Đây là một thủ pháp quen thuộc của R.Grillet - người khai sinh Tiểu thuyết mới, thể hiện qua những tác phẩm tiêu biểu như: Ghen, Những viên
tẩy, Tái diễn …Kĩ thuật xoá bỏ cho phép người đọc đến với tác phẩm một cách chủ động.
Sự xoá bỏ được thể hiện dưới rất nhiều hình thức: xố bỏ thời gian nhờ việc xây dựng một hiện tại vừa trống rỗng vừa được lấp đầy bằng các thời khắc, xoá bỏ chủ thể bằng cách tạo ra một không gian mà ở đó khơng thể phân biệt nội tâm hay ngoại giới (miêu tả qua đồ vật), và một khi lối viết trở thành khơng gian của những tái lặp, nó mang trong mình sức mạnh của sự phá huỷ khiến mọi xác tín đều đáng ngờ, dẫn tới hệ quả là sự xố bỏ bản sắc của nhân vật. Qua đó ở mỗi lần đọc, R.Grillet tặng cho độc giả một cơ hội để họ tiếp tục cùng ông tạo nên một thế giới từ cái thế giới đã bị xoá bỏ một phần và chưa hồn thiện một cách cố ý. Kĩ thuật xố bỏ là sự hiện thực hoá của quan niệm về con người, về đời sống, về những độc giả năng động của R. Grillet cũng như của Tiểu thuyết mới.
Với tinh thần không ngừng đổi mới, từ bỏ những lối viết truyền thống, Thuận đã tìm tịi, tiếp thu, thể nghiệm kĩ thuật xố bỏ. Điều đó được thể hiện qua hai khía cạnh chính yếu: xố bỏ bằng tái lặp, tái diễn; xoá bỏ chủ thể bằng trần thuật hoá đối thoại và bội số hố.
2.3.1.1. Xóa bỏ bằng những tái lặp, tái diễn
Tái lặp hay tái diễn trong tiểu thuyết của R.Grillet được hiểu là những yếu tố văn bản được lặp lại, diễn lại, khơng cịn sự phân biệt giữa hình thức và nội dung, làm nảy sinh những cái đáng ngờ, khơng thực, khơng chắc chắn. Ví dụ
trong tiểu thuyết Tái diễn là sự lặp lại liên tục của “bây giờ” (Bây giờ bóng cột, bây giờ bóng cây cột phía nam, bây giờ là giọng của người phụ lái, bây giờ là căn nhà trống rỗng.....).
Trong tiểu thuyết của Thuận, chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều những tái lặp.
Thứ nhất, tái lặp không gian
Sự tái lặp không gian xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết của Thuận. Nó làm mờ những đường viền thời gian, xáo trộn các chiều vật lý và tâm lý trong việc thiết tạo các chiều thời gian nghệ thuật trong tác phẩm. Theo đó, người đọc khơng thể mãi ngây thơ tin mọi điều trong tác phẩm là thật mà phải coi đó là những giả định của nhà văn về cuộc sống. Đây cũng là tinh thần hiện đại trong tiểu thuyết mà M. Kundera đã nhiều lần nhắc tới. Chúng ta hãy thử làm một khảo sát về sự xuất hiện của địa danh Yên Khê trong Chinatown: - “Thuỵ kể Thuỵ sinh ở Yên Khê” [64;6]
- “Nhưng Thuỵ sinh ở Yên Khê” [64;22]
- “Tôi đã đến Yên Khê, nơi Thuỵ sinh trước tôi ba tháng hai ngày” [64;50] - “Chúng ta cứ để học trò Âu Phương Thuỵ đi Yên Khê” [64;51]
- “Bắc Kinh muốn bắn đại bác tới Yên Khê thì Bắc Kinh phải qua mặt chúng ta” [64;51]
- “Trên xe ô tô Thuỵ bảo Thuỵ sinh ở Yên Khê” [64;52]
- “Yên Khê mãi là điều bí ẩn đầu tiên. Yên Khê. ....Yên Khê. Đi chơi về phải cố học bù. Yên Khê. Để vai tơi có dịp được đầu Thuỵ ngả lên. Để năm năm học ở Nga không sao quên nổi. ..Yên Khê, Tôi chưa thấy cái tên nào lạ lùng đến thế. Thuỵ dẫn tôi về lại Yên Khê. Yên Khê. Yên Khê” [64;106]
...........
Từ “Yên Khê” được lặp đi lặp lại hai mươi lần trong tác phẩm, đặc biệt chỉ trong một đoạn cuối (trang 106), “Yên Khê” xuất hiện 10 lần. “Yên Khê” gắn với Thụy - người chồng cũ, ln đi về trong kí ức của “tôi”. Sự tái lặp này bỗng nhiên tạo ra một cảm giác về một “Yên Khê” khơng có thực. “n
tượng, hồi ức. Địa danh Yên Khê dường như đã bị xoá bỏ khỏi hiện thực, nhưng nó lại tồn tại vững chắc hơn trong suốt cả câu chuyện, như một sự hối thúc, của cảm giác bất an, bất định trong nhân vật “tôi”.
Tương tự, trong tiểu thuyết này, sự tái lặp của những địa danh có tần số rất cao như Chợ Lớn (44 lần), ngôi nhà hai tầng, bảng hiệu chữ Hoa, hai cái đèn lồng (7 lần), không gian nước Nga lạnh và buồn (4 lần), căn hộ mười tám mét vuông ở Đê la thành (10 lần)... Những không gian ở trong miền quá khứ, được “tôi” kéo về trong hai tiếng ngồi chờ trên tàu điện ngầm. Sự xuất hiện trở lại đã khiến những xác tín về chúng bị nghi ngờ. Chúng tồn tại mong manh giữa hai bờ thực - ảo, giữa một sự thực trong quá khứ và một sự thực không thực của những suy tư, tưởng tượng trong suốt mười hai năm. Những không gian tái lặp này tạo nên một thứ nhịp điệu của ám ảnh, của bất ổn, của mông lung trong tồn tại con người.
Thứ hai, tái lặp thời gian
Thời gian cũng là một trục xác định sự tồn tại của con người. Thuận đã dựng nên một mê cung thời gian bằng những tái lặp, thể hiện rõ trong
Chinatown. Chúng ta bắt gặp la liệt những điệp khúc thời gian:
“Tôi khơng biết Thuỵ ở đâu, gặp ai, làm gì những ngày ấy (...) cuộc sống riêng của Thuỵ hiện nay ra sao. Tôi không cần biết. Nhưng tôi muốn hỏi những ngày ấy Thuỵ ở đâu gặp ai làm gì...Những ngày ấy....Những ngày ấy thằng Vĩnh mới một tháng. Nó biết lẫy biết bị biết đi. Khơng thấy Thuỵ đâu. Tôi chỉ muốn hỏi Thuỵ những ngày ấy. ..Những ngày ấy Thuỵ ở đâu gặp ai làm gì” [64;27].
Thời gian của Thuỵ, của “những ngày ấy” qua sự tái lặp đã trở nên hư ảo, khơng xác định, như chính sự tồn tại của Thuỵ. Thuỵ như là một ám ảnh trên trang sách, trong kí ức hơn là trong hiện thực có thực. Những tái lặp đã làm nên sự phá huỷ bởi nó thể hiện rối loạn, mất cân bằng, mơ mơ - thực thực trong suy tưởng của nhân vật “tơi”.
Cịn nhân vật “hắn”, một người Pháp, đã li dị vợ, có liên hệ thường xuyên với “tôi” cũng xuất hiện trong một mê cung thời gian bởi những lặp lại: “chủ nhật bốn giờ chiều”.
- “Không cần nhấc máy tôi đã biết là hắn. Chủ nhật bốn giờ chiều” [64;13]
- “Chủ nhật bốn giờ chiều. Hắn quen tất cả các nhân viên điện đài” [64;13]
- “Chủ nhật bốn giờ chiều. Chưa nhấc máy tôi đã biết là hắn” [64;15] - “Chủ nhật bốn giờ chiều. Hắn gọi điện cho tôi” [64;120]
- “Chủ nhật bốn giờ chiều. Hắn gọi điện” [64;151] ……..
Chỉ có một cụm từ diễn tả một thời điểm, nhưng chính vì sự lặp lại của nó mà sự xác định trở nên vơ nghĩa. Có lần Thuận nói: “Ngơn ngữ Việt thừa hiện đại và tinh tế để sáng tạo” [40]. “Các ngoại ngữ khác, như tiếng Pháp chẳng hạn, không chấp nhận những câu cụt, những động từ khơng chia, và vì thế sẽ làm mất đi tính mập mờ giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và ảo, giữa tỉnh táo và mộng mị của Chinatown.” [14]. Sự lặp lại của những “chủ nhật bốn giờ chiều” trong tác phẩm khẳng định sự phá vỡ cấu trúc thời gian, không thể tái hiện bất cứ một sự liên tục nào, xác tín về mối quan hệ của “tơi” và “hắn” bỗng trở nên đáng ngờ.
Sự xố bỏ về thời gian cịn thể hiện trong Paris 11 tháng 8, bởi không thể xác định điểm khởi đầu và kết thúc, không phải bắt đầu từ ngày 11 tháng 8. Kết thúc truyện là một thời điểm hết sức mơ hồ, không biết tháng nào năm nào: 0h13, ngày 13...
Có thể nói sự xố bỏ khơng gian thời gian nhờ những tái lặp, tái diễn đã gây nên một nỗi âu lo không dứt về bản thể. Không nhân - quả, không liên hệ, con người bơ vơ, lạc lõng ngay trong chính sự tồn tại của mình.
2.3.1.2. Xố bỏ chủ thể
2.3.1.2.1. Xóa bỏ bằng trần thuật hố đối thoại
Sự tồn tại của con người được xác định một phần bởi sự giao tiếp của họ với cộng đồng với xã hội. Trong các tác phẩm văn học, đối thoại là một hình thức để tác giả cung cấp thêm rất nhiều thông tin về nhân vật: tầng lớp xuất thân, tư tưởng thái độ, ....Trong tiểu thuyết Ghen, trần thuật hoá đối thoại là cách mà R. Grillet đã sử dụng để biến nhân vật thành hư vô. Tác giả đã phủ nhận một cách triệt để chủ thể thông báo, biến tự sự của Ghen thành một diễn
từ không hướng tới ai cả.
Trong văn học Việt Nam, có một số tác giả đã tạo nên phong cách riêng khi khai thác đối thoại trong các sáng tác, tiêu biểu như Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, ….Riêng Nguyễn Huy Thiệp, truyện ngắn của ông rất nhiều đối thoại với các chức năng khác nhau: đối thoại giàu kịch tính, đối thoại “lột mặt nạ”, đối thoại lệch kênh thể hiện trạng thái cô đơn….
Tiểu thuyết của Thuận hầu như vắng bóng đối thoại, xét theo sự hiện diện về mặt hình thức thơng thường của nó là: xuống dịng, gạch đầu dịng, có lời hỏi, lời đáp. Thuận biến tất cả thành lời trần thuật:
- “Một lần trước khi ngủ, cô đem tâm sự bạn gái ra tâm sự lại với chồng, một kỹ sư canh nông hơn cô bốn tuổi. Anh biết khơng, những câu chuyện có thực một trăm phần trăm, các cơ gái kể kĩ đến từng chi tiết. Từ lâu em đã chán ngấy những chuyện tình ái tẻ nhạt khơng có thật ngổn ngang trên các báo bây giờ. Em sẽ biên tập lại thành một hợp tuyển nhan đề Người đàn bà xa lạ và hai nghìn bức thư” [63].
- “Chủ nhật bốn giờ chiều. Hắn gọi điện cho tơi. Mặt mày khó đăm đăm. Hóa ra chỉ đăm đăm với tao. Hóa ra tuần nào cũng ngồi khóc trước mặt học trị. ….Tơi phẩy tay cùng lắm là tôi nghỉ việc” [64;120].
- “Các vị khách đồng hương vẫn tạm trú à? Liên gật đầu. Cẩn thận nhé. Con bé ấy mà có bầu là khơng đuổi được đâu. Cảnh sát bó tay. Chủ nhà bó tay. Tịa án cũng bó tay. Liên im lặng nhìn xuống phố…” [65; 266]
- “Tơi nói ln với chưởng khế rằng tôi và Hanah không nhận phần gia tài của tôi. Chưởng khế tỏ ra rất ngạc nhiên,đề nghị giải thích lí do” [66;147] Trần thuật hóa đối thoại khiến cho sự tồn tại của nhân vật mất đi tính hữu hình, cụ thể, sinh động. Và ở mỗi tác phẩm nó lại mang đến những hiệu quả khác nhau. Trong Made in vietnam, trần thuật hóa đối thoại bổ sung vào âm điệu lê thê, buồn tẻ và tính chất mê cung của tiểu thuyết. Ở Chinatown, nó làm tăng thêm tính hư ảo cho những nhân vật, những lời kể, bởi những lời thoại đã bị đánh mất tính sở hữu rõ ràng của chủ thể. Chúng hiện diện ở đó, như “hắn”, như “Thụy”, giữa những dịng chữ mà khơng có những dấu hiệu xác thực. Trong Paris 11 tháng 8, có một hình thức trị chuyện phổ biến giữa nhân vật Liên và các nhân vật khác: Liên luôn gật đầu, im lặng, khơng đồng tình khơng phản đối. Liên là dẫn chứng tiêu biểu cho sự bất lực, bất khả tri, phi lí khơng nói thành lời.
Như vậy có thể thấy, chủ thể trong tiểu thuyết của Thuận luôn bị xóa mờ. Thậm chí đến T mất tích, nhân vật T chỉ là một cái tên viết tắt và một vài thông tin không đáng kể. Cũng giống như sự tồn tại mờ nhạt, lẻ loi, cô độc của con người trong đời sống hơm nay.
2.3.1.3. Xóa bỏ bằng bội số hóa chủ thể
Như chúng tôi đã đề cập đến ở mục 2.2.3, nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận không phải là một cá nhân,một chủ thể nào đó mà thường là cái bóng của nhiều nhân vật khác nhau. Phượng vừa là Phượng vừa là Như Mai vừa là Lan (Made in vietnam), “tôi” vừa là người đàn bà trên tàu điện ngầm, vừa là nhà văn, là Thuận, là chị ta trong I’m yellow….Sự mập mờ, lẫn bóng này là dẫn chứng tiêu biểu cho đặc điểm sự hiện diện của nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại. Nhân vật khơng cịn trọn vẹn, phân biệt rạch rịi và dễ dàng qua đặc điểm nhận dạng, tính cách như trong tiểu thuyết truyền thống. Nó cũng là sự mơ tả cho cái mong manh, bí ẩn và nhàm chán, tẻ nhạt của đời sống con người trong đời sống hôm nay. Con người đảm nhiệm rất nhiều vai
Chúng ta cũng đã thấy điều này trong L’Reprise (Tái diễn) của R. Grillet. Henri Robin hay Markus von Bruke thực sự không phải là ai cả, không phải là Henri Robin, không phải là Boris Wallon, Mathieu Frank, cũng không phải là Frank Mathieu. Anh ta trở nên đáng ngờ dưới vô số những cái tên. Và rốt cuộc, ta không thể biết một cách chính xác rằng anh ta bị Wather von brucke giết chết hay anh ta vẫn tiếp tục sống trong cơ thể của người anh em sinh đôi đã chết.
Rõ ràng với việc “bội số hóa nhân vật”, ở đây chúng ta vừa thấy sự xóa bỏ trong nghĩa tạo ra một hiện thực không đáng tin cậy, một sự tồn tại khơng xác định, vững chắc, nhưng đồng thời xóa bỏ cũng có nghĩa là tạo ra sự soi chiếu lẫn nhau giữa các nhân vật “núp bóng” của nhau. Nhà văn đã đặt nhân vật vào trong những tình huống khác nhau, thử nghiệm nó và từ đó lộ ra những bình diện ý nghĩa mới, những hình dung mới về sự tồn tại của con người.