Ngôn ngữ đối thoại.

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão hà tiện của môlie (Trang 37 - 40)

Đây cũng là một biện pháp hài kịch truyền thống, được Môlie sử dụng rất nhiều lần trong các vở hài kịch của mình, sự trùng lặp có những biểu hiện rất phong phú, hấp dẫn bằng cả hành động và ngôn ngữ. Cơ sở của biện pháp này là sự nhắc đi nhắc lại một từ, nột đảo ngữ để gây ra một hiệu quả hài kịch. Môlie còn sử dụng cả sự nhắc đi nhắc lại các ý kiến được biểu hiện bằng các từ ngữ khác nhau. Có lúc sự trùng lặp biến nhân vật thành cái máy, có khi hai nhân vật bắt chước động tác của nhau.

Ngôn ngữ đối thoại trong hài kịch Môlie thường gắn với những tình huống hiểu lầm. Sự hiểu lầm thường gắn với nhiều nhân vật khác nhau với những tính cách khác nhau. Bởi vậy mà ngôn ngữ đối thoại được sử dụng rất thành công và tạo ra một cái cười có nhiều sắc thái khác nhau: lúc thì khôi hài, lúc thì mỉa mai, châm biếm.

Ngôn ngữ đối thoại trong hài kịch Môlie còn gắn liền với việc thể hiện tính cách nhân vật. Ngôn ngữ được sử dụng thường phù hợp với tính cách nhân vật. Acpagông là một người nổi bật với tính cách hám tiền, keo kiệt, nên ngôn ngữ mà nhân vật này sử dụng cũng sực nức mùi tiền. Với con người này cứ hễ mở miệng ra là nói về tiền, mỗi việc làm, hành động của lão đều gắn chặt với một chữ tiền. Khi đối thoại với con cái hay bạn bè, đầy tớ ngôn ngữ của Acpagông đều có sự thống nhất bộc lộ tính cách hà tiện của mình. “Cha thấy rõ các con thoãng có nghe

được vài ba tiếng. Chả là cha đang nói chuyện một mình về thời buổi bây giờ kiếm được đồng tiền thật là khó. Cha còn nói ai mà có trong nhà nổi mười nghìn ê quy, quả là hồng phúc”, “cha rất vui lòng đã nói được vói các con điều ấy, để các con chớ có hiểu lầm, lại tưởng là cha nói rằng chính cha có mười nghìn ê quy”. “Ước gì trời cho cha có được số tiền ấy, mười nghìn ê quy”.

Đối với con cái mà lão cũng keo kiệt, tằn tiện hết mức: “Món gì à? Còn cái gì bêu riếu hơn là quần quần áo áo xênh xang đi rông khắp thành phố? Hôm qua tao vừa mắng em mày, nhưng mày còn tệ hơn. Tao đã bảo mày, con ạ, hàng hai chục lần rồi, là những cách ăn chơi ấy, tao chẳng thích tí nào, và nếu cứ điên rồ học đòi kiểu ông hoàng mà ăn mặc như thế, ắt mày đã ăn cắp của ta”.

Cảnh hiểu lầm sảy ra giữa hai cha con Acpagông bởi sự dàn hòa “ba phải” của bác Giắc, sự hòa giải ngờ nghệch của bác Giắc đã làm cho cuộc xung đột giữa hai cha con tạm thời hòa hoãn được một chốc sau đó lại bùng nổ ra dữ dội hơn, đẩy các nhân vật vào một tình thế bi đát hiếm có và ở đây sự xuất hiện tiếng cười bi kịch. Sự hiểu lầm ở đây còn có tác dụng làm giảm sự căng thẳng của kịch tính, bởi vì nếu cứ để hai cha con cãi chữi nhau thì hài kịch sẽ trở thành bi kịch mất. Mỗi lời của ông bố và người con nói ra để đối đáp với nhau lại được truyền qua lời của một người trung gian. Khi Clêăng muốn nói lại với Acpagông “thế là xong, cậu đồng ý

với những gì ông nói”. Bởi vậy mà sự hiểu lầm đã được tạo ra qua ngôn ngữ đối

thoại.

Màn hiểu lầm hay nhất của vở kịch diễn ra bằng cuộc đối thoại giữa Acpagông và Valer, giữa một bên cứ khư khư giữ lấy cái của máu thịt còn bên kia quyết tâm lấy lại cho bằng được, cũng được tạo ra bởi ngôn ngữ đối thoại thật đặc sắc. Sự hiểu lầm diễn ra khi một người nói chuyện về tiền còn một người nói chuyện về tình bằng thứ ngôn ngữ đối thoại lấp lửng. Trong khi Acpagông đau đớn vì mất tiền, đang mơ mộng với mối tình bèn trả lời “Một vị thần mà bất kỳ việc gì vị đó

xui làm đều có thể tha thứ được: tình yêu”. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ này, Môlie đã tạo ra được sự hiểu lầm thú vị.

Ngôn ngữ đối thoại trong hài kịch Môlie còn gắn liền với việc thể hiện tính cách nhân vật. Ngôn ngữ được sử dụng thường phù hợp với tính cách nhân vật. Acpagông là một người nổi bật với tính cách hám tiền, keo kiệt, nên ngôn ngữ mà nhân vật này sử dụng cũng sực nức mùi tiền. Với con người này cứ hễ mở miệng

ra là nói về tiền, mỗi việc làm, hành động của lão đều gắn chặt với một chữ tiền. Khi đối thoại với con cái hay bạn bè, đầy tớ ngôn ngữ của Acpagông đều có sự thống nhất bộc lộ tính cách hà tiện của mình.

Đặc biệt, tác giả rất thành công khi sử dụng biện pháp trùng lặp một đoản ngữ, một câu do hai nhân vật đưa ra. Nó có tác dụng tạo ra nhiều sắc thái cười khác nhau và hiêu quả gây cười khác nhau: mỉa mai, châm biếm qua đó xác định tính cách nhân vật. Trong hài kịch lão hà tiện, Môlie đã sử dụng kiểu trùng lặp này ba lần vào những thời điểm mà ở đó xung đột kịch căng thẳng như ở màn 5- hồi I. Ở đây ngoài việc giới thiệu đầu mối câu chuyện kịch. Môlie cũng thắt nút ở đây: Lão quyết định sẽ lấy Marian làm vợ, gã con gái cho ông già Ăngxenmơ, bát con trai láy một bà góa, phá vỡ các mối tình Valer – Elidơ, Clêăng – Marian. Sự trùng lặp ở đoạn đối thoại khi hai cha con Acpagông- Elidơ cãi nhau. Sau khi nghe lão Acpagông tuyên bố sẽ gả mình cho một lão ngoài năm mươi, cô gái Elidơ giẫy nẫy lên và kiên quyết từ chối sự éo buộc vô lý đó. Cuộc đối thoại, mà nói đúng hơn là đấu khẩu kéo dài giữa Acpagông và Clêăng tranh nhau người yêu và bác Giắc đầy tớ, được mời ra phân xử:

Acpagông: tôi yêu một người con gái…

Clêăng: tôi yêu tha thiết một người con gái trẻ tuổi.

Acpagông: …thế mà thằng chết treo hỗn láo lại cùng với tôi yêu người ấy.

Clêăng: …thế mà cha tôi lại có ý định khuấy đảo tình yêu của chúng tôi bằng cách hỏi cô làm vợ.

Acpagông: Có phải là một việc kinh khủng. Clêăng: Ông ấy không nghĩ đến xấu hổ.

Đặc biệt ở đoạn hội thoại giữa Êlidơ và Acpagông cũng đầy kịch tính: Êlidơ: Thưa cha con xin lỗi cha.

Êlidơ: Con là đứa thị tỳ hèm mọn của ngài Ăngxenmơ, được phép của cha, con sẽ không lấy ông ta.

Acpagông: Cha là đầy tớ hèn mọn của con, nhưng, được phép của con, con sẽ lấy ông ta ngay chiều nay.

Êlidơ: Ngay chiều nay? Acpagông: Ngay chiều nay.

Êlidơ: Thưa cha, không thế được. Acp gông: Thưa con sẽ như thế. Êlidơ: Con bảo cha là không. Acpagông: Cha bảo con là có.

Êlidơ: Đó là một việc cha không ép con được. Acpagông: Đó là một việc cha sẽ ép con.

Ở đây vai trò của bác Giắc cũng rất quan trọng để làm tăng hiệu quả gây cười ở trong đoạn hội thoại này. Đối với nhân vật này khi đối thoại Môlie cũng sử dụng biện pháp trùng lặp để làm nổi bật ý đồ đó:

Bác Giắc (nói vói Acpagông): À ! Cậu có lỗi. Bác Giắc (nói với Clêăng): Ông sai đứt đuôi rồi.

Ngôn ngữ đối thoại là một biện pháp hài kịch có nhiều khả năng gây cười và tạo hiệu ứng hài kịch cao. Bản thân mỗi câu nói của mỗi nhân vật nó đã có tác dụng gây ra tiếng cười và dẫn dắt mâu thuẫn giữa nhũng cuộc đối thoại, giúp cho kịch tính được phát triển nhanh hơn. Đó cũng là mấu chốt để hành động kịch phát triển. Môlie đã sử dụng biện pháp này với kĩ xảo hài kịch đặc biệt tài hoa, ông đã sử dụng một cách độc đáo tạo ra tiếng cười khỏe khoắn, giàu sực biểu cảm với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau.

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão hà tiện của môlie (Trang 37 - 40)