1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí)

142 669 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Khi đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn, Đặng Tiến trong Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh 1965 Văn nghệ số 37 viết: “Nhân vật Nhất Linh sống trong không

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tên tuổi và sự nghiệp văn học của Nhất Linh gắn liền với một tổ chức văn học đã từng hoạt động sôi nổi, góp phần làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Chính vì vậy, sáng tác của ông đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của giới học thuật trong nhiều thập niên qua Với vai trò là thủ lĩnh đồng thời là một cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, Nhất Linh thành công trên cả hai lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết, trong đó tiểu thuyết của Nhất Linh thu hút đặc biệt sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu Vì vậy, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí), chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định văn tài cũng như vị trí của Nhất Linh trong tiến trình văn học Trong khi nghiên cứu, luận văn đặc biệt hướng trọng tâm vào tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật xây dựng các kiểu nhân vật tư tưởng, nhân vật tâm lí qua hai tiểu thuyết tiêu biểu cho hai chặng đường sáng tác của ông

như Đôi bạn (1938), Bướm trắng (1939)

Sau đây xin điểm qua những thành tựu chính trong nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh Dù ít ỏi song cũng cho thấy sự quan tâm của giới nghiên cứu về chủ đề này và có được những thành tựu nhất định

Khi đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn,

Đặng Tiến trong Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh (1965) Văn nghệ số 37 viết:

“Nhân vật Nhất Linh sống trong không gian không phải là hạ giới mà trong không gian nội tâm; Dũng sống không phải trong mùa thu trước mặt, mà là mùa thu của lòng chàng, một mùa thu đã đi qua, một mùa thu chưa tới và một mùa thu có thể không bao giờ có trong trời đất”

Nguyễn Hoành Khung trong Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945) có nhận xét: “Đến Đôi bạn, Nhất Linh lại trở lại với những nhân vật yêu dấu của mình

(…) Tác phẩm đào sâu tâm tư, khát vọng của một lớp thanh niên, không luận đề,

không tuyên ngôn, nhưng Đôi bạn lại như tác phẩm được ấp ủ, gửi gắm tâm sự, phô

Trang 2

diễn tâm trạng nhiều nhất của nhà văn” [41, 32] Phan Cự Đệ trong Lời giới thiệu

ti ểu thuyết Đôi bạn đã viết: “Tiểu thuyết Đôi bạn là một bữa tiệc tâm lí sang trọng

đôi khi đến mức thừa thãi, hành động của nhân vật và cốt truyện có phần ngưng trệ

và không khí xã hội mờ nhạt hơn so với Đoạn tuyệt Nhưng đứng về phương diện nghệ thuật thì Đôi bạn thành công với những nhận xét tâm lí tinh vi, với một thế

giới giầu cảm xúc và đầy thanh sắc, với một ngôn ngữ trong sáng, trang nhã, giầu

chất thơ …Đặc biệt, Đôi bạn có những thành công trong nghệ thuật xây dựng một

cốt truyện tâm lí trong việc kết hợp tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lí” [37,

375] Vũ Thị Khánh Dần có nhận xét: “Các nhân vật trong Đôi bạn là những con

người cô đơn (…) Đôi bạn là tiểu thuyết hướng nội” [14, 81] Với Đỗ Đức Hiểu trong bài Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh thì cho rằng: “Im lặng, sương mờ, trời lạnh…đó là âm điệu mạnh, xuyên suốt của Đôi bạn Như một bản nhạc, như một

bài thơ, truyện có những âm thanh trùng điệp những cảnh đối xứng, và những tiếng vang từ chương này đến chương khác” [40, 351]

Tiểu thuyết Bướm trắng ra đời ở giai đoạn sau trong sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh Bùi Xuân Bào trong cuốn Le roman Vietnamien Contemporain, đã chỉ ra

bước phát triển mới và những khám phá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu

thuyết Bướm trắng: “Trong Bướm trắng, tâm hồn một người bệnh bị một tình yêu

vô vọng giày vò, được nghiên cứu thấu đáo mà ta không tìm thấy thí dụ nào trong các tác phẩm khác của Nhất Linh, cũng như trong tác phẩm của các người đồng thời

với ông Nếu Bướm trắng đánh dấu một chặng đường mới trong sự phát triển của

Nhất Linh, thì chính là vì tác giả đã từ bỏ dứt khoát ở đấy công thức của tiểu thuyết luận đề mà cho tới bây giờ vẫn luôn luôn là công thức của ông Ở đây, sự hư cấu

mơ mộng không tìm cách chứng minh điều gì Nó chỉ nhằm đi sâu vào tâm hồn một chàng trai, sinh ra để hưởng niềm vui sống và khao khát hạnh phúc, nhưng một căn bệnh hiểm nghèo ngăn anh ta không được hưởng những niềm hi vọng chân chính nhất” [37, 130]

Giống với luận điểm nêu trên của Bùi Xuân Bào, khi khẳng định một thế giới

mới trong sáng tác của Nhất Linh qua Bướm trắng - thế giới nội tâm bên trong,

Trang 3

Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3) cũng khẳng

định: “Qua Bướm trắng Nhất Linh cũng đã đưa ngòi bút phân tích tâm lí vào địa hạt nhân bản muôn thủa với trường hợp bi đát con người bị giằng co giữa tình yêu và cái chết” [37, 160]

Những ý kiến đánh giá trên có thể coi là bước mở đường cho các nhà nghiên

cứu miền Bắc nhìn nhận và xem xét về tiểu thuyết Bướm trắng giai đoạn sau này Phan Cự Đệ, trong Lời giới thiệu cuốn Đoạn tuyệt đã có ý kiến nhận định khái quát

về nghệ thuật Bướm trắng: “Xét về một phương diện nào đó thì nghệ thuật của Đôi

b ạn và Bướm trắng già dặn hơn, những nhận xét về tâm lí nhân vật sâu sắc và tinh

vi hơn” [37, 317] Trong lời giới thiệu nhân tái bản cuốn Bướm trắng năm 1989, Trần Hữu Tá đã chỉ ra những khám phá mới cũng như những hạn chế của Bướm

tr ắng như sau: “Đến Bướm trắng Nhất Linh đã thể hiện một phẩm chất nghệ thuật

mới: Tuy có chỗ còn gượng gạo, thiếu tự nhiên nhưng tác giả đã khai thác tinh tế những tầng những lớp, những ngóc ngách tâm lí éo le, khuất khúc của con người ” [37, 379]

Trong bài viết Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh, đăng trên Tạp chí Văn

h ọc, số 10 - 1996, Đỗ Đức Hiểu cũng viết: “Bướm trắng là tiểu thuyết hiện đại; nó không phải “cái viết về những cuộc phiêu lưu ” (Như Don Quichotte, Thuỷ hử, Quả

d ưa đỏ, Tiêu sơn tráng sĩ… ) mà “phiêu lưu của cái viết” “Phiêu lưu” ở đây là

những hành trình qua các ngóc ngách của tình cảm, tư duy, cảm xúc, giấc mơ đẹp,

hoảng loạn, cái sống và cái chết …Bướm trắng, với cốt truyện đơn giản, là “thế giới

bên trong” con người vô cùng biến động cái ý thức và cái tiềm thức, cái vô lý và cái phi lý, giấc mơ, mê sảng, linh cảm…” [37, 382]

Điểm qua một số ý kiến nhận định tiêu biểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật

của tiểu thuyết Nhất Linh cũng như trong hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng,

chúng tôi thấy:

1- Các ý kiến đánh giá phong phú, đa dạng, nhưng cũng rất phức tạp Các nhà nghiên cứu phần lớn đứng trên quan điểm lịch sử để đánh giá nhận định, cố

Trang 4

gắng tìm tòi những khám phá và đóng góp của Nhất Linh đối với tiến trình văn học, nhưng về nghệ thuật tiểu thuyết còn chưa đi sâu

2- Đối với hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng, giới nghiên cứu nhìn

chung khá thống nhất ý kiến ở phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật và những khám phá, tìm tòi, thể nghiệm của nhà văn Nhất Linh Họ đều cho rằng đây là một trong những nét đổi mới về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Với phạm vi nghiên cứu

của đề tài, chúng tôi mạnh dạn nêu lên ý kiến: Đôi bạn là một tiểu thuyết luận đề và

ở Đôi bạn, Nhất Linh đã rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tư

tưởng Còn Bướm trắng là một bước đột phá về nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu

thuyết, thoát ra khỏi lối xây dựng nhân vật tiểu thuyết cổ điển cũng như tiểu thuyết

luận đề và tâm lí trước đó Với Bướm trắng, Nhất Linh đã đưa nghệ thuật tiểu

thuyết nước ta phần nào tiếp cận được với tiểu thuyết hiện đại trên thế giới

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Luận văn tiếp cận tiểu thuyết của Nhất Linh dưới một góc độ thi pháp thể loại và thi pháp nhân vật nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống từ quan niệm về tiểu thuyết của Nhất Linh đến các kiểu nhân vật tiểu thuyết của ông cùng các biện pháp nghệ thuật xây dựng các kiểu nhân vật ấy Qua đó, luận văn muốn chỉ

ra những đóng góp của Nhất Linh đối với sự phát triển của nghệ thuật tiểu thuyết cũng như trong sự vận động chuyển biến trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Luận văn khảo sát quan niệm về tiểu thuyết và thực tiễn sáng tác tiểu thuyết của Nhất Linh

3.2 Luận văn trình bày những vấn đề lí thuyết về khái niệm nhân vật tư tưởng, nhân vật tâm lí, trong đó nổi bật là nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.3 Chỉ ra những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tư tưởng, nhân vật tâm lí nhằm làm nổi bật phong cách của Nhất Linh so với một số tác giả khác cùng thời

Trang 5

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn hướng trọng tâm vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh qua những phương diện chủ yếu như: quan niệm về tiểu thuyết và nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh, hành trình sáng tạo tiểu thuyết của Nhất Linh, một số vấn đề về nhân vật của tiểu thuyết, khái niệm nhân vật tư tưởng, nhân vật tâm lí, các biện pháp xây dựng các kiểu nhân vật ấy, từ đó xác định phong cách sáng tác và đóng góp của Nhất Linh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh

qua hai tiểu thuyết tiêu biểu cho các chặng đường sáng tác của ông như Đôi bạn

(1938), Bướm trắng (1939)

Ngoài ra, luận văn còn cố gắng mở rộng liên hệ với các sáng tác khác của Nhất Linh và một số nhà văn khác, đặc biệt là trong Tự lực văn đoàn để có một cái nhìn mang tính chất đối sánh và toàn diện hơn nhằm chỉ ra những đóng góp của Nhất Linh trên phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật xây dựng các kiểu nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh, vì vậy, những tài liệu lí luận về thi pháp thể loại liên quan đến đề tài cũng được quan tâm khai thác

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu đã được xác định, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

Phương pháp cấu trúc – hệ thống

Phương pháp thống kê – phân loại

Phương pháp phân tích thi pháp

Phương pháp so sánh

Phương pháp lịch sử…

Trang 6

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

6.1 Có được những kết luận khoa học về nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả

6.2 Góp phần giải mã các yếu tố về khái niệm các kiểu nhân vật tư tưởng, nhân vật tâm lí và các biện pháp nghệ thuật xây dựng các kiểu nhân vật ấy trong văn học

6.3 Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Nhất Linh và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học Việt Nam

Trang 7

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHẤT LINH – NHÀ ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ

NHÂN VẬT CỦA TIỂU THUYẾT

1.1 Nhất Linh - nhà đổi mới tiểu thuyết

1.1.1 Quan niệm về tiểu thuyết và nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh

Nhất Linh là nhà lí luận viết tiểu thuyết với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng

một thời như Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Bướm trắng, Xóm cầu mới, Dòng sông Thanh Thuỷ…Điều ấy ai cũng biết nhưng không nhiều bạn đọc biết rằng ông cũng là nhà

viết lí luận về tiểu thuyết với cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, trong đó có trình bày

nhiều quan điểm của ông về thể loại này Chúng ta trước hết hãy tìm hiểu nội dung

cuốn chuyên khảo đó

Ở thời kì sáng tác đầu, Nhất linh đã từng trực tiếp hay gián tiếp nói tới quan niệm về văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng ở một số tờ báo Phong hoá,

Ngày nay Đặc biệt trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết (1961), Nhất Linh đã nói rõ

về quan niệm về tiểu thuyết và nghệ thuật viết tiểu thuyết của mình Đây là một trong ít trường hợp hiếm hoi mà một nhà văn ở nước ta đã trực tiếp nói về cái thể loại mình đã vận dụng, đã theo đuổi trong sự nghiệp văn chương “Sau gần bốn mươi năm kinh nghiệm viết tiểu thuyết, trải qua bao nhiêu phen lầm lỗi và tìm tòi”, Nhất Linh đã đúc rút ra những kinh nghiệm rồi từ đó đưa ra những bàn luận về cách viết tiểu thuyết để đạt đến một trình độ nghệ thuật cao Với Nhất Linh: “Viết để làm

gì, viết về thứ gì thì điều đó không quan trọng mà điều quan trọng là viết có hay không tức là nghệ thuật có cao không” [7, 11]

Vi ết và đọc tiểu thuyết là cuốn sách luận bàn về thể loại và cách thức viết tiểu

thuyết của một nhà văn đã từng viết cả chục tác phẩm về thể loại này Nó gần như loại sách kinh nghiệm viết văn Qua đó, Nhất Linh cũng bộc lộ những quan niệm

của mình về thể loại nói riêng và văn học nói chung Viết và đọc tiểu thuyết xuất

bản năm 1961, đó là một trong những cuốn sách cuối đời của ông Cuốn Viết và đọc

Trang 8

ti ểu thuyết được Nhất Linh nói tới ở cả hai phương diện kinh nghiệm lẫn phương

diện lí thuyết khi đưa ra quan niệm về tiểu thuyết Đây là công trình bàn luận về tiểu thuyết mà Nhất Linh có mong muốn “giúp đỡ một phần nào vào sự cố gắng của hàng nghìn, hàng vạn các anh chị em có trí tiến trên đường văn nghệ” [7, 7] nhưng

nó chưa thực sự hoàn chỉnh, có hệ thống, có đôi chỗ lúng túng, trùng lặp, tác giả rút

ra cho mình hơn là cho mọi người Nó không thật sắc sảo, càng không uyên bác, nhưng những ý kiến mà Nhất Linh đưa ra là sự chân thành

Trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh đã bày tỏ khát vọng là viết được

những cuốn sách hay, qua đó thể hiện quan niệm của ông về một cuốn tiểu thuyết

có giá trị Thế nào là cuốn tiểu thuyết có giá trị? Đó là những: “cuốn sách có nghệ thuật cao siêu, bền mãi với thời gian, được đời đời công nhận” Cụ thể là: “Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài, diễn được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh, tế nhị của tâm hồn bằng cách dùng những chi tiết về người và việc để làm hoạt động những nhân vật cùng hành vi, cảm giác và ý nghĩ của họ Những cuốn đó cần phải do sự thành thực của tác giả cấu tạo nên, viết bằng một lối văn giản dị, không giảng giải nhiều, và không phải hay chỉ vì cốt truyện” [7, 41- 42]; “Việc diễn tả tâm hồn và những sự uẩn khúc của tâm hồn

đó, những ý nghĩ thầm kín của các nhân vật là một việc khó nhất và cuốn sách có giá trị và có sâu sắc hay không một phần lớn là ở việc này” [7, 51], “nhưng cốt truyện hay mà nhân vật không “sống”, không đúng tâm lí thì cuốn sách nếu không gọi là xoàng thì cũng chỉ là một cuốn tầm thường, không thể cho là có giá trị được” [7, 59] Theo Nhất Linh, những tiểu thuyết có cốt truyện “li kì” nhưng “tâm lí nhân vật hời hợt”, hoặc có cốt truyện không giống với đời sống thật, nhân vật “nhân tạo”, các nhà viết tiểu thuyết “gò” đời theo ý riêng của mình thì đều là những tiểu thuyết “tất phải mai một” Để viết tiểu thuyết, Nhất Linh cho rằng người viết phải xác định rõ đối tượng mà mình định viết phải là vấn đề mà mình thích, xây dựng được đại cương của cốt truyện rồi định hình về các nhân vật (tính tình, hình dáng,

Trang 9

cử chỉ, lời nói của nhân vật), xác định được các việc xảy ra, tìm chi tiết về người, về việc, về phong cảnh, xác định được lối hành văn, giọng văn, viết về loại gì…

Để viết một cuốn tiểu thuyết có giá trị cần những yêu cầu nào đối với người viết? Nhất Linh cho rằng một người muốn viết một cuốn tiểu thuyết hay và lâu bền trước hết phải biết rõ mình định viết về cái gì Đối với ông, điều quan trọng là:

“mình chọn đề tài nào cần nhất là mình phải thành thực nghĩa là chính trong thâm tâm, mình thấy thích viết đề tài đó, quả thực mình tự thấy mình cảm động trước những cảnh về đề tài đó Hơn nữa mình đoán thấy trong đề tài đó có nhiều cái hay” [7, 46] Sự thành thực và có những rung động thực sự trong việc lựa chọn đề tài được Nhất Linh đặc biệt coi trọng Nhà văn có thể viết về bất kì đề tài nào miễn là trong thâm tâm mình thích Cần tránh nhất là theo thời, đừng để những sự chiều lòng độc giả, cái hám danh nhất thời làm mất đi lương tâm nghề nghiệp Quan niệm này của Nhất Linh giống với Thạch Lam Cả hai đều coi sự thành thực của nhà văn

và sự tri ân của người đọc là điều kiện tạo sự lâu bền rộng rãi và sâu sắc của tiểu thuyết Thạch Lam từng nhiều lần gióng lên hồi chuông cảnh báo: Những nhà văn nào ồ ạt theo thời chỉ tạo ra được những tác phẩm mỏng manh bởi họ chỉ nghe theo tiếng gọi của sự háo hức, lòng hám danh, sự chiều chuộng công chúng Chỉ có những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc chắn trong đó nhà văn biết đi qua những phong trào sáng tác nổi lên rầm rộ nhất thời, để suy xét đến những tính tình bất diệt của loài người, thì những tác phẩm đó mới vững bền mãi mãi Các tác phẩm “thi nhau ra đời như bươm bướm nở ngày mùa, như chuồn chuồn vỡ tổ”, là kết quả của

sự nông nổi, hời hợt bề ngoài của các phát triển xã hội và sự thiếu thành thực của nhà văn thì tất yếu số phận của nó sẽ nhanh chóng chết yểu, chìm vào quên lãng

Sau khi tìm được đề tài tâm đắc tạo được hứng thú cho sự sáng tạo nghệ thuật thì bước tiếp theo là “nghĩ qua cốt truyện” Với Nhất Linh thì cốt truyện của một tiểu thuyết “không cần lắm” Cốt truyện không cần và không nên sắp đặt chặt chẽ quá vì tiểu thuyết là “thứ sách để tả cuộc đời” mà sự thực thì đời người rất linh động, phức tạp, lộn xộn, sự sống luôn vận động, phập phồng, biến hoá, không có sự

Trang 10

xếp đặt chặt chẽ nào cả Tiểu thuyết phải đi theo dòng đời, với sự phát triển theo lôgic nội tại và theo quy luật tự nhiên, không cần đăng đối gọn gàng

Xét đến cùng, văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng đều là sự miêu tả hữu hạn cái thế giới vô hạn là cuộc đời Hình tượng văn học phải được bắt đầu và kết thúc ở đâu đó, con người và cảnh vật cũng phải được nhìn ở một góc độ nào đó Nhà văn phải hiểu được cách thức mà nhân vật - con người trong tác phẩm giao tiếp với nhau, với thế giới xung quanh và với chính bản thân họ, cách họ sống, họ suy nghĩ và hành động, điều họ quan tâm trong cuộc đời Mối quan hệ logic giữa tất cả những điều đó tạo nên mô hình nghệ thuật về thế giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để khắc hoạ những hình tượng cụ thể cũng như xây dựng kết cấu tác phẩm Nhất Linh cho rằng: “Không nên xếp đặt quá, việc xảy ra còn tuỳ theo tâm trạng của nhân vật Nếu đã xếp đặt thì cần phải viết có nghệ thuật để việc ấy tự nhiên” [7, 47]

Một trong những thành phần quan trọng của tiểu thuyết là nhân vật Nói đến

tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật Nhất Linh trong tác phẩm Viết và đọc

ti ểu thuyết cho rằng viết tiểu thuyết là tả cuộc đời mà trong đó hầu hết là tả con người, mà con người trong tiểu thuyết, không gì khác đó chính là nhân vật tiểu

thuyết Cho nên, trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh đặc biệt quan tâm đến vấn

đề nhân vật và đã đưa ra quan niệm của mình về cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết

Nhất Linh nói rõ về hai kiểu nhân vật tiểu thuyết trong sáng tác của ông: nhân vật của tiểu thuyết luận đề và nhân vật của tiểu thuyết tâm lí Trong thời viết tiểu thuyết luận đề, mà viết tiểu thuyết luận đề “là cái lầm lớn nhất trong đời văn sĩ của tôi” [7, 17], Nhất Linh đã sử dụng nhân vật để minh họa cho luận thuyết tư tưởng của mình, biến nhân vật tiểu thuyết thành luận điểm minh chứng cho một luận đề có sẵn Ông nói rõ: “Độ ấy tôi chỉ coi nhân vật như những quân cờ để đánh một ván bài, họ không phải là cái chính và chỉ dùng những chi tiết nào lợi cho cái ý chứng tỏ của mình không theo sát cuộc đời thực là mục đích chính của tiểu thuyết

mà đổi cuộc đời thực đi để lại cho luận đề của mình” [7, 18 - 19] Đây là một điều

Trang 11

“lầm lỗi” và sau này Nhất Linh cũng giống như Võ Phiến đã nhận ra: “Nhân vật tiểu thuyết vốn hèn lắm, họ không chịu hi sinh cho cốt truyện, cho luận đề, cho ý tưởng cao đẹp nào cả (…) Ép họ hi sinh như thế thì họ chết non không kịp thành nhân dạng, đã thiệt hại cho họ mà “việc lớn” cũng không thành” [58, 81] Vì thế, trong

Vi ết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh đã đưa ra những quan niệm về nhân vật và nghệ

thuật xây dựng nhân vật mà theo ông là “đúng đắn”

Theo Nhất Linh, muốn tạo dựng được các nhân vật, các tiểu thuyết gia “phải

để ý quan sát con người và diễn tả cả bề ngoài lẫn bên trong thế nào cho những nhân vật đó đúng sự thực, có vẻ sống, linh động, không giống hẳn nhau như những tượng đúc một khuôn và cũng không lờ mờ [7, 50] Nhất Linh quan niệm: “Không thể nào viết truyện hay, nếu nhân vật chỉ lờ mờ trong óc” [7, 49] Vì thế, theo Nhất Linh, để cho nhân vật “sống”, “linh động”, cụ thể, có nét riêng, thì trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhà viết tiểu thuyết phải chú ý và khéo diễn tả bốn yếu tố: “tính tình, cử chỉ, lời nói, hình dáng” Đây cũng chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tính cách nhân vật tiểu thuyết Vì quan niệm một tiểu thuyết có giá trị và sâu sắc, phần lớn là ở việc diễn tả tâm hồn, những sự uẩn khúc của tầm hồn và ý nghĩ thầm kín của các nhân vật, nên với Nhất Linh, các nhân vật không chỉ được chú ý quan sát, miêu tả ở vẻ bề ngoài mà còn được đi sâu khám phá, phân tích ở thế giới nội tâm sâu kín bên trong với những trạng thái tâm lí tinh tế, phức tạp nhất Nhà văn không những diễn tả việc xảy ra hoặc cử chỉ bề ngoài của nhân vật, mà phải đi sâu vào tâm hồn nhân vật

Về tính tình của nhân vật, theo Nhất Linh, mỗi nhân vật có một tính khác nhau, kể cả những nhân vật có tính chung thì cũng mỗi người một lối khác Tính nết của nhân vật cũng không nên bất biến như nhân vật trong tiểu thuyết luân lí truyền thống Tiểu thuyết luân lí truyền thống thuộc loại hình văn học miêu tả nhân vật và tiếp cận đời sống theo nguyên tắc lí tưởng hoá mà “có thể thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh” Nhà văn phải tìm kiếm những cái riêng biệt của từng tính nết, thể hiện được sự phong phú, phức tạp trong tâm hồn nhân vật

Trang 12

Theo Nhất Linh, hình dáng nhân vật: “nếu cần cũng nên tả tỉ mỉ nhưng không nên tả ngay vào một lúc” Nhà văn không nên tự ý phê bình người và việc trong truyện như các nhà tiểu thuyết luân lí nước ta Nhân vật được đánh giá như thế nào, đẹp hay xấu, đáng yêu hay đáng ghét là do nhân vật trong truyện nhìn lẫn nhau và do cảm nhận riêng của độc giả Cử chỉ, động tác, điệu bộ của nhân vật rất phong phú thể hiện những chuyển biến tinh vi trong tâm hồn nhân vật với các trạng thái tâm lí phức tạp Có những cử chỉ rất tế nhị, cỏn con nhưng nếu nhà văn biết dùng đúng lúc đúng chỗ thì có thể mở cửa cho cả độc giả thấy cả tâm hồn của nhân vật Vì vậy, nhà văn phải chú ý quan sát từng cử chỉ nhỏ của nhân vật, “phải để ý tả

cử chỉ của nhân vật trước việc xảy ra và nếu có thể tả thêm những cử chỉ riêng biệt của từng người” [7, 54]

Nhân vật có thể lấy nguyên mẫu ở con người trong cuộc đời thực, trong chính bản thân tác giả hoặc lấy ở mỗi người một ít Nhân vật tiểu thuyết phải được miêu tả như những con người bình thường với tất cả những hay, dở, ưu điểm, khuyết điểm Quan niệm như thế, Nhất Linh đã đối lập với quan niệm về “vai chính hoàn toàn” của tiểu thuyết luân lí, đòi hỏi tiểu thuyết phải miêu tả nhân vật như những con người tận thiện, tận mĩ: Trai thì trung hiếu, nhân, trí, dũng đủ cả mọi đức; gái thì tiết trinh, công, dung, ngôn, hạnh chẳng thiếu đức gì Cũng giống như quan điểm của Thạch Lam cho rằng: “cái khuynh hướng của tiểu thuyết bây giờ là hết sức gần sự sống, để được linh hoạt và thật như cuộc đời”, Nhất Linh nói: “Viết tiểu thuyết là tả sự thực, vậy không nên sợ sự thực” [7, 55] nên Nhất Linh đã xoá bỏ nguyên tắc lí tưởng hoá trong quan điểm tiếp cận con người và nguyên tắc miêu tả nhân vật Vì thế, trong tiểu thuyết của mình, Nhất Linh đã để các nhân vật hiện lên với đầy đủ những tính tốt - xấu, có mối liên lạc mật thiết với xã hội và những người xung quanh, có tất cả những hèn yếu và băn khoăn của người đời, người đọc có thể thấy hình ảnh của mình ở những nhân vật ấy Nhà văn chỉ có thể diễn tả đúng tâm lí nhân vật khi quan sát cả đến hoàn cảnh xung quanh nhân vật Nhất Linh đã để tâm lí

và tính cách nhân vật tự bộc lộ qua hành vi của nó, đã làm sống lại trong tiểu thuyết

Trang 13

cái khí bao bọc lấy nhân vật Kết thúc truyện không còn là cảnh đoàn viên, nhân vật

có thể thất bại trước khó khăn, thử thách của cuộc đời

Nhất Linh quan niệm, nhân vật thuộc hạng nào cũng có giá trị như nhau, người chỉ là người, không phân biệt địa vị và chức vụ Nhân vật chính hay phụ cũng phải để ý ngang nhau, phải miêu tả cho nhân vật chính hay phụ cũng đều “sống” và

“linh động”

Về cách diễn đạt trong văn chương, Nhất Linh cho rằng: “Văn ấy trước hết phải thật giản dị… Giản dị là viết như lời nói thường, càng giản dị, càng không có văn chương càng hay …Nên tránh hết cả mọi câu cầu kì…Nên tránh những câu đăng đối …Nên tránh những câu du dương và trống rỗng…Văn tức là chọn cho thật đúng chữ để diễn tả cái mình định nói…Văn tức là xếp đặt chữ, hoặc xếp đặt câu theo một thứ tự nào để chữ và câu diễn tả đúng cái ý mình định diễn tả Gọt giũa văn không phải là làm cho câu văn kêu hay du dương hơn, gọt giũa tức là chọn chữ đặt câu cho diễn tả các việc và chi tiết được đúng và linh động” [7, 75]

Quan niệm này khác hẳn quan niệm của Nhất Linh trước khi đi du học Lúc

ấy, ông chỉ thích viết những câu đăng đối, du dương, nghe êm tai nhưng khuôn sáo

Ông coi Truyện Kiều là khuôn mẫu để noi theo Khi học trung học, từ năm đầu ban Thành Chung, Nhất Linh đã tham gia bình luận Truyện Kiều trên báo Nam Phong Theo ông: “Truyện Kiều thực là một tấm gương luân lí thiên cổ” và: “Ngẫu nhiên

Kiều, kể đã hơn 100 năm rồi, cũng chưa có sách nào hay bằng Cái đặc tài của cụ Nguyễn Du về đường văn chương như vậy ở nước ta thật là không ai (…) Nói đến cái hay của Kiều thì chưa biết thế nào mà kể được” [37, 36] “Ta chỉ nên nhận rằng văn chương Kiều có thể làm cái mẫu rất tốt cho văn chương quốc ngữ, và người nào

làm văn cũng nên theo cách làm văn trong Truyện Kiều” [37, 36] Hai tác phẩm đầu tay của ông là tiểu thuyết Nho phong (1924) và tập truyện ngắn Người quay tơ (1926) có sự ảnh hưởng Truyện Kiều nói riêng và văn học cổ điển nói chung rất rõ

Đó là tư tưởng đạo nghĩa phu phụ, lối kể truyện của văn xuôi trung đại, câu văn đăng đối du dương

Trang 14

Giờ đây, ông vui mừng khi thấy các nhà văn trở về lối viết giản dị, dùng những câu, những chữ rất thông thường mà vẫn tả được đúng cảm giác chân thành

và những ý tưởng phức tạp, uẩn khúc hoặc những điều sâu sắc, ý nhị trong tâm hồn nhân vật Trên con đường văn nghệ, Nhất Linh luôn chủ động học tiếng Việt, luyện tiếng Việt Tường Hùng trong bài viết “Một vài nét về chân dung Nhất Linh” in trên

T ạp chí Văn số 61 ngày 01 tháng 7 năm 1966 đã xác nhận: “Thường Nhất Linh rất

ghét các câu quá tây, những câu bí hiểm đầy chữ khó hiểu, những sáo rỗng Ông chủ trương một lối văn hoàn toàn Việt Nam và thực giản dị” Khát vọng xây dựng một lối văn thật có tính cách An Nam, giản dị, ít chữ nho, nhưng sự thay đổi về đối tượng phản ánh, chuyển từ những vận động xã hội sang thế giới nội tâm sâu kín của con người đã chi phối lớn đến việc lựa chọn ngôn ngữ trong các tác phẩm của Nhất Linh ngay từ thời kì đầu sáng tác tiểu thuyết Nó đã khiến ông có được những bước tiến dài trong cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, chuyển từ ngôn ngữ mang đậm

dấu ấn ngôn ngữ văn xuôi trung đại (trong Nho Phong và Người quay tơ) sang ngôn ngữ hiện đại (trong các tiểu thuyết Nắng thu, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn,

B ướm trắng, tập truyện ngắn Tối tăm và hai tác phẩm viết chung với Khái Hưng: Gánh hàng hoa và Đời mưa gió…)

Với kiến thức sâu rộng về văn hoá, văn học phương Tây và ý thức về một nền văn chương mang đậm tính dân tộc, Nhất Linh đã tạo cho mình một lối văn hiện đại với cách diễn đạt trong sáng, tinh tế, giầu chất thơ, chất hoạ Ngôn ngữ của ông đã đạt đến đỉnh cao của văn học lãng mạng 1930 - 1945 trong việc đi sâu khám phá tâm hồn con người, đặc biệt trong lĩnh vực tình yêu Nhất Linh đã đem đến cho người đọc đương thời một lối văn mới mẻ, cuốn hút, vượt qua ngôn ngữ văn chương trước đó chưa thoát khỏi tính chất ước lệ khuôn sáo, đăng đối của câu văn trung đại, cách diễn đạt bóng bảy, cầu kì với các sáo ngữ, các từ Hán Việt hoặc còn mộc mạc, chưa trau chuốt, chưa tạo được sự hấp dẫn với đông đảo bạn đọc thành thị Quá trình chuyển biến trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh phản ánh sự phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc, chuyển từ ngữ giao thời với những “ngổn ngang”, “hỗn độn” cũ - mới, với những lủng củng, rườm rà sang ngôn ngữ hiện đại

Trang 15

với cách diễn đạt trong sáng uyển chuyển, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ và tâm hồn người Việt Nam Lối văn của Nhất Linh rất thi vị, thi vị ở ý mà ít ở lời Ông không trau chuốt như Khái Hưng, nhưng tự nó đã có nhịp điệu, đã du dương

Ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh phát triển theo thời gian sáng tác, ngày càng đạt tới đặc điểm hiện đại trong việc khám phá và biểu hiện thế giới tâm hồn con người với đầy những uẩn khúc và mâu thuẫn Ông cũng khẳng định rằng: “mỗi người có một lối văn khác biệt, không ai giống ai Tâm hồn nhà văn, ý tưởng cùng

sở thích riêng của từng nhà văn không ít thì nhiều cũng biểu lộ ra trong lối hành văn [7, 79] Nhất Linh rất để tâm đến giọng điệu của nhà văn thể hiện trong tác phẩm Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay xuồng xã, ngợi ca hay châm biếm…

Trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh nói rõ nhà văn nào khi viết cũng

phải xác định được giọng văn sở trường của mình, định viết văn theo giọng nào, không nên bắt chước ai Và với ông, giọng điệu tuyệt đích mà ông hướng đến là:

“viết giản dị mà không lạt lẽo, rất bình thường mà vẫn sâu sắc, giọng điệu hơi điểm một chút khôi hài rất nhẹ, kín đáo” [7, 82] Trong thực tế, ông chưa thấy nhà văn nào đạt được tới điều “tuyệt đích” đó Nhưng việc xác định rõ được hướng đi cho văn phong của mình sẽ chi phối đến việc lựa chọn ngôn ngữ của mình trong quá trình sáng tác

Trương Chính trong Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 3 cho rằng:

“Về nghệ thuật, trong Tự lực văn đoàn phải công nhận Nhất Linh là cây bút vững vàng nhất Cách bố trí truyện, cách sáng tạo nhân vật, cách sử dụng cảnh vật xung quanh để làm nổi bật tâm lí nhân vật, các nhà văn trong Tự lực văn đoàn đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của ông cả” [38, 239] Bạch Năng Thi đã không quá lời khi nhận xét: “Trong Tự lực văn đoàn, nghệ thuật của Nhất Linh là vững vàng nhất Các nhà văn của nhóm này, học hỏi nhiều ở văn học Tây phương, có một trình độ tương

tự nhau, cùng chung một quan niệm sáng tác Họ chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của

Trang 16

Nhất Linh, người đứng đầu nhóm Cho nên có thể nói rằng những ưu điểm của Nhất Linh, của Khái Hưng về cách xây dựng tác phẩm, sáng tạo nhân vật, phân tích tâm

lí, hành văn, ấy cũng là những ưu điểm của Nhất Linh” [38, 226] Do đó, những quan niệm về tiểu thuyết và nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh là những ý kiến tâm huyết của một nhà văn tài năng, giàu kinh nghiệm sáng tạo thể loại này

1.1.2 Hành trình sáng tạo tiểu thuyết của Nhất Linh

Nhất Linh bắt đầu sáng tác từ những năm 20, thành công hơn cả ở những năm 30 và kết thúc sự nghiệp cầm bút của mình vào đầu những năm 60 của thế kỷ

XX Trong quá trình đó, các tác phẩm của ông, chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết “biến đổi rất mau” về nội dung tư tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật Nhà nghiên

cứu Vũ Ngọc Phan nhận định: “Nếu đọc Nhất Linh, từ Nho phong cho đến những

tiểu thuyết gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hoá ấy chứng ra rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn người ta” [55, 234]

Với những kiến thức thâu nhận được từ nền văn minh, văn hoá phương Tây, cộng với kỳ vọng xây dựng một nền văn chương mang đậm tính cách An Nam cùng với đó là tài năng và cá tính sáng tạo nghệ thuật, luôn tìm tòi để đổi mới thể loại tiểu thuyết, Nhất Linh đã có những đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết Tiểu thuyết của Nhất Linh qua các chặng đường sáng tác đã có những bước tiến dài, gặt hái được nhiều thành công với nhiều đổi mới từ nội dung tư tưởng, đề tài, cốt truyện đến cách hành văn, ngôn ngữ nghệ thuật …Ông đã đi từ kinh nghiệm viết tiểu thuyết cũ, cách tân thể loại, phong cách, làm cho tiểu thuyết trở nên hiện đại Ông

đã trở thành một tiểu thuyết gia tài năng, một “cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn” Với ý thức cách tân đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết không ngừng, qua các tác phẩm, bút pháp nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh ngày càng tiến bộ Nguyễn

Lương Ngọc nhận định: “Từ Nho phong đến Lạnh lùng, nghệ thuật của ông đi dần

tới sự đơn giản hoàn mỹ…Nhận rõ tâm lí của loài người, tưởng ở nước ta có lẽ ông đứng vào bậc nhất các nhà văn hiện đại …Theo với óc nhận xét chặt chẽ của ông,

Trang 17

lời văn ông cũng thu hình lại, chắc, đẹp, vì đã thực thà như những tâm hồn ông tả” [53, 62] Nhận xét về quá trình sáng tác của Nhất Linh, Vũ Ngọc Phan khẳng định:

“Nhất Linh là tiểu thuyết gia có khuynh hướng về cải cách: Tiểu thuyết của ông biến hoá mau lẹ từ tiểu thuyết cổ lỗ đến tiểu thuyết tình cảm, rồi đi thẳng vào tiểu thuyết luận đề Trong loại tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết của Nhất Linh chiếm địa

vị cao hơn cả” [55, 801]

Phạm Thế Ngũ gọi Nhất Linh là một người có “não cách mạng” Điều này không chỉ đúng với khuynh hướng chính trị mà còn đúng với cả khuynh hướng sáng tác văn học Nhất Linh luôn có ý thức phủ định chính mình để tìm kiếm cái mới cho nghệ thuật Nhất Linh luôn ấp ủ những cuốn tiểu thuyết đích thực Theo quan niệm của ông, những cuốn tiểu thuyết không để cái thích riêng của mình nó huyễn hoặc,

làm hoa mắt và quên đi sự tìm tòi cái đích thực Trong Viết và đọc tiểu thuyết

(1961), Nhất Linh đã nói về những “lầm lẫn” trong đời viết của mình: “Để cái ý định viết hay xuống dưới cái ý định viết để làm gì, viết về thứ gì, viết về nghị luận, triết lí vv… thì cố nhiên là mình viết để làm một cái gì rồi Nhưng viết tiểu thuyết khác, tiểu thuyết nó có mục đích của nó” [7, 19]

Nhất Linh là một con người làm việc nghiêm túc và say mê, không bào giờ hoàn toàn hài lòng về cái mình đã viết Có những tác phẩm mà ông viết đến năm sáu lần Vậy mà khi đã xếp chữ tại nhà in, Nhất Linh còn sửa đi sửa lại Với việc chọn bài để đăng báo, ông cũng đặt tiêu chí đầu tiên là phải hay, phải giá trị Nhất Linh không bao giờ vì tình hoặc vì nể ai mà đăng một bài văn hoặc một bài thơ mà ông cho là không hay, không giá trị Ông không chỉ mang “triết lí tuyệt hảo trong cuộc đời” mà trong cả văn chương nghệ thuật Nhất Linh có khát vọng về một sự nghiệp văn chương hơn người Ông không muốn sống cuộc đời của một công chức nhà nước bảo hộ: “Sáng vác ô đi, tối vác về” Ông đã từng tâm sự với Hồ Trọng Hiếu: “Tôi không có ý trở thành ông tham, ông đốc…như ai Nguyện vọng tha thiết của tôi là được viết văn, làm báo, sống bằng ngòi bút của mình, sống bằng nghề tự

do ngoài vòng kiềm toả” [37, 522] Vì ý thức trách nhiệm cao với công cuộc hiện đại hoá nền văn chương nước nhà cộng với niềm say mê và tài năng nghệ thuật mà

Trang 18

Nhất Linh luôn tìm tòi để đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Ông không còn “dừng lại ngay tại ngưỡng cửa của tiểu thuyết hiện đại” như Tản Đà nữa mà đã thực sự có những cách tân đổi mới và hiện đại hoá thể loại tiểu thuyết Đổi mới và hiện đại tiểu

thuyết của Nhất Linh thể hiện rõ rệt trong bước chuyển từ Nho phong đến các tiểu thuyết sau này như Nắng thu, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, hai tiểu thuyết viết chung với Khái Hưng là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió rồi Đôi bạn, Bướm trắng, Xóm cầu

m ới, Dòng sông Thanh Thuỷ

1.1.2.1 Giai đoạn sáng tác trước tiểu thuyết Đôi bạn

Trước năm 1932, Nhất Linh theo quan niệm văn học theo cách nhìn của các nhà nho: Văn gắn với đạo, với mệnh trời, “Văn dĩ tải đạo”, “Văn dĩ hướng đạo”,

“Văn dĩ quán đạo” Ông noi gương các nhà nho tiền bối như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến … dùng văn chương để thể hiện cốt cách, ý chí giáo dục đạo đức, truyền tải tư tưởng đạo lí theo quan niệm của thánh hiền và thuyền văn chương trước tiên là để chở đạo Văn học trước hết có chức năng truyền đạt, rồi mới đến việc phát hiện, khám phá Đối tượng văn học không phải là cuộc sống thực mà là khuôn vàng thước ngọc của lễ giáo phong kiến và đạo đức truyền thống, đạo nho

Đó là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của người quân tử; là công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ

Ông quan niệm cái đẹp là hoàn hảo, toàn diện, tuyệt đối, thống nhất với cái

có ích, đề cao cái đẹp nội dung hơn hình thức Cuộc sống được đánh giá qua con mắt đạo lí, nhân vật được xác định theo chuẩn mực đạo đức của lễ giáo phong kiến, phân chia thành hai tuyến nhân vật đối lập nhau rõ rệt như: tốt - xấu, thiện - ác, trung hiếu, tiết nghĩa - bất trung, bất nghĩa, thật thà - gian dối …Tâm lí nhân vật chưa trở thành đối tượng miêu tả trực tiếp của văn học, hành động của nhân vật được quan tâm miêu tả nhiều hơn đời sống tâm lí của nó Cốt truyện, diễn biến sự kiện có vai trò đặc biệt quan trọng… Văn học chú trọng chức năng giáo dục, theo đuổi đạo lí có tính chất quy phạm, khuôn mẫu Tiểu thuyết Nho phong (1926) và tập

truyện ngắn Người quay tơ (1927) đã thể hiện khá rõ những quan niệm trên

Trang 19

Năm 1926, Nho phong lần đầu tiên xuất hiện trên văn đàn, Phạm Thế Ngũ gọi Nho phong cũng như Người quay tơ là giai đoạn cựu Nho của Nhất Linh Nho phong là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nhất Linh, dài 124 trang, được viết năm 1924

- 1925, xuất bản 1926 Viết Nho phong, Nhất Linh ảnh hưởng rất rõ tư tưởng của

các nhà văn trước ông Truyện còn bộc lộ nhiều hạn chế và sự non nớt của tác giả

trong bước thử nghiệm ở thể loại tiểu thuyết Nhiều đoạn trong Nho phong dường như được xây dựng theo tình tiết Truyện Kiều của Nguyễn Du Hành văn có nhiều

câu láy Kiều, nhiều câu biền ngẫu du dương, cách dùng từ ngữ còn mang tính ước

lệ, có nhiều sáo ngữ, nhiều từ cổ Nhất Linh còn chưa vượt qua được lối hành văn

lúc đó, còn tiếp thu lối văn xuôi truyền thống, ảnh hưởng nhiều ở Truyện Kiều, ở

thơ nôm: Từ đề tài trung, hiếu, tiết, nghĩa đến chủ đề, nội dung, tư tưởng, cốt

truyện, cách xây dựng nhân vật …Tiểu thuyết Nho phong không khác gì tiểu thuyết

cổ điển, lấy nguyên tắc đạo Nho định đoạt số phận người phụ nữ, thuyết giáo đạo đức, đạo Khổng Cốt truyện Nho phong được triển khai theo lối các truyện thơ

Ngôn ngữ trong Nho phong mang đậm dấu ấn ngôn ngữ trong văn xuôi trung đại

Câu văn đăng đối, nhịp nhàng mang dáng dấp của câu văn biền ngẫu Từ ngữ miêu

tả tâm trạng nhân vật vay mượn ở Truyện Kiều, ở thơ nôm Tác phẩm chỉ chú trọng

các sự kiện, hành động với nội dung cốt yếu, không có yếu tố “thừa” với mục đich

“tải đạo”, coi trọng tính tư tưởng Truyện được kể theo trình tự thời gian, kết thúc

có hậu và khép kín, chia thành hai tuyến nhân vật tốt - xấu rõ rệt Hai nhân vật chính là Lê Nương và Dương Văn mang dáng vẻ của Thuý Kiều và Kim Trọng

trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Đúng như Thanh Lãng nhận xét: “Với những

tác phẩm ra đời trước năm 1932, Nhất Linh còn là anh học trò ngoan ngoãn của trường cổ điển, lấy đạo đức nho giáo làm căn bản cho tư tưởng, lấy lối văn nhịp nhàng du dương, hoa lệ làm thước đo giá trị nghệ thuật Hơn thế, lời văn còn đặc sệt

những hồi ức, những sáo ngữ của các tác phẩm cổ điển, nhất là Truyện Kiều” [43,

573]

Năm 1927, được sự giúp đỡ của Hội du học bảo hộ - một tổ chức của các quan đại thần Huế - Nhất Linh đã sang Pháp du học Trước khi du học, Nhất Linh

Trang 20

đã nung nấu một con đường nghệ thuật khác hẳn với đương thời Từ Pháp trở về, những hiểu biết về nền văn học phương Tây, đặc biệt văn học Pháp và những kiến thức mới mẻ về khoa học, xã hội, về nghề báo đã giúp Nhất Linh có những thay đổi trong quan niệm về xã hội và văn chương, là cơ sở cho sự đổi mới về quan điểm sáng tác, nghệ thuật tiểu thuyết nói riêng Ông thấy rằng không thể viết như trước

mà phải đổi mới cách viết Đúng như Phạm Thế Ngũ nhận xét: “Năm 1930, Nguyễn Tường Tam 24 tuổi trở về nước, với trong đầu óc một chân trời mới, những quan niệm thay đổi hẳn về xã hội và văn chương Con người Nho phong đã nhường chỗ

cho nhà “cách mạng xã hội” Nhà văn chỉ biết khâm phục Truyện Kiều thấy cần

phải đổi mới cái không khí văn học do phái Nam Phong thổi ra từ trên 10 năm nay” [38, 11]

Đến Nắng thu (dài 80 trang, được viết từ năm 1934) đã thể hiện một bước đổi mới rõ rệt trong tiểu thuyết của Nhất Linh Sau khi du học ở Pháp về, do ảnh hưởng của tư tưởng tự do dân chủ, tư tưởng triết học của F.Nietzsche, A Gide, ảnh hưởng của nền văn hoá, văn học phương Tây, Nhất Linh có hoài bão tiến hành những cải cách để đổi mới văn hoá xã hội theo Âu Tây Trong lĩnh vực văn học,

Nhất Linh chủ trương hiện đại hoá và ủng hộ phong trào hiện đại hoá dân tộc Nắng

thu đã thể hiện những đổi mới về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh Cách mô tả

tình yêu trong Nắng thu không còn dấu vết của những quan niệm cổ hủ, khuôn phép

của đạo nho, không còn là câu chuyện tình ái trung hậu, thanh cao của đôi trai gái

nước ta thuở xưa như trong Nho phong nữa Nếu như trong Nho phong, bối cảnh

tình yêu của Dương Văn và Lê Nương chủ yếu ở trong nhà, thiên nhiên ít là bối

cảnh của tình yêu (chỉ có hai đoạn tả cảnh thiên nhiên) thì ở Nắng thu, Nhất Linh

đặc biệt chú ý miêu tả những bức tranh thiên nhiên, làm nền và tạo khung cảnh lãng

mạn cho câu chuyện tình yêu của Phong và Trâm Ở Nắng thu, Nhất Linh đã rất chú

ý miêu tả thế giới nội tâm nhân vật với những bước chuyển biến phong phú, đa

chiều Nhân vật trong Nắng thu không chỉ cảm nhận thế giới bên ngoài, thế giới nội

tâm bằng cảm giác, mà các cảm giác ấy còn diễn biến không ngừng qua các chặng đường của tình yêu Kết cấu hành văn đổi mới, hiện đại, thể hiện một bước tiến

Trang 21

vượt bậc so với Nho phong Câu chuyện mặc dù được kể theo trình tự thời gian, tác

giả có nhắc đến thời gian “hơn một năm”, “gần ba năm”, nhưng điều tác giả quan tâm là thời gian tâm lí, là những chuyển biến của tâm hồn nhân vật xoay quanh chủ

đề tình yêu Nhất Linh đã từ bỏ những câu văn biền ngẫu du dương để viết những câu văn trong sáng, mạch lạc, giản dị, tự nhiên…

Rõ ràng, từ Nho phong đến Nắng thu đã đánh dấu một chặng đường đổi mới

rõ rệt, toàn diện của Nhất Linh ở thể loại tiểu thuyết: Từ quan điểm nghệ thuật đến nội dung tư tưởng, đề tài đến kết cấu, hành văn …Từ miêu tả con người “vô ngã” của đạo đức nho giáo, coi trọng luân thường đạo lí đến con người cá nhân của xã hội tư sản mang những tư tưởng tự do, dân chủ, đối lập với gia đình, xã hội phong kiến

Đoạn tuyệt được đăng báo Phong hoá từ năm 1934, xuất bản năm 1935;

L ạnh lùng đăng báo Ngày nay năm 1937, xuất bản năm 1937 Đây là hai tiểu thuyết

luận đề nổi tiếng và cũng là một thành công rực rỡ của Nhất Linh Nếu như tiểu

thuyết đầu tiên của ông là Nho phong (1926) vẫn còn viết theo lỗi cũ, với câu văn biền ngẫu như hầu hết sáng tác của thập kỷ hai mươi thì đến Đoạn tuyệt (1934),

L ạnh lùng (1936), Nhất Linh đã thực sự hiện đại hoá tiểu thuyết của chính mình và của văn đoàn Khẳng định giá trị của Đoạn tuyệt, trong tác phẩm Dưới mắt tôi (1939), Trương Chính đề cao nghệ thuật xây dựng nhân vật ở đây: “Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại Vì Đoạn tuyệt không chỉ có giá trị xã

hội, nó còn có một giá trị tâm lí không ai chối cãi được Ông Nhất Linh đã dùng một cách quan sát rất tinh vi để tả những trạng thái phiền phức trong tâm hồn riêng

của nhân vật trong truyện để đi sâu vào đời riêng tư của họ” [12, 18] Với Lạnh lùng, ông tiếp tục khẳng định: “Không thể lọt qua trí quan sát của ông, những tư tưởng ta giấu kín tận đáy lòng như những con vật xấu xa Người trong truyện vì thế

mà linh động” [12, 27]

Ở Nho phong và Người quay tơ, tác giả miêu tả nội tâm nhân vật bằng ngôn

ngữ mộc mạc, có phần đơn điệu Song đến Đoạn tuyệt và Lạnh lùng, Nhất Linh đã

rất chú ý đến thế giới cảm giác của con người, đến thế giới nội tâm nhân vật Tiếp

Trang 22

thu những thành tựu của tiểu thuyết phương Tây, Nhất Linh đã mô tả khá tinh tế những trạng thái phức tạp của tình cảm Việc miêu tả tâm lí đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới bên trong sâu kín và phức tạp của tâm hồn con người Ông đã có nhiều biện pháp để miêu tả tâm lí nhân vật như: qua lời của người trần thuật ở “tiêu cự” gần, qua khung cảnh thiên nhiên, qua ngôn ngữ nửa trực tiếp và đặc biệt qua biện pháp độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật

Với quan niệm coi con người là những cá nhân được đặt trong mối quan hệ đối lập với xã hội, các tiểu thuyết Đoạn tuyệt và Lạnh lùng của Nhất Linh đã xây dựng con người là những cá thể toàn vẹn, các nhân vật đã có nét tính cách riêng, có đời sống nội tâm riêng và có ngôn ngữ mang nét riêng Ngôn ngữ của nhân vật trong các tác phẩm này đã được cá tính hóa phù hợp với tính cách nhân vật Đây là

một đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại mà trước đó trong Nho phong và Người quay tơ chưa có được

Đoạn tuyệt và Lạnh lùng có sự đổi mới về kết cấu và cốt truyện Khác với Nho phong và Nắng thu, Đoạn tuyệt và Lạnh lùng được kết cấu theo quy luật tâm lí,

không theo trình tự thời gian Nhất Linh đi sâu miêu tả diễn biến tâm lí của nhân

vật Cốt truyện Đoạn tuyệt khá giản dị Phần 1: Mối tình Loan Dũng, họ chia tay

Phần 2: Loan bước vào quãng đời bất hạnh Phần 3: Loan ra khỏi cơn ác mộng và trở về với Dũng

Vốn là cây bút sở trường với loại hình tiểu thuyết luận đề nhưng “Với Lạnh lùng, Nhất Linh không còn gò cốt truyện, dàn nhân vật nhằm minh hoạ cho một luận đề nữa, mà đưa ngòi bút đi sâu hơn vào việc phân tích tâm lí, tình cảm, ở đây

là tâm lí ái tình, và đạt tới một trình độ tiểu thuyết già dặn, thành thục” [41, 32]

Thanh Lãng cho rằng trong việc xây dựng nhân vật của Nhất Linh càng về sau

“càng bỏ sự động đạt để đi vào con đường phân tích tỉ mỉ, bình lặng, tình cảm” [43, 747], Phạm Thế Ngũ thì nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhung trong tiểu

thuyết Lạnh lùng là: “tâm lí ái tình được ghi nhận và diễn đạt một cách khá vi diệu

Trang 23

(…) Người ta thấy ảnh hưởng của Proust và Freud nữa trong cái bút pháp của tác

giả mô tả ái tình, dục tình, trỗi dậy trong lòng Nhung” [50, 463]

L ạnh lùng có rất ít sự việc Các diễn biến sự việc được miêu tả đơn giản, chủ

yếu là diễn biến trong thế giới nội tâm với những suy tư thầm kín, những rung động,

khát khao trong lòng người goá phụ trẻ Ở Lạnh lùng, trình độ tiểu thuyết của Nhất

Linh đã đạt đến “già dặn thành thục”, luận đề hoà nhập với tiểu thuyết trong dòng tâm lí của nhân vật Mạch luận đề không lộ liễu, nó như chìm trong diễn biến cốt truyện, toát ra trong hành động, suy nghĩ, lời nói của nhân vật một cách tự nhiên

Từ Đoạn tuyệt đến Lạnh lùng, Nhất Linh lại tiến thêm một bước đổi mới,

cách miêu tả hành động, phân tích tâm lí nhân vật ngày càng sâu sắc hơn Từ kết

cấu đan xen, tương ứng (ở Đoạn tuyệt) rất phương Đông đến kết cấu hoà nhập (ở

L ạnh lùng) đi sâu vào tâm lí ái tình rất phương Tây Đoạn tuyệt và Lạnh lùng có

cách mở đầu và kết thúc tác phẩm, ngôn ngữ và lối hành văn rất hiện đại Ngôn ngữ

trong Đoạn tuyệt và Lạnh lùng trong sáng, chính xác, thơ mộng, giàu hình ảnh, âm

thanh Đoạn tuyệt khá thành công trong ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ miêu tả, ngôn

mở, để ngỏ; từ kĩ thuật sử dụng những khoảng trống, những đoạn ngưng nghỉ đến

sử dụng kí hiệu ngôn ngữ, nhấn mạnh thời gian hiện tại…

1.1.2.2 Giai đoạn sáng tác sau tiểu thuyết Đôi bạn đến 1945

Năm 1937, Nhất Linh viết Đôi bạn Đây là một tác phẩm đánh dấu sự bắt

đầu chuyển biến của Nhất Linh từ tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lí, từ những vấn đề đấu tranh xã hội sang những ám ảnh hiện sinh, những điều mà đến

tiểu thuyết Bướm trắng sẽ được Nhất Linh làm rõ hơn

Trang 24

Các tiểu thuyết của Nhất Linh qua các giai đoạn đã thể hiện cuộc hành trình

đi từ những vấn đề xã hội đến thế giới nội tâm Hành trình đó là sự vận động, chuyển hóa từ tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lí trong sự nghiệp sáng tác văn học của Nhất Linh Từ chỗ tâm lí chưa phải là đối tượng nghệ thuật chính mà đối tượng quan tâm hàng đầu là các vấn đề xã hội với cuộc xung đột mới - cũ, đấu tranh đòi giải phóng tự do cá nhân khỏi những kiềm tỏa của lễ giáo phong kiến, đấu tranh cho những giá trị tự do, dân chủ và nhân văn với nhu cầu giải phóng thân thể

và giải phóng tâm hồn, khát vọng tìm kiếm lí tưởng và cải cách xã hội…đến chỗ tâm lí trở thành một đối tượng trực tiếp hơn, kết hợp linh hoạt với tính luận đề và sau cùng, tâm lí trở thành đối tượng trọng tâm chi phối toàn bộ kết cấu của tiểu thuyết, trở thành thủ pháp chính trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh Đây cũng là con đường chung của nhiều nhà văn đương thời và là đặc điểm khiến cho một số nhà phê bình coi Nhất Linh là nhà văn có chủ trương, có thái độ làm văn

nghệ thuần túy “Với Nho phong, Người quay tơ, Nhất Linh đã viết một thứ tiểu

thuyết tình cảm Nghệ thuật trong tiểu thuyết ấy tuy có kém, nhưng là thái độ thuần văn nghệ Từ 1932 đến 1938, Nhất Linh hướng văn nghệ đi vào con đường tranh đấu: toàn bênh vực với đả phá Nhưng từ 1938 trở đi, Nhất Linh lại có chiều hướng thuần văn nghệ” [42, 742 - 743] Vũ Ngọc Phan đã nhận ra sự vận động trong tiểu thuyết của Nhất Linh: “từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua tiểu thuyết luận đề đến tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hóa ấy chứng ra rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn người ta” [55, 234]

Cốt truyện của Đoạn tuyệt, Lạnh lùng còn mở ra đến các vấn đề xã hội

nhưng cốt truyện của Đôi bạn, Bướm trắng thì có khuynh hướng thu vào những vòng tròn tâm lí hướng tâm Có nhà nghiên cứu đã nhận định: “Sau Lạnh lùng, Nhất

Linh xem chừng chán lối tiểu thuyết luận đề xã hội mà trở về khai sâu mạch tâm tư

cá nhân đã thấy ở nhiều tác phẩm về trước…Hai tiểu thuyết dài Đôi bạn và Bướm

tr ắng có thể coi như giai đoạn thành tựu của một văn tài đã chín Trong các truyện này, ta lại thấy ông trở về cái nhìn hướng nội, tiếp tục nét bút của Giấc mông Từ Lâm và Nắng thu, mô tả người thanh niên thế hệ day dứt bởi nỗi băn khoăn, tâm

Trang 25

hồn chia sẻ giữa tình yêu, nghệ thuật và cách mạng” Phan Cự Đệ, trong Lời giới

thiệu cuốn Đoạn tuyệt đã có ý kiến nhận định khái quát về nghệ thuật của Đôi bạn

và Bướm trắng: “Xét về một phương diện nào đó thì nghệ thuật của Đôi bạn và

B ướm trắng già dặn hơn, những nhận xét về tâm lí nhân vật sâu sắc và tinh vi hơn”

[17, 317]

Trong suy nghĩ khi viết tiểu thuyết, Nhất Linh luôn phê phán sự gò ép, giả tạo của tiểu thuyết luận đề, bày tỏ quan niệm về một tác phẩm hay, hấp dẫn người đọc và có giá trị trong mọi thời đại là tác phẩm phải: “tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài, diễn được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh, tế nhị của tâm hồn bằng cách dùng những chi tiết về người và việc để làm hoạt động những nhân vật

cùng hành vi, cảm giác và ý nghĩ của họ” [7, 41- 42] Vì thế, trong các tiểu thuyết

Đôi bạn và Bướm trắng, ta lại thấy ông trở về với cái nhìn hướng nội vào hiện thực

tâm lí, vào thế giới bên trong thầm kín của con người, yếu tố tâm lí được quan tâm nhiều trong cốt truyện

Ở Đôi bạn, Nhất Linh đi xa hơn Ông không dựa trên tình tiết, không dựa trên cốt truyện để xây dựng tiểu thuyết nữa Nhất Linh đi sâu vào địa hạt phân tích

nội tâm, xây dựng nghệ thuật trên sự tinh vi của nhận thức Cốt truyện của Đôi bạn

là một cốt truyện không có truyện, được phát triển theo dòng tâm lí của nhân vật Truyện có rất ít sự việc, chỉ xoay quanh những cảm xúc, suy nghĩ day dứt của Dũng

về lí tưởng, cuộc sống, bạn bè, tình yêu…Hoạt động của nhân vật không nhiều, tác giả chỉ chú trọng diễn tả cuộc vận động trữ tình trong tâm hồn nhân vật Cốt truyện được nới lỏng lẻo hơn các tác phẩm trước đây của Nhất Linh, giây liên lạc mỗi chương với nhau rất hờ hững

Nếu như ở Đoạn tuyệt và Lạnh lùng, kết cấu mới chỉ hé mở thì kết cấu của Đôi bạn là kết cấu mở hoàn toàn Đây là lối kết cấu của các tiểu thuyết hiện đại trên

thế giới và là một bước tiến mới của Nhất Linh Ngôn ngữ của Đôi bạn trong sáng,

giàu chất thơ, chất nhạc, chất hoạ và khá đa dạng: ngôn ngữ của Dũng mơ mộng,

bóng bảy; của Trúc và Tạo khôi hài; của Hà thì lại hồn nhiên, vô tư…Đôi bạn còn

Trang 26

có ngôn ngữ thầm: ngôn ngữ của sự yên lặng, thứ ngôn ngữ của ánh mắt để mô tả tình yêu được tôn thờ Giọng điệu ngôn ngữ điềm tĩnh, tinh tế, từ lời nói của nhân vật đến lời kể chuyện của tác giả Đó là một sự phát triển thêm một bước so với

N ắng thu

Năm 1939, Bướm trắng ra đời như một kết tinh tài năng nghệ thuật của Nhất

Linh, là một bước đột phá mới, không chỉ trong đời văn của Nhất Linh mà còn

trong những sáng tác của Tự lực văn đoàn Bướm trắng không chỉ là một cuốn sách

thêm vào số lượng tiểu thuyết của Nhất Linh, mà còn thể hiện một ước muốn tích cực của người viết: Viết chống lại những gì mình đã viết Điều này không có nghĩa viết lại một tác phẩm nào đó đã hoàn tất, cũng chưa hề bắt đầu, chỉ đang hứa hẹn

…Nhất Linh đã thực hiện một cuộc thoát xác trong tác phẩm này Có thể nói Bướm

tr ắng là một lời nói “không” của tác giả với những lối mòn quá khứ Nó còn thể

hiện và đồng thời thực hiện một cuộc đoạn tuyệt với chính vũ trụ tiểu thuyết quen

thuộc của tác giả Với Bướm trắng, Nhất Linh hoàn toàn chuyển từ tiểu thuyết luận

đề sang tiểu thuyết tâm lí, từ sáng tạo kiểu nhân vật tư tưởng sang kiểu nhân vật tâm lí

B ướm trắng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc hiện đại hoá thể

loại tiểu thuyết và là một đóng góp của Nhất Linh vào quá trình phát triển tư duy

nghệ thuật trong tiểu thuyết Trong lời giới thiệu nhân tái bản cuốn Bướm trắng năm

1989, Trần Hữu Tá đã chỉ ra những khám phá mới của nghệ thuật tiểu thuyết được

thể hiện trong Bướm trắng: “Đến Bướm trắng Nhất Linh đã thể hiện một phẩm chất

nghệ thuật mới: Tuy có chỗ còn gượng gạo, thiếu tự nhiên nhưng tác giả đã khai thác tinh tế những tầng những lớp, những ngóc ngách tâm lí éo le, khuất khúc của con người” [37, 379]

B ướm trắng đạt được những giá trị nghệ thuật độc đáo trong cách xây dựng

nhân vật, cách kể chuyện, cách dùng nghệ thuật hiện đại phương Tây để thể hiện

tâm hồn phương Đông… Bướm trắng có hình thức trần thuật của một tiểu thuyết

hiện đại Đó là sự tổ chức kết hợp các tiếng nói khác nhau trong tiểu thuyết Để miêu tả thế giới bên trong của nhân vật Trương, nhà văn đã sử dụng khéo léo nhiều hình thức như: Trần thuật ở ngôi thứ ba, độc thoại, nhật kí, thư từ, văn báo chí…

Trang 27

Ở Bướm trắng, kĩ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh đạt đến hoàn hảo Nhất Linh đã sử dụng nhiếu yếu tố nghệ thuật hiện đại như không gian, thời gian, những hình thức trần thuật, kết cấu…để thể hiện cuộc phiêu lưu của thế giới tâm hồn nhân vật Trương Ông đã làm mềm mại các phương tiện tìm tòi bên trong để cho “cái viết” phiêu lưu trong thế giới bí ẩn của con người Nếu như trước đó với

T ố Tâm, Hoàng Ngọc Phách đã miêu tả nhân vật có chiều sâu song mới chỉ dừng lại

ở “tâm lí trên mặt phẳng” thì ở Bướm trắng của Nhất Linh là hành trình bên trong đầy bí ẩn của con người

Nhân vật tự hình thành, tự khám phá mình qua từng trang viết Trong các tiểu thuyết Việt Nam trước và cùng thời với Nhất Linh chưa có hành trình nào dữ dội, phức tạp, đầy những mâu thuẫn, vô lí như hành trình thế giới nội tâm của nhân

vật Trương trong Bướm trắng “Bướm trắng không những đã đạt đến cái mức trong

sáng, lí tưởng của nghệ thuật phân tích tâm lí thời đại mà còn phản ánh sâu sắc tâm trạng thắc mắc băn khoăn của một tầng lớp thanh niên lạc lõng trong một khung

cảnh xã hội phân hoá triệt để đến rã rời” [56, 12] Sự đơn giản của cốt truyện cho ta

thấy cái mới mẻ trong ngòi bút của Nhất Linh So với những tiểu thuyết luận đề, nghệ thuật tiểu thuyết đã có những bước đổi mới cơ bản Sự rút gọn các biến cố, sự kiện trong cốt truyện đã giúp nhà văn phiêu du vào chiều sâu thế giới bên trong của con người, phát hiện ra những bến bờ xa lạ của bản năng, linh cảm, của tiềm thức

và vô thức…Với Bướm trắng, tiểu thuyết đã tồn tại vì mục đích của chính nó, trong cuộc tìm kiếm hình thức của chính nó Bướm trắng là một bước đột phá về nghệ

thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết, thoát ra khỏi lối xây dựng nhân vật tiểu thuyết

cổ điển cũng như tiểu thuyết luận đề và tâm lí trước đó Với Bướm trắng, Nhất Linh

đã đưa nghệ thuật tiểu thuyết nước ta phần nào tiếp cận được với tiểu thuyết hiện đại trên thế giới

1.1.2.3 Thời kì ở miền Nam viết Xóm cầu mới và Dòng sông Thanh Thuỷ

Ở Nhất Linh, mỗi tiểu thuyết là một chặng đường Với Xóm cầu mới (1957), nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh đã đạt đến một trình độ mới Nhất Linh đã tổng kết những chặng đường nghệ thuật và tư tưởng, đem hết kinh nghiệm sống và

Trang 28

viết của đời mình để tạo nên tác phẩm Xóm Cầu Mới là một trong hai tiểu thuyết

dài nhất trong văn nghiệp của tác giả, khoảng 600 trang, cho thấy ông đã có nhiều

chuyển hướng mới cả về nội dung lẫn hình thức Xóm Cầu Mới là một tác phẩm xã

hội giá trị của nền văn chương Việt Nam, có chiều sâu tâm lí, Nhất Linh đã chau chuốt hành văn của ông một cách tỉ mỉ Đây là tác phẩm quan trọng mang những kì vọng của Nhất Linh về một bộ tiểu thuyết trường giang trên mười ngàn trang, diễn

tả những phức tạp muôn mặt của cuộc đời Ở đây không còn chủ đề, không còn đấu tranh xã hội, cũng không phơi bày một triết lý sống nữa, mà chỉ có đời trần trụi

Trong Xóm Cầu Mới, Nhất Linh đã đạt đến cái đích của tiểu thuyết mà ông mong

muốn “không phải là sự diễn tả đời sống nữa, nó chính là đời sống, đời sống rung động và hồi hộp, mà không chỉ là đời sống bên ngoài mà còn là đời sống bên trong, đời sống bí ẩn của tâm hồn” Nhất Linh tạo không gian nội tâm và ngoại giới của mỗi nhân vật và đi sâu vào không gian ấy như thể ông bị nhân vật lôi cuốn đi, từ Mùi, Siêu, đến những người xung quanh như Tý, Bé, Triết, Mạch, ông Lang Hàn, U già, vợ chồng bác Lê, Nhỡ, Đỗi, Bà Chủ Nhật Trình, ông Năm Bụng, cậu Ấm, cụ

Án v.v

Xóm C ầu Mới có những nét khác biệt so với các truyện tình cảm, xã hội của

Nhất Linh trước đây, nó cũng cho thấy ông đã cố gắng tìm một kỹ thuật, một ý hướng sáng tác mới để phù hợp với trào lưu đương thời Văn phong của Nhất Linh

trong Xóm Cầu Mới ngắn, gọn, đơn giản, ông chủ trương không làm văn nữa, tức là

bỏ lối viết văn chương của thời lãng mạn để trở về với lối viết nguyên thủy “có lời

là vì ý, được ý hãy quên lời” rất Nam Hoa Kinh mà những nhà văn lớp sau như Bình Nguyên Lộc, Võ Phiến, Võ Hồng đã ít nhiều chịu ảnh hưởng

Nhất Linh không xây dựng nên nhân vật nữa mà chính những nhân vật dựng nên cõi viết Nhất Linh Ngòi bút vừa xây nên nhân vật vừa từ nhân vật đi ra, tự nhiên như không phải tả gì cả Cách xây dựng tiểu thuyết của Nhất Linh không giống cái “không khí” Tolstoi nữa, tức là đã ra khỏi thế kỉ XIX để bước vào thế kỉ

XX mà hồi tưởng, mơ mộng, kí ức được tận dụng triệt để với Marcel Proust Nhất

Trang 29

Linh trong Xóm cầu mới sử dụng hồi tưởng và kí ức như một lợi khí mới của tiểu

thuyết Xóm cầu mới có thể coi là tác phẩm theo chủ nghĩa hiện thực mới

Nhất Linh bắt đầu viết Dòng sông Thanh Thủy ngày 28/11/1960 Đây là một

trường giang tiểu thuyết, gồm: Ba người bộ hành, Chi bộ hai người và Vọng quốc

Về văn phong và nghệ thuật, Dòng Sông Thanh Thủy không phải là tác phẩm nổi

bật nhưng là cuốn sách mạnh nhất về tư tưởng và chính trị của Nhất Linh Đây là câu chuyện về giai đoạn kinh hoàng của cách mệnh, hai đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng, gọi tắt là Việt Quốc, và Việt Minh thanh toán nhau trong bắt bớ và thủ tiêu

Dòng sông Thanh Th ủy là một bộ tiểu thuyết thoát ra ngoài cõi viết của Nhất

Linh, một người mà cho đến năm 1960 vẫn đặt vấn đề chính trị ra ngoài văn học?

Về phương diện kỹ thuật tiểu thuyết, Dòng Sông Thanh Thủy hơi loãng, thua Đôi

B ạn, Bướm Trắng và Xóm Cầu Mới, nhưng có giá trị lịch sử và nhân văn

Vậy là qua mỗi chặng đường sáng tác, với cá tính sáng tạo của mình, Nhất Linh

đã luôn tìm tòi để đổi mới thể loại tiểu thuyết Có thể tóm lược một số nét như sau: Tiểu thuyết của Nhất Linh đã từ bỏ kết cấu theo trình tự thời gian, chương hồi mà đi vào kết cấu theo diễn biến và quy luật tâm lí: Từ tuân thủ lối kết cấu của tiểu thuyết truyền thống, Nhất Linh đã đi đến phá vỡ lối kết cấu ấy khi ông tập trung xây dựng lối kết cấu dựa trên trạng thái tâm lí nhân vật thay vì lối kết cấu dựa trên cốt truyện với những sự kiện và biến cố bên ngoài của nhân vật Với lối kết cấu theo quy luật tâm lí, bên cạnh thời gian nhiều chiều, Nhất Linh còn xây dựng cả thời gian tâm lí Trong nhiều tiểu thuyết của Nhất Linh, sự xuất hiện một cách phong phú các yếu tố tâm lí như tiềm thức, vô thức, hồi tưởng, liên tưởng, tưởng tượng đã làm cho bình diện thời gian trần thuật không còn theo trình tự trước sau Ông đã đi sâu vào miêu tả những diễn biến trong nội tâm nhân vật với lối văn giản dị, trong sáng Nếu như các tác phẩm truyền thống ở thế kỷ XVIII chỉ chú trọng xây dựng một cốt truyện chặt chẽ, hô ứng, thời gian trong tác phẩm diễn tiến trên trục thời gian một chiều, thường bỏ qua những chi tiết bộn bề của cuộc sống, mà chỉ chú ý tới những sự kiện, hành động lớn trong cuộc đời nhân vật, các chi tiết nhiều khi chỉ

có giá trị tượng trưng, ước lệ Tiểu thuyết của Nhất Linh đã phá vỡ khuôn khổ của

Trang 30

cốt truyện truyền thống, không còn đi theo trình tự thời gian của cốt truyện cổ mà

đã đi thẳng vào vấn đề một cách đột ngột, rồi kết thúc một cách bất ngờ Truyện có thể bắt đầu từ một quãng đời bất kì của nhân vật Cốt truyện không còn giữ vai trò chi phối tính cách nhân vật mà chịu chi phối bởi sự phát triển của tính cách

Càng về sau trong các tiểu thuyết của ông, ông đã đi sâu miêu tả những chi tiết tưởng chừng như rất đơn giản trong bộn bề cuộc sống thường ngày nhằm làm nổi bật tính cách, số phận của nhân vật Cốt truyện không đơn thuần là những sự kiện, hành động mà bao gồm cả quá trình diễn biến tâm lí quanh co, phức tạp trong tâm hồn nhân vật Các sự kiện có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn cho dòng chảy tâm lí và định hướng cho hành động của nhân vật

Nhất Linh đã giã từ quan niệm truyền thống, noi theo cổ nhân như có lần ông từng tuyên bố trên báo Nam Phong (1924, số 79): “Ta chỉ nhận thấy rằng, văn chương Kiều có thể làm cái mẫu rất tốt cho văn chương chữ quốc ngữ, và người nào

làm văn cũng nên theo cách làm văn trong Truyện Kiều, vì những câu thơ trong

Kiều đã tới cực điểm” để đi vào quan niệm mới về văn học Ông chuyển hướng từ

tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật, đề tài đến lối viết Tiểu thuyết của ông không còn thể hiện quan niệm thẩm mĩ phương Đông và in bóng dáng của truyện thơ nôm mà nhà văn chuyển sang tư tưởng xã hội và quan điểm thẩm mĩ kiểu phương Tây, quan tâm đến số phận con người cá nhân, đến quyền sống, quyền tự do dân chủ, quyền được hưởng hạnh phúc, lòng khát khao lí tưởng Điều này được thể hiện trong hàng

loạt tác phẩm: Nắng thu, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn rồi Bướm trắng và sau này

là Xóm cầu mới, Dòng sông Thanh Thuỷ Ông có hoài bão dùng văn chương cải tạo

xã hội con người

1.2 Một số quan điểm lí luận về nhân vật của tiểu thuyết

1.2.1 Khái niệm nhân vật

Nhân vật là khái niệm không chỉ dùng trong văn chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác Vì vậy, trong lịch sử nghiên cứu đã có rất nhiều khái niệm về nhân vật Theo bộ “Từ điển Tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Lê chủ biên, Nxb

Đà Nẵng, 2002 thì nhân vật là khái niệm mang hai nghĩa Thứ nhất, đó là đối tượng

Trang 31

(thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật Thứ hai, đó là “người có một vị trí quan trọng trong xã hội” Như vậy, với cách hiểu như trên, nhân vật được dùng phổ biến ở nhiều mặt, cả ở đời sống văn học nghệ thuật và đời sống chính trị, xã hội, văn hoá…Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm nhân vật theo nghĩa thư nhất của bộ

Từ điển Tiếng Việt, tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương Nhân vật có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, nhân vật (đó là “persona”) lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt

nạ của diễn viên trên sân khấu Theo thời gian, thuật ngữ này được sử dụng với tần

số cao để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện

Cuốn Lí luận văn học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1987 do nhóm tác giả

Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam chủ biên, có định nghĩa khá kĩ về nhân vật văn học: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh…Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, một

mụ nào đó trong Truyện Kiều…Đó là những nhân vật trong truyện cổ tích, đồng

thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người…” [61, 61 - 62]

Trong cuốn giáo trình Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1993 do GS

Hà Minh Đức chủ biên lại có một định nghĩa khác về nhân vật: “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu

sử, nghề nghiệp, tính cách…Và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người có tên hoặc không tên, được khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn là những sự vật, loài vật khác mang bóng dáng, tính cách của con người…cũng có khi đó không phải là con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [22, 102]

Trang 32

Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm Chẳng

hạn, có thể nói “đồng tiền” là nhân vật chính trong Ơgiêni Grăngđê của Banzăc hay

“nhân dân” là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc và trong Chi ến tranh và hòa bình của L Tolstoi, ca cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của

G Amađô, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài: “Trong truyện ngắn Chiếc quan

tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật” Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của con người trong tác phẩm văn học

Do vậy, khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học không chỉ dừng lại ở con người mà còn ở cả những hình tượng liên quan đến con người Với cách hiểu này, ta

có thể coi “thời gian” trong truyện của Sêkhốp, các loài động vật (Dế Mèn, Dế

Choắt, Châu chấu, Bọ ngựa…) trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài là những

nhân vật văn học Bởi chúng được nhà văn “giao nhiệm vụ” thể hiện quan niệm sống, ý tưởng của con người và thể hiện tư tưởng của tác phẩm Vì thế, nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật Nhân vật thường được thể hiện qua những dấu hiệu nổi bật về tên gọi, tiểu sử, tính cách, nghề nghiệp, hoàn cảnh, những đặc điểm riêng

…chứ không phải là sự sao chụp y nguyên hiện thực ngoài đời Những dấu hiệu này thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó

Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác Nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó

Trang 33

Như vậy, có rất nhiều định nghĩa về nhân vật văn học, nhưng các định nghĩa đều mang những nội hàm giống nhau Thứ nhất, nhân vật văn học là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương tiện văn học Thứ hai, đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn

Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất, là “nội dung của mọi nhân vật văn học” Vì vậy, trước kia trong một số giáo trình đã gọi nhân vật là tính cách Ở đây cần hiểu tính cách là những phẩm chất xã hội lịch sử của con người, thể hiện qua một vài đặc điểm cá nhân, gắn với phẩm chất tâm - sinh lí của họ “Tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt đến mực độ là những điển hình” [22, 105] Tính cách của nhân vật vừa bao gồm những thuộc tính riêng biệt, độc đáo mang tính cá nhân, lại vừa mang những nét chung tiêu biểu cho nhiều người trong xã hội Đồng thời tính cách không tĩnh tại, bất biến mà có một quá trình phát triển phù hợp với logic phát triển khách quan của đời sống Như vậy, tính cách tiêu biểu cho nhân vật Trong tác phẩm văn chương, có nhân vật được khắc hoạ tính cách nhiều hay ít, nhưng cũng có những nhân vật không được khắc hoạ tính cách, điều này phụ thuộc vào ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn

Trong tiểu thuyết trung đại, nhân vật chủ yếu là nhân vật tính cách Nó được xây dựng thông qua các biến cố, các sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính, tác phẩm thường được chia theo chương, hồi Mỗi một hồi lại tái hiện một sự kiện, biến

cố mà nhân vật tham gia Tính cách của nhân vật được bộc lộ thông qua biến cố đó Trong khi đó, ở tiểu thuyết hiện đại, nhân vật không chỉ được quan tâm đến tính cách mà còn được chú ý đến diễn biến tâm lí, đến sự đa diện trong tâm hồn nhân vật Điều này khiến cho nhân vật của tiểu thuyết hiện đại không ước lệ theo kiểu tư duy nghệ thuật cổ điển mà cụ thể, sinh động hơn nhiều Trong mối tương quan với cốt truyện, nhân vật cổ điển bị ràng buộc, chi phối bởi cốt truyện và bị hạn chế bởi

Trang 34

bút pháp cũ, trong khi đó nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại giữ vai trò lớn trong tác phẩm, nhiều khi chi phối và phá vỡ cốt truyện

Gắn với sáng tác ngôn từ của những thời đại khác nhau, nhân vật văn học in dấu những xu hướng của văn xuôi nghệ thuật Tiêu biểu cho sử thi là nhân vật lí tưởng hoá; ở truyện ngắn cổ điển là kiểu nhân vật mặt nạ cố định; ở truyện ngắn lãng mạn là kiểu nhân vật bị vò xé bởi những mâu thuẫn; ở truyện ngắn hiện thực thế kỉ XIX - XX là nhân vật được miêu tả trong tính xx hội lịch sự cụ thể, có đời sống tâm lí; ở một số trào lưu văn học và sân khấu trong thế kỉ XX còn có phản nhân vật, tức là một kiểu nhân vật văn học bị tước bỏ nhiều nét vốn có của nó (so với các trào lưu truyền thống) nhưng vẫn đứng ở vị trí trung tâm của tác phẩm Nhân vật trong tác phẩm văn học vô cùng phong phú và đa dạng Từ những góc độ khác nhau có thể phân chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau Nhân vật vừa là yếu tố thuộc về nội dung, vừa là yếu tố thuộc về hình thức, bởi vậy nó có vị trí và chức năng vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn học Nhân vật là phương tiện để khái quát hiện thực (nhân vật là công cụ để tạo nên thế giới nghệ thuật, là phương tiện để tái hiện con người với các đặc điểm về tính cách, số phận, chiều hướng con đường đời) Nhân vật là phương tiện để khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ao ước, kì vọng về con người Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định Nhà văn còn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và các quan niệm về cá nhân đó Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, các số phận con người và các quan niệm về chúng Nhân vật còn là phương tiện để khái quát tư tưởng và quyết định hình thức của tác phẩm Trong tác phẩm văn xuôi tự sự, nhân vật và cốt truyện giữ vai trò chủ đạo Nhân vật sẽ xâu chuỗi các sự kiện, tình tiết của tác phẩm, là nơi để nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ về con người, đồng thời góp phần tạo nên giá trị, sức hấp dẫn và sự thành công của tác phẩm

Trang 35

Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học Nó là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và đến lượt mình, nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khức hoạ Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng và nghệ nghệ thuật của tác phẩm

1.2.2 Đặc điểm của nhân vật trong tiểu thuyết

Một trong những thành phần quan trọng nhất của tiểu thuyết là nhân vật Nói đến tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật Vấn đề vai trò, vị trí và phương thức tồn tại của nhân vật trong tiểu thuyết như thế nào thì luôn là vấn đề lí thuyết

mà mọi nền lý luận văn học đều quan tâm lý giải

Tiểu thuyết phản ánh cuộc sống từ góc độ đời tư, đi sâu vào phản ánh số phận con người, do đó, nhân vật của tiểu thuyết khác với nhân vật trong các thể loại khác như sử thi, kịch, thơ… Nhân vật của tiểu thuyết có những đặc điểm riêng mà nhân vật thuộc các thể loại khác không có được

Nhân vật sử thi là những con người chỉ nhìn thấy và biết ở mình có những gì

mà người khác nhìn thấy và biết ở nó Ở con người này chẳng có gì phải tìm tòi, ước đoán, hoàn toàn không chủ động trong tư tưởng, trong ngôn ngữ Từ đó có thể thấy, về cơ bản, nhân vật sử thi được tạo ra vẻ đẹp vô song, trong sáng như pha lê

và đạt được tính hoàn chỉnh nghệ thuật về hình tượng con người Nếu đối tượng của

sử thi là những nhân vật của quá khứ dân tộc thì nhân vật tiểu thuyết là những con người của thời hiện tại Nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải” Tức là nhân vật phải chịu rất nhiều những trải nghiệm trong cuộc đời với bao nhiêu thăng trầm, biến đổi, những đau khổ dằn vặt, suy nghĩ Bởi lẽ, nhân vật trong tiểu thuyết luôn chịu tác động của hoàn cảnh Trong sử thi, nhân vật tương đối đơn giản, phù hợp với quan niệm phổ biến về kiểu loại nhân vật đó M Bakhtin nhận xét, con người trong tiểu thuyết khác với sử thi là thường không đồng nhất với chính nó Không có nhân vật nào thống nhất với chính nó từ đầu đến cuối tác phẩm Chúng ta thường xuyên bắt gặp những kiểu nhân vật hai mặt, hay những mâu thuẫn, đối kháng tâm lí trong chính bản thân nhân vật Một người có địa vị cao trong xã hội nhưng lại xử sự rất xấu và ngược lại Nghĩa là nhân cách con người tiểu thuyết phức tạp hơn nhiều

Trang 36

so với những lược đồ đơn giản về vị thế, giới tính, giai cấp,…của chính họ Vì vậy, mặt tâm lí của nhân vật luôn là trung tâm nhấn mạnh của tiểu thuyết

Truyện ngắn chỉ có thể nói về nhân vật trong quỹ thời gian ngắn, có những biến động lớn mà người đọc không thể hiểu rõ tiểu sử, sự phát triển cụ thể của cuộc đời họ Còn tiểu thuyết với khuôn khổ rộng lớn về thời gian và không gian, nhà văn

có thể khai thác nhân vật, miêu tả nhân vật một cách tỉ mỉ, toàn diện theo suốt quá trình một cuộc đời

Nếu ký chỉ từ một con người thực, một bối cảnh thực để xây dựng nên hình tượng điển hình thì tiểu thuyết lại có khả năng cùng một lúc tạo dựng được hình tượng điển hình từ nhiều con người, tính cách, bối cảnh khác nhau

Cũng giống như phương thức miêu tả của một số thể loại văn học khác, nhân vật trong tiểu thuyết được nhà văn miêu tả qua những chi tiết, những xung đột, tình tiết biến cố, những mâu thuẫn bên trong Vì vậy, nhân vật trong tiểu thuyết phải tương tự với con người trong cuộc sống, nó phải là con người mang bản chất xã hội một cách chân thực khách quan, song nó lại phải có cá tính, có cuộc đời, số phận riêng, độc lập

Nhân vật trong tiểu thuyết đa dạng, phong phú, có thể là con người toàn vẹn, đầy đặn, được miêu tả nhiều mặt, tinh tế, chi tiết như con người đang sống; có thể được miêu tả sinh động, hoàn chỉnh từ góc độ ngoại hình đến tính cách, nội tâm, từ tình cảm đến lý trí, từ tính cách đến số phận, từ hành động đến tâm lí, ngôn ngữ, các mối quan hệ, từ bình diện ý thức đến vô thức, từ tư tưởng đến bản năng Sự miêu tả

đã đạt đến mức độ lập thể, toàn vẹn Người viết có thể khai thác nhân vật một cách toàn diện, tỉ mỉ theo từng bước thăng trầm của số phận Nhưng nhân vật trong tiểu thuyết cũng có thể chỉ là những phiến đoạn, một dòng nội tâm hoặc thậm chí nhân vật chỉ còn những phân mảnh

Nhân vật trong tiểu thuyết phát triển có quá trình, tham gia vào tình huống với nhiều hành động khác nhau nên có sức sống nội tại, tự nó tìm thấy con đường đi của nó trong tác phẩm Giữa nhân vật và hoàn cảnh luôn có mối quan hệ tác động lẫn nhau Nhân vật chịu sự chi phối mạnh mẽ của hoàn cảnh, lệ thuộc vào hoàn

Trang 37

cảnh Đôi khi nhân vật cũng có thể làm thay đổi hoàn cảnh trong phạm vi nhất định, nhưng hoàn cảnh vẫn giữ một vai trò quyết định trong tiểu thuyết Hoàn cảnh ở đây được nhận thức là “vận mệnh” tác động trực tiếp đến nhân vật, quyết định số phận nhân vật

Nhân vật tiểu thuyết có rất nhiều, số đông, nhiều khi xuất hiện với cả gia tộc, dòng họ, thậm chí nhiều thế hệ Số lượng nhân vật có thể lên tới 500 như trong

Chi ến tranh và hòa bình hoặc Hồng lâu mộng Cách tiếp cận nhân vật cũng rất đa

dạng Nhà tiểu thuyết có thể miêu tả nhân vật qua hành động và tâm lí như tiểu thuyết thế kỷ XIX, ví như phép biện chứng tinh thần của L Tolstoi; nhưng cũng có thể miêu tả qua hồi ức hay dòng ý thức như nhiều tiểu thuyết thế kỷ XX của M Proust, J Joyce, J Kawabata,… Nhân vật tiểu thuyết có đời sống và số phận riêng phù hợp với sự phát triển tính cách của nhân vật và logíc của đời sống Nhân vật tiểu thuyết là hình bóng của con người, có tác động đến lối sống của con người

Nhân vật tiểu thuyết tuy bắt nguồn từ cuộc đời thực và luôn có mối liên hệ với cuộc đời, nhưng không vì thế mà đồng nhất nhân vật tiểu thuyết với con người thật ngoài cuộc đời, vì đây là nhân vật của hư cấu và tưởng tượng, là nhân vật có tính chất điển hình được xây dựng theo quan niệm nghệ thuật của nhà văn, là nhân vật của một thời đại nhất định nhưng nó cũng là nhân vật của mọi thời đại

Nhân vật tiểu thuyết trước tiên là con người bình thường của đời sống hàng ngày với những quan hệ cụ thể Tiểu thuyết hiện đại từ chối loại nhân vật “bề trên”, mỗi nhân vật là cả một thế giới không hề đơn giản một chiều mà hết sức phong phú

và sâu sắc Tác giả Thiếu Sơn trong Phê bình và cảo luận cho rằng nhân vật tiểu

thuyết phải là những người “tầm thường” nhưng mang bản sắc nhân loại với cái nghĩa là những phẩm chất “yếu hèn”, “cao thượng” mà cho dù ai, ở địa vị nào cũng

ít nhiều có Thạch Lam trong Theo dòng đề cao nhân vật như một phức hợp đa diện,

một con người rất tốt có thể có lúc giận dữ, tàn ác như một người rất ác có thể có lúc hiền lành nhân từ Người ta là người với những sự cao quý và hèn hạ của con người Những hành vi của người ta không chỉ do lẽ phải và tri thức, mà phần nhiều định đoạt bởi những nguyên nhân sâu xa khác: tính di truyền, tạng người, tính

Trang 38

chất…Vũ Bằng trong Khảo về tiểu thuyết khái quát thêm rằng nhân vật tiểu thuyết

là một nhân vật phản chiếu hình ảnh của đời, là một nhân vật như chúng ta đây, một nhân vật rất gần, rất thân thiết chúng ta, một nhân vật mà nhìn vào lòng như nhìn vào lòng ta vậy

Trong tiểu thuyết, mối quan hệ giữa nhân vật và nhà văn rất phức tạp Là sản phẩm do nhà văn sáng tạo, nhân vật tiểu thuyết là hình bóng, là hiện thân tư tưởng của nhà văn, vì “bản chất tiểu thuyết không có gì đố kị với tư tưởng, miễn là tư tưởng đừng thủ tiêu, đừng hút hết máu tươi và da thịt của nhân vật để chỉ còn lại những bộ xương khô” [57, 30] Và “Ở những tác phẩm lớn của nhân loại về tiểu thuyết, tư tưởng cao sâu đều có cái duyên may gặp được những nhân vật sống, có cá tính, mang ra phô diễn” [57, 30] Nhân vật tiểu thuyết là nơi thể hiện rõ nhất những quan điểm nghệ thuật và quan niệm của nhà văn về cuộc sống Nhưng dù nhân vật

có là cái loa phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn, thì nhân vật cũng không bao giờ là hình hài của tác giả, là đồng nhất với tác giả Nhân vật tiểu thuyết có đời sống, số phận và sức sống nội tại riêng phù hợp với sự phát triển tính cách của nhân vật và logíc của đời sống Nó luôn biến động, luôn có sự chuyển hóa để thích nghi với những thay đổi của đời sống Cho nên, khi xây dựng nhân vật tiểu thuyết, nhà văn phải tôn trọng tính độc lập và sự phát triển tự do của nhân vật, phải thấy được quy luật vận động nội tại của tính cách nhân vật

Trong tiểu thuyết hiện đại, nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm Theo nhà nghiên cứu Trần Thanh Hiệp, trong tiểu thuyết, vấn đề quan trọng “phải là vấn đề nhân vật Người ta sẽ tìm thấy bộ mặt của con người trong các nhân vật của tiểu thuyết (…) Trong tiểu thuyết, ngoài nhân vật còn có gì khác nữa, thời nhân vật cũng vừa là cá thể, vừa là linh hồn” [39, 93 - 94] Tô Thùy Yên khẳng định: “gây không khí cho tiểu thuyết là một điều kiện cần thiết nhưng chưa đầy đủ (…) không khí chỉ là môi trường cho nhân vật cử động thôi, thành thử nhân vật vẫn là trọng tâm của tiểu thuyết gia” [39, 96] Trong

chuyên luận Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, Nguyễn Văn Trung cho rằng: “Nhà văn nào

cũng có ý nghĩ của mình về cuộc đời và khi cầm bút viết tức là muốn dựng lên một thế giới con người và sự vật nhằm thể hiện những ý nghĩ đó Cho nên hai yếu tố cấu tạo

Trang 39

chính của tác phẩm tiểu thuyết là nhân vật và sự vật” Nhân vật là linh hồn, là yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết, ở nhân vật có thể tìm thấy “bộ mặt con người”, nhân vật là chiếc cầu nối giữa “cuộc đời thực” và “cuộc đời có vẻ thực” trong tiểu thuyết Qua thế giới nhân vật, người đọc sẽ tìm thấy những vấn đề nhân sinh mà tác giả muốn gửi gắm, muốn chia sẻ

Khi sáng tác, mỗi nhà văn thường chọn cho mình một thế giới nhân vật phù hợp với sở thích, cá tính của mình để miêu tả, thể hiện Trong tiểu thuyết, nhân vật

là nơi duy nhất để tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác Để khẳng định vấn đề này, Nguyễn Đình Thi đã viết: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật tiểu thuyết theo tôi, là miêu tả những con người và đường đi của họ trong xã hội Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát

từ nhân vật hơn là từ sự việc” [66, 645]

Như vậy, nhân vật trong tiểu thuyết hết sức đa dạng, phong phú và luôn hấp dẫn, mới mẻ, có khả năng khái quát hiện thực, khái quát quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nhân vật có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo cảm hứng cho nhà văn sáng tạo nghệ thuật và thể hiện ngòi bút tài năng của nhà văn Những tiểu thuyết có giá trị luôn thành công trong việc xây dựng nhân vật

1.2.3 Nghệ thuật thể loại tiểu thuyết

Tiểu thuyết - sử thi của thời hiện tại - là hình thức tự sự cỡ lớn, phổ biến thời cận đại và hiện đại Tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức, xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa đạng trong một không gian, thời gian rộng lớn Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn học cận hiện đại

Tiểu thuyết (novel) là thể loại lớn tiêu biểu cho loại hình tự sự, “cỗ máy cái” của nền văn học hiện đại Với đặc trưng thi pháp của mình, bằng phương pháp trần thuật, tiểu thuyết chiếm lĩnh và khái quát hiện thực cuộc sống một cách đa chiều và phong phú Theo Puskin thì qua chữ tiểu thuyết, chúng ta hiểu là cả một thời đại được phát triển trong câu chuyện hư cấu Có nhiều định nghĩa về thể loại tiểu thuyết

Trang 40

- hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ Theo M.Bakhtin thì tiểu thuyết là loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự chuyển biến của bản thân hiện thực Tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại mới của lịch sử loài người, là thành quả rực rỡ

có giá trị như một bước ngoặt nhảy vọt thực sự vĩ đại của hàng ngàn năm văn chương thế giới

Tiểu thuyết xây dựng hình tượng thuộc về một không gian - thời gian ở thời hiện tại chưa hoàn thành, miêu tả cuộc sống hiện tại đang diễn ra, không ngừng biến đổi sinh thành Nếu đối tượng của sử thi là những nhân vật của quá khứ dân tộc thì nhân vật tiểu thuyết là những con người của thời hiện tại Thậm chí tiểu thuyết dù

có viết về nhân vật lịch sử, nhân vật trong quá khứ, nhưng cách đặt vấn đề, lí giải là theo quan điểm của thời hiện tại Nếu sử thi dùng kinh nghiệm của cộng đồng thì tiểu thuyết chọn kinh nghiệm cá nhân làm cơ sở lí giải thế giới, đó chính là cái nhìn cuộc sống theo quan điểm cá nhân, góc độ đời tư

Một đặc điểm tiêu biểu của tiểu thuyết là chất văn xuôi Tiểu thuyết có một cái nhìn không mang tính thi vị hóa, lãng mạn hóa như sử thi Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống với mọi bộn bề, ngổn ngang của cuộc đời, bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi hài lẫn lộn Đó là chất văn xuôi của cuộc đời Chất văn xuôi thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết của Banzac, Stangdan, Tolstoi, Solokhov,…Tiểu thuyết có khả năng dựng lại một bức tranh rộng lớn về không khí thời đại, phong tục, lối sống,…Chính nhờ những thành phần xen, phần “thừa” của cốt truyện như yếu tố miêu tả, bình luận, những câu chuyện đan xen, ngoài cốt truyện làm cho tác phẩm có một không khí, linh hồn, một sinh mệnh sống thực sự…Những chi tiết kiểu này trong các loại tự sự cỡ vừa và nhỏ ít có Hoàn cảnh của tiểu thuyết cũng rất đa dạng Có hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh chiến tranh, môi trường, phong tục, văn hóa Hoàn cảnh có thể là môi trường cho nhân vật hoạt động, bộc lộ nội tâm; tạo không khí chung cho tác phẩm

Tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách trần thuật và nội dung trần thuật Điều này làm cho tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái đang xảy ra so với thời của

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w