1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn nghệ thuật xây dựng kết cấu và tổ chức trần thuật

100 708 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 485 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Có thể nói, nỗ lực đổi mới không ngừng là hướng đi chủ yếu của văn học Việt Nam sau 1975 và đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên tính đa dạng và phong phú của giai đoạn văn học này. Đặc biệt, đối với các nhà văn “hậu đổi mới” (từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX đến nay), vấn đề quan tâm lớn nhất “không còn là viết về cái gì mà viết như thế nào”. Có thể thấy điều đó qua một loạt sáng tác của các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, ….Cùng với những thay đổi về tình hình văn hoá - xã hội và xu thế cách tân mạnh mẽ của văn học trong nước và thế giới, dòng văn học ngoài nước cũng có những bước bứt phá, đổi mới về nhiều mặt. Trong số những cây bút tiêu biểu ấy, Thuận là một gương mặt nổi bật với những trăn trở, thể nghiệm mới trong sáng tác. 1.2. Cho dù không ít người tỏ ra hoài nghi về số phận của tiểu thuyết thì đến nay, tiểu thuyết vẫn tiếp tục phát triển và thực sự vẫn là “thể loại cái”, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển và quy mô của bất cứ một nền văn học văn học nào. Một mặt, tiểu thuyết xâm thực vào các thể loại, mặt khác, dung nạp vào nó ưu thế của nhiều thể loại để tạo nên “dưỡng chất” cho mình. Ngay cả cây bút xuất sắc trong lĩnh vực truyện ngắn như Nguyễn Huy Thiệp cũng từng khẳng định: thời nay là thời của tiểu thuyết! Với Thuận, sau một số truyện ngắn, tiểu thuyết thực sự là “cuộc phiêu lưu nguy hiểm” nhằm đi tìm và khẳng định những giá trị mới của chị. 1.3. Những nỗ lực của Thuận đã được ghi nhận bằng sự chào đón nồng nhiệt của độc giả và Tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2005 cho cuốn Paris, 11 tháng 8 (2005). Chính vì vậy, nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của Thuận là một hướng đi triển vọng trong việc nhìn nhận, khám phá tài năng của nhà văn cũng như những hướng cách tân của tiểu thuyết Việt 1 Nam sau đổi mới. Đây cũng chính là lựa chọn của chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Thuận mới chỉ xuất hiện trên văn đàn Việt Nam dăm năm trở lại đây, nhưng những tác phẩm của chị đã gây “sốt” với độc giả và giới phê bình. Luôn có ý thức cách tân văn học, nghiêm túc với công việc của mình, bạo dạn và thậm chí khiêu khích với thẩm mỹ truyền thống, Thuận nhận được không ít sự ủng hộ cũng như bài xích, chê bai. Tuy nhiên, cho đến nay những ý kiến về Thuận chỉ là những bài báo, phỏng vấn, điểm sách, những bài phê bình nhỏ lẻ, … chưa có công trình nào đáng kể. Trong những tài liệu mà chúng tôi bao quát được, có thể tập hợp thành một số ý kiến tiêu biểu sau: 2.1.1. Trong bài viết Suy nghĩ về dịch thuật và ngôn ngữ văn chương, Cao Việt Dũng khẳng định: “Thuận đã tạo ra một thế giới khác, một thế giới mong manh nằm trên biên giới các nền văn hóa, nhưng cùng lúc cũng là một thế giới vững chắc với các nền móng chung, với những lối liên thông, với những động hướng gần gũi nhau.” Thuận có “một thứ can đảm phi thường trong một khí hậu văn chương đậm màu tầm thường đang vây bủa: can đảm bịa đặt”. Cũng là dịch giả này, trong lời giới thiệu cuốn T mất tích, đã nhận xét: “T mất tích đẩy xa hơn một bước rất dài ngưỡng cửa bất an và hoang vắng của con người hiện đại trong các xã hội hiện đại. Con người trong T mất tích không còn mang thân phận của kẻ tha hương bơ vơ trong một bối cảnh xa lạ, mà lâm vào một tình thế khác không kém phần tuyệt vọng….Thuận tiếp tục khẳng định sức viết dồi dào và khả năng chạm đến những ngõ ngách đặc biệt trong cuộc sống thời đại chúng ta”. 2.1.2. Trong lời bạt cho Made in vietnam, Đoàn Cầm Thi cho rằng: Thuận đã phản ảnh được “cái nhàn nhạt của xã hội Việt Nam hôm nay”, đã viết một cuốn đặc biệt “không chương đoạn, không kết, không mở, không cao trào 2 xung đột”, “tạo cho tiểu thuyết một nhịp điệu ghồ ghề”. Trong bài I’m yellow: Khoái cảm văn bản - đọc Chinatown của Thuận, Đoàn Cầm Thi đã có nhiều phát hiện sâu sắc về lối viết, về những cách tân của Thuận. Bài viết nhấn mạnh: Thuận đã đi tìm “một bình diện mới của thế giới”, đặt những di dân nhỏ bé trong các chiều kích thời gian: quá khứ - hiện tại - tương lai để thấy rõ hơn thân phận của họ. Đặc biệt Thuận đã tạo “phong cách thơ trong tiểu thuyết”. Phong cách ấy được tạo nên bởi “nhiều câu mang tiết tấu lạ, nhưng cách đổi nhịp vô cùng linh động…”, “bằng cách nói song hành khi tương phản khi hô ứng”, “bằng cách luôn lạc đề, mải cuốn theo cuộc chạy đua với chữ”… 2.1.3. Trong một số công trình nghiên cứu khoa học, chúng tôi thấy có nhiều ý kiến phân tích về những cách tân trên nhiều phương diện trong tiểu thuyết của Thuận. Luận văn Ý thức về nhịp điệu trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời đổi mới của Lê Thị Thanh Huyền đề cập đến tính nhịp điệu được ý thức rõ rệt trong tiểu thuyết của Thuận, đặc biệt từ các phép lặp ở nhiều cấp độ. Trong luận văn Những cách tân nghệ thuật theo hướng hiện đại của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga cũng đề cập, phân tích về những cách tân của Thuận ở phương diện nhân vật, tổ chức điểm nhìn trần thuật và giọng điệu mang tính chất uymua đen. Nhịp điệu tiểu thuyết Chinatown ở hai cấp độ cơ bản: lớp cấu trúc hình tượng và lớp cấu trúc hình thức cũng đã được tìm hiểu trong báo cáo khoa học Nhịp điệu tự sự trong Chinatown của Thuận của sinh viên Đỗ Thị Thoan (04/2006) 2.1.4. Những tiểu thuyết của Thuận đã gây sự chú ý đối với dư luận. Điều đó thể hiện ở rất nhiều ý kiến đánh giá, phân tích phê bình, nhiều bài giới thiệu sách, phỏng vấn được đăng trên các báo mạng hoặc website cá nhân: - Ngôn ngữ Việt thừa tinh tế để sáng tạo [40] - Phỏng vấn tác giả Made in vietnam [73] - Khi nhà văn yên vị tức là lúc ngòi bút bất lực [51] - Các bài phỏng vấn trên website Phongdiep.net [74] 3 - Với tôi mỗi tác phẩm như một chuyến đi xa. [32] - Đôi nét về thi pháp và kết cấu của Chinatown [22] - Thuận và Phố Tàu: dùng nghịch lí để kể những nghịch lí[23] ………… Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng Thuận đã có nhiều nỗ lực đổi mới và là một gương mặt trẻ độc đáo, đầy triển vọng của văn học Việt Nam đương đại với một lối viết hiện đại, tinh thần cách tân mãnh liệt và kiên quyết chối từ truyền thống. Sáng tác của Thuận hàm chứa chất hài hước sâu thăm thẳm, không lẫn với bất cứ ai, không lấp đi được cái bi kịch lớn lao của cuộc sống, đó là một giọng văn luôn hàm ý giễu cợt, là nhịp điệu lạ lùng xuyên suốt cuốn sách và xuyên suốt cả một cuốn tiểu thuyết dang dở nội tiếp trong đó …. Lời giới thiệu của dịch giả Dương Tường như một nhận định tiêu biểu: “Ngổn ngang và tung tóe những mảnh của một trò chơi ghép hình không chương hồi liền một mạch suốt hơn 200 trang sách, bề bộn những suy ngẫm, hình tượng, chi tiết nhấn đi nhấn lại bất tận đến thành ám ảnh, như lưỡi dao cùn nhay mãi không dứt, như cái đĩa hát cũ bị vấp rãnh, cuốn sách đậm đặc một thứ humour xót xa và không thiếu những yếu tố mà giờ đây người ta gọi là hậu hiện đại này nhiều lúc làm tôi như nhập đồng”. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cũng đánh giá cao sức lao động văn chương của Thuận, cho rằng “các tác phẩm của Thuận có những tìm tòi về nội dung và nghệ thuật, rõ nhất là về cách viết” [37]. 2.2. Trong các tài liệu mà chúng tôi bao quát được, những cách tân trong tiểu thuyết của Thuận chỉ mới được đề cập qua một số bài viết nhỏ lẻ, trong từng tác phẩm cụ thể, chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện. Tuy nhiên, đó cũng là những gợi ý quý báu cho chúng tôi thực hiện luận văn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng 4 - Nghiên cứu những nét mới về nghệ thuật tiểu thuyết ở góc độ lí luận và thực tiễn tiểu thuyết Việt Nam trong nước cũng như văn học ngoài nước sau đổi mới. - Nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của Thuận ở các phương diện: quan niệm nghệ thuật, kết cấu và nhân vật, đi tìm một giọng điệu riêng. 3.2. Phạm vi Luận văn chủ yếu khảo sát các tiểu thuyết của Thuận đã được xuất bản: 1. Made in Vietnam 2. Chinatown 3. Paris 11 tháng 8 4. T mất tích Ngoài ra, người viết sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu với một số tiểu thuyết, truyện ngắn của một số nhà văn trong và ngoài nước để làm nổi rõ hơn những đóng góp nghệ thuật của Thuận. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thống kê Để khái quát những cách tân của Thuận, chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát thống kê nhằm làm cơ sở cho những khái quát khoa học của mình. Trong luận văn, phương pháp này được vận dụng chủ yếu khi: thống kê tần số xuất hiện của các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận, khảo sát thống kê tỉ lệ sử dụng câu (độ dài ngắn khác nhau), các phép lặp…. 4.2. Phương pháp phân tích Phương pháp này nhằm cụ thể hóa các phương diện cách tân trong tiểu thuyết của Thuận dựa trên những nét khái quát mà phương pháp khảo sát thống kê đã chỉ ra. 4.3. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp nhằm tìm ra những cách tân của tiểu thuyết đương đại, những cách tân của tiểu thuyết Việt Nam (trong nước và ngoài nước) sau 5 1975 trên cả hai bình diện lý thuyết và thực tiễn, làm rõ những cách tân của Thuận trong tiểu thuyết so với các nhà văn trước đó và cùng thời. 5. Đóng góp mới của luận văn - Lần đầu tiên luận văn đặt vấn đề nghiên cứu cách tân trong tiểu thuyết của Thuận một cách tương đối hệ thống và toàn diện. - Người viết sẽ cố gắng sử dụng những tri thức về thi pháp học và tự sự học để đi sâu phân tích sự đổi mới trong quan niệm và kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết của Thuận. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xem như đây chỉ là một đề án, một thử nghiệm bước đầu để khám phá cây bút tiểu thuyết nhiều cách tân này. 6. Cấu trúc của luận văn Tương ứng với nhiệm vụ đặt ra ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Thuận trong bối cảnh đổi mới tiểu thuyết hiện nay Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận Chương 3: Nghệ thuật xây dựng kết cấu và tổ chức trần thuật 6 CHƯƠNG 1 THUẬN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT HIỆN NAY 1.1. Những nỗ lực cách tân của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 1.1.1. Tiểu thuyết trong nước – hành trình tìm tòi đổi mới từ 1975 đến nay Cùng với những đổi thay có tính chất bước ngoặt của lịch sử, văn học Việt Nam trong nước sau 1975 cũng có những bước chuyển mình rõ rệt. Người ta đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa và yêu cầu văn học phải được “cởi trói”, thoát ra khỏi thứ văn học “phải đạo”. Cùng với tiến trình vận động của văn học dân tộc, tiểu thuyết Việt Nam cũng có nhiều nỗ lực đổi mới, cách tân. Theo các nhà nghiên cứu, văn học Việt Nam ba mươi năm qua đã đi qua ba chặng đường: từ 1975 đến 1985 là thời kỳ chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến; từ 1986 đến đầu thập kỉ 90 là thời kỳ văn học đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ, gắn liền với chặng đầu của công cuộc đổi mới đất nước; từ năm 1993 đến nay, văn học trở lại với những qui luật bình thường và hướng sự quan tâm hơn vào vấn đề cách tân nghệ thuật. Có thể nói, từ năm 1975 đến năm 1985 là chặng đường chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh sang nền văn học của thời kì hậu chiến. Tính chất chuyển tiếp thể hiện rõ ở nhiều phương diện: đề tài, cảm hứng, các phương thức nghệ thuật và qui luật vận động của văn học. Ở nửa cuối thập kỉ 70, những năm liền ngay sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, khuynh hướng sử thi vẫn được tiếp tục nhưng mờ nhạt dần với những tiểu thuyết, kí sự, hồi kí về chiến tranh, tiêu biểu như: Họ cùng thời với những ai (Thái Bá Lợi), Tháng Ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Năm 75 họ đã sống như thế nào (Nguyễn Trí Huân), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Miền cháy (Nguyễn Minh Châu)… Tất nhiên bên cạnh việc tiếp tục mảng đề tài lịch sử, tái hiện, khai thác “dữ liệu” từ cuộc kháng chiến chống Mĩ oanh liệt, văn xuôi sử thi sau 1975 7 cũng có những khác biệt nhất định so với trước. Nhà văn có tâm thế, điều kiện để nhìn lại quá khứ, phân tích lí giải những chiến công rạng rỡ cũng như thấm thía những mất mát đau thương - hệ quả tất yếu của chiến tranh mà trước đây họ phải tạm quên đi hoặc né tránh. Một số cây bút cũng đã kịp thời phản ánh những bộn bề sau cuộc chiến, có niềm vui, hạnh phúc, được đoàn tụ, được tự do, được sống trong hòa bình, nhưng cũng có không ít những khó khăn, phức tạp, thậm chí cả những mâu thuẫn xung đột trong cuộc sống ở một đất nước mới hồi sinh, thống nhất (Những khoảng cách còn lại - Nguyễn Mạnh Tuấn, Miền cháy - Nguyễn Minh Châu….). Bước vào những năm đầu thập kỉ 80, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn chồng chất và rơi vào khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Văn học cũng chững lại, không ít người lâm vào tình trang bối rối mất phương hướng trong sáng tác. Họ vẫn chưa thoát khỏi quán tính của dòng chảy văn học thời trước, lúng túng trước một hiện thực mới, không còn chiến tranh, không còn tiếng súng, không còn máu đổ nhưng cũng không kém phần cam go, phức tạp muôn dạng hình, cùng với những đòi hỏi mới của người đọc. Nhưng đây cũng là thời điểm “lửa thử vàng” của những người cầm bút. Những tìm tòi, trăn trở, suy tư thầm lặng mà mãnh liệt ở một số nhà văn có tấm lòng và ý thức trách nhiệm cao về nghề đã góp phần mở ra cho văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng những hướng tiếp cận mới với hiện thực nhiều mặt, đặc biệt là cái hiện thực đời thường với những vấn đề đạo đức thế sự đang tồn tại nổi cộm, đòi hỏi văn học phải nhận thức khám phá. Từ đầu 1986 đến đầu những năm 90 là giai đoạn văn học đổi mới, tập trung vào mô tả hiện thực với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật. Khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản chiếm ưu thế chủ đạo. Trong giai đoạn này, tiểu thuyết đã thực sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, bộc lộ khả năng vượt trội của mình trong cách “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, bao quát được các vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và con người. Nhiều cây bút đã phơi bày 8 những mặt trái còn bị che khuất, lên án những lực lượng, những thói quen, nếp sống, cách hành xử lạc hậu, lỗi thời làm cản trở quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc chính đáng của con người cũng như sự phát triển của xã hội. Tiểu thuyết “Thời xa vắng” của Lê Lựu được coi là tác phẩm khơi dòng cho khuynh hướng này và đã trở thành một sự kiện văn học nổi bật của những năm 1986 – 1987. Tiếp đó là một loạt các tiểu thuyết và truyện ngắn xuất hiện cuối thấp kỉ 80 và 90 như: Mùa là rụng trong vườn, Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Gặp gỡ cuối năm, Một cõi nhân gian bé tí (Nguyễn Khải), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Đứng trước biển vắng, Phố, Cuộc đời dài lắm (Chu Lai), Đời thường (Phùng Khắc Bắc), Bến không chồng (Dương Hướng), Những thiên đường mù (Dương Thu Hương), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh)…Chiến tranh vẫn là một đề tài “nóng” nhưng niềm tự hào rạng rỡ vì chiến thắng đã nhường chỗ cho những hệ lụy đau buồn, những mất mát, hi sinh, những xót xa, đau đớn mà chiến tranh đã tác động đến mỗi con người, đến cả dân tộc. Những “hòn vọng phu” trên khắp đất nước Việt nam, những tham vọng quyền lực chà đạp lên tình đồng chí đồng đội, những nỗi buồn dai dẳng của những thế hệ phải trải qua cuộc chiến ấy…đều được thể hiện rõ trong Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam (Nguyễn Minh Châu), Thân phận tình yêu (bảo Ninh)…Các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp lại phơi bày sự khủng hoảng của xã hội qua việc thay đổi các giá trị và lối sống (Tướng về hưu, Không có vua….). Những góc khuất lấp đáng sợ, tàn ác, lạnh lùng của con người, những mảng tối phơi bày nhức nhối như một lời thức tỉnh. Tiếp tục hướng tiếp cận đời sống trên bình diện thế sự - đời tư đã được mở ra ở nửa đầu những năm 80, nhiều cây bút đã đi vào thể hiện những khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự đan dệt nên cuộc sống đời thường phức tạp. So với những tác phẩm văn học trước đây, văn học giai đoạn này mang một nhiệt tình phê phán dữ dội hơn rất nhiều. Tuy vậy, cảm hứng phê phán có 9 lúc cũng đẩy tới cực đoan. lệch lạc, nhiều cây bút bộc lộ một cái nhìn ảm đạm, hoài nghi. Sự xuất hiện cảm hứng sự thật, quả thực là một tất yếu nhưng cũng là điều tất yếu mà văn học phải vượt qua để tìm đến những chiều sâu mới. Người đọc chờ nhà văn qua những vận động xã hội phức tạp đó đưa đến cho họ những tổng kết nhân văn sâu sắc, lâu dài. Từ cuối những năm 90 đến nay, trong xu thế ổn định của xã hội, văn học về cơ bản cũng trở lại với những quy luật mang tính bình thường nhưng vẫn kiên trì đi theo định hướng đổi mới đã hình thành từ những năm 80. Nếu như trước đó, động lực thúc đẩy văn học đổi mới là nhu cầu đổi mới xã hội và khát vọng dân chủ, thì khoảng mười năm trở lại đây, văn học quan tâm nhiều hơn đến sự đổi mới của chính nó. Vấn đề đặt ra không còn là viết cái gì mà là viết như thế nào, như có người đã nói: “sáng tạo nghệ thuật trước hết là sáng tạo hình thức”. Sự đổi mới này thể hiện trên nhiều thể loại của văn học. Trong thơ, những cách tân theo hướng hiện đại đã thu hút được nhiều cây bút thuộc các thế hệ khác nhau: Lê Đạt (Bóng chữ), Trần Dần (Cổng tỉnh, Mùa sạch), Dương Tường (36 bài tình), Nguyễn Quang Thiều (Sự mất ngủ của lửa) ….Gần đây một số cây bút trẻ đã can đảm dấn thân tìm tòi những thể nghiệm mới từ hình thức đến nội dung, nhiều khi đầy táo bạo trong hướng đi sâu vào những khát vọng thầm kín, mãnh liệt, thành thực phơi bày trên trang giấy (Đồng Đức Bốn, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, ….) Những thể nghiệm mạnh bạo để cách tân tiểu thuyết được các tác giả thực hiện trong hàng loạt tiểu thuyết gần đây: Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Hồ Quý Li (Nguyễn Xuân Khánh), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh), Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà), Người đi vắng, trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy, Ngồi (Nguyễn Bình Phương), Người sông Mê (Châu Diên), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái), China town, T mất tích(Thuận)…… 10 [...]... hầu hết khác lạ so với truyền thống Và qua đó chúng ta có thể nhận ra một ý thức thẩm mỹ mới của nhà văn 2.1.2 Đến cái nhìn của Thuận Nhìn vào thế giới nghệ thuật của Thuận, ta dễ dàng nhận thấy chị đã từ bỏ nguyên tắc xây dựng nhân vật truyền thống Thế giới nhân vật của nữ nhà văn này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư duy nghệ thuật hiện đại về cách thức tổ chức và xây dựng nhân vật Quan niệm của Thuận... người đi trước và không lặp lại chính mình 17 1.2.1 Những thuận lợi và thách thức của Thuận Từng có thời gian sống ở Nga (học đại học) và hiện đang sống ở Pháp, lại được nuôi dưỡng trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, Thuận có những thuận lợi trong sáng tạo nghệ thuật Nhà văn Dương Tường nhận xét: “Thuận có một bệ đỡ văn hóa tốt”, có sự trải nghiệm, cảm nhận, xâm nhập vào nhiều nền văn hóa khác... mà cấu trúc tiểu thuyết là những mảnh vỡ rời rạc, nhiều khi không theo một quy luật nhân quả nào, là sự lắp ghép những mảng đời, mảng truyện khác nhau, là sự cắt dán của nhiều loại văn bản, là sự lạ hóa trong nghệ thuật trần thuật Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương có kết cấu đứt gãy, nhảy cóc liên tục đan xen giữa 11 vô thức và hữu thức, tô đậm cái bất lực của ngôn từ Xu hướng lắp ghép liên văn. .. với các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa Và đối với các nhà văn, viết là để giãi bày những nỗi niềm xa xứ, để tái tạo kí ức…Vấn đề kĩ thuật, nghệ thuật viết hầu như chưa được chú ý Họ hài lòng với kĩ thuật và quan niệm thẩm mĩ quen thuộc Hầu như không có sự bứt phá Từ sau 1990, với những chính sách mới về kinh tế - xã hội, khoảng cách giữa Việt Nam và cộng đồng người Việt lưu vong được xích... Khiêm… Những tạp chí văn học mới ra đời, chủ trương cách tân triệt để (Hợp Lưu, Tạp chí thơ, tạp chí Việt,….) Các cuộc tranh luận về văn học cũng bùng nổ dữ dội Các cây bút hào hứng và nghiêm túc tham gia vòng xoay của những thử nghiệm, cách tân trong sáng tác.Trước đây, mặc dù sống ở các nước phương Tây, nơi có bề dày và rất nhiều cách tân về lí luận phê bình và thực tiễn sáng tác, nhưng văn học Việt Nam... Việt xa xứ Các nhà văn hầu như chưa có những đổi mới cách tân về nội dung cũng như hình thức Từ năm 1982 đến năm 1990 có thể nói là thời kì phát triển vô cùng phong phú về mặt báo chí cũng như tác phẩm văn học Sinh hoạt báo chí khởi sắc với sự hiện diện của Mai Thảo và tạp chí Văn chủ trương: “Hợp nhập trường kì vào đại thể quê hương Vào vận nạn đất nước” Sau này có tờ Làng Văn, Văn Học….đã góp phần... Thuận về nghề và tiểu thuyết 1.2.2.1 Nhà văn - người sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới Quan niệm của mỗi nhà văn về văn chương, về nghề nghiệp như là kim chỉ nam định huớng cho sáng tác của họ Những thành công hôm nay của Thuận có thể được lí giải ngay từ trong suy nghĩ nghiêm túc và tinh thần nỗ lực sáng tạo không ngừng của nhà văn Thuận quan niệm rằng: “Nhà văn, với tư cách là người nghệ sĩ, luôn... mà nhà văn là người biết rõ khởi đầu, diễn biến và kết thúc Độc giả đọc tác phẩm theo những “chỉ dẫn” rõ ràng Tiểu thuyết hiện đại kêu gọi sự tham gia tích cực và sáng tạo của người đọc Trong hướng đi mới ấy, Thuận cũng là một nhà văn có ý thức cao về vai trò của độc giả Ngay khi nói tiểu thuyết là phiêu lưu, là “một nghệ thuật vô cùng bí hiểm”[14], Thuận đã hướng đến vai trò của độc giả Nhà văn “đề... thoải mái, cởi mở Và “đối diện với hiện thực ấy” họ phải “tìm cách tái cấu trúc kí ức”, “tâm lí hoài cảm càng lúc càng phôi pha, ám ảnh chính trị càng lúc càng nhạt dần”, “giới cầm bút càng tập trung vào lĩnh vực nghệ 16 thuật và thẩm mĩ, từ đó, họ càng dễ tiếp nhận những trào lưu mới chung quanh hơn” [47] Những xa cách, kì thị, chối từ trong việc tiếp nhận những tác phẩm văn học trong và ngoài nước đã... báo văn học, các nhà xuất bản có thể phân chia sự phát triển của dòng văn học ngoài nước làm ba thời kì: thời kì phôi thai từ năm 1975 đến 1981, thời kỳ phát triển từ năm 1982 đến 1990, thời kỳ hòa hợp từ 1991 đến nay Thời kì phôi thai chứng kiến sự ra đời của một loạt các tờ báo và những nhà xuất bản tạo điều kiện cho văn học ngoài nước phát triển, ví dụ như tờ Đất Mới, Hồn Việt, Văn học Nghệ thuật, . hiện nay Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận Chương 3: Nghệ thuật xây dựng kết cấu và tổ chức trần thuật 6 CHƯƠNG 1 THUẬN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT HIỆN NAY 1.1. Những. phương diện nhân vật, tổ chức điểm nhìn trần thuật và giọng điệu mang tính chất uymua đen. Nhịp điệu tiểu thuyết Chinatown ở hai cấp độ cơ bản: lớp cấu trúc hình tượng và lớp cấu trúc hình thức. nghệ thuật trần thuật Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương có kết cấu đứt gãy, nhảy cóc liên tục đan xen giữa 11 vô thức và hữu thức, tô đậm cái bất lực của ngôn từ. Xu hướng lắp ghép liên văn

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nhật Anh, phỏng vấn Thuận: Đã chấp nhận cầm bút là chấp nhận làm kẻ bên lề, http://www.vnn.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đã chấp nhận cầm bút là chấp nhận làm kẻbên lề
3. Lại Nguyên Ân, Tiểu thuyết và lịch sử, 2005, http:// www.vnn.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết và lịch sử
4. M.Bakhtin, Những vấn đề thi pháp của Dostoievski, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của Dostoievski
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. M.Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
6. Nguyễn Thị Bình, Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án PTS Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau1975
7. Nguyễn Thị Bình, Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975, Văn học (3), 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975
8. Nguyễn Thị Bình, Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975, Văn học (4), 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong vănxuôi nước ta từ sau 1975
9. Michel Butor, Tiểu thuyết như một tìm tòi, Nguyễn Đăng Thường dịch, http:// www. talawas. Org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết như một tìm tòi
10. Cao Việt Dũng, lời giới thiệu T mất tích, NXB Đà Nẵng, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: lời giới thiệu T mất tích
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
11. Đặng Anh Đào, Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam - một vài hiện tuợng đáng lưu ý, Tự sự học, NXB Đại học Sư phạm, 2004, trang 170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam - một vài hiệntuợng đáng lưu ý
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
13. Phong Điệp, phỏng vấn Thuận: “Tôi đề nghị một đọc không thụ động”, http://www. phongdiep.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tôi đề nghị một đọc không thụ động”
14. Phong Điệp, phỏng vấn Thuận: “Viết để phá vỡ sự cân bằng”, http://www. phongdiep.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Viết để phá vỡ sự cân bằng”
15. A.Robbe.Grillet, Vì một tiểu thuyết mới, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì một tiểu thuyết mới
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
16. Kristjana Gunnar, Về những tiểu thuyết ngắn, http://vnexpress.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về những tiểu thuyết ngắn
17. Nguyễn Mộng Giác, Nghĩ về một số nhà văn nữ hải ngoại hiện nay, Tạp chí Văn học, số 2, tháng 3, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩ về một số nhà văn nữ hải ngoại hiện nay
18. Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của Chúa, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội của Chúa
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
19. Hoàng Ngọc Hiến, Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
20. Đào Duy Hiệp, Độ dài và cấu trúc tiểu thuyết, http://www. Evan.com.vn . 21. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ dài và cấu trúc tiểu thuyết", http://www. Evan.com.vn.21. Đỗ Đức Hiểu, "Thi pháp hiện đại
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
22. Chí Hoan, Đôi nét về thi pháp và kết cấu của Chinatown, http://www.evan.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi nét về thi pháp và kết cấu của Chinatown
73. Tiền Vệ, phỏng vấn tác giả Made in vietnam, http://tienve.org Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w