1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão hà tiện của môlie

46 8,9K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 315 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Cuối thế kỷ XVII, khi văn học phục hưng với chủ nghĩa nhân văn và con người khổng lồ đòi hỏi quyền sống tự nhiên và nhân phẩm cho con người vừa kết thúc, thì một tư trào văn học khác mở màn, choán cả thế kỷ XVII trong lịch sử văn học Pháp: tư trào văn học cổ điển. Văn học cổ điển Pháp chiếm một vị trí khá quan trọng trong lịch sử văn học thế giới. Nó gây một tiếng dội mạnh mẽ vào nền văn học của các nước và mãi mãi lưu lại những dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Thế kỷ XVII, là một thế kỷ phong phú và phức hợp của văn học Pháp, với nhiều khuynh hướng, nhiều sự kiện văn học lớn, đánh dấu thời đại. Biết bao nhà văn tài năng, biết bao tranh luận, biết bao tổ chức văn học nghệ thuật đã ra đời từ đầu thế kỷ và xây dựng văn học của một thế kỷ được mệnh danh là “đại thế kỷ”. Thế kỷ XVII, là giai đoạn của văn học hài hòa, văn học lý trí của trật tự, kỷ cương, văn học thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo và sức sống của dân tộc. Trên con đường phát triển ấy, thơ châm biếm của Boileanin mang nhiều dấu tích của triết lý tự nhiên, truyện kể và thơ ngụ ngôn của LaFonten chan chứa tình cảm và say mê trái tim, tác phẩm của Fenelon, Fontenelle, Vanban,…thoát thai từ văn học cổ điển và đặc biệt là hài kịch của Môlie là những ngọn nguồn đầu tiên của thế kỷ ánh sáng. Môlie là nhà hài kịch vĩ đại của nước Pháp và của nhân loại. Sáng tác của ông đa dạng, đầy sức sống, đầy màu sắc, là bức tranh rộng lớn của nước Pháp thế kỷ XVII và mang tính nhân loại sâu sắc, với những biến động dữ dội, đầy sức trẻ, đầy chất thơ. Hài kịch Môlie thấm thía một chủ nghĩa nhân văn tươi sáng, yêu đời, nó thức tỉnh con người, nó khuấy đảo những ai thờ ơ với cuộc sống, với con người và cái đẹp. Nhắc đến Môlie không thể không nói đến vỡ hài kịch “lão hà tiện”. Vở hài kịch này thể hiện một cách toàn diện tài năng của nghệ sĩ, vui nhộn từ đầu đến cuối và có ý nghĩa triết lý, xã hội sâu sắc, nó phản ánh một khía cạnh vừa buồn cười vừa chua chát của một tầng lớp tư sản giàu có hồi thế kỷ XVII và hiện nay vẫn còn là một bài học phong phú về tư tưởng cũng như nghệ thuật hài kịch. Thành tựu mà ông đem đến đó là những nhận thức mới mẻ sâu sắc, những giá trị nhân văn cao đẹp đã làm rung động cho tâm hồn bao thế hệ. Chính điều đó mà tư tưởng và hài kịch của Môlie bao giờ cũng là hạt ngọc toả sáng cho chính dân tộc ông và có giá trị phổ biến trường tồn cho nhân loại. Từ sự yêu thích văn chương, từ những rung cảm mãnh liệt với hài kịch Pháp nói chung và sự yêu mến ngưỡng mộ tài năng trí tuệ của Môlie nói riêng. Đồng thời,với hy vọng tìm hiểu thấu đáo, cặn kẽ, sâu sắc những yếu tố nghệ thuật đã làm nên thành công cho hài kịch của Môlie. Chúng tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài Nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão hà tiện của Môlie. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Theo dòng lịch sử tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và nhiều tác phẩm đã rơi vào lãng quên. Dường như đi ngược với quy luật ấy, tác giả Môlie với tác phẩm “lão hà tiện” lại không ngừng được bàn luận qua các thời kỳ lịch sử. Tìm hiểu và nghiên cứu về nhà hài kịch Môlie không chỉ là niềm yêu mến, tự hào chỉ riêng chúng ta mà đã từ rất lâu và còn mãi mãi là nguồn cảm hứng vô tận, là đối tượng khám phá không cùng cho các lĩnh vực nghiên cứu văn học nói riêng và của nhiều ngành, nhiều giới khác. Chính vì vậy từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hài kịch của Môlie nói chung và vở kịch lão hà tiện nói riêng. Bằng sự khảo sát tinh tế, nhận định sâu sắc những nhà nghiên cứu đã đánh giá một cách khái quát về vở kịch lão hà tiện như sau: Năm 1979, các tác giả trong cuốn lịch sử văn học phương Tây, tập 1, có những nhận xét, bình luận về hài kịch của tác giả Môlie như sau: “Môlie không phải chỉ là một chiến sĩ dũng cảm trên mặt trận tư tưởng. Ông còn là một nghệ sĩ lớn đã đem tiếng cười xây dựng thành một nền hài kịch quan trọng. Từ những hề kịch, ông đã bước dần qua hài kịch tình tiết cho đến hài kịch tính cách. Quá trình đi từ kỹ thuật Phác-xơ sang kỹ thuật hài kịch tính cách chính là quá trình đi sâu vào bản chất sự vật, chính yêu cầu viết theo tự nhiên, yêu cầu vẽ giống như thật đã chỉ đạo quá trình này. Yêu cầu phản ánh hiện thực của xã hội giúp Môlie xây dựng thiên tài của mình trong kỹ thuật hài kịch. Càng đi sát hiện thực kỹ thuật Môlie càng sắc sảo….lão hà tiện gốc từ Plô-tơ”. Đó là những nhận xét hết sức khái quát và sâu sắc về hài kịch của Môlie. Năm 2001, Đỗ Đức Hiểu dịch cuốn lão hà tiện khi nhận xét về vở kịch đã nhận định như sau: Ông nhấn mạnh vở “Lão hà tiện” thể hiện khá đầy đủ nghệ thuật hài kịch của Môlie. Ở đây có đủ cung bậc của những tiếng cười. Môlie sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật khác nhau để gây những tiếng cười: “Môlie mượn của Plốt cốt truyện kịch, một số tình tiết, độc thoại Ácpagông mất tráp, cảnh đứa con hoang toàng gặp người cha cho vay nặng lãi, tình trạng những con ngựa đói ăn của lão hà tiện, của các tác giả khác chỗ này một gợi ý, chỗ khác một nhân vật, một cử chỉ, một lời nói. Và Môlie đã sáng tạo một vở kịch hoàn chỉnh, sống với những tính cách sâu sắc, những tình huống hài kịch tuyệt vời, mang ý nghĩa xã hội to lớn, làm mọi người xem nhận được đó là một nhân vật của thời đại mình”. Năm 2002, tiêu biểu là công trình của Lê Nguyên Cẩn. Ông đã nghiên cứu khá kỹ về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Môlie. Theo tác giả, cuộc đời của nhà hài kịch này gắn liền giữa vinh quang và sóng gió, ông đã đi sâu phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của vở hài kịch “Lão hà tiện: “Môlie nói chung và trong vở lão hà tiện nói riêng. Tiếng cười phác xơ toát lên từ những cảnh đấm đá nhau trên sân khấu, từ những sự nhầm lẫn râu ông nọ cằm bà kia, từ những cử chỉ hành động ngớ ngẩn, máy móc, từ những từ đồng nghĩa, từ ngữ lửng lơ lắm nghĩa, từ những bộ quần áo kì quặc, lố bịch, không hợp thời trang, từ những cái mặt nạ đủ kiểu, đủ màu, ”. Ông đặc biệt chú ý đến nghệ thuật gây cười trong hài kịch Môlie nên đã có những nhận xét rất xác đáng về vở kịch. Năm 2004, trong một bài viết ở cuốn nghiên cứu văn học số 11/ 11/ 2004 cũng có những nhận xét, bình luận về hài kịch của tác giả: “Môlie là nhà soạn kịch đầu tiên xây dựng được các kiểu nhân vật hài kịch đam mê điển hình thuộc đủ loại giai cấp, cả quý tộc lẫn bình dân. Nhân vật của Môlie gần hơn với nhân vật của Banzac, họ gắn liền vói cuộc sống thời hiện tại. Môlie miêu tả các tính cách nhân vật như bản chất của họ, trên cơ sở thực tiễn cuộc sống. Và những nhân vật của ông đã vượt qua thời gian trở thành những nhân vật bất tử muôn đời”. Năm 2005, trong cuốn Lịch sử văn học Pháp trung cổ của tác giả Phan Quý, Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) khi nhận xét về vở kịch lão hà tiện của Môlie đã viết: “Các vấn đề xã hội mà hài kịch Môlie đặt ra là những vấn đề xã hội nóng bỏng của nước pháp thế kỷ XVII: quyền lực tàn bạo của quý tộc và của tôn giáo, quan hệ gia trưởng, giải phóng phụ nữ, tình yêu và tự do. Hài kịch Môlie là tấn trò đời của thế kỷ XVII Pháp. Ở chiều sâu, là sự hòa hợp và sự đấu tranh giữa lý thuyết chủ nghĩa cổ điển và nghệ thuật baroc, là xung đột và sự xen kẽ giữa lý luận và triết lý tự nhiên tức là văn chương và tư tưởng của thế kỷ cổ điển Pháp”. Trong cuốn lịch sử sân khấu thế giới, NXB Văn hoá Hà Nội, các tác giả cũng đã trình bày khá đầy đủ về tình hình phát triển chung của sân khấu Pháp trong thế kỷ XVIII và cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Môlie. Ngoài ra còn có rất nhiều giảng viên, giáo viên, sinh viên, tham gia tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, việc đi sâu tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật trong hài kịch lão hà tiện của Môlie thì hầu như vẫn chưa có một công trình cụ thể và chuyên biệt nào. Nghiên cứu về nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão hà tiện là một đề tài khá mới mẽ, lý thú, hấp dẫn cho bạn đọc. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp hệ thống: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không nghiên cứu nghệ thuật gây cười kịch của Môlie trong hài kịch lão hà tiện một cách riêng lẻ mà luôn đặt Môlie trong tiến trình phát triển văn học Pháp cổ điển nói chung để nhìn nhận tổng quan về quá trình sáng tác vở kịch lão hà tiện. - Phương pháp phân tích: Dựa trên những biểu hiện trên vở hài kịch Môlie để chia ra thành những luận điểm cụ thể và dùng phương pháp phân tích để làm rõ luận điểm. Từ đó khảo sát những biểu hiện đã chọn lọc để tìm ra biện pháp gây cười kịch được thể hiện trong tác phẩm lão hà tiện. - Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để so sánh đối chiếu với các tác giả cùng thời với Môlie để thấy được phong cách độc đáo, mới lạ, hấp dẫn của Môlie qua vở kịch lão hà tiện. 5. Cấu trúc của tiểu luận. Bài tiểu luận gồm ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Ngoài ra còn có phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó trọng tâm là phần nội dung. Phần nội dung bao gồm hai chương: Chương I: Môlie – người hề vĩ đại trên sân khấu hài kịch. Chương II: Thủ pháp gây cười trong hài kịch “Lão hà tiện” của Môlie. PHẦN NỘI DUNG Chương I: MÔLIE – NGƯỜI HỀ VĨ ĐẠI TRÊN SÂN KHẤU HÀI KỊCH. 1.1. Giới thuyết thuật ngữ hài kịch. Theo Tsernưsepxki định nghĩa về hài kịch: “Bản chất của hài kịch là sự trống rỗng và vô nghĩa ở bên trong được che đậy bằng một vẻ ngoài huyênh hoang tự cho rằng nó có nội dung và ý nghĩa thực sự. Do đó có cái xấu hiểu theo ý nghĩa rộng của từ này là nguồn gốc, là bản chất của hài kịch. Nhưng phải là cái xấu không biết mình là xấu, nghĩa là có sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức”. Trong cuốn thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán và Trần Đình Sử đã định nghĩa về hài kịch như sau: “Hài kịch là thể loại kịch trong đó tính cách, tình huống và hành động thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khởi đời sống xã hội”. Hài kịch cho đến thế kỷ XVII được coi như một thể loại đối sống xã hội. Hài kịch cho đến thế kỷ XVII được coi như là một thể loại đối lập với bi kịch, và tác phẩm của nó kết thúc nhất thiết phải có hậu. Nhân vật của nó, theo nguyên tắc thuộc về các tầng lớp bình dân,… hài kịch hướng vào sự cười nhạo cái xấu xa, lố bịch đối lập với lý tưởng xã hội hoặc chuẩn mực đạo đức. Nhân vật của hài kịch thường không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài của mình nên đã trở thành lố bịch. Các tính cách trong hài kịch thường được mô tả một cách đậm nét, cận cảnh và ở trạng thái tĩnh, nhất là những nét gây cười. Phạm vi ảnh hưởng của hài kịch hết sức rộng lớn: từ những vấn đề chính trị - xã hội đến những thói xấu trong sinh hoạt hằng ngày. Trong hài kịch cũng có thể mô tả nỗi đau của con người, song chỉ có thể cho phép ở mức độ nhất định sao cho nỗi đau không lấn át cái cười để từ đó hài kịch trở thành chính kịch. Do nội dung tính chất, cung bậc của tiếng cười, hài kịch chia thành nhiều tiểu loại khác nhau như hài kịch tính cách, hài kịch tình huống, hài kịch sinh hoạt, hài kịch trào phúng. Cho đến nay những tác phẩm của nhà hài kịch vĩ đại người pháp Môlie được coi là hình thức cổ điển của thể loại hài kịch. Nếu như hài kịch Sếchxpia là hài kịch trữ tình ca ngợi con người, cuộc sống trần thế, sức mạnh của tuổi trẻ, của tình yêu. Hài kịch Sếchxpia vang dội tiếng cười yêu đời, tiếng đàn, tiếng hát, nó là hài kịch trữ tình, đằm thắm, thơ mộng, tràn ngập ánh trăng. Hài kịch Môlie là hài kịch châm biếm, hài kịch Môlie phê phán tất cả những kẻ xúc phạm đến cuộc sống, phê phán những thành kiến hủ bại về đẳng cấp, những kẻ tư sản ích kỷ, gia trưởng. Ông yêu mến những người xuất thân từ dân chúng, có lương tri trong sáng, khỏe mạnh, ngôn ngữ cụ thể, khỏe khoắn và đầy tính thơ ca của nhân dân. Nói tóm lại, hài kịch là hình thức gây cười để chế giễu hoặc đã kích những thói xấu, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội. Hài kịch là thể loại kịch, trong đó tích cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài, nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiển nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội. 1.2. Vài nét về nhà viết hài kịch lỗi lạc Môlie. Môlie là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của chủ nghĩa cổ điển Pháp và của lịch sử sân khấu thế giới. Là một nhà viết hài kịch lỗi lạc, một diễn viên danh tiếng, một nhà đạo diễn tài năng, một người quản lý xuất sắc đoàn kịch là người hiến cả đời mình cho một loại văn vốn bị khinh rẻ là hài kịch, ông đã dựng nó lên thành một vũ khí đấu tranh xã hội sắc bén, đã tạo ra một nền hài kịch khá vĩ đại của dân tộc. Hoạt động chủ yếu vào nửa cuối thế kỷ XVII. Môlie đem đến cho văn đàn Pháp những cống hiến rất lớn với tư cách sáng lập ra hài kịch cổ điển và đưa đó lên đỉnh cao. Cuộc đời của ông là một quá trình chiến đấu dũng cảm không ngừng chống lại mọi thế lực phản động đương thời. môlie đã dốc tất cả cho sự nghiệp cao quý của mình. Môlie tên thật là Giăng Baptixtơ Pôcơlanh sinh năm 1662 tại Pari, trong một gia đình thị dân giàu có, cha của ông làm hầu cận nhà vua. Ông được dạy dỗ chu đáo ở trong trung học Clecmông nổi tiếng với sở thích văn chương, triết học, đặc biệt là triết học Gaxangđi. Ông môn luật theo yêu cầu của gia đình, song vẫn theo đuổi sở thích sân khấu. Học xong trung học và luật, ông từ chối mọi dự định công danh của cha mình, ông quyết theo nghề sân khấu mà ông đã ham mê từ thuở nhỏ. Sống trong một gia đình tư sản như vậy, ông hiểu biết tường tận cuộc sống của bọn quý tộc nơi cung đình và của những người tư sản nơi đô thành. Năm 1643, ông cùng gia đình Bêgia thành lập đội kịch. Đêm ra mắt đầu tiên của đội kịch cũng là đêm thất bại thảm hại. Sau hai năm diễn không thành công ở Pari, Môlie quyết định đưa đội kịch của mình đi biểu diễn ở các miền tỉnh lẻ khác nhau, ở đó họ sẽ có những tác giả dễ tính và rộng lượng hơn. Mười bốn năm chu du cùng đoàn kịch cũng là khoảng thời gian ông tìm hiểu xã hội và tìm đường cho sự nghiệp sáng tác của mình. Ông đã dần dần làm chủ đoàn kịch và làm chủ lối đi của mình. Đoàn kịch Môlie ngày càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và phát triển, nổi tiếng hơn vang tận đến kinh đô. Từ năm 1945 cho đến 1658 đoàn kịch của ông mới trở về Paris và biểu diễn ở vùng ngoại ô, ông có cơ hội rèn luyện tài năng và chuẩn bị sự nghiệp sáng tác của mình. Từ đây trong một dịp may hiếm có, đội kịch của ông được biểu diễn cho nhà vua Lui XIV xem, vở kịch mà đội kịch biểu diễn là một sáng tạo của ông nhan đề Những ả cầu kỳ rởm. Vở kịch được hoan nghênh và nhà vua tỏ ra hài lòng. Nhà vua cho phép đội kịch của Môlie được vào biểu diễn ở Paris và trở thành đội kịch của vua. Đó là thắng lợi có ảnh hưởng nhiều mặt đến đội kịch và Môlie. Môlie là người lãnh đạo đội kịch có uy tín và ảnh hưởng lớn; là đạo diễn xuất sắc của thế kỷ; là diễn viên xuất chúng tạo nên một phong cách diễn xuất độc đáo trên lĩnh vực hài kịch. Ông còn là nhà nghệ sĩ sáng tác. Ông đã sáng tạo ra hàng chục tác phẩm hìa kịch lớn, trong đó phần lớn là kiệt tác, đóng góp cho kho tàng văn học nhân loại. Ngày 17/2/1673, khi đóng vai Acgăng, nhân vật chính trong vở Người bệnh tưởng thì Môlie, người bệnh thật đã gục xuống trên sân khấu. Được đưa về nhà, vài tiếng đồng hồ sau thì ông qua đời. Khi sống ông bị giáo hội coi là kẻ thù không đội trời chung, thậm chí có lần giáo hội đòi thiêu sống tác giả và đốt tác phẩm, đến lúc này giáo hội cấm không cho chôn ông trong nghĩa địa nhà chung. Đêm ấy, đi theo quan tài của ông là nhà lý luận phê bình của thế kỷ - Boalô; nhà ngụ ngôn của mọi thời đại La Phôngten; nghệ sĩ Minha, nhà triết học Sapen, các diễn viên của đoàn kịch đã cùng gắn bó với ông trong mọi hoàn cảnh và những người yêu thích sân khấu hài kịch, yêu thích tiếng cười mà ông sáng tạo ra. Môlie là nhà hài kịch vĩ đại, xuất sắc. Ba mươi năm cuộc đời hoạt động dành hết tâm huyết cho sáng tạo nghệ thuật sân khấu của ông, một mặt thì kiên trì rèn luyện trong thực tế vĩ đại của nhân dân, một mặt thì đấu tranh không khoan nhượng với những lực lưọng xã hội đen tối, cống hiến trọn vẹn cho nghệ thuật chân chính. Chỉ riêng cuộc đời ấy cũng đủ khiến Môlie trở nên bất hủ. Thật xứng đáng khi Boa –lô trả lời vua Lu-I XIV rằng: “Theo người, thì suốt mấy chục năm vương nghiệp của ta, nước pháp có gì là hiển hách nhất?”, Boa- lô đáp ngay rằng: “Tâu bệ hạ: Môlie” Trải qua bao biến động thăng trầm của cuộc sống, trải qua 30 năm hoạt động sân khấu của mình, Môlie đã để lại cho nhân loại những vở kịch bất hủ mãi mãi trường tồn với với thời gian. Sự nghiệp sáng tác của ông hình thành và phát triển theo bốn giai đoạn lớn: Trong giai đoạn đầu (1645 - 1658), giai đoạn lang thang phiêu bạt, Môlie đã sang tác những vở hài kịch đầu tiên Anh chàng ngớ ngẩn(1655) và Ghen(1656), Anh chàng ngớ ngẩn. Các vở kịch đầu tay ra đời ban đầu khẳng định tài năng của Môlie. Sự nghiệp sáng tác của Môlie dần bước đi lên, sau thành công buổi đầu ở tỉnh lẻ triều đình đã chú ý đến đoàn kịch của ông. Đến năm 1658 đoàn kịch được mời vào biểu diễn trong triều đình và dần chiếm được tình cảm của nhà vua. Đoàn kịch của Môlie đã vinh dự trở thành đội kịch của vua, được tiếp xúc, giao lưu với cung đình, với giới quý tộc. Trong giai đoạn tiếp theo (1659 – 1663), giai đoạn trưởng thành. Từ đây tiểu sử Môlie bước vào một giai đoạn mới: giai đoạn đấu tranh xây dựng một nền nghệ thuật sân khấu hiện thực. Môlie đã khẳng định tài năng của mình với nhiều vở kịch mới. nhũng tác phẩm nổi danh của Môlie ra đời liên tiếp, mỗi tác phẩm là một đòn quyết liệt đánh vào bọn quý tộc, nhà thờ, vào chế độ đoán đang bành trướng Đáng để ý là vở Những ả cầu kì rởm (1659). Đến vở kịch này, tính chất hề vẫn còn nhiều, nhưng ý nghĩa xã hội đã sâu sắc. Đả kích bọn quí tộc ăn bám, nghèo nàn về đạo đức và tâm hồn. Vở kịch có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp sáng tác của Môlie. Những vở Trường học làm chồng (1661), và Trường học làm vợ (1662) được công chúng chào đón nhiệt tình và là thành công lớn của Môlie. Những vở kịch này được trình diễn liên tiếp trên săn khấu và gây một dư luận sôi nổi. Kẻ thù của Môlie kết tội, có nhà quí tộc định hành hình ông, có nhà văn đã đưa Môlie lên sân khấu làm trò cười. Để trả lời và bênh vực cho những quan điểm nghệ thuật của mình. Môlie viết liền hai vở bút chiến: Phê bình “Trường học làm vợ” (1663) và Kịch ứng diễn ở Vecxây (1663). Hai vở kịch đã chế giễu, chống lại những kẻ luôn thù ghét ông. Nhìn chung các tác phẩm của ông giai đoạn này đã gây những cơn bão táp liên tục trong văn học cổ điển nửa sau thế kỷ XVII. Mỗi cơn sóng gió của ông gieo ra là bị bao nhiêu đòn tới tấp của kẻ địch đánh vào ông. Nhưng với ông người nghệ [...]... xung đột kịch không qua phức tạp, gay gắt đòi hỏi những giải pháp quyết liệt Tạo nên những thành công lớn trong nghệ thuật hài kịch của Môlie Chương II: THỦ PHÁP GÂY CƯỜI TRONG HÀI KỊCH “LÃO HÀ TIỆN” CỦA MÔLIE 2.1 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật 2.1.1 Ácpagông – nhân vật hà tiện điển hình Cống hiến lớn lao của Môlie là ông đã xây dựng được một nhân vật hà tiện điển hình sinh động Môlie đã rất... Việc kết hợp hài hòa trong việc vận dụng các khâu khai triển- hội tụ- phóng đại thể hiện tài năng của Môlie trong việc vận dụng các sắc thái của tiếng cười Do đó tính cách nhân vật do ông xây dựng trở thành một thủ pháp gây cười đặc sắc trong hài kịch lão hà tiện của ông Mô tả tính cách hà tiện trong tất cả vẻ lố bịch đáng chê cười ấy, Acpagông của Môlie không chỉ là con người hà tiện trong văn học cổ,... liệu tác phẩm và Môlie đã làm việc đó Nhưng bằng những trải nghiện của bản thân và trí tuệ của mình ông đã tạo nên vở hài kịch hấp dẫn, độc đáo Khi viết lão hà tiện, Môlie thực hiện việc vay mượn của mình từ vở kịch “Cái nồi” của nhà hài kịch cổ đại La Mã Plôtơ Có thể nói rằng Môlie chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của nhà viết kịch này Vở kịch Lão hà tiện của Môlie có năm hồi với 32 màn mà trong đó có 17... gái không mất của hồi môn Lão hà tiện là một trong những vở hài kịch, kiệt tác của Môlie, có một địa vị ưu việt trên văn đàn thế giới, do bức tranh sắc nét và đậm đà của tác giả vẽ nên điển hình của tên hà tiện và những nhân vật khác Lão hà tiện cũng như mọi vở kịch lớn nhỏ khác của Môlie gây những nụ cười kín đáo, gây những tiếng cười ồn ào từ đầu đến cuối Một trong những sản phẩm vô giá của con người... hội cao 2.1.2 Nghệ thuật cường điệu hóa tính cách Với tiếng cười nhiều cung bậc Môlie đã đưa vở kịch Lão hà tiện đến đỉnh cao của sự thành công Để đạt được điều đó ông đã sử dụng và phối hợp tài tình nhiều nghệ thuật gây cười khác nhau Biết vận dụng và kết hợp tài tình các kinh nghiệm gây cười của nghệ thuật hài kịch truyền thống Môlie đã sáng tạo nên thủ pháp gây cười độc đáo Môlie thường tập trung... dạng của hiện thực là cái sắc thái khác nhau của tiếng cười Ở đây, trong vở kịch Lão hà tiện này Môlie đã dùng tiếng cười để làm một phương tiện nghệ thuật nhằm nỗi bậc lên những giá trị nhân văn và thẩm mỹ sâu sắc Là một nghệ sĩ hài kịch vĩ đại, Môlie đã tạo ra tiếng cười có nhiều cung bậc mang đậm ý nghĩa xã hội Tiếng cười toát lên từ các vở kịch của ông bao hàm một tư tưởng sâu sắc, một sự tìm tòi... nền văn học và là một đề tài mang tính chất hài kịch, là đề tài muôn thuở tạo ra tiếng cười châm biếm khi nhẹ nhàng khai sôi nổi, có khi cười ra nước mắt Đề tài hà tiện đi vào nghệ thuật hài kịch không phải là ngẫu nhiên, không phải do tình cờ mà là tất yếu, do bản chất nó chứa đựng yếu tố hài hước, chứa đựng tính chất đáng cười, nó đi liền với tiếng cười, nó đi vào văn học và trường tồn trong văn. .. tính cách nhân vật làm cho nó trở nên “không giống như thật”, và vì âm hưởng hài hước mà tiếng cười của Môlie gây nên Sau này, tác phẩm lão hà tiện được coi là một trong những kiệt tác hàng đầu của Môlie Lão hà tiện được diễn rất nhiều nơi trên thế giới và được nhiều người đánh giá rất cao Lão hà tiện không phải là hoàn toàn do Môlie dựng lên Nó có khả năng dẫn dắt người xem đến thế giới sâu xa thuộc... nhiều cung bậc trong độc thoại của Acpagông Một bộ phận quan trọng trong gia tài hài kịch Môlie là những hài kịch tính cách Những hài kịch này phản ánh xu hướng đi vào lòng người, mô tả tâm lý, nghiên cứu tự nhiên của chủ nghĩa cổ điển nói chung Xây dựng Acpagông, Môlie tập trung mô tả nét tính cách cơ bản của nhân vật, làm cho Acpagông trở thành một điển hình độc đáo tiêu biểu cho thói hà tiện Mọi nét... quanh thói hà tiện, do hà tiện sinh ra, và có tác dụng nỗi bậc tính xấu này Đó là một thành công xuất sắc của Môlie gắn liền với phương pháp điển hình hoá của chủ nghĩa cổ điển Tính cách của Acpagông có một ý nghĩa lịch sử không thể chối cãi Nó cũng không cứng nhắc, khô khan, đơn điệu Tính cổ điển của hài kịch Môlie thể hiện trong tác phẩm Lão hà tiện đó chính là tinh thần duy lý, duy vật, Môlie đã nhận . lớn trong nghệ thuật hài kịch của Môlie. Chương II: THỦ PHÁP GÂY CƯỜI TRONG HÀI KỊCH “LÃO HÀ TIỆN” CỦA MÔLIE. 2.1. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật. 2.1.1. Ácpagông – nhân vật hà tiện. những yếu tố nghệ thuật trong hài kịch lão hà tiện của Môlie thì hầu như vẫn chưa có một công trình cụ thể và chuyên biệt nào. Nghiên cứu về nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão hà tiện là một đề. sâu sắc những yếu tố nghệ thuật đã làm nên thành công cho hài kịch của Môlie. Chúng tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài Nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão hà tiện của Môlie. 2. Lịch sử vấn

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w