Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh

118 1.9K 15
Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do về mặt lý luận Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động hơn có điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hóa đã và đang rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước. Giáo dục (GD) được xem là nền tảng của sự phát triển khoa học – công nghệ, phát trỉển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, đồng thời giữ vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau. Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn cầu. Bối cảnh trên đã tạo ra những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học – công nghệ và ứng dụng; nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển. Quán triệt Nghị quyết đại hội lần XI, Bộ Giáo dục và Đào tạo( BGD&ĐT) với sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2011 – 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Chiến lược đã cụ thể hoá đường lối phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp về giáo dục trong giai đọan 2011 đến 2020 với mục tiêu tổng quát như sau:“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; 2 đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Hiện nay, đổi mới Phương pháp dạy học (PPDH) thực sự là yêu cầu cấp bách của ngành giáo dục, từng bước hình thành năng lực hành động, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh( HS). Nền tảng này giúp các em bồi dưỡng phương pháp tự học và tự mình hình thành khả năng học tập suốt đời. Đổi mới PPDH được xác định là khâu tiên phong trong quá trình đổi mới GD-ĐT Việt Nam gần 30 năm nay và cũng là khâu đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục ở mỗi giai đoạn. Ngoài việc thay đổi chương trình và sách giáo khoa phổ thông, các cơ sở GD-ĐT đã hòa nhịp đổi mới bằng nhiều hoạt động chuyên môn thông qua các khóa tập huấn, chuyên đề và xây dựng cơ sở vật chất. Nhiều mô hình dạy học mới như mô hình trường học thân thiện, phương pháp bàn tay nặn bột, dạy học theo chủ đề tích hợp… đã được triển khai và áp dụng có hiệu quả. 1.2.Lý do thực tiễn Với tốc độ phát triển nền kinh tế thị trường,Thành phố Hồ Chí Minh(TP.HCM) nói chung và huyện Cần Giờ nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể về số lượng cũng như chất lượng, góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã có được, TP.HCM vẫn còn nhiều vấn đề mà ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố cần tiếp tục đầu tư và phát triển hơn nữa để việc nâng cao chất lực lượng giáo dục ở các cấp nhất là các vùng ngoại thành mà nhất là huyện Cần Giờ. Cần Giờ là huyện còn nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên(GV) luôn không ổn định, điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ và sự tiếp xúc với khoa học_ công nghệ chưa nhiều đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng dạy và học trong đó môn Ngữ văn là tiêu biểu. Học sinh được tuyển vào trường thông qua xét tuyển, phần lớn các em chú trọng đến các môn tự nhiên xem nhẹ các môn xã hội đặc biệt là môn Ngữ văn. Vì vậy đòi hỏi phải có các phương pháp dạy học thích hợp để kích thích tinh thần học tập, lòng yêu thích môn Ngữ văn ở học sinh.Việc tìm ra một phương pháp để tăng hiệu quả tiết dạy –học, tôi chọn và 3 nghiên cứu đề tài: “Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Ngữ văn ở các trường THPT huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm mục đích vừa cung cấp kiến thức, tri thức cho học sinh vừa thông qua các phương tiện trực quan tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho tiết học, đồng thời rèn luyện kĩ năng sống và phát triển nhân cách cho học sinh. Các em được tiếp xúc và cập nhật những cái mới bằng các phương tiện hiện đại –công nghệ thông tin (CNTT), hình ảnh trực quan giúp các em có thể hệ thống hóa kiến thức một cách dễ dàng nhất. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn về việc đổi mới phương pháp dạy và học môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông (THPT)trên địa bàn huyện. Và đề xuất một số phương pháp khả thi nhằm từng bước đổi mới và đóng góp thêm phương pháp dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT của huyện Cần Giờ,TP.Hồ Chí Minh ngày càng phong phú, hoàn thiện hơn nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục THPT 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong lịch sử giáo dục, từ lâu, vấn đề dạy học trực quan đã được quan tâm và nghiên cứu. Nhà giáo dục người Séc J. A. Cômenxki (1592-1670) là người đầu tiên đưa ra yêu cầu phải đảm bảo tính trực quan trong dạy học. Ông kịch liệt phê phán lối dạy học giáo điều trong nhà trường đương thời và đưa ra “quy tắc vàng ngọc” với nội dung là: trong quá trình dạy học cần tận dụng mọi giác quan của học sinh để trực tiếp sờ mó, ngửi, nhìn, nghe những thứ cần thiết trong phạm vi có thể. Theo ông, cách dạy này sẽ giúp HS dễ dàng nắm tri thức. Quan điểm của Comenxki đánh dấu bước phát triển quan trọng trong xây dựng lí luận học lúc bấy giờ. Tuy nhiên, quy tắc này lại được xây dựng trên cơ sở cảm giác luận – một học thuyết cường điệu vai trò của cảm giác. Đây cũng là hạn chế về cơ sở lí luận của tính trực quan. Trong lí luận giáo dục của mình, J.J.Rút Xô (1720-1778) đã chú trọng các PPDH mang tính trực quan. Dạy học theo ông không chỉ mang đến tri thức cho trẻ mà cái lớn hơn là dạy trẻ phương pháp tư duy, phương pháp hành động. 4 Nhà giáo dục Nga K. Đ. Usinxki (1824-1870), đã xây dựng dạy học trực quan trên cơ sở tâm lí học. Đó là việc dạy học không dựa trên những biểu tượng và trừu tượng mà dựa trên những hình ảnh cụ thể do HS trực tiếp tri giác được: những hình ảnh này hoặc do HS tri giác ngay khi học dưới sự hướng dẫn của GV hoặc do các em độc lập quan sát trước đó. GV sẽ tìm thấy ở các em những hình ảnh có sẵn để dạy. Tiến trình dạy học này đi từ cụ thể đền trừu tượng, từ biểu tưởng đến tưởng tượng – là tiến trình hợp tự nhiên và dựa vào những quy luật tâm lí xác định đến nỗi không ai có thể phủ nhận sự cần thiết phải dạy học theo kiểu đó. Ngoài ra một số nhà nghiên cứu như: nhà lí luận dạy học N.G.Kazanki, T.S.Nazarova cho rằng dạy học trực quan là phương tiện trực quan, là thủ thuật dạy học. Đứng trước những nhu cầu cấp thiết về đổi mới nội dung chương trình SGK, PPDH đã làm nảy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới PPDH ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục đào tạo mà biểu hiện của sự thúc đẩy này là sự xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu cũng như tài liệu viết về PPDH , đổi mới PPDH theo hướng tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. Chẳng hạn như: Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về PPDH và đổi mới PPDH. Về đổi mới PPDH, tạp chí Khoa học Giáo dục (Viện Chiến lược Chương trình Giáo dục Bộ GD-ĐT), tạp chí Giáo chức Việt Nam và nhiều tạp chí khác đã đăng tải nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này. Có thể điểm qua một số tài liệu quan trọng như: Bộ Giáo Dục – Đào Tạo, Dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở, Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng đào tạo giáo viên trung học cơ sở, Hà Nội, 8/2003; Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục; Lê Quang Long, Thử đi tìm những phương pháp dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999 Một số bài viết khác như: tác giả Kim Dung với Đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông (Báo Nhân dân, số ra ngày 9/9/2000); tác giả Trần Kiều với Việc xây dựng chương trình mới cho trường trung học cơ sở (NCGD, Số chuyên đề quý 3/1999), Quan niệm và xu thế phát triển phương pháp dạy trên thế giới (Đặng Thành Hưng tổng luận, Viện KHGD, 1994); tác giả Nguyễn Văn Tứ với 5 Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt qua hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học (T/c Giáo dục, Số 4/2002) và Sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học Ngữ Văn và đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông (T/c Giáo dục, 2007), nhóm tác giả Nguyễn Trí - Nguyễn Trọng Hoàn – Cao Đức Tiến với Đổi mới phương pháp dạy Văn - Tiếng Việt trong trường sư phạm: nhận diện và cách thức (Giáo viên và Nhà trường, Số 12/2000), tác giả Nguyễn Gia Cẩu với Nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học (T/c Giáo dục, số 253/2011), Hầu hết các tác giả đã làm rõ các khái niệm cơ bản về PPDH, PPDH tích cực, cơ sở thực tiễn và cơ sở lí luận của việc đổi mới PPDH, phân loại các PPDH một cách logic và có hệ thống; đồng thời đề xuất một số biện pháp đổi mới PPDH , cũng như một số quan điểm, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để vận dụng vào việc dạy học các môn học. Tuy nhiên, các tác giả chưa nghiên cứu chi tiết về PPTQ và việc sử dụng vào dạy học Ngữ Văn ở trường THPT. Cùng với nhóm nghiên cứu về PPDH, đổi mới PPDH còn có nhóm nghiên cứu về PPTQ, phương tiện trực quan của các tác giả sau: Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2005; Lê Tràng Định (2003), Phân loại và sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học, T/c Giáo dục, số 54/2003; Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. Trong nhóm này, các tác giả cũng thể hiện khá chi tiết về khái niệm, phân loại phương tiện trực quan; tầm quan trọng của việc vận dụng phương tiện trực quan cũng như các giải pháp sử dụng phương tiện trực quan một cách khoa học của HS trong giờ học. Ở một số môn học đã nghiên cứu và sử dụng thành công PPTQ trong giảng dạy như lịch sử, sinh học, hóa học, kĩ thuật. Thế nhưng việc sử dụng PPTQ trong một giờ học môn Ngữ Văn ở trường THPT thì chưa được đề cập đến. Các trường THPT ở huyện Cần Giờ, giáo viên cũng đã từng bước tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng phương pháp trực quan (PPTQ) trong giảng dạy thông qua những tiết dạy tốt, thao giảng đã đạt được những kết quả khả quan.Trong đó cũng có môn Ngữ văn nhưng để nghiên cứu chuyên sâu thì môn Ngữ văn chưa có. 6 Chính vì vậy, để góp phần bổ sung vào lí luận về PPDH, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ Văn ở các trường THPT huyện Cần Giờ” với hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS, kích thích sự say mê hứng thú đối với môn học này và nâng cao hiệu quả công tác dạy học . 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu - Tổng hợp, khái quát hóa những vấn đề lý luận về phương pháp, phương tiện dạy học và phương pháp, phương tiện trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT. - Từ việc khảo sát thực trạng, luận văn đề xuất một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học bộ môn Ngữ văn ở trường THPT huyện Cần Giờ 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát hoá cơ sở lý luận về phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông ở huyện Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số vấn đề về việc sử dụng phương pháp trực quan có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông ở huyện Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Ngữ văn ở các trường THPT, huyện Cần Giờ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết dạy học bằng phương pháp trực quan, ứng dụng để thiết kế dạy học các phân môn của môn Ngữ văn. 7 - Chương trình và sách giáo khoa dùng để nghiên cứu giảng dạy là sách ban cơ bản, THPT. Địa bàn thực nghiệm sư phạm là các trường THPT ở huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu, tìm tòi, tổng hợp các tư liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Nghiên cứu các lí thuyết về sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn. - Nghiên cứu tài liệu về tổ chức các hoạt động dạy và học sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát thu thập trực tiếp thông tin về quá trình dạy và học đang diễn ra ở trường THPT huyện Cần Giờ, TP.HCM và ghi chép trung thực những nhân tố có liên quan đến đối tượng và mục đích nghiên cứu. - Phương pháp điều tra: thu thập, nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu đã có ở các trường THPT huyện Cần Giờ, TP.HCM, để làm tư liệu cho bài luận văn. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy học: qua nhiều năm bản thân đã trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT An Nghĩa, làm công tác quản lí tổ chuyên môn, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác; nay được tham gia lớp cao học về lí luận và phương pháp giảng dạy Ngữ văn ở các trường phổ thông, từ những kiến thức lí thuyết đã tiếp thu và những bài học thực tiễn đúc kết lại thành những ý kiến tham gia xây dựng vào bài luận văn. 5.3. Phương pháp thống kê Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, xử lý số liệu, tính tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm các nội dung trong phiếu khảo sát nhằm đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT trong huyện Cần Giờ, TP.HCM nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường. 8 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương: Chương 1:Cơ sở khoa học của vấn đề sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông Huyện Cần Giờ Chương 2: Một số vấn đề cơ bản của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông Huyện Cần Giờ Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 9 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CẦN GIỜ 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Môn Ngữ Văn Môn Ngữ văn trước hết là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, là một trong những môn học chính và quan trọng trong trường phổ thông. Cùng với các môn học khác, môn Ngữ văn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông như Luật Giáo dục (năm 2005, sửa đổi năm 2009) đã quy định: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 27 Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) cũng đã quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Điều đó nói lên tầm quan trọng của bộ môn này trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho HS. Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ. Vị trí đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ văn và các môn khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng có thể góp phần học tốt môn Ngữ văn. Ở vị trí đó, tự nó cũng toát lên yêu cầu tăng cường thực hành, giảm tải lí thuyết, gắn với đời sống. Môn Ngữ văn có vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông: góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông trung học; chuẩn bị cho họ hoặc ra đời thành người lao động có kiến thức và kĩ năng thực hành nghề nghiệp, hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn. 10 Thông qua việc cho học sinh tiếp xúc rộng rãi và sâu sắc hơn với những giá trị tinh thàn cao đẹp, đa dạng và phong phú của văn học, môn Ngữ văn có vai trò hết sức to lớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cao đẹp cho HS; giúp các em tiếp nhận một cách sâu sắc và có hệ thống những giá trị tư tưởng lớn của văn học dân tộc và nhân loại như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa nhân văn… thể hiện ở nhiều khía cạnh và dưới nhiều màu sắc khác nhau, trong những quan hệ đa dạng và phong phú của con người, cũng như trong cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do, cho lẻ phải, sự công bằng, cho hạnh phúc và nhân phẩm. Vì vậy, mục tiêu của môn Ngữ văn ở trường THPT được thể hiện trên các nội dung chính sau đây: Thứ nhất, trên cơ sở vốn tri thức Ngữ văn HS đã tiếp thu được ở THCS, Chương trình môn Ngữ văn ở THPT nhằm giúp các em nâng cao trình độ hiểu biết lên một bước mới về những thành tựu tiêu biểu của văn học Việt nam và một số thành tựu quan trọng của văn học thế giới; nắm được một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam; một số khái niệm cơ bản của lí luận văn học, ngôn ngữ học và văn hoá Việt nam giúp cho việc đọc –hiểu tác phẩnm văn học một cách chủ động, có hiệu quả. Thông qua thực hành, tiếp tục củng cố các kiến thức và kĩ năng đã học ở trung học cơ sở (THCS) ; trang bị thêm một số tri thức cơ bản, thiết thực về tiếng Việt, các quy tắc hoạt động của Tiếng Việt, những hiểu biết về văn bản và tạo lập các loại văn bản. Thứ hai, tiếp tục hình thành và rèn luyện cho HS những kĩ năng cơ bản về ngữ văn, từ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đến các kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, chú trọng kĩ năng đọc –hiểu tác phẩm văn học. Tạo cho HS năng lực cảm thụ thẩm mĩ và khả năng phân tích đánh giá văn học ở một mức độ cần cho ddời sống của con người có văn hoá, khả năng diễn tả những tình cảm và suy nghĩ của mình bằng tiếng mẹ đẻ một cách trong sáng, trôi chảy, mạch lạc. Thứ ba, qua các giờ Ngữ văn, xây dựng và bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý văn học, yêu quý tiếng Việt, biết xúc động trước những lời hay ý đẹp, trước những tâm hồn cao cả, nhân hậu. Môn Ngữ Văn có thể giúp HS hiểu được bản thân mình cũng như hiểu được người khác một cách tinh tế và sâu sắc. [...]... đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngữ văn trong các nhà trường phổ thông Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học trực quan - một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng phương tiện trực quan, Các GV đã nhận thấy: PPTQ giúp học sinh... đề quan trọng là nội dung và phương pháp sử dụng như thế nào để có hiệu quả Đó là những vấn đề mà chúng tôi xin trình bày tiếp trong chương 2 33 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CẦN GIỜ 2.1 NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC 2.1.1 Bám sát mục tiêu bài học Sử dụng phương. .. phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Cần Giờ hiện nay, việc sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy là phù hợp, đặc biệt là môn Ngữ văn Ở phương pháp này hội tụ tất cả những ưu điểm cần thiết trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh Trong quá trình dạy học, phương tiện tiện trực quan giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu... chuyên môn Ngữ văn và chất lượng giáo dục toàn diện Vì vậy sử dụng phương pháp trực quan là yếu tố không thể thiếu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học không chỉ ở môn Ngữ văn mà ở các môn khác trong nhà trường THPT nói chung và ở huyện Cần giờ hiện nay 1.3.3 Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Ngữ văn phù hợp với điều kiện của giáo viên và nhà trường hiện nay Việc sử dụng PPTQ giúp... HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CẦN GIỜ 1.3.1 Khái quát về các trường THPT huyện Cần Giờ và hoạt động dạy học môn Ngữ văn 1.3.1.1 Một số nét khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của huyện Cần Giờ, Tp Hồ Chí Minh Huyện Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong năm huyện ngoại thành, là một trong hai mươi bốn quận huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Huyện Cần Giờ nằm... hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó phương pháp, hình thức dạy học có tác dụng tạo nên mối quan hệ giữa hai hoạt động đó Chính việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Ngữ văn là một phương tiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học 12 1.1.4 Trực quan và hình thức trực quan 1.1.4.1 Trực quan. .. số học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình Sử dụng thành thạo các PPTQ trong dạy học sẽ giúp học sinh có được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy 1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG... huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh là một hoạt động có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Nó xuất phát từ bản chất của hoạt động nhận thức, từ quá trình phát triển tâm lý của học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn Điều này cũng phù hợp với đặc trưng của môn Ngữ văn, với mục tiêu của nhà trường phổ thông Vì vậy, việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT huyện Cần Giờ... hiệu quả trong việc sử dụng trực quan còn tính đến quá trình, mức đầu tư tổng quát của việc sử dụng trực quan so với chất lượng dạy học mà trực quan mang lại Sử dụng phương pháp trực quan phải phù hợp với nội dung, hoàn cảnh, đối tượng…của bài học ở mức độ tương ứng, hợp lý tránh tình trạng bài học minh họa cho phương tiện trực quan 2.1.2 Đa dạng hóa các phương tiện trực quan Trong vài năm trở lại đây,... số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng các sơ đồ hóa để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học Một số HS trung bình đã tiếp thu bài nhanh hơn và biết củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản Đối với môn Ngữ văn, học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng để ghi chép bài nhanh, hiệu quả Tiểu kết chương 1 Việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện . trạng về sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông ở huyện Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số vấn đề về việc sử dụng phương pháp trực quan. quan trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông Huyện Cần Giờ Chương 2: Một số vấn đề cơ bản của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung. cứu các lí thuyết về sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn. - Nghiên cứu tài liệu về tổ chức các hoạt động dạy và học sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn.

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan