Nhân vật di dân nhỏ bé

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật xây dựng kết cấu và tổ chức trần thuật (Trang 38 - 47)

Sống thân phận của người lưu vong luôn là một bi kịch. Bi kịch bởi nỗi đau đớn bị giằng xé giữa quá khứ và hiện tại, giữa kí ức và nhu cầu hội nhập, bởi nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của một kẻ trong đời sống hàng ngày sử dụng một thứ ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ của mình, bởi cảm giác day dứt của những người bị bứt rễ, bị trơi giạt, lúc nào cũng đối diện với tính chất bất định ngay trong ý thức về bản sắc, những nỗi ngậm ngùi không tránh khỏi của những kẻ ngơ ngác bên lề. Chính vì vậy trong các tác phẩm văn học ngoài nước thường mang một nỗi buồn dai dẳng của những con người xa xứ, từ thế hệ đầu như Cao Tần, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác đến sau này như Mai Ninh, Phạm Hải Anh…..

Vậy những lí do nào tạo nên sự khác biệt của Thuận khi viết về những di dân nhỏ bé? Trước hết là chính ở tinh thần tìm tịi, cầu đổi mới, đặt ra nhiệm vụ tạo những giá trị mới, con đường mới của cây bút trẻ này. Với những tiếp thu, ảnh hưởng từ Tiểu thuyết mới, Thuận đã tạo ra cái nhìn đa chiều kích (q khứ - hiện tại - tương lai) về nhân vật di dân bằng một giọng điệu hài hước riêng biệt. Mặt khác, khác với nhiều nhà văn ngoài nước cùng thời thường lựa chọn truyện ngắn thì thể loại tiểu thuyết đã cung cấp cho Thuận một khả năng rộng mở trong việc phản ánh đời sống và con người trong sự phức tạp vốn có của nó.

2.2.1.1. Giã từ những cảm xúc bi luỵ bằng nụ cười hài hước

Thuận xác định rất rõ ràng: “Ngay từ khi cầm bút, tơi đã tự tách mình ra khỏi đám đơng những người tìm được cách giải trí dễ dàng và ít tốn kém là đem chuyện tha hương ra tâm sự. Thách thức của tôi là làm sao để độc giả được hài hước với những gì họ từng tốn mùi xoa lau nước mắt” [32]. Vì thế nhân vật tha hương trong tiểu thuyết của Thuận khơng khóc lóc, buồn nhớ. Mà hoặc giễu nhại không ngừng như “tôi” trong Chinatown hay lãnh đạm như Liên trong Paris 11 tháng 8.

Quá khứ của “tôi” là những hồi ức về một cuộc tình khơng trọn vẹn. Nhưng với Chinatown, Thuận đã thực hiện được mục tiêu đặt ra bởi độc giả khơng có bất cứ một cơ hội nào để rút khăn mùi xoa lau nước mắt hay cảm thương cho sự bất thành của đôi trai gái. Mặc dù trong hai tiếng đồng hồ ngồi chờ trên tàu điện ngầm, Thụy ln hiển hiện trong dịng suy nghĩ của “tơi”. Tên Thụy xuất hiện 671 lần trong tác phẩm, là nguyên nhân hạnh phúc và đau khổ, ám ảnh mọi giấc mơ của “tơi” …..Câu chuyện của “tơi” lại có đầy đủ diễn biến của một cuộc tình trắc trở: yêu một người có vấn đề về lý lịch (Âu Phương Thụy - người Trung Hoa, ở thời kỳ xảy ra chiến tranh biên giới Việt - Trung), bố mẹ, bạn bè, thầy cơ… ngăn cản khơng ủng hộ, có xa cách - hội ngộ - chia ly…. Có những nhớ nhung chờ đợi: “Mười hai năm tơi khơng hết nhớ Thụy”, “Ba mười chín tuổi tơi biết thế nào là đợi”, “Mười hai năm nay các giấc mơ của tôi buồn rầu một phút hay vui nhộn suốt đêm. Ln có thằng Vĩnh, có tơi có Thụy”. Nhưng trong hồi ức lộn xộn bồn bề của nhân vật ‘tơi”, khơng hề có cảm giác nhớ nhung bi lụy thường tình. Mà ngược lại đó dường như là một chuyện tình mang nhiều dư vị hài hước trong cái nhìn lại của một người đã đi ra khỏi mảnh đất quê hương, đã đi xa khỏi quá khứ.

Đám cưới của tôi và Thụy được miêu tả như thế này: “Chúng nó địi cơ dâu chú rể hơn nhau đi. ..Tơi nhìn Thụy luống cuống. Thụy nhìn tơi luống cuống. Cả hai chúng tôi, hai mươi lần hôn nhau chưa bao giờ hôn được vào môi ngay từ cái đầu. …Tôi giật tay áo Thụy. Mặt Thụy đỏ bừng. Tôi giật tay áo Thụy lần nữa….Tôi áp môi vào môi Thụy. Lần đầu tiên khơng bị rơi xuống cằm hay nhầm phải mũi. Chúng nó vỗ tay ầm ầm bên cạnh. …Mặt Thụy đỏ bừng. Tôi giật tay áo Thụy…Đám cưới của tôi cuối cùng cũng vui vui. Chỉ hai tiếng mà tôi và Thụy hôn nhau nhiều hơn hai năm. …Chín giờ rưỡi tối tơi và Thụy đạp xe từ phịng cưới về nhà. Khơng nói với nhau lời nào” [64;74-76].

bác bỏ người tình xưa. Thụy thường xuất hiện sau lớp lớp những từ “khơng”. “Thụy khơng có quê” [64;22]. Thụy không đưa tiễn: “Mười bảy tuổi tôi lên đường sang Leningrad….Thụy không ra sân bay tiễn tôi”. Thụy không viết, khơng nói: “khơng bao giờ Thụy viết thư cho tôi. Nước Nga buồn và lạnh….Tơi khơng có một tin tức nào của Thụy. Sau này tôi hay hỏi Thụy sao không viết thư. Thụy cười khơng nói. Khơng thư. Khơng ảnh. Khơng kèm hai trăm nghìn. Chữ kí của Thụy bên dưới. Khơng có ngày tháng”. Thụy ln vắng mặt: “Những ngày ấy thằng Vĩnh mới một tháng. Nó biết lẫy. Biết bị. Biết đi. Khơng thấy Thụy đâu. Nó đau răng. Cai sữa. Lên sởi. Khơng thấy Thụy đâu. Nó bị kiến lửa đốt vào tai 39 độ một tuần liền. Khơng thấy Thụy đâu. Nó nuốt phải hột chơm chơm phải đi cấp cứu khơng thấy Thụy đâu. Nó bị thằng bạn cùng nhà trẻ cắn rách mũi. Không thấy Thụy đâu. Không thấy Thụy đâu” [64;27-28]. Ngay trong giấc mơ cuối cùng của cô, Thụy đến Paris nhưng không gặp: “Thụy cũng khơng biết nhắn gì cho tơi…Thụy khơng biết sẽ nói gì với tơi”[64;182].

Thái độ của “tôi” đối với Thụy cũng chìm dưới sức nặng của những chữ “khơng”, “chưa”. Về Thụy, cô không biết, không muốn biết, không hỏi, khơng kể: “Chuyến đi của Thụy tơi chỉ biết có thế. Sau đó Thụy ở đâu gặp ai làm gì tơi khơng biết” [64;27]. “Cuộc sống của Thụy hiện nay ra sao. Tôi không cần biết. Tôi cũng hay nghĩ Thụy đã lấy vợ mới. Tôi không hỏi bố mẹ Thụy, không hỏi thằng Vĩnh” [64;90]. Tôi chưa bao giờ kể cho thằng Vĩnh về chuyến đi của Thụy. Tơi khơng dám kể cho nó” [64;165]. Cơ khơng đến chợ Lớn nơi Thụy đang sống: “Tôi không biết Chợ Lớn” [64;35]. Tôi chưa đặt chân đến Chợ Lớn. Nhưng tôi không bao giờ quên được Chợ Lớn” [64;90]. “Thằng Vĩnh hỏi tôi tại sao tôi không lên tàu vào Chợ Lớn…” [64;165].

Nhưng viết mới là địa hạt mà ngưòi đàn bà này phủ định Thụy quyết liệt nhất. Lúc đầu là viết thư: “Tôi không viết thư. Tôi không hiểu tại sao tôi không viết thư cho Thụy. Tôi muốn hỏi Thụy nhiều thứ nhưng tôi không viết thư. Em gái Thụy cũng bảo chị không viết thư. Tôi không trả lời”[64;33].

“Mười hai năm rồi tôi muốn gặp Thụy để hỏi. Nhưng tôi không viết cho Thụy. Tôi khơng dám viết cho Thụy. Tơi sợ tơi khơng có gì để viết cho Thụy..”. Sau là viết văn: “Tơi khơng viết về Thụy. Tôi không muốn viết về Thụy. Tôi cố không viết về Thụy” [64;50]. Trong đoạn văn ngắn sau đây gồm 15 chữ “không”, “chưa”, “chẳng” liên tiếp xô vào nhau, tác giả mô tả quyết tâm không viết thư cho Thụy, để viết: “Tôi cũng không viết thư cho Thụy. Đến bây giờ tôi cũng không hiểu tại sao tôi đã không viết thư cho Thụy. Viết đối với tôi lúc ấy như việc khơng thể. Tơi khơng biết viết gì. Khơng biết viết để tâm sự. Tơi chưa bao giờ viết nhật kí. Ngay cả trong những ngày lạnh nhất ở Leningrad tơi cũng khơng viết nhật kí. Nhưng tơi khơng hiểu tại sao tôi đã không viết cho Thụy. Trong tôi mọi thứ mù mịt. Tơi sợ tơi khơng có gì để viết cho Thụy. Tơi sợ Thụy khơng có gì để viết cho tơi. Mười hai năm sau tôi cũng chẳng hiểu điều này. Mười hai năm sau tôi vẫn không dám viết cho Thụy. Mười hai năm sau tôi lờ mờ hiểu khơng phải bỗng dưng mà người ta có thể viết được” [64;39].

Q khứ của Liên cũng khơng có gì tươi đẹp để nhớ về. Một khn mặt đầy mụn với đơi mắt gườm gườm đã thành vũ khí tự vệ của Liên từ bé, khiến giáo viên lớp mẫu giáo phải uống aspirin an thần, khiến cô bạn cùng lớp cấp 2 phải khéo léo nhắc nhở Liên đến phòng khám da liễu trị mụn, khiến tuổi dậy thì của Liên khơng có vị thơm của kem Tràng Tiền mà phảng phất mùi tanh của bệnh viện da liễu, khiến cho ba mươi mấy tuổi rồi mà Liên vẫn chưa lấy được chồng.

Bằng giọng điệu hài hước, Thuận đã không để một giây một phút nào cho nhân vật của mình hay người đọc được buồn phiền hay u sầu.

Điều đáng chú ý là thông qua hồi ức của nhân vật về quá khứ, Thuận đã phơi bày hiện thực xã hội Việt Nam thời bao cấp trong âm điệu giễu nhại dưới con mắt của một kẻ bên lề, mang theo những kí ức ám ảnh và cả cái nhìn khách quan từ bên ngồi đất nước. Đó là thời kì mà người ta nhìn nhận sự

có gốc gác Trung Hoa như Thụy bị cả trường theo dõi sát. “Từ Ban giám hiệu về cô giáo chủ nhiệm họp cán bộ lớp. Hơm sau cả lớp nói với nhau thằng Thụy có vấn đề. Hơm sau tồn trường xơn xao gia đình thằng Thụy bị theo dõi. Gia đình thằng Thụy nhận tài liệu mật của Bắc Kinh. Trong lớp không ai chơi vơi Thụy. Không thầy cô giáo nào gọi Thụy lên bảng” [64;6]. Đó là thời kì phải xếp hàng chờ đợi mới mua được hai món ăn bổ dưỡng là óc lợn hấp nồi cơm và chè đậu đen. Đó là thời kì mà anh trai Liên, đánh vần khơng nổi hai câu tiếng Bun, lại được cử làm Vụ phó ở sứ quán tại Bungari, về nước chạy chọt lại được giữ chức Vụ phó Vụ ngoại thương…. “Tơi” về nước với tấm bằng đỏ ở Liên Xô, phải cùng bố mẹ quà cáp đến nhà cậu mợ để nhờ xin việc…..Những kí ức đó đã ám ảnh Thuận và trở đi trở lại trong các tiểu thuyết. Điều khác biệt là Thuận đã đưa độc giả ra khỏi Việt Nam để nhìn lại , để thấy rõ cái nhàn nhạt của xã hội Việt Nam hôm nay.

2.2.1.2. Bơ vơ trong hiện tại

Thuận từng phát biểu: “ Di dân nhỏ bé là mối quan tâm lớn của tôi. Người ta chỉ cần mấy tiếng đồng hồ để bay từ Paris sang Dakar, Bagda, Bombay hay Hà Nội, nhưng có lẽ người ta sẽ chẳng bao giờ rút ngắn khoảng cách giữa các mức sống, các niềm tin các nền văn hóa. Một trong những nạn nhân chính của cái hố ngày càng sâu giữa phương Tây và Thế giới thứ ba khơng ai khác ngồi di dân nhỏ bé. Người nước ngoài hạnh phúc nhất ở Pháp bao giờ cũng đến từ những quốc gia hùng mạnh, con người nước ngoài bất hạnh nhất suốt thế kỉ qua vẫn giữ nguyên màu da từ rất đậm đến hơi đậm”[39].

Và có thể nói Thuận đã thành cơng trong việc miêu tả cái khoảng cách khơng thể xích gần ấy, cái nhỏ bé mong manh của thân phận những di dân trong tiểu thuyết của mình. Tơi, Liên, Pát, Nát, Feng xiao…..đều là những con người lạc lõng với chung quanh và với chính mình.

Sự lạc lõng ấy thể hiện rõ ở tính “bất khả tri” của nhân vật mà nhà văn chủ ý miêu tả. Trong suốt cuốn tiểu thuyết Paris, 11 tháng 8, hình ảnh của

Liên ln gắn liền với những câu: “Liên không biết”, “Liên im lặng”, “Liên gật đầu”, “Liên khơng nói gì”, “Liên ngơ ngác”. Đó là cách ứng xử của Liên với cuộc đời, nó đối nghịch lại với con người ln có tính cách giác ngộ giáo điều, làm chủ tình thế, làm chủ cái biết, muốn dạy bảo giáo dục con người. “Giáo viên ngẩng lên, nheo mắt bảo: con trai tặng đấy. Liên im lặng. Giáo viên chỉ vào khung ảnh màu vàng bảo: con trai đây này, bên cạnh là con gái còn đây là chồng. Liên lại gật đầu. Giáo viên lại tiếp: bây giờ chồng mất rồi. Liên khơng hiểu gì. Giáo viên lại nói tiếp: huyết áp cao. Liên vẫn khơng hiểu gì. Giáo viên bảo: nhồi máu cơ tim. Liên gật đầu. …Giáo viên bảo: hai đứa con đã ra ở riêng, mỗi đứa một phòng trên tầng bảy. Liên im lặng. Giáo viên bảo: đi du lịch vịnh Hà Long rồi, thuyền buồm bơi cạnh núi đá nhấp nhô. Liên vẫn im lặng” [65;103].

Nhân vật tôi trong Chinatown cũng thường trực câu trả lời, “tôi không biết” “tôi không hiểu tại sao”. “Cái không biết, không hiểu” biểu lộ cái xa lạ giữa mình với người khác, giữa mình với chính mình. Và đó là nỗi cơ đơn bi thảm nhất của con người: sự xa lạ đối với chính mình. Đối với thân phận những kẻ tha hương điều đó lại càng thêm thảm hại, đáng thương.

Họ lạc lõng trong công việc, trong những nỗ lực tồn tại và hòa nhập vào xã hội mới. Liên ngơ ngác trước một xã hội sống và hành xử theo pháp luật, ngược lại với Pát – cô bạn nhập cư gốc Cuba rất sành sỏi, biết cách dụng đến những vấn đề nhạy cảm: quấy rối tình dục, quyền con người để bảo vệ mình. Nên đầu tiên Liên bị sa thải khỏi cơng ty chăm sóc nguời già sau trận nắng nóng khủng khiếp tháng 8 ở Paris. Sau đó làm giúp việc cho Mai Lan nhưng rồi chính Mai Lan cũng khơng có tiền để trả lương cho Liên. Sự ngơ ngác, khờ dại của Liên cũng khiến cô mất luôn công việc phiên dịch cho Hội nghị mà Mai Lan giới thiệu. Liên trở về con số khơng. Khơng tiền, khơng tình, khơng nhà.. Mai Lan, một cựu hoa hậu Việt, thành công trong vụ kiện xác nhận con với một người Pháp, sống bằng tiền trợ cấp ni con và bằng

lại thất tình lao cửa sổ tự tử, nên mất quyền nhận tiền trợ cấp, đồng nghĩa với mất nhà ở…. “Tôi” trong Chinatown mặc dù tự bảo sẽ chuyển nghề nhưng “năm triệu người thất nghiệp khiến tôi lại lặn lội ba tiếng hết xe buýt lại đến tàu hỏa để dạy ba lớp có vấn đề, học trị là một lũ choai choai, cả giờ ngồi ngáp bàn chủ đề phim tươi mát….Tôi cho làm bài kiểm tra, chúng nó phản đối ngay lập tức. Chúng nó lý luận bài cũ chưa hết, tơi khơng có quyền kiểm tra. Chúng nó dọa báo cáo lên thầy hiệu phó rồi thầy hiệu trưởng. Tơi cho nghe băng chúng nó phản đối ngay lập tức. Chúng nó lý luận có nghe nữa chúng nó cũng khơng nói được như băng. Tơi cũng khơng nói được như băng. Tơi cũng nói giọng Liên Xơ. …Chúng nó bảo tơi khơng biết phương pháp giảng dạy. Tơi chỉ biết phương pháp giảng dạy Việt Nam” [64;84]. Đi đâu cũng là mác người nhập cư, nên “tôi” luôn được “các đồng nghiệp nhanh nhẹn trao cho ba lớp có vấn đề của ba khối”[64;85], nên Nát – người gốc Liban – mang cái bằng Liban đi xin việc, không công ty tư nhân nào chịu nhận, người ta bảo cố mà thi lại cái bằng tương đương của Pháp….

Họ lạc lõng, bơ vơ trong những mối quan hệ với mọi người, kể cả với những người thân thiết trong gia đình. “Tơi” trong hai tiếng đồng hồ trên tàu điện ngầm khơng ngừng nói đến Thụy. Nhưng Thụy là nỗi ám ảnh hơn là một con người có thực, tồn tại thực, trong lúc này với “tơi”. Cịn nhân vật “hắn”, cuối cùng người ta cũng không biết được mối quan hệ thực sự giữa “tôi” và “hắn”, nó cũng mơng lung mơ hồ như chính cuộc đời “tôi”, dù hắn hiện hữu trong đời sống hiện tại, dù “chủ nhật bốn giờ chiều. Chưa cần nhấc máy tôi đã biết là hắn. Mới nghe hắn chào tôi đã biết hắn sẽ đề nghị chạy ba vịng cơng viên Belleville”[64;15]. Quan hệ của Mai Lan và My giống hai người quen hơn là mẹ con. “Trong nhà chẳng ai đợi cơm ai, …cũng chẳng cần để phần thức ăn. Mỗi người một phịng riêng, tự trang trí sắp đặt, muốn mời bạn bè, người kia khơng có ý kiến”[65;14]. Lần đầu tiên gặp Liên, My “thấy Liên đi qua, bảo: cà phê nhé, đầu vẫn cúi, vẻ mặt chăm chú”[65;121], không thèm

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật xây dựng kết cấu và tổ chức trần thuật (Trang 38 - 47)