Kết cấu lồng ghép

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật xây dựng kết cấu và tổ chức trần thuật (Trang 62 - 68)

3.1.1.1. Tiểu thuyết trong tiểu thuyết

Tiểu thuyết lồng tiểu thuyết hay tiểu thuyết viết về tiểu thuyết khơng cịn là kĩ thuật xa lạ trong văn học hiện đại thế giới. Từ thời Tiểu thuyết mới với các tác phẩm của A. Gide, L. Aragon……người ta đã được chứng kiến những khả năng rộng mở bến bờ của tiểu thuyết cũng như sự tìm tịi những cách viết, những kĩ thuật viết nhằm biến tác phẩm thành nơi “giao lưu hò hẹn của nhiều vấn đề”, được soi chiếu dưới nhiều cấp độ khác nhau, mang đến những phát hiện thú vị về đời sống.

Trong văn học Việt Nam đương đại, chúng ta cũng đã thấy kết cấu lồng ghép bản thảo của một nhân vật vào tác phẩm chính ở một số tiểu thuyết như: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà),

Thoạt kì thuỷ (Nguyễn Bình Phương)….Vậy đâu là cái mới của Chinatown? Chinatown của Thuận dài 227 trang, nhưng lại dành tới gần 50 trang để

ghi lại tiểu thuyết đang viết của nhân vật chính: I’m yellow. Việc đó làm cho

Chinatown có một cấu trúc đặc biệt: nó bị cắt làm ba phần bởi hai trích đoạn

của I’m yellow, vừa là một sự giãn cách, vừa thử thách lịng kiên trì của độc giả. Như trị soi gương, hai văn bản đó phản chiếu nhau để nhân lên gấp bội lần ý nghĩa của chúng. Chinatown đã xây nên một “mê cung văn học có lẽ điên đầu nhất trong lịch sử tiểu thuyết Việt Nam” [60], làm độc giả không ngớt băn khoăn về những câu hỏi mà khơng ai tìm ra được câu trả lời dứt khốt.

“Tôi”- người đàn ông trong I’m yellow là một họa sĩ. Tác giả của nó nhấn mạnh đây hồn tồn là kết quả của tưởng tượng: “Đầu tiên tơi muốn đó là một phụ nữ, Sau tôi do dự” [64;103]. Trong một chuyến tàu từ Bắc vào Nam, anh ta gặp một người đàn bà lạ mặt: “Chị ta chạy theo. Chị ta bảo tôi đi

đâu cho chị ta theo với. Chị ta càng tha thiết tôi càng điên tiết” [64;137]. Nhưng người phụ nữ này khơng ai khác mà là nhân vật chính của Chinatown,

tác giả của I’m yellow: cùng một “khn mặt khó đăm đăm”, cúng một “giọng nói pha ba bốn tạp âm”, cùng một lý lịch ẩm thực … “mười bảy năm chè đỗ đến óc lợn hấp nồi cơm Hà Nội, năm năm bắp cải thịt cừu căng tin đại học tổng hợp Leningrad, mười năm sáng ăn mì ăn liền, trưa bánh mì tối bánh mì hoặc mì ăn liền, Paris và các vùng lân cận” [64;149].

Thuận còn cho nhân vật của Chinatown, người đang viết I’m yellow cũng là tác giả của Made in vietnam, tiểu thuyết do chính Thuận in năm 2003 tại nhà xuất bản Văn mới (Hoa Kỳ). “Tôi lo Phượng của Made in vietnam lại về ăn vạ. Mấy tháng liền tơi thấy Phượng gõ cửa. Phượng nói, chị ơi chị lại cho em làm nhân vật chính của chị nhé. Lằng nhà lằng nhằng thế nào mà Phượng thắng. Phượng lẻn vào được hai truyện ngắn của tôi” [64;103].

Mặt khác sự tồn tại của I’m yellow trong Chinatown khiến vai trò của

các nhân vật chịu thay đổi lớn. Từ nhân vật chính trong Chinatown người đàn bà tha hương trở thành nhân vật phụ trong I’m yellow, từ “tôi” trong

Chinatown, cơ chỉ cịn là “chị ta” trong I’m yellow. Từ người kể chuyện cô

thành người bị kể, từ chủ thể sáng tạo, cơ bị nhân vật của mình tra vấn.

Mê cung của tiểu thuyết càng trở nên bí ẩn, nhiều tầng bậc ý nghĩa hơn khi Thuận tung hỏa mù, tạo nên một sự nhập nhằng, không rõ ràng giữa các nhân vật. “Tôi” của Chinatown là một người phụ nữ, một nhà văn, một kẻ tha hương. Tôi của I’m yellow là một người đàn ông ở Hà Nội vừa li dị vợ. Nhưng hai nhân vật này có những sự trùng khớp khơng có vẻ vơ tình. Cả hai đều “ngày mai tơi ba mươi chín tuổi”, đều đứng trước “sơng khơng đủ rộng nước không đủ trong, tơi khơng đủ dũng cảm”, đều có hành động “phẩy tay”. Tôi trong Chinatown sống những đêm ở Nga “lạnh đến đứt cả tai”. Tơi trong I’m yellow khơng biết vì cớ gì mà “thỉnh thoảng dừng lại bấu vào tai. Tai đau nhói.”

Sự hốn đổi vị trí nhân vật, sự cố tình lặp lại những chi tiết, hành động đã tạo ra nhiều điểm nhìn khác nhau soi rọi vào câu chuyện của tác phẩm và khiến cho mỗi nhân vật không cịn là vẹn ngun chính nó. Và vì thế mà mở ra nhiều chiều kích để khám phá, để độc giả băn khoăn không dứt giữa thực và ảo, giữa những thông tin nhiễu loạn. Độc giả phải kiên trì theo dõi, phải suy nghĩ, phải liên tưởng phải động não, và đó cũng là chủ ý của nhà văn.

Tôi trong Chinatown và tôi trong I’m yellow là khơng phải là một, nhưng có thực sự là khác biệt? Đầu tiên độc giả trong khi cuốn theo câu chuyện đã rất dễ bị nhầm lẫn bởi ngôi nhân xưng không tách bạch. Càng hoang mang hơn khi họ có những cử chỉ hành động giống nhau. Và cuối cùng trong cái bung xung của những dòng hồi ức, tưởng tượng, mê sảng trong suốt hai tiếng đồng hồ trên tàu điện ngầm ấy, người ta bỗng phát hiện ra mối liên quan giữa hai nhân vật. Tôi - người phụ nữ trong Chinatown, mười hai năm nay không ngừng thôi nhớ nhung dằn vặt về người chồng cũ. Đó như là một ám ảnh trong vơ thức, hiện hữu thường trực. Tôi - người đàn ông trong I’m yellow, không chịu đựng nổi cuộc sống hôn nhân, đã kiên quyết, làm mọi

cách, kể cả đánh tráo hồ sơ bệnh án, biến mình thành một kẻ mang vết nứt hộp sọ vơ phương cứu chữa để được kí vào đơn li dị, nhảy tàu Thống Nhất làm một cuộc hành trình của riêng mình. Nếu Chinatown là những ám ảnh khơng dứt ra được thì I’m yellow là sự thành thực của khát vọng giải thoát. Kết thúc của Chinatown vẫn là cuộc sống ấy, tù đọng, quẩn quanh trong kí ức về Thụy, trong những tưởng tượng về cơng việc mới, có thể chấm dứt sứ mệnh “dạy ba lớp có vấn đề”, “ngày ba tiếng trong tàu điện ngầm”, trong những chất vấn khơng có lời đáp… Kết thúc của I’m yellow là “chúng tôi mải miết bước. Ngày đi đêm nghỉ. Những con sông ở lại sau lưng. Những cánh rừng ở lại sau lưng. Hà Nội đã hoàn toàn ở sau lưng”, vĩnh viễn chặt đứt quá khứ để lên đường. Chinatown là nỗi yếu đuối, cô vọng, mịt mù. I’m yellow là sự kiên quyết, mạnh mẽ và đầy hi vọng về chặng đường mới. Phải chăng đấy là hai mặt mâu thuẫn tồn tại trong một con người? Khát vọng rũ bỏ không chỉ

thể hiện qua sự “phân thân” của nhân vật “tơi”, mà cịn nhân lên một lần nữa trong hình ảnh chị ta, cũng là một hình ảnh của “tơi” trong Chinatown, nhất quyết đi theo “tôi” trên chuyến tàu Bắc–Nam, “đi đâu cũng được nhưng khơng đến Chợ Lớn,…làm gì cũng được nhưng không biến tôi thành thụy..” Với Chinatown, có thể nói Thuận đã thành cơng với kết cấu lồng ghép tiểu thuyết trong tiểu thuyết. Chinatown và I’m yellow thực chất là cuộc hành trình kiếm tìm của cái Tơi, phát hiện cho được những “ẩn mật bản ngã”. Đó vừa là hành trình của nhân vật, nhưng cũng chính là hành trình chưa bao giờ kết thúc của chính nhà văn: hóa thân trong một cái tơi phi bản sắc để tìm ra bản sắc của mình, tìm ra những mong muốn, những ước vọng sâu kín. Tuy nhiên, giữa cái dứt khốt ra đi và những níu kéo của kí ức đè nặng lên cuộc sống hiện tại, độc giả không hề thấy được sự lựa chọn, cũng có nghĩa là nhân vật hay con người vẫn cứ mãi loay hoay, mông lung, vô định trên con đường đi của chính mình. Trong một kết cấu hiện đại, không theo một trật tự minh bạch rõ ràng mà là một mê cung với những hồi ức tuởng tượng hư hư thực thực của nhân vật, không phải là một mạch tự sự trơn tru mà bị “chen ngang” bởi bản thảo của một tiểu thuyết, Thuận đã gây nên một ám ảnh khơng ngi trong lịng người đọc về những bí ẩn, về thân phận con người.

3.1.1.2. Lồng ghép, pha trộn các loại hình văn bản

Nguyên lý trò chơi trong quan niệm mới về tiểu thuyết là một lời kêu gọi, cho phép nhà văn phát huy tối đa tự do sáng tạo. Người nghệ sĩ khơng cịn bị bó buộc trong những qui tắc, nhiệm vụ nặng nề, khơng cịn bị giam giữ trong bốn bức tường của sự “phản ánh trung thực hiện thực”….Độc giả khơng cịn nhàm chán bởi lối viết quen thuộc, cũ kĩ. Tính “trị chơi” đã tạo ra những cuộc chơi đầy lí thú, những thử nghiệm mới lạ mà trước đây chưa từng có: đưa tiểu thuyết vào tiểu thuyết, mở rộng hư cấu,….

Việc đưa những loại hình văn bản khác vào tiểu thuyết là một “trò chơi” khơng cịn mới mẻ với văn học thế giới nhưng quả là vẫn cịn xa lạ với văn

học Việt Nam. Trong mơi trường được tiếp xúc thường xuyên với các tác phẩm văn học nước ngoài và thử sức ở lĩnh vực dịch thuật (cuốn Xạ thủ nằm

bắn của Jean- Patrick Manchette), Thuận được củng cố thêm “niềm tin rằng

nghệ thuật có thể được làm từ những chất liệu vốn không được coi là nghệ thuật” [69]. Và Paris 11 tháng 8 là sự hiện thực hóa bằng tác phẩm niềm tin ấy của chị.

Hai mươi hai chương cuả Paris 11 tháng 8 bắt đầu bằng hai mươi hai mẩu báo nói về trận nắng nóng khủng khiếp năm 2003 ở Pháp. Paris 11

tháng 8 viết về thân phận những di dân nhỏ bé. Việc đưa những mẩu báo đi

kèm trong suốt chiều dài của cuốn tiểu thuyết, một mặt phơi bày hiện thực đáng hổ thẹn với rất nhiều những vấn đề nhức nhối của Paris, của nước Pháp và cũng vì lẽ đó, vì cái “hiện thực có thực” đó mà hiện thực hư cấu về cuộc sống của di dân càng thêm sống động, càng tăng thêm bội phần những bất trắc, những khó khăn, bế tắc…

Paris qua những mẩu báo khơng cịn là “miền đất hứa”, là “thiên đường” như người ta tưởng tượng, mơ về:

- “Nước Pháp kiệt quệ dưới cơn nắng nóng khác thường….những xác chết nạn nhân của hạn hán đang còn nằm tại nhà mà chưa được ai để mắt tới….riêng Paris và ngoại ơ đã có khoảng hai nghìn người chết được ghi sổ trong vòng tám ngày qua..” [65;21].

- Nghiêm trọng hơn, những hậu quả của trận nắng nóng vừa qua lại dường như gắn liền với mức độ y tế kém cỏi của các cơ sở cả tư nhân lẫn nhà nước. “Bây giờ, có phịng chống trong nhiều nhà dưỡng lão, đặc biệt là vùng Paris…ấy vậy mà mùa hè vừa qua khơng có trường hợp tử vong nào được xác nhận tại đây. Tôi cho rằng nhiều người đã ở trong tình trạng sốt cao khi rời nhà duỡng lão để đến bệnh viện và qua đời ở đấy” [65;35].

- Les Echos: Francois Cheresque hôm qua đã tố cáo “sự suy sụp của hệ thống y tế tự do”. Các bác sĩ hành nghề tự do và đặc biệt là các bác sĩ

đa khoa, những kẻ đã bỏ thành phố đi nghỉ hè vào tháng 8, họ không chịu trách nhiệm phần nào ư?

Piere Costes: Khơng thể nói như thế được, Hai ngày cuối tuần …., hơn 3000 bác sĩ làm việc trong các thành phố… Lời phát biểu của ơng ta cần được giải thích” [65;85].

- Sau thảm họa gây nên cái chết của 15.000 người hè vừa qua, chính phủ Raffarin đã khơng nhắc lời nào đến sự vắng mặt của mình, đã lên tiếng ca ngợi “lòng tận tụy đặc biệt của các nhân viên y tế” [65;123]. - Trận nắng nóng vừa qua đã chứng minh sự thất bại của hệ thống

nguyên tử Pháp [65;153].

Những mẩu báo được sắp xếp theo từng cặp và có tính tốn. Khơng phải đơn thuần chỉ là đưa vào tiểu thuyết một cách ngẫu nhiên. Tác giả từng nói: “Tất cả những gì có mặt trong tác phẩm đều thuộc về tác phẩm. Kể cả một dấu phẩy. Kể cả một khoảng trống”[13]. Thuận đã chọn lọc kĩ càng giữa một khối thông tin khổng lồ hỗn độn, để đưa vào hai mươi hai mẩu báo, có bổ sung, nhưng thường là mâu thuẫn và xung khắc lẫn nhau, “choảng” nhau chan chát. Độc giả không thể bàng quan mà buộc phải nghi ngờ, phải suy nghĩ, phải chọn lọc thông tin, để thấy được một Paris “già nua, bệnh tật”.

Paris 11 tháng 8 đã đưa ra một cái nhìn khác về xã hội Pháp. Khơng một

dịng nào cho tháp Ép-phen, sơng Xen, cung điện Véc-sai, bảo tàng Lu-vre. Người Pháp cũng không bị chia thành hai hình tượng điển hình của thiện và ác: hoặc đẹp trai, trí thức, tốt bụng... hoặc mắt xanh, mũi lõ, vô học, thực dân..

Paris hiện lên mỏng manh, yếu ớt, náo loạn trong sự kiện 11 tháng 8. Và ở đó, những người tha hương như Liên, Mai Lan, Pát, Nát, My….sống những đời sống vô cùng bất trắc trước những gánh nặng miếng cơm manh áo, đe dọa về thời hạn cư trú và những khoản trợ cấp, khoảng cách với nền văn hóa mới khơng thể nào bù đắp được.

Sự phản chiếu của những mẩu báo vào tiểu thuyết phơi bày một sự thực phũ phàng về nước Pháp và về cuộc sống của những di dân. Không màu hồng, không lãng mạn, không đẹp đẽ, yên bình. “Hai mươi hai chương miên man thực giả, ngồn ngộn Paris và Hà Nội, lôi cuốn chúng ta bằng một vận tốc chóng mặt, một cấu trúc hiện đại, một giọng điệu tinh tế, duyên dáng, chua xót, hài hước. Vừa thẹn thùng vừa khiêu khích, Paris 11 tháng 8 chạm vào nỗi đau của nhân vật, của nhân loại.” [60].

Thuận còn đưa vào tiểu thuyết bản báo cáo “Phụ nữ Việt Nam – hơn nhân và gia đình” của đồn Việt Nam tham gia hội nghị chuyên đề: “Phụ nữ các nước thế giới thứ ba trước thềm thiên niên kỉ mới” ở Pháp. Nhân vật Mai Lan là người tham gia dịch cho hội nghị này.

Một bên là thực - một bên là hư cấu, một bên là văn bản báo chí, văn

bản hành chính và một bên là tác phẩm văn chương, nhưng Paris 11 tháng 8 đã làm nên một sự kết hợp khéo léo, tạo nên một bức tranh hiện thực đa

chiều: hiện thực của nước Pháp, của những người di dân, của xã hội Việt Nam đương đại. Sự pha trộn văn bản này cũng tạo nên hiệu quả “giãn cách”, thoát khỏi lối kể mượt mà quen thuộc của tiểu thuyết truyền thống, tạo nên một thứ văn bản tiểu thuyết khơng cịn thuần nhất. Mặt khác, kĩ thuật lồng ghép góp phần làm gia tăng điểm nhìn và tạo nên sự “lạ hóa” trong tổ chức cấu trúc tác phẩm.

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật xây dựng kết cấu và tổ chức trần thuật (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w