Hành trình của Thuận đưa người đọc dần xa khỏi hiện thực Việt Nam. Nếu như trong những tiểu thuyết đầu tay, cộng đồng di dân luôn cảm thấy bất an trong xã hội hiện đại, nhìn về phía trước thấy mù mịt, nhìn về q khứ/ q hương thấy mình đã rời bến khá xa, khó lịng quay lại thì sự hoang mang, cô đơn, rối bời mà Thuận miêu tả ở giai đoạn sau chủ yếu là những người bản địa. Cụ thể, đó là những cơng dân người Pháp. Đây là một hành động có chủ ý. Bởi Thuận muốn góp tiếng nói của một nhà văn nước ngồi viết về chính xã hội Pháp, trong dòng chung của nhiều nhà văn Pháp đương đại, tiêu biểu là Michel Houellebecq với Hạt cơ bản.
Chính vì thế mà nhân vật người Pháp đầu tiên xuất hiện ở Chinatown còn hơi mờ nhạt, đến Paris 11 tháng 8 số lượng nhân vật người Pháp tăng lên đáng kể và với T mất tích, nhân vật di dân nhỏ bé đã biến mất để nhường sân khấu lại cho “tơi” - một người Pháp chính gốc.
Một điểm chung của các nhân vật này là họ đều có đời sống riêng khơng bình thường. Trong Chinatown, “hắn” bị vợ bỏ sau sau năm chung sống vì “ngáy to, hút thuốc lá nhiều, tắm khơng xoa xà phịng, hắt xì hơi khơng lấy tay che mũi cũng không biết mở miệng xin lỗi người đối diện” [64;158]. Trong Paris 11 tháng 8, người đàn ông Pháp có cái tên Việt là Tanh (Thanh) mắc chứng bất lực. Doctor Mignon và Tony ở Phịng nghiên cứu Gia đình - Phụ nữ - trẻ em thế giới thứ Ba là một cặp đồng tính. Đến nhân vật “tơi” trong T mất tích thì sự khủng hoảng trong đời sống cá nhân của những con người trong xã hội tư bản suy thối càng trở nên rõ nét. Họ sống trong
“tơi” tồn tại bên nhau được sáu năm là bởi T chẳng bao giờ tâm sự gì với “tơi” và tơi thực sự khơng biết gì nhiều về T, “cơ ấy đã ghen ai, đã tiếc ai, đã hận những thằng nào”. “Chúng tôi hầu như chẳng gọi đến tên của nhau bao giờ….Các hội thoại của tôi và T trống không, ai nghe được chắc phải thấy buồn tẻ lắm…Gọi là hội thoại nhưng tơi nói là chính, T hầu như chỉ gật và lắc. Tên riêng của T tôi chưa gọi bao giờ” [66;57-58]. “Tơi” cũng hầu như khơng liên lạc gì với bố đẻ của mình. Mối quan hệ trong gia đình Brunel, sếp của “tôi”, thực chất chỉ dựa trên việc cả ba thành viên đều có lợi: bà vợ được đảm bảo danh tiếng của dòng họ quyền thế và một tổ ấm hạnh phúc, thằng con trai nuôi được thỏa thích tiêu xài tiền bạc và thân xác của mẹ ni, Brunel được n ổn với chức vị của mình…
Nỗi cơ đơn, hoang vắng và bất an thường trực ở một thế giới khơng liên kết ấy chính là hệ lụy trực tiếp của sự sùng bái chủ nghĩa cá nhân trong xã hội tư bản. Con người trở thành một ốc đảo, lạnh lẽo, nhạy cảm và dễ đổ vỡ. “Tơi” hồi nghi tất cả, từ chính ngưịi vợ của mình, bạn đồng nghiệp, sếp, viên đại úy…… “Tôi” sống trong sự dằn vặt, những câu hỏi vây bủa và những tưởng tượng. Và bằng những tưởng tượng – khơng có thật này, tác giả đã đưa người đọc đến với những sự thật của đời sống. Thuận đã rất khéo léo khi biến hành trình đi tìm T thành hành trình đi tìm, khám phá bản thân, khám phá cuộc sống xung quanh của anh chàng kế toán người Pháp. Để cuối cùng anh ta nhận ra sự bất lực của chính mình, nhận ra cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt mà hàng ngày hàng giờ anh ta vẫn phải đối diện và chịu đựng nó như rất nhiều những người khác xung quanh, như mẹ kế, như bố anh ta, như Brunel, như viên đại úy….. “Tự trong thâm tâm tơi chấp nhận và có phần cịn ghen tị với hành động ấy của T. Đó dường như là cách duy nhất để thoát khỏi cuộc sống nhàm chán. Và chỉ có người có đơi chút dũng cảm mới hành động như thế. Thử nhìn xung quanh có ai dám thay đổi điều gì?” [66;255].
Cùng với cuộc hành trình của nhân vật tơi, Thuận đã đi xa hơn, một bước rất dài, tới ngưỡng cửa của bất an và hoang vắng của con người hiện đại trong các xã hội hiện đại. Đồng thời, Thuận cũng đã phơi bày hiện thực của Paris vốn vẫn được nhìn như một miền đất hứa lung linh. Đó là hiện thực của của một xã hội hậu tư bản viên mãn với đầy đủ những “bệnh tật” của nó. “Về độ nhơ bẩn thì Paris kinh tởm hơn cả, nhưng có sao đâu, người cả nước vẫn đổ về đây ngày một đơng, giá bất động sản tăng lên chóng mặt” [66;129]. Paris là nơi sự phân biệt giàu nghèo, phân biệt màu da hiện diện quá rõ ràng và tàn nhẫn, ở những khu nhà ổ chuột, ở quận mười sáu, ở quận mười ba….Paris là nơi người ta chỉ có hai sự lựa chọn: hoặc chết (mất tích) như T, Liên, Tanh….hoặc chấp nhận, đương đầu với cơ đơn, nhàm chán, hồi nghi, giả dối hay gánh nặng của sự tồn tại khơng ngừng kìm chặt cuộc sống con người.