sự vật được so sánh với nhau Tìm từ so sánh

- Bước 4: Giáo viên chốt lại bài tập trên thuộc kiểu so sánh nào

- Bước 5: Giáo viên đưa ra mẹo tìm những sự vật được so sánh với

nhau trong các câu thơ, câu văn

VD: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

“Hai bàn tay em Như hoa đầu cành”

(Tiếng Việt 3, tập 1 trang 8)

Đây là bài tập đầu tiên học sinh được làm để làm quen với biện pháp so sánh Dựa vào các bước trên, học sinh trả lời câu hỏi: Thế nào là từ chỉ sự vật? (là những từ chỉ con người, con vật, đồ vật, cây cối…) Các em gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong câu thơ:

Hai bàn tay em Như hoa đầu cành

Từ đó các em tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ (“Hai bàn tay” được so sánh với “hoa đầu cành”, so sánh qua từ “như”) Sau khi các em làm xong bài tập, giáo viên giới thiệu cho học sinh biết đây là kiểu so sánh sự vật với sự vật Dựa vào đặc điểm giống nhau của bàn tay và bông hoa (bàn tay của bạn nhỏ có những ngón tay xinh xinh, mềm mại như những cánh hoa), tác giả so sánh đôi bàn tay với bông hoa làm cho đôi bàn tay ấy trở nê đẹp hơn, sinh động và đáng yêu hơn

Giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh rằng trong câu, hai sự vật được

so sánh với nhau luôn đứng cách nhau bởi từ so sánh Đó là mẹo để chúng ta

có thể tìm những sự vật được so sánh với nhau

Trang 14

Như vậy với cách hướng dẫn trên, học sinh dễ dàng tìm được các sự vật được so sánh với nhau ngay cả trong những trường hợp câu khuyết từ so sánh

Sau khi giúp học sinh tìm các sự vật được so sánh, lí do các tác giả lại

so sánh chúng với nhau và tác dụng của phép so sánh đó, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh thấy rõ trong thực tế có những sự vật xa lạ, khó hình dung, khó cảm nhận, khó mô tả trực tiếp Để giúp người đọc hình dung rõ nét hơn, cảm nhận dễ dàng hơn, các nhà văn, nhà thơ đã “lấy” các sự vật rất gần gũi,

dễ hình dung, dễ cảm nhận để so sánh với các sự vật đó Qua so sánh, các sự vật được nói đến rõ hơn, trở nên gần gũi hơn, sinh động hơn, hay hơn và mang chất văn hơn Đó chính là mục đích và cách thức so sánh

2.1.2 Giúp học sinh nhận diện được hình ảnh so sánh

Hình ảnh so sánh chính là sự vật (đối tượng) đem ra làm chuẩn để so sánh Với dạng này, giáo viên hướng dẫn học sinh theo ba bước:

- Bước 1: Xác định câu có sử dụng so sánh

- Bước 2: Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu

- Bước 3: Xác định hình ảnh so sánh ở cụm từ đứng sau từ so sánh

VD: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ sau:

“Cây pơ – mu đầu dốc

Im như người lính canh Ngựa tuần tra biên giới Dừng đỉnh đèo hí vang

(Tiếng Việt 3, tập 1 trang 58)

Dựa vào hai bước trên, học sinh xác định được câu có sử dụng so sánh

là :

“Cây pơ – mu đầu dốc

Im như người lính canh”

Trang 15

Các sự vật được so sánh với nhau trong câu là: “cây pơ-mu”, “ người lính canh”; hình ảnh so sánh là “người lính canh”

Với cách làm như trên, học sinh không còn khó khăn để tìm hình ảnh

so sánh trong câu văn, câu thơ Qua đó, học sinh hiểu hình ảnh so sánh luôn là những hình ảnh gần gũi, nó được dùng để miêu tả những sự vật xa lạ, người đọc chưa biết đến hoặc biết đến vẫn chưa rõ ràng, làm cho sự vật được so sánh trở nên gần gũi hơn, sinh động hơn, đẹp hơn

VD: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ dưới đây:

a) Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ học hành là ngoan

b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh

c) Bà như quả ngọt chìn rồi

Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng

(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 58) 2.1.3 Giúp học sinh nhận diện được các từ biểu thị quan hệ so sánh

Trong câu, từ biểu thị quan hệ so sánh thường đứng giữa các vế so sánh Dựa vào đó, giáo viên định hướng cho học sinh cách tìm Giáo viên lưu

ý cho học sinh, từ so sánh tạo nên kiểu so sánh: so sánh ngang bằng hay so sánh hơn kém

VD: Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Dựa vào dấu hiệu chung nào để so sánh? So sánh bằng từ gì?

“Khi mặt trời lên tỏ Nước xanh chuyển màu hồng

Cờ trên tàu như lửa Sáng bừng cả mặt sông”

Trang 16

(Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học, tr23)

Sau khi học sinh giải quyết hai yêu cầu đầu tiên của bài, học sinh xác định được hai vế câu so sánh là: “Cờ trên tàu” và “lửa”, các em tìm được ngay

từ “như” Vậy kiểu so sánh trên là kiểu so sánh ngang bằng

Từ đó, giáo viên cũng lưu ý cho học sinh những trường hợp câu khuyết

từ so sánh đều thuộc kiểu so sánh ngang bằng

VD1 : Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây

Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh

(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 43)

Từ so sánh được thay bằng dấu gạch ngang

VD2: Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang

Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa Trường Sơn: Chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào

(Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học, trang 27)

Từ so sánh được thay bằng dấu hai chấm

Song giáo viên cũng giúp học sinh phân biệt cũng có những trường hợp dấu gạch ngang hay dấu hai chấm nhưng lại không phải là câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh

Dấu gạch ngang trong câu văn dùng để ngăn cách hai bộ phận của câu

Bộ phận câu đứng sau dấu gạch ngang có tác dụng giải thích cho bộ phận câu

Trang 17

VD: Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải - con sông in đậm dấu

ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước

(Theo Thụy Chương)

Bộ phận câu “con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước”, nó nói rõ cho người đọc biết hơn về lịch sử của con sông Bến Hải

Dấu hai chấm trong câu còn để liệt kê cho các thành phần cùng loại trong câu

VD: Học sinh trường em đã làm được nhiều việc tốt để hưởng ứng tuần

lễ vì môi trường: làm vệ sinh ở trường lớp, trồng cây ở vườn trường, diệt bọ gậy ở bể nước chung

Dấu hai chấm trong câu trên để liệt kê cho các thành phần cùng loại trong câu đó là những việc học sinh đã làm để hưởng ứng tuần lễ vì môi trường

Dấu hai chấm để mở đầu cho một câu nói:

VD: Cô-rét-ti cười, đáp: “Mình không cố ý đâu”

(Theo A-mi-xi)

Dấu hai chấm để mở đầu cho câu nói của Cô-rét-ti

Giáo viên cũng nhấn mạnh cho học sinh sẽ hiểu hơn về kiến thức này trong học kì II lớp 3

2.1.4 Giúp học sinh nhận diện đặc điểm so sánh

Với dạng bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành theo hai bước:

- Bước 1: Gạch chân dưới những từ chỉ đặc điểm (về màu sắc, hình

dạng, tính chất …) đứng liền trước từ so sánh

- Bước 2: Những từ gạch chân đó chính là những từ chỉ đặc điểm so

sánh hay chỉ đặc điểm giống nhau của hai sự vật được so sánh với nhau Dựa

Trang 18

vào ý nghĩa các từ chỉ đặc điểm đó, xác định các sự vật giống nhau về điểm gì (về màu sắc, hình dạng hay tính chất…)

VD: Trong những câu thơ sau, các sự vật được so sánh với nhau về đặc điểm nào?

a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

b) Rồi đến chị rất thương

Rồi đến em rất thảo

Ông hiền như hạt gạo

Ông hiền như suối trong

c) Cam xã Đoài mọng nước

Giọt vàng như mật ong

Ông hiền như hạt gạo

Ông hiền như suối trong

c) Cam xã Đoài mọng nước

Giọt vàng như mật ong

- Hoàn thành được yêu cầu của bài tập vào bảng sau:

a) Tiếng suối – tiếng hát xa - Đều rất trong trẻo, ngân nga, không bị

Ngày đăng: 26/11/2015, 18:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w