Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 1 Ngôn ngữ độc thoại.

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão hà tiện của môlie (Trang 32 - 37)

2.3.1. Ngôn ngữ độc thoại.

Độc thoại là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng để cho nhân vật tự bộc lộ tâm trạng của mình. Ở đây nó còn được dung để biểu đạt và khắc họa tính cách nhân vật. Độc thoại nhưng lại có nhiều nhân vật tham gia đã làm cho hành động kịch mất tính đơn điệu, tạo ra một không khí ồn ào, một hoạt động nhộn nhịp đông

đúc. Ở hài kịch có sự đối lập giữa người xem và nhân vật. Nhân vật hài kịch càng lố lăng, nhăn nhó, thất bại thì người xem người đọc càng thoải mái, hả hê. Độc thoại là tự nói với bản thân mình. Đó là hình thức giúp nhân vật bộc lộ nội tâm. Trong những trường hợp khi mà con người có những tâm sự thầm kín, những xúc động sâu thẳm trong lòng người thì ta thường độc thoại với chính mình. Ngôn ngữ độc thoại được thể hiện rõ nhất trong màn kịch Acpagông mất tráp bạc. Đây là màn độc thoại hết sức độc đáo. Với một vị trí đặc biệt như vậy, tiếng cười được tạo ra ở đây tất có ý nghĩa Môlie sử dụng độc thoại như là một biện pháp nghệ thuật không nhiều.

Nhân vật chính Acpagông trong cảnh ba đã tạo được một mối liên hệ hữu cơ với khán giả, biến khản giả thành một nhân vật kịch đặc biệt, bị cuốn hút vào hoạt động kịch với nhân vật chính. Acpagông đã tạo ra được sức mạnh đồng cảm, lôi cuốn người xem. Hành vi cử chỉ của nó cũng có tác dụng lôi kéo sự tập trung chú ý của khán giả vào những tràng cười hả hê. Tiếng cười bật ra từ những câu nói tưởng chừng như đơn điệu nhất: “Có lẽ các ngài cũng có phần trong món tiền ăn trộm

của tôi chứ chẳng chơi”. Nó cũng góp một lời tố cáo xã hội.

Màn độc thoại Acpagông mất của toát lên một tiếng cười nhiều cung của tác phẩm với nhiệm vụ thắt nút vở kịch và cũng ở đây tính cách hà tiện keo kiệt được đẩy đến đỉnh cao của nó. Nói cách khác biện pháp độc thoại ở đây được sử dụng để khắc họa tính cách nhân vật. Màn độc thoại acpagông mất của xuất hiện ở lớp 7, hồi IV. Để tạo ra tiếng cười nhiều cung bậc đó Môlie đã sử dụng nhiểu thủ pháp nghệ thuật khác nhau, mang tính độc đáo trong việc gây cười. Sắc thái đóng vai trò lôi cuốn, gây sự chý ý của người xem người đọc nhất phải kể đến đó là lời độc thoại.

Trước hết, Nó bật ra từ hình ảnh hoảng hốt mất hết bình tĩnh và tự chủ bản thân của Acpagông trong tư thế đàu không mũ, chân không giày, vừa chạy vừa kêu la thảm thiết vì bị mất một vố to quá. Tâm trạng rối bời hoảng hốt được diễn tả

qua nhịp điệu dồn dập, hàng loạt câu hỏi thúc bách, ngắn gọn từ động tác của Acpagông. Acpagông phát hiện ra mình bị mất tráp bạc giấu đằng sau vườn, lão chạy ra trong tư thế hốt hoảng, đầu không mũ kêu trộm từ ngoài vườn: “Ối kẻ trộm! Ối kẻ trộm! Ối quân giết người! Ối quân sát nhân”. Những lời kêu van đó buộc người xem phải chú ý, tò mò, lo lắng thay một vụ trộm hay một vụ giết người gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra. Kịch tình tiếp tục được khắc họa đậm nét trong nhịp điệu dàn trải, sấu não “trời đất ơi, pháp lý ơi” và đạt tới đỉnh cao bằng thắt nút “tôi chết mất, nó giết tôi”. Thế rồi chính nhân vật chính lại mở thắt nút ra bằng trận cười cho khan giả bật ra tư sự khập khểnh “nó ăn trộm tiền của tôi”. Cảnh lão

Acpagông chạy vòng vèo, vừa chạy vừa la hét đã tạo ra hình ảnh tên trộm vô hình. Đối với khán giả thì không có nhưng với Acpagông thì hình như nó cứ chờn vờn trước mắt lão, khiến lão đuổi theo. Cuối cùng dẫn đến cảnh tượng không ai có thể nhịn được cười lão nắm lấy tay lão và nói: “Đứng lại, giả tiền tao đây! Đồ vô lại”. Tiếng cười đó tiếp tục được kéo dài và có tác dụng phác họa sâu hơn tính cách hà tiện. tâm trạng lo lắng trong hoàn cảnh quẫn uất đã khiến hang loạt câu hỏi tuôn ra dồn dập: “Đứa nào thế? Nó ra sao rồi? Nó ở đâu? Nó trốn đâu? Làm thế nào để

tìm thấy nó?” Sự lẫn lộn bắt đầu xuất hiện : “Chạy ngả nào? Đừng chạy ngã nào? Nó có ở kia không? Nó có ở đây không? Đứa nào thế?” Sự lẫn lộn do quẫn trí này

tiếp tục đẩy tiếng cười phát triển: “Đứng lại giả tiền tao đây! Đồ vô lại”. Từ đây tiếng cười với sắc thái mỉa mai bộc lộ rõ nét hơn: “À hóa ra là mình, óc mình loạn

rồi, mình không biết mình là ai, mình làm gì nữa?”

Nỗi đau mất tiền làm cho Acpagông rơi vào mê sảng mất trí đến hài hước. Tiếng cười ở đây không chỉ là tiếng cười hề kịch gây nên bởi cái ồn ào do hoảng loạn, mà còn mang sắc thái mỉa mai khi lão quẫn trí. Đây là ngôn ngữ độc thoại để nhân vật tự bộc lộ mình.

Thứ hai, màn độc thoại tạo ra những tiếng cười sắc nét với những cảnh,

Tiếng cười mỉa mai phát triển tiếp tục với sự xuất hiện của đồng tiền. Đồng tiền được nhân hóa, nó như là một người bạn tâm giao để Acpagông tâm sự: “Trời đất ơi! Tiền tội nghiệp của tôi ơi! Tiền tội nghiệp của tôi ơi! Bạn yêu quý ơi! Chúng nó cướp mất mày yêu quý của tao rồi”. Một lời bộc bạch tâm trạng từ đáy lòng

Acpagông gây nên những tiêng cười được đẩy lên cao hơn. Tiếng cười độc thoại còn được cất lên từ chính cửa miệng Acpagông: “Mất mày tao mất nơi nương tựa, mất niềm an ủi, mất nguồn vui sướng. thế là hết đời tao hết hy vọng, tao chẳng còn ở đất này làm gì nữa, không có mày tao không sống nổi”.

Vẫn là ngôn ngữ độc thoại nhưng nhân vật đã phân thân làm xuất hiện một nhân vật mới là bạn tiền yêu quý của lão. Đến đây vẫn chỉ là Acpagông nhưng lão đang tâm sự, đối thoại với ngừời bạn đáng quý của mình. Thời điểm thứ hai này biểu hiện rất sinh động nội tâm nhân vật, thể hiện thành công tâm lý của kẻ hà tiện bị mất cắp. Môlie đã sử dụng thành công tâm lý của người keo kiệt bị mất của. Mất tiền lão ta như mất đi lẽ sống, mất đi nơi nương tựa của cuộc đời, mất đi niềm an ủi, nỗi vui sướng. Lão thấy vậy là xong đời rồi, lão chẳng còn gì để làm trên đời nữa. Rồi cứ thế lão thủ thỉ tâm sự với người bạn tâm giao của mình. Tiếng cười bi kịch xen lẫn với tiếng cười mĩa mai làm cho màn kịch có ý nghĩa sâu sắc.

Việc lấy đồng tiền làm lẽ sống, con người gẵn chặt với đồng tiền, do đồng tiền quyết định cuộc sống con người nó đã vạch ra tiếng cười chua cay, sâu sắc nhất. Tiếng cười châm biếm xuất hiện với giá trị tố cáo xã hội mục nát, Acpagông nghi ngờ chất vấn buộc tội: “Nhìn ai tôi cũng ngờ vực, người nào hình như cũng là

đứa ăn trộm tiền của tôi”. Lão tự mình khẳng định: “Chắc là họ lại có phần trong món ăn trộm của tôi chứ chả chơi”. Qua những lời tự độc thoại của Acpagông đã

tạo ra được tiếng cười cao nhất, bi đát nhất.

Thứ ba, màn độc thoại tiếp tục đến cảnh Acpagông trong tư thế đối thoại với khán giả và biến khán giả thành những một nhân vật kịch. Chỉ có một mình độc thoại nhưng lão lại hình dung mình đang nói chuyện với rất nhiều người. Lão cứ tự

nói một mình đến hài hước “ngài bảo gì” rồi lão lại tự lôi mình đi “nào đi, tôi

muốn đi tìm công lý để tra khảo tất cả nhà này”. Sân khấu bây giờ là toàn bộ kịch

trường, một không gian rộng lớn chúa đựng cản những tiếng cười sảng khoái, thú vị. Acpagông nghi ngờ tất cả là thủ phạm ăn trộm tiền của mình. Câu hỏi kỳ quặc của lão “thằng ăn trộm của tôi có đấy không” đã làm nảy sinh tiếng cười châm biếm. Kết thúc màn độc thoại là tiếng cười bi kịch chua sót bởi nhân vật đã tuyên bố “tôi muốn treo cổ tất cả nhân loại và nếu không tìm thấy tiền thì ông cũng sẽ

treo cổ cả mình luôn”. Độc thoại không chỉ giúp nhân vật bộc lộ nội tâm mà còn

góp phần khắc họa tính cách nhân vật một cách cụ thể. Độc thoại nhưng không trầm lắng, đơn điệu mà vô cùng ồn ào, náo nhiệt. Có thể khẳng định đây là màn độc thoại đặc sắc tiêu biểu cho nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ độc thoại của Môlie. Màn độc thoại acpagông mất của nói riêng và vở hài kịch lão hà tiện nói chung là một sự đan xen nhiều sắc thái khác nhau của tiếng cười. Chính ngôn ngữ độc thoại của các nhân vật đã giữ cho toàn bộ vở kịch một tiễng cười nhiều âm sắc, thoải mái. Âm hưởng của vở kịch diễn biến theo các cung bậc của tiếng cười, theo ngôn ngữ từ chính cửa miệng các nhân vật, tạo cho người đọc người xem một sự cuốn hút vào thế giới của những tiếng cười kỳ lạ, có lúc thật vui vẻ, thật thoải mái, có lúc lại buồn tê tái, ngậm ngùi. Tài năng của Môlie đã đưa chúng ta vào thế giới kỳ lạ của tiếng cười ấy. Môlie đã sử dụng tiếng cười từ ngôn ngữ độc thoại để xây dựng tính cách nhân vật theo đúng lôgic phát triển khách quan của hình tượng. môlie vẫn là một tiếng cười khỏe khoắn, mang ý nghĩa thẩm mỹ rất lớn.

Môlie đã sử dụng linh hoạt cả ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại vào trong sáng tác của mình. Chính điều này đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho ngôn ngữ kịch của ông. Ngôn ngữ trong hài kịch của ông gắn liền với việc thể hiện các tình huống gây hiểu lầm, với việc thể hiện tính cách nhân vật và xây dựng các màn độc thoại đặc sắc. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của Môlie luôn có sự đan

xen khéo léo trong các vở hài kịch đã góp phần quan trọng vào việc thể hiện nội dung tác phẩm nhờ đó mà âm hưởng tiếng cười vang vọng hơn, sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão hà tiện của môlie (Trang 32 - 37)