Công tác quản lý môi trường của chính quyền địa phương gặp rất nhiều khó khăn do cộng đồng dân cư ở xã đảo và khách tham gia hoạt động du lịch đa số chưa nhận thức được tầm quan trọng củ
Trang 1NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
TP.HCM, ngày tháng năm 2017
Giáo viên phản biện
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TP.HCM, ngày tháng năm 2017
Giáo viên hướng dẫn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
TÓM TẮT KHÓA LUẬN 2
ABSTRACT 3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 5
MỤC LỤC i
DANH MỤC HÌNH ẢNH v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
6 TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5
1.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (COMMUNITY BASED ON ENVIRONMENTAL MANAGEMENT – CBEM) 5
1.1.1 Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường 5
1.1.2 Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường như thế nào? 5
1.1.3 Tổng quan về chương trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng 8
1.1.4 Định nghĩa quản lý môi trường dựa vào cộng đồng 9
1.1.5 Các nguyên tắc chính trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng 10
1.1.6 Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng 12
Trang 41.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 13
1.2.1Tình hình nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trên thế giới 13
1.2.2Tình hình nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại Việt Nam 14
1.3 TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐẢO THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ 16
1.3.1 Đặc điểm và điều kiện tự nhiên ở xã đảo Thạnh An 16
1.3.2 Hiện trạng nông thôn mới trên địa bàn xã 19
1.3.3 Hiện trạng ô nhiễm môi trường và đặc điểm rác thải trên địa bàn xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ 32
CHƯƠNG 2 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG VỀ Ý THỨC VÀ VẤN ĐỀ RÁC THẢI TẠI XÃ ĐẢO THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ 39
2.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG 39
2.2 MỤC TIÊU CỦA ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG 39
2.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG 39
2.4 NỘI DUNG ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG 39
2.5 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG 40
2.6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG 40
2.6.1 Kết quả khảo sát về trình độ và nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường tại xã đảo 40
2.6.2 Kết quả khảo sát về tình hình rác thải tại 02 ấp của xã đảo 41
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐẢO THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ 45
3.1 MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 2016 45
3.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG MÔ HÌNH MỚI 45
3.3 MỤC TIÊU CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH 46
3.4 XÁC ĐỊNH CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN 47
3.4.1 Chính quyền 47
Trang 53.4.2 Các tổ chức đoàn thể 47
3.4.3 Tổ tự quản 48
3.4.4 Cộng đồng dân cư trong địa bàn xã đảo 48
3.4.5 Khách du lịch 48
3.5 MÔ HÌNH TỔ TỰ QUẢN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 49
3.5.1 Nội dung 49
3.5.2 Tổ chức thực hiện 51
3.6 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ TỰ QUẢN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở XÃ ĐẢO THẠNH AN 53
3.7 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN THỨC ĐỂ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG PHÙ HỢP TẠI XÃ ĐẢO THẠNH AN 56
3.7.1 Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng 56
3.7.2 Chương trình đào tạo và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kĩ năng về quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương 58
3.8 NHỮNG YẾU TỐ BẤT CẬP GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH CBEM 60
3.8.1 Chưa xử lí mạnh tay đối với những trường hợp vi phạm 60
3.8.2 Chưa có đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giáo dục môi trường ở các trường học trên địa bàn xã đảo 61
3.8.3 Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã đảo còn khó khăn 62
3.8.4 Chưa có biện pháp tuyên truyền đến toàn cộng đồng dân cư xã đảo 64
3.9 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CBEM 64
3.9.1 Các giải pháp nâng cao ý thức để duy trì mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng 64
3.9.2 Xây dựng khu xử lý rác cục bộ trên địa bàn xã Thạnh An 65
3.9.3Tăng cường công tác thu gom rác sinh hoạt, trang bị thùng rác đảm bảo nhu cầu bỏ rác nơi công cộng 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
1 KẾT LUẬN 67
Trang 62 KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC 71
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Mô hình các yếu tố chi phối hành vi của cộng đồng đối với môi trường 7
Hình 1.2 Tiến trình quản lý dựa vào cộng đồng 12
Hình 1.3 Xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh 16
Hình 1.4 Bến tàu ở xã đảo Thạnh An 32
Hình 1.5 Đường ống dẫn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lí ra sông 32
Hình 1.6 Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã đảo 33
Hình 1.7 Tỷ lệ hộ dân bị ảnh hưởng của rác thải ở ấp Thạnh Bình 35
Hình 1.8 Tỷ lệ hộ dân bị ảnh hưởng của rác thải ở ấp Thạnh Hòa 35
Hình 1.9 Rác vứt bừa bãi ở các khu đất trống 36
Hình 1.10 Rác thải bừa thải ở khu đất trống 36
Hình 1.11 Bãi rác tự phát không được thu gom 37
Hình 1.12 Rác thải trôi nổi dọc tuyến kè đá 37
Hình 1.13 Rác thải trôi nổi ở bến tàu xã đảo 38
Hình 2.1 Cơ cấu quản lý môi trường của xã đảo Thạnh An 42
Hình 2.2 Quy trình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trong địa bàn xã 43
Hình 2.3 Địa điểm tập kết vận chuyển rác ở xã đảo 44
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Vai trò, nhiệm vụ của từng nhóm cộng đồng trong quản lý và bảo vệ môi trường 5 Bảng 1.2 Vai trò và nhiệm vụ của các thành phần liên quan trong quản lý và bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng 6 Bảng 1.3 Tài nguyên đất đai ở xã đảo Thạnh An 17 Bảng 3.1 Danh sách các tổ tự quản bảo vệ môi trường 53
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
HCCB Hội Cựu chiến binh
HĐND Hội đồng Nhân dân
HLHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ
HNCT Hội người cao tuổi
HND Hội Nông dân
LĐLĐ Liên đoàn Lao động
MTTQVN Mặt trận tổ quốc Việt Nam
QLMTDVCĐ Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
UBND Uỷ ban Nhân dân
Trang 10MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Với vị trí cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 50 km về phía Đông, xã đảo Thạnh An nằm hoàn toàn tách biệt với huyện Cần Giờ và thành phố Hồ Chí Minh, có tiềm năng và lợi thế to lớn về đất đai và cảnh quan sinh thái Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của cộng đồng xã đảo Tận dụng những ưu thế về cảnh quan sinh thái, trong những năm gần đây, khu vực xã đảo Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống người dân địa phương và đẩy mạnh hoạt động du lịch để thu hút đông đảo khách du lịch
Với việc đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại xã đảo Thạnh An, chính quyền và nhân dân địa phương đang phải đương đầu với các vấn đề môi trường phát sinh, có nguy cơ gây suy thoái môi trường
Do việc nằm hoàn toàn tách biệt với đất liền nên công tác vận chuyển thu gom rác từ đảo vào đất liền hết sức khó khăn và không được thực hiện thường xuyên Chính
vì lý do đó nên xã đảo ngày càng xuất hiện các bãi rác tập trung tự phát và trôi nổi ven
bờ biển gây mất cảnh quan sinh thái và ô nhiễm môi trường nặng nề
Với các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện môi trường đã được chính quyền các cấp triển khai thực hiện, tuy nhiên hiệu quả mang lại vẫn chưa được như mong muốn Phần lớn các biện pháp chỉ chú trọng việc kiểm tra, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường Nguyên nhân phần lớn là do khách tham quan du lịch và cộng đồng dân cư sống trong khu vực xã đảo Thạnh An, Cần Giờ
Công tác quản lý môi trường của chính quyền địa phương gặp rất nhiều khó khăn
do cộng đồng dân cư ở xã đảo và khách tham gia hoạt động du lịch đa số chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi trường hoặc không quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường
Công tác cải thiện tình hình môi trường không thể xem là một hoạt động kỹ thuật hành chính đơn thuần, mà phải luôn gắn liền với chủ thể chịu tác động môi trường là cộng đồng dân cư cùng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường thì khả năng cải thiện
và quản lý môi trường mới thực sự bền vững
Do đó, việc huy động tất cả các lực lượng từ các bên có liên quan như chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư sống trong khu vực, du khách và các tổ chức, cá
Trang 11nhân hoạt động du lịch cùng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường tại khu vực xã đảo Thạnh An, Cần Giờ sẽ là một giải pháp thiết thực trong việc bảo vệ môi trường tại nơi này, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế và thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020
Với những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu và xây dựng mô hình CBEM (Quản
lý môi trường dựa vào cộng đồng) tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh” làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường,
nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư xã đảo về tầm quan trọng và cùng tham gia giải quyết các vấn đề môi trường, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người dân địa phương cũng như các hoạt động du lịch của khách tham quan, bảo vệ môi trường sống của người dân trên xã đảo
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Xây dựng mô hình Quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng phù hợp với cộng đồng dân cư xã đảo và khách du lịch, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, kinh tế - xã hội, du lịch,… nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường ở địa phương
Mục tiêu cụ thể
Phải đảm bảo được tất cả người dân trên xã đảo và khoảng 90% khách du lịch đều được tiếp cận với mô hình Quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng và khoảng 50% trong số đó nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường Đây là tiền đề cho việc đề xuất xây dựng nhà máy xử lý rác thải và mô hình ủ phân Compost tại xã đảo để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường và đồng thời tạo lợi nhuận kinh tế trong nông nghiệp
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
1- Tìm hiểu mô hình Quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng (Community Based
on Environmental Management – CBEM)
2- Tìm hiểu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội trên địa bàn xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ
Trang 123- Tìm hiểu hiện trạng môi trường và đặc điểm rác thải trên địa bàn xã đảo Thạnh
An, huyện Cần Giờ
Nội dung 2: Nghiên cứu và xây dựng mô hình Quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng
1- Khảo sát nhận thức và nghiên cứu cách thức truyền thông phù hợp với đối tượng
2- Xây dựng mô hình tổ tự quản cho xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ
3- Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng
Nội dung 3: Đề xuất biện pháp
1- Các giải pháp duy trì mô hình Quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng
2- Các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tổng hợp tài liệu
Thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội và tiếp cận cộng đồng
Là sử dụng bảng hỏi gồm nhiều câu hỏi thường dùng để khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ gia đình sống trên địa bàn xã đảo
Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, xã hội học và quản lý môi trường dựa vào cộng đồng để xem xét nhận định về vấn đề này nhằm tìm
ra giải pháp tối ưu cho đề tài nghiên cứu
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu điều tra
Số liệu được thu thập thường rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chưa đáp ứng được quá trình nghiên cứu Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải được xử lí tổng hợp, trình bày; kết quả sẽ giúp khái quát được đặc trưng của tổng thể
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Cộng đồng dân cư trên xã đảo và khách tham quan du lịch đến xã đảo
Trang 13Phạm vi nghiên cứu
Xã đảo Thạnh An (ấp Thạnh Bình và ấp Thạnh Hòa), huyện Cần Giờ, thành phố
Hồ Chí Minh
6 TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU
Những tính mới mô hình chưa thực hiện:
Nghiên cứu và xây dựng mô hình tổ tự quản bảo vệ môi trường cho 42 tổ tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ Mô hình tổ tự quản bảo vệ môi trường là mô hình phù hợp với thực tế tại địa phương, phù hợp với cuộc vận động “Toàn dân tham gia BVMT”
Nghiên cứu chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng đi sát tính chất thực tế đối với cộng đồng dân cư xã đảo (bám sát hiện trạng kinh tế - xã hội - môi trường), các chương trình truyền thông học đường dành cho trẻ em và học sinh tiểu học, trung học Nghiên cứu cách thức truyền thông đến nhóm người khó tiếp cận (khách du lịch, ngư dân đánh bắt,…)
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (COMMUNITY BASED ON ENVIRONMENTAL MANAGEMENT – CBEM)
1.1.1 Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường
Cộng đồng được hiểu gồm nhiều thành phần: Người dân, doanh nghiệp, người tình nguyện, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan chuyên môn, tổ chức phi chính phủ….với tính thống nhất và hệ thống từ lãnh đạo cấp trên đến cấp dưới, đến người dân và doanh nghiệp
Trên nguyên tắc, công tác quản lý môi trường dựa vào cộng đồng phải bao gồm tất cả các thành phần trên Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình cụ thể cuả từng điạ phương, từng khu vực mà thành phần cộng đồng "nòng cốt" có thể thay đổi
Cộng đồng chính là nguồn lực lớn nhất để thu thập và cung cấp thông tin về các vấn đề môi trường, để hành động bảo vệ môi trường… Vì các vấn đề đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến họ, họ nhận thấy ô nhiễm ngay xung quanh mình, ảnh hưởng tới mình Khi họ nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm, ý thức được vấn đề đó gây hại như thế nào thì với khả năng có thể của mình họ sẽ hành động
1.1.2 Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường như thế nào?
Bảng 1.1 Vai trò, nhiệm vụ của từng nhóm cộng đồng trong
quản lý và bảo vệ môi trường
Đoàn thể
Lực lượng tiên phong đóng vai trò quan trọng huy động nhân dân tham gia chương trình bảo vệ môi trường: tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân; tham gia xây dựng chương trình và nội dung công việc; triển khai vào thực tế…
Trang 15Cộng đồng dân cư Trực tiếp tham gia xây dựng chương trình hành động bảo
vệ môi trường; triển khai, giám sát chương trình
Bảng 1.2 Vai trò và nhiệm vụ của các thành phần liên quan trong quản lý và
bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng
Chính quyền
Hỗ trợ về mặt cơ sở pháp lý, chủ trương, thể chế, chính sách khuyến khích, huy động mọi thành phần tham gia bảo
vệ môi trường; hỗ trợ cơ sở vật chất; tham gia xây dựng chương trình và nội dung công việc; quản lý và giám sát chương trình…
Cơ quan chuyên môn
(Viện/Trường đại học,…)
Tư vấn chuyên môn bao gồm: cung cấp các tài liệu về giáo dục môi trường, hỗ trợ đào tạo, nâng cao nhận thức môi trường, đánh giá chất lượng môi trường, tình hình vệ sinh sức khoẻ trên địa bàn…
Tổ chức phi chính phủ Hỗ trợ nhân lực, tài chính, đặc biệt trong việc quyên góp,
ủng hộ và vận động…
Trên thực tế, quan niệm của cộng đồng trước thực trạng môi trường, nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của họ chịu phần nào chi phối của những yếu tố kinh tế xã hội, văn hoá, học vấn, pháp luật…
Văn hóa lối sống (các quy định, phong tục tập quán, thói quen, tín ngưỡng) của người dân khác nhau dẫn đến thái độ, hành vi đối với môi trường cũng khác nhau
Điều kiện kinh tế hộ gia đình ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc quyết định sử dụng dịch vụ môi trường của người dân Nổi bật là phần lớn hộ dân cư nghèo ven kênh rạch
từ chối trả tiền thu gom rác và họ thải rác trực tiếp xuống kênh
Vấn đề truyền thông đại chúng về môi trường tác động rất lớn đến ý thức nhưng hiện vẫn chưa có hình thức phổ biến phù hợp với trình độ nhận thức của đại đa số người dân
Nhà trường và gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ em
Trang 16Điều kiện kinh
tế, văn hoá, xã hội
Thái độ
Hành vi bảo vệ môi trường
Môi trường
tự nhiên
Nhận thức
Luật môi trường
Thành phần xã hội Giới tính
Học vấn Nghề nghiệp
Các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường, các hoạt động còn mang tính phong trào, chưa mang lại hiệu quả thiết thực và thoả mãn mong muốn của người dân
Hình 1.1 Mô hình các yếu tố chi phối hành vi của cộng đồng đối với môi trường
Biến kiểm soát: Các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
Biến điều chỉnh: Luật bảo vệ môi trường, Truyền thông các vấn đề bảo vệ môi trường… Biến nguyên nhân: Kiến thức, nhận thức về bảo vệ môi trường
Biến kết quả: Thái độ, hành vi ứng xử với môi trường tự nhiên
Trang 171.1.3 Tổng quan về chương trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
Chủ đề bảo vệ môi trường đang được đề cập đến ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng ở mọi cấp độ từ các địa phương đến cấp quốc gia cũng như toàn cầu
Tương tự như các chương trình truyền thông khác, mục tiêu của các chương trình truyền thông về môi trường cũng nhắm đến việc cung cấp các kiến thức liên quan đến vấn đề môi trường, các biện pháp mà mọi người có thể thực hành để góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường Từ đó, hy vọng nhiều người sẽ nhận thức được thực trạng của vấn đề, thấy được trách nhiệm và tầm quan trọng của cá nhân mình trên các vấn đề ấy để có thể thay đổi thái độ từ bàng quan đến tích cực và thể hiện bằng những hành động cụ thể góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Tại Việt Nam, từ những thập niên 1990 chúng ta đã bắt đầu đề cập đến các chủ
đề bảo vệ môi trường Từ đó đến nay đã có khá nhiều các chương trình truyền thông, các dự án, các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này và cũng đã đạt được các kết quả rất khả quan, một trong những thể hiện của kết quả đó là người dân ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng môi trường xung quanh và đã có những yêu cầu cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường
Tuy nhiên khác với một số lĩnh vực truyền thông thay đổi hành vi khác, lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ đạt được kết quả thực sự chỉ khi có sự tham gia tích cực bằng những hành động cụ thể của mọi thành phần trong xã hội một cách đồng thời, đặc biệt
là người dân là lực lượng chủ yếu Chính vì thế trong hầu hết các chương trình liên quan đến lĩnh vực này, các chuyên gia về truyền thông đều nhấn mạnh phương thức làm thế nào để huy động được nhiều nhất sự tham gia của cộng đồng vào chương trình
Đã có khá nhiều tài liệu phân tích về sự tham gia của người dân vào các hoạt động bảo vệ môi trường, tài liệu này chỉ nhằm giới thiệu các bước thực hiện và các công cụ đơn giản giúp tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động bảo vệ môi trường
ở cấp cộng đồng, có thể là một vài tổ dân phố, một vài khu dân cư
Các vấn đề môi trường ngày càng phức tạp và càng đa dạng, vì thế trong khuôn khổ một tài liệu ngắn sẽ không thể nào bao quát được tất cả mọi khía cạnh liên quan đến lĩnh vực này và chắc chắn rằng sẽ còn hạn chế Hy vọng rằng tài liệu này sẽ phần nào hỗ trợ các cán bộ quản lý hoặc các đoàn thể địa phương dễ dàng tổ chức được các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa bàn của mình với cách tiếp cận huy động được
Trang 18nhiều nhất sự tham gia của người dân ngay từ bước xác định các vấn đề và trong suốt quá trình giải quyết vần đề cũng như theo dõi giám sát những kết quả đạt được
1.1.4 Định nghĩa quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng là:
Một giải pháp bảo vệ môi trường được bắt đầu từ các vấn đề khó khăn về môi trường gặp phải của địa phương, có liên quan đến mọi người dân và các tổ chức có quan tâm;
Sử dụng các công cụ quản lý sẵn có để tập trung vào việc cải thiện và bảo vệ nguồn tài nguyên như: nguồn nước, đa dạng sinh học… hoặc tạo ra các lợi ích cho môi trường như dự án tái tạo năng lượng…
Là cách tiếp cận mới hoàn toàn linh hoạt theo tình hình của địa phương, tiếp cận từ dưới lên: từ cộng đồng dân cư đến các cấp lãnh đạo của điạ phương, thành phố; dựa trên nguyên tắc tuân thủ luật lệ và quan trọng nhất là sự tình nguyện của người dân cùng với chính quyền, tổ chức đoàn thể, địa phương tham gia bảo vệ môi trường như:
Giám sát môi trường;
Tăng cường thực thi luật bảo vệ môi trường;
Tham gia lập kế hoạch hành động;
Tham gia công tác cải thiện môi trường;
Tham gia các phong trào bảo vệ môi trường được phát động;
Góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường;
Đóng góp ý kiến cho công tác quản lý;
Góp quỹ bảo vệ môi trường
Kế hoạch hành động giải quyết vấn đề phải có sự phối hợp giữa mọi thành phần
có liên quan như:
Chính quyền, cơ quan quốc gia và thành phố
Chính quyền địa phương/ cơ quan đóng trên địa bàn
Các tổ chức đoàn thể
Lãnh đạo cộng đồng địa phương
Doanh nghiệp
Trang 19 Các nhóm cộng đồng bao gồm những nhóm người quan tâm bảo vệ môi trường, xã hội, kinh tế
Viện, trường
Mọi người dân quan tâm
1.1.5 Các nguyên tắc chính trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
Cần lưu ý các nguyên tắc chính trong suốt quá trình triển khai hoạt động theo
phường pháp QLMTDVCĐ sau:
Nguyên tắc số 1: Địa điểm cụ thể
Muốn xây dựng được kế hoạch hành động bào vệ môi trường, trước hết cần phải xác định được:
- Vấn đề môi trường cụ thể là gì?
- Vấn đề này xảy ra ở chỗ nào?
Nguyên tắc số 2: Hợp tác giữa các thành phần liên quan
Khi đã xác định được vấn đề cụ thể, địa điểm cụ thể, cộng đồng sẽ thảo luận về các giải pháp giải quyết vấn đề để có thể xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và phải luôn đảm bảo chắc chắn rằng mọi thành phần liên quan đều phải cùng tham gia giải quyết thì mới hy vọng vấn đề được giải quyết
Nguyên tắc số 3: Bảo vệ và khôi phục chất lượng môi trường
Nguyên tắc này nhấn mạnh đến việc cần phải xác định được kết quả mong đợi sau khi thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, điều này giúp cho việc xây dựng các chỉ báo theo dõi giám sát hoạt động được dễ dàng, đồng thời cũng giúp tránh được tình trạng xây dựng các hoạt động mơ hồ, không biết kết quả sẽ là gì và đặc biệt hơn
cả là kết quả của quá trình thực hiện luôn phải đảm bảo chất lượng môi trường sẽ được cải thiện
Nguyên tắc số 4: Thống nhất các mục đích kinh tế - xã hội - môi trường
Trong thực tế, cho đến hiện nay, hầu hết các vấn đề ô nhiễm môi trường đều do các hoạt động sản xuất của con người gây nên, như vậy việc ngăn chặn ô nhiễm thường ảnh hưởng đến lợi nhuận của các đơn vị kinh tế và vì thế các giải pháp đưa ra thường gặp phải sự không đồng tình của các doanh nghiệp Một khía cạnh khác, thường các nhóm cộng đồng thu nhập thấp do phải đối mặt hàng ngày với việc mưu
Trang 20sinh, vì thế các vấn đề ô nhiễm môi trường thường ít được quan tâm đến, và như vậy
họ thường không sẵn sàng tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường
Vì thế nguyên tắc này muốn nhấn mạnh đến việc phải tìm ra điểm chung giữa các mục tiêu: kinh tế - xã hội - môi trường để từ đó có được sự đồng thuận giữa tất cả các thành phần liên quan trong việc xây dựng và thực hiện giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường Nguyên tắc này cũng nhằm loại bỏ các ý kiến duy ý chí hoặc tinh thần quá khích trong các hoạt động bảo vệ môi trường, vì sẽ dẫn đến những xung đột không thể giải quyết hoặc không lôi kéo được sự tham gia của nhiều thành phần và đặc biệt là việc đề ra các mục tiêu quá xa vời không thể nào đạt đến trong một thời gian ngắn
Nguyên tắc số 5: Hành động bằng các công cụ thích hợp có sẵn
Nguyên tắc này muốn nhấn mạnh đến việc sử dụng nội lực và tận dụng các công
cụ có sẵn tại địa bàn thay vì trông đợi vào những nguồn lực bên ngoài hoặc các phương tiện hiện đại, mà thường các nguồn lực bên ngoài ít khi nào đáp ứng ngay được, thậm chí là không thể, hoặc các phương tiện hiện đại đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm, chi phí và chưa chắc đã đảm bảo tương thích với điều kiện thực tế của địa phương
Nguyên tắc số 6: Luôn trao đổi học hỏi kinh nghiệm mới
Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn biến đổi từ cấp độ thấp đến cao, từ loại hình đơn giản đến phức tạp, và đặc biệt khác nhau giữa các địa phương do đặc thù về vị trí địa lý, xã hội, … Vì thế các giải pháp cải thiện môi trường cũng cần phải luôn được xem xét để cải tiến cho phù hợp Nguyên tắc này muốn nhắc các nhà tổ chức hoạt động luôn phải lưu ý đến việc xem xét để cải tiến các hoạt động cho phù hợp Một trong các hoạt động hiệu quả nhất để đảm bảo nguyên tắc này là các hình thức hội thảo, thảo luận, tham quan chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phươngvới nhau
Trang 211.1.6 Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
(Nguồn: Langdon Marsh, Fellow, National Policy Consensus Center, Portland)
Ô nhiễm nước, không khí, đất, cải tạo cơ sở
hạ tầng, tái định cư, chăm sóc sức khoẻ…
Những người liên quan đến cộng đồng địa phương, cán bộ hoặc những người đứng đầu cộng đồng được tôn trọng
Cộng động, các tổ chức phi chính phủ
Doanh nghiệp Chính quyền
Tổ chức các cuộc họp để xác định các thách thức và mục tiêu, các thông tin và các nhu cầu khác, các giải pháp có thể thực hiện
Đề cử người đầu tàu có
trách nhiệm
Trang 221.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
vào cộng đồng trên thế giới
Tại Hoa Kỳ: Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng được xây dựng và
triển khai thực hiện ở nhiều địa phương, tiểu bang của Hoa Kỳ Từ năm 1995, tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã tiến hành xây dựng các nguyên tắc và đề xuất các cách tiếp cận hợp lý để đạt tới mục tiêu bảo vệ môi trường dựa vào sự tham gia của cộng đồng
Tại Thụy Điển: Vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường được thể
hiện thông qua việc chính phủ tạo điều kiện cho cộng đồng cùng tham gia vào đánh giá tác động môi trường Quá trình đánh giá tác động môi trường mang lại hiệu quả cao khi hướng đến mục tiêu trở thành một quá trình dân chủ
Tại Nhật Bản: Để vận động cộng đồng tham gia vào việc thu gom chất thải và
xây dựng xã hội tái chế, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những chủ trương, chính sách thúc đẩy và khuyến khích việc quản lý chất thải rắn dựa trên cơ sở của sự tham gia tích cực và tự nguyện của các cộng đồng dân cư khác nhau
Tại Ấn Độ: Chính quyền địa phương trao cho cộng đồng quyền được kiểm soát
những đối tượng gây ô nhiễm môi trường, bất kể đối tượng đó là cơ quan, doanh nghiệp thuộc nhà nước hay tư nhân
Tại Brazil: Cộng đồng tham gia vào việc đổi mới, thay đổi cơ bản hệ thống cống
rãnh bằng cách lựa chọn mức dịch vụ vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hệ thống cống Các gia đình có thể tự do lựa chọn phương án cải thiện hệ thống vệ sinh hiện có của mình hoặc là đấu nối vào hệ thống thoát nước thông thường (một cống lộ thiên ở
đường phố) hoặc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung
Tại Philippines: Cộng đồng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch và tìm kiếm
các giải pháp làm thông thoáng các dòng chảy đã mang lại các kết quả khả quan trong
việc giải quyết các vấn đề về thủy lợi
Dự án Cộng đồng địa phương tham gia ngăn ngừa và kiểm soát cháy rừng do Tổ
chức Lương Nông thế giới (FAO) tài trợ
Trang 231.2.2 Tình hình nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại Việt Nam
• Mô hình cam kết bảo vệ môi trường: Do nhân dân địa phương tự nguyện quy
định và thi hành, nhằm bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lý, giữ gìn đa dạng sinh học cho thế hệ đang sống và các thế hệ tương lai Những quy định về môi trường trong các hương ước đã góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân trong cộng đồng làng xã
• Mô hình tổ chức tự quản tự xử lý vấn đề môi trường: Những tổ tự quản được
xây dựng và hoạt động để giữ gìn vệ sinh môi trường và tạo nên công ăn việc làm cho dân cư địa phương Hiệu quả của các hoạt động này phụ thuộc vào chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư
• Mô hình lồng ghép xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn với công tác bảo vệ môi trường: Các mô hình lồng ghép xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế
cộng đồng dân cư với công tác bảo vệ môi trường có ý nghĩa thiết thực, mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, đồng thời bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững
• Mô hình bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp: Ở nước ta hình thành
những mô hình tốt gắn sản xuất với bảo vệ môi trường như các mô hình sản xuất sạch hơn; tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; bảo vệ môi trường của các công ty: Công
ty thuốc sát trùng Việt Nam, Công ty phân lân Văn Điển, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sam Yang Việt Nam…
• Mô hình huy động các nguồn lực phục vụ công tác bảo vệ môi trường: Các
cộng đồng rất linh hoạt trong giữ gìn truyền thống của địa phương, từ việc giáo dục cộng đồng, gia đình, tư vấn nội bộ, trao đổi sách, báo về các nội dung liên quan đến bảo vệ rừng, đến việc tham gia các buổi tập luyện chống cháy rừng, tôn trọng những người thi hành công vụ về bảo vệ rừng ở cộng đồng
• Mô hình huy động vốn phục vụ công tác bảo vệ môi trường: Các cộng đồng
địa phương rất linh hoạt trong việc khai thác, sử dụng nguồn vốn để bảo vệ môi trường Một số mô hình như: mô hình doanh nghiệp hoạt động công ích chuyên trách thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
• Mô hình huy động vốn cho cộng đồng phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường: Huy động vốn cho cộng đồng phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường
thông qua hình thức quỹ là một mô hình tiên tiến và hiệu quả được nhiều nơi sử dụng
Trang 24Phương thức cho vay vốn để đầu tư cho phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư là một hướng đi rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống người dân, góp phần bảo vệ môi trường địa phương
• Các phong trào tình nguyện: Các hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng
đang diễn ra ở khắp nơi do nhận thức của công chúng về môi trường ngày càng được nâng cao Quy mô hoạt động của các phong trào tình nguyện rất đa dạng và phong phú
Bên cạnh đó, còn có một số dự án áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đã được thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua
Dự án Asia Foundation “Cải thiện môi trường kênh Tân Hóa – Lò Gốm với sự tham gia của cộng đồng”
Đề tài “Nghiên cứu trình diễn mô hình quản lý môi trường với sự tham gia của cộng đồng – trường hợp cụ thể phường 3 quận 11 thành phố Hồ Chí Minh”
Dự án Môi trường và Cộng đồng do Đan Mạch tài trợ, do Tổ chức Năng lượng tái tạo Đan Mạch và Trung tâm Nghiên cứu vi khí hậu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thực hiện thí điểm tại Phường Thanh Xuân Bắc – Hà Nội từ tháng 8/2000 đến tháng 1/2003
Dự án Quản lý môi trường vùng biển và ven biển ở khu vực biển Đông do Công
ty Tư vấn môi trường toàn cầu phối hợp với Quỹ Quốc tế vì thiên nhiên thực hiện đối với chính quyền và các cộng đồng tại 150 xã thuộc 58 huyện vùng duyên hải của 29 tỉnh ven biển Việt Nam
Dự án Khu bảo tồn Rạn Trào áp dụng theo mô hình dựa vào cộng đồng được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phê duyệt và thành lập ngày 7/11/2001 trên cơ sở có sự tham gia của chính quyền địa phương
Gần đây nhất, năm 2008, tại tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên đã thực hiện thành công dự án “Xây dựng mô hình tổ tự quản về môi trường tại địa bàn ấp Tân Thành - xã Thanh Bình và khu phố 5
- thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”
Trang 251.3 TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐẢO THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ
1.3.1 Đặc điểm và điều kiện tự nhiên ở xã đảo Thạnh An
a Vị trí địa lý
Thạnh An là xã đảo của huyện Cần Giờ cách trung tâm huyện khoảng 8 km tính theo đường chim bay và cách trung tâm thành phố khoảng 50 km Ranh giới xã được xác định như sau:
- Phía Đông giáp xã Long Sơn - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Phía Tây giáp xã Long Hòa huyện Cần Giờ;
- Phía Nam giáp biển Đông (vịnh Gành Rái cửa biển Cần Giờ);
- Phía Bắc giáp xã Phước An huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
(Nguồn:
https://juno.vn/blogs/song/kham-pha-dao-thanh-an-xa-dao-hoang-so-ngay-canh-sai-gon)
Hình 1.3 Xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Thạnh An là xã có hệ thống giao thông chủ yếu bằng đường thủy, đường bộ là các tuyến đường liên ấp, đường nội bộ khu dân cư, giao thông ra ngoài xã chỉ bằng đường thủy, do đó không thuận lợi trong đi lại Địa bàn xã được chia thành 03 ấp, gồm: ấp Thạnh Hòa, ấp Thạnh Bình và ấp Thiềng Liềng, người dân chủ yếu hành nghề khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và làm muối
Trang 26b Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn
Địa bàn xã Thạnh An có địa hình trung bình thấp, tương đối bằng phẳng, cao trình tự nhiên từ 0.6m đến 1.0m bị chia cắt nhiều bởi sông rạch
Về khí hậu: nằm trong gió mùa cận xích đạo vùng đồng bằng Nam bộ Trong năm có một mùa mưa và một mùa nắng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Thời tiết khá ôn hòa, ít có các yếu tố bất thường như trong bão lụt, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh
Đất ngập mặn quanh năm, thủy triều lên xuống tự nhiên
c Tài nguyên
c1 Tài nguyên đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của xã Thạnh An là 13.141,46 ha, trong đó: đất bãi cát ngập nước 107,5 ha chiếm 1,4% diện tích đất của xã; đất mặn, phèn ngập mặn theo con nước 784,9 ha chiếm 10%; đất mặn, phèn ngập mặn 6.960,1 ha chiếm 88,6% (không tính đất thổ cư, đất chuyên dùng và sông rạch)
Bảng 1.3 Tài nguyên đất đai ở xã đảo Thạnh An
(ha)
Tỷ lệ (%)
Trang 283 Đất chưa sử dụng CSD 8,51 0,06
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 8,51 0,06
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS
(Nguồn: Đề án Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới xã Thạnh An -
huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020) c2 Tài nguyên nước
Thạnh An có diện tích mặt nước khá lớn (bao gồm đầm, sông, biển) 5.357 ha, chiếm 48,53% tổng diện tích tự nhiên toàn xã nên có tiềm năng rất lớn và giúp cho xã thuận lợi trong giao thông đường thủy, khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
Địa bàn xã có 6.587,88 ha đất rừng phòng hộ, chiếm 50,13% tổng diện tích tự nhiên của xã
1.3.2 Hiện trạng nông thôn mới trên địa bàn xã
a Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
a1 Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn
Nội dung Đồ án lập quy hoạch sử dụng đất, lập quy hoạch sản xuất và lập quy hoạch xây dựng Nhiệm vụ quy hoạch đã được duyệt (theo Quyết định số 1395/QĐ-
Trang 29UBND ngày 30/12/2013 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ); Quyết định phê duyệt
Đồ án quy hoạch xã nông thôn mới giai đoạn 2011-2025 xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2015)
a2 Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch
Chưa có Quy định quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt
Chưa tổ chức cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt
Chưa nghiên cứu, rà soát để bổ sung điều chỉnh quy hoạch theo thực tiễn nhất là đối với quy hoạch sản xuất để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã, để tăng thu nhập bền vững cho người dân và phát triển môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp và triển khai thực hiện
Đánh giá tiêu chí số 1 - Quy hoạch theo chuẩn nâng chất: Chưa đạt
Cần xây dựng quy định quản lý quy hoạch xây dựng xã, thực hiện cắm mốc chỉ giới theo quy hoạch và rà soát để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch theo thực tiễn, nhất là đối với quy hoạch sản xuất để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã
b Cơ sở và vật chất
b1 Giao thông
Hiện trạng hệ thống giao thông của xã (đường trục xã, đường trục nhánh các khu dân cư, đường tổ hẻm) Tổng chiều dài đường giao thông toàn xã là 9,5 km
Tiêu chí 2.1: Đường trục xã bê tông hóa 100%
Xã có 01 đường trục trung tâm dài 1.600m, năm 2015 được sửa chữa, bê tông hóa Tuy nhiên, do địa bàn thấp, triều cường gây ngập làm mặt đường xuống cấp nhanh, cần phải nâng cấp
Tiêu chí 2.2: Đường trục ấp và đường liên ấp ít nhất được nhựa hóa hay bê tông
xi măng đạt chuẩn 100%
Đường dân cư ấp Thiềng Liềng được xây dựng năm 2005 dài 1000 m đến nay đã xuống cấp
Trang 30Đường khu dân cư các ấp Thạnh Hòa, Thạnh Bình năm 2015 được sửa chữa, bê tông hóa Tuy nhiên, do địa bàn thấp, triều cường gây ngập làm mặt đường xuống cấp nhanh, cần phải nâng cấp (cùng với đường trục chính)
Tiêu chí 2.3: Đường tổ hẻm được nhựa hóa hay bê tông hóa 100%
Đường tổ 12 đến tổ 28 ấp Thạnh Hòa, tổ 32 đến tổ 36 ấp Thạnh Bình mặt đường
bê tông xi măng, trũng thấp và đọng nước, xuống cấp Ngoài ra, còn một số đoạn đường đã xuống cấp nhưng chiều dài đường dưới 500m sẽ vận động theo chương trình chung sức xây dựng nông thôn mới
Hiện nay trên địa bàn xã có 3 bến đò phục vụ đưa rước khách đã được đầu tư đưa vào sử dụng năm 2013 (cầu đá ngầm), 2015 (bến Thiềng Liềng và trước UBND xã), tuy nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại cho nhân dân trên cơ sở thực hiện phát triển kinh tế biển cần nâng cấp, mở rộng các bến đò
Đánh giá tiêu chí số 2 - giao thông theo bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Chưa đạt
Cần hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn đat chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về đường bộ và đường thủy
b2 Thủy lợi
Tại ấp Thiềng Liềng có khu dân cư được thành lập năm 2005 nằm dọc theo bờ kênh, rạch, sông Đường đê bao nội đồng diện tích 80 ha có một mặt giáp với Sông Lòng Tàu, một mặt giáp với kênh và rạch Đặc biệt tại khu vực này Sông Lòng Tàu là nơi tàu thường xuyên di chuyển qua lại dễ gây ra sạt lỡ đất cho khu dân cư và đê bao đồng muối ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân Tuy có kè
đá nhưng không kiên cố Tại khu vực đê bao đồng muối có 05 cống lấy và thoát nước phục vụ sản xuất cho nhân dân, mặc dù có duy tu sửa chữa (04 cống) nhưng hệ thống cống này rất dễ xãy ra tình trạng sạt lỡ
Hiện nay trên địa bàn xã có tổng cộng 293 tàu thuyền hoạt động trên các tuyến sông nhưng xã không có nơi neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão an toàn cho nhân dân khi bão
Đánh giá tiêu chí số 3 - Thủy lợi theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020: Chưa đạt
Cần hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, cống cấp thoát nước, nạo vét, kè đá bảo vệ các bờ đê khơi thông dòng chảy phục vụ tới tiêu sản xuất nông nghiệp, xây dựng các
Trang 31đê bao ngăn lũ, triều cường, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động lấn chiếm làm thu hẹp dòng chảy nhằm đảm bảo việc thực hiện các mốc chỉ giới đường thủy
b3 Điện
Hệ thống điện lưới quốc gia trên địa bàn xã đảm bảo cung cấp điện 24/24 giờ phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho dân; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên, an toàn
từ các nguồn đạt 100%
Đánh giá tiêu chí số 4 - Điện theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020: Cơ bản đạt
Cần thực hiện lắp đặt điện năng lượng mặt trời cho các hộ dân trong các khu: kinh 50, Cán Giáo, Ba Giồng; bổ sung hệ thống chiếu sáng công cộng phục vụ nhu cầu
đi lại và đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn xã; mở rộng cung cấp điện cho các khu vực sản xuất, sinh hoạt của người dân theo nhu cầu
- Trường trung học cơ sở: Được xây dựng mới (đạt chuẩn quốc gia), đạt 75% khối lượng
- Trường trung học phổ thông: Chuẩn bị xây dựng khối phòng học tại điểm trường trung học cơ sở mới, khi hoàn thiện sẽ hình thành trường cấp 2 - 3 Thạnh An
Đánh giá tiêu chí số 5 Trường học theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Chưa đạt
Tỉ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia, đạt 100% (nâng mức tỉ lệ đạt chuẩn chỉ tiêu chung từ mỗi cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở - mỗi cấp 01 trường/xã, lên 100%)
Trang 32b5 Cơ sở vật chất văn hóa
Trung tâm văn hóa – thể thao xã: được xây dựng năm 2002 Năm 2014 được sửa chữa Tuy nhiên nhà văn hóa xã không có hội trường đa năng, nền hạ thấp, việc xây dựng và sửa chữa trước đây không có tích hợp công năng phòng chống thiên tai (Theo chỉ đạo của Thành phố, Thạnh An không di dời dân cư về đất liền mà sắp xếp, bố trí tại chỗ, vì vậy các công trình xậy dựng phải tích hợp công năng phòng chống thiên tai
để đảm bảo việc di dời dân tại chỗ khi có bão)
Văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa Thạnh Hòa chưa được nâng cấp, hiện mới có trụ sở làm việc của ấp
Công viên xã hiện xuống cấp (ngập nước), thiếu cây xanh, thiết bị vui chơi, thể thao, văn hóa văn nghệ
Đánh giá tiêu chí số 6 – Cơ sở vật chất văn hóa theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng
nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Chưa đạt
Trong thời gian tới, cần xây dựng mới Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, nâng cấp văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa ấp Thạnh Hòa, công viên xã nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho các hộ dân nông thôn
b6 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Trên địa bàn xã có 02 cửa hàng tiện ích (tại ấp Thạnh Hòa), 37 điểm kinh doanh tạp hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trên toàn địa bàn xã
Đánh giá tiêu chí số 7 – Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo Bộ tiêu chí
đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Đạt
Trong thời gian tới cần thường xuyên kiểm tra, sắp xếp lại tình hình buôn bán tại khu vực trước Ủy ban, rà soát, phát triển mới hệ thống các cửa hàng bình ổn phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm địa phương
b7 Thông tin và truyền thông
Xã có 01 Bưu điện văn hóa, tổ chức hoạt động theo giờ hành chính, bưu phẩm, sách báo đảm bảo xuyên suốt đến người dân, phục vụ nhu cầu tốt thông tin liên lạc của nhân dân và du khách; xã đã phối hợp với bưu điện đặt máy vi tính để người dân đến truy cập mạng học tập, nghiên cứu Có 02 điểm truy cập Internet; các cơ quan, đơn vị
và hộ gia đình có nhu cầu đều được sử dụng dịch vụ Internet đến tại nơi ở và nơi làm
Trang 33việc; trên 95% hộ gia đình có sử dụng điện thoại di động và điện thoại cố định; xã có
02 trạm Viettel, 02 trạm Mobiphone; 01 trạm Vinaphone của VNPT Hằng năm, ngành viễn thông thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống Bưu cục và dịch vụ viễn thông phù hợp với yêu cầu vận hành phục vụ kịp thời cho nhân dân trên địa bàn xã
Xã có hệ thống đài truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh đến các ấp Hiện đang triển khai xây dựng nhà chờ hành khách khu vực cầu đá ngầm, điểm này sẽ sử dụng một phần làm kios thông tin nông thôn mới
Đánh giá tiêu chí số 8 – Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí đặc thù
vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Đạt
Trong thời gian tới, cần nâng cao chất lượng hoạt động, phục vụ các dịch vụ bưu chính viễn thông
b8 Trụ sở Ủy ban nhân dân và nhà ở dân cư
Tổng số nhà ở trên toàn xã là 1.035 căn, diện tích xây dựng khoảng 59.587 m2, trong đó: nhà đạt tiêu chuẩn Bộ xây dựng là 994 căn, chiếm tỉ lệ 96,04% Kiến trúc nhà ở được xây dựng theo kiểu tự phát, không theo quy hoạch, do đó làm ảnh hưởng đến mỹ quan Hằng năm, số nhà tạm, dột nát phát sinh mới (do hết niên hạng sử dụng Đặc thù nền móng đất và tình trạng xây nhà trước đây của hộ dân không xây móng) từ
10 đến 15 căn, về sau giảm do các nhà đã được sửa chữa, xây mới sau này
Trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân xã được sửa chữa, nâng cấp nhưng không sửa hội trường (hội trường sức chứa 45 người)
Đánh giá tiêu chí số 9 – Nhà ở dân cư theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Chưa đạt
Cần tiếp tục thực hiện công tác xóa nhà tạm bợ, nâng cao tỉ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ xây dựng đạt 98% (nâng cao mức tỉ lệ đạt chuẩn chỉ tiêu từ 95% lên 98%), chỉnh trang các khu nhà ở thuộc dân cư nông thôn hiện hữu và phát triển nhà ở nông thôn tại các khu vực quy hoạch đất dân cư nông thôn mới theo quy hoạch chung của huyện Xây dựng hội trường Ủy ban nhân dân xã
b9 Hoàn chỉnh các công trình đảm bảo cung cáp nước sinh hoạt cho người dân
Hiện tại xã sử dụng nước thông qua hệ thống vệ tinh, vận chuyển nước bằng xà lan Sức chứa các bồn và xà lan tại trung tâm xã hơn 900m3
Đạt tiêu chí 100% dân số xã được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ y tế: Đạt
Trang 34Đạt chỉ tiêu 100% trường học (điểm chính) và trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh: Đạt
Đánh giá tiêu chí số 17.1 về tỉ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy định của tiêu chí 17 theo bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2016 – 2020: Đạt
Thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch Kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn các hộ phát sinh mới đăng ký, lắp đặt đồng hồ nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày Rà soát, nâng cấp, sửa chữa thường xuyên nhà tiêu của các trường học và trạm y tế Cần đầu tư hệ thống trữ nước sạch dự phòng và bồn chứa nước di động sức chứa chung tại trung tâm xã 5.000 m3
, ấp Thiềng Liềng 500 m3 đảm bảo cung ứng nước cho nhu cầu xây dựng các công trình, sinh hoạt của người dân và phòng tránh bão
c Kinh tế và tổ chức sản xuất
c1 Thu nhập
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã từng bước chuyển đổi theo hướng tích cực Cơ cấu kinh tế hiện nay của xã là nông nghiệp – thương mại, dịch vụ - tiểu, thủ công nghiệp
Thu nhập bình quân đầu người đến tháng 6/2015: 37,015 triệu đồng/người/năm Thạnh An là một xã đặc thù, không kết nối với địa phương khác bằng đất liền mà bằng đường thủy, người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt gần bờ, nuôi trồng thủy sản, làm muối Giá sản phẩm không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết, môi trường; giải quyết việc làm tại chỗ còn khó khăn, không có đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, nên lao động địa phương có thu nhập thấp, đời sống của người dân nhìn chung vẫn còn thấp, mức sống của người dân tại đây so với thành thị còn quá chênh lệch
Đánh giá tiêu chí số 10 – Thu nhập theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Chưa đạt
Trong thời gian tới, đẩy mạnh công tác khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật
để tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân Tích cực giới thiệu để những người dân tiếp cận, hướng được các chính sách hỗ trợ sản xuất; hướng dẫn, hỗ trợ phát triển các sản phẩm chế biến của địa phương thành thương hiệu; phát triển các loại hình dịch vụ du lịch theo định hướng của huyện;…
Trang 35c2 Lao động có việc làm
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm 1.910/1.980 người trong độ tuổi lao động chiếm 96,5% Tuy nhiên tính chất việc làm không ổn định, chủ yếu lao động thủ công, thu nhập không cao Một bộ phận lao động trẻ tham gia làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Đồng Nai, Vũng Tàu và một số ở thành phố
Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 1546/1910, chiếm 80,98%, trong đó lao động nữ chiếm 45% Chủ yếu đào tạo chứng chỉ nghề
Đánh giá tiêu chí số 12 – Tỷ lệ lao động có việc làm theo Bộ tiêu chí đặc thù
vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Chưa đạt
Do đó, để phát huy tổng thể mọi nguồn lực trong phát triển, xã cần đặc biệt quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho các đối tượng lao động tham gia vào các ngành công nghiệp và mở rộng nâng cao chất lượng các lớp tập huấn cho nông dân
Thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; đào tạo lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhất là lao động nữ
c3 Tổ chức sản xuất
Năm 2012 Ủy ban nhân dân xã đã vận động thành lập hợp tác xã muối Thiềng Liềng và đăng kí kinh doanh theo quy định, được thành phố hỗ trợ kinh phí hoạt động với số tiền 30 triệu đồng (theo Quyết định số 5259/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 của UBND thành phố về hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các hợp tác xã nông nghiệp – dịch vụ thành lập mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 – 2015) Phối hợp Chi cục Phát triển Nông thôn thành phố đã hỗ trợ và đầu tư 69.000 m2 bạt nhựa cho 30 xã viên và hỗ trợ thí điểm 05 hồ chứa nước trạt (100 m3/hồ) phục vụ cho quá trình sản xuất muối Ngoài ra, Hợp tác xã còn tổ chức thu mua muối khoảng 200 tấn/ mùa vụ và
có lãi từ 10 – 15 triệu đồng/vụ
Hiện tại thành lập 02 tổ hợp tác sản xuất mắm tôm chua, mắm cá cơm, với 16 tổ viên; 01 tổ hợp tác chế biến muối tôm, với 05 tổ viên đang hoạt động có hiệu quả đem lại thu nhập tương đối ổn định Ủy ban nhân dân xã phối hợp Phòng Kinh tế huyện hướng dẫn các tổ hợp tác trên lập hồ sơ đăng kí thương hiệu Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã còn phối hợp với phòng Kinh tế huyện thành lập 02 tổ đội đánh bắt thủy sản gồm 25 phương tiện, trong đó: 01 tổ đội (05 phương tiện), có công suất máy từ trên
120 – 295 CV và 01 tổ đội (20 phương tiện) có công suất máy từ trên 90 – 120 CV
Trang 36Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tổ chức hợp tác chưa thật sự hiệu quả, còn mang tính tự phát, chưa tạo chuỗi liên kết để cung ứng sản phẩm; việc làm sản phẩm còn thủ công
Đánh giá tiêu chí số 13 – Tổ chức sản xuất theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông
thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Chưa đạt
Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, 02 tổ hợp tác Hỗ trợ tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm Tổ chức tuyên truyền các chính sách hỗ trợ của Thành phố, Trung ương về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn… Lồng ghép các chương trình hoạt động hỗ trợ từ các đoàn thể, hội của thành phố
c4 Hộ nghèo
Theo các tiêu chí cũ (theo tiêu chí 16 triệu đồng/người/năm), tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2016, số hộ nghèo là 185 hộ, chiếm tỉ lệ 15,18% tổng số hộ toàn xã Theo các tiêu chí mới, toàn xã có số hộ nghèo là 494/1218 hộ, trong đó có 54 hộ thuộc hộ nghèo nhóm 1; 385 hộ thuộc hộ nghèo nhóm 2, 40 hộ thuộc hộ nghèo nhóm 3a, 15 hộ thuộc hộ nghèo nhóm 3b Như vậy, tỉ lệ hộ nghèo tương ứng trên địa bàn xã
là 40,56%
Đánh giá tiêu chí số 11 – Hộ nghèo theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Chưa đạt
Cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm hộ nghèo đa chiều
d Văn hóa - Xã hội - Môi trường
d1 Giáo dục
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: đạt chuẩn (năm 2015, tỉ lệ 91,02 %)- Đạt
Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề): 97,43% - Đạt
Tỉ lệ lao động qua đào tạo là 1546/1910, chiếm 80,98%, trong đó lao động nữ chiếm 45%: Chưa đạt
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: 100%
Xóa mù chữ độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi: hết lớp 5, Chất lượng Trung tâm học tập cộng đồng: Đạt
Trang 37 Đánh giá tiêu chí số 14 - Giáo dục và Đào tạo theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng
nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Chưa đạt
Tiếp tục duy trì các chỉ tiêu trên, tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động địa phương
d2 Y tế
Y tế xã: trạm y tế tuy được sửa chữa nâng cấp nhưng trên hiện trạng cũ, trang thiết bị y tế và cơ sở cơ bản chưa đạt chuẩn quốc gia; y tế xã đạt 10/10 chuẩn theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế:
- Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%
- Tỉ lệ người dân khám chữa bệnh thường xuyên, tiêm chủng dự phòng tại trạm y
tế xã tăng bình quân mỗi năm 10%
- Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi): 1.8%
Đánh giá tiêu chí số 15 – Y tế theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Chưa đạt
Cần nâng cao trình nền, nâng cấp khu điều trị bệnh và phòng chức năng trạm y
tế, trang bị thêm các trang thiết bị y tế Đảm bảo duy trì các chỉ tiêu trên
d3 Văn hóa
Năm 2015, xã Thạnh An được Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ công nhận 03/03
ấp đạt danh hiệu “ấp văn hóa”, xã đạt danh hiệu “xã văn hóa nông thôn mới”
Văn phòng ấp kết hợp tụ điểm văn hóa ấp: đã xây dựng mới 02/03 văn phòng kết hợp tụ điểm văn hóa ấp đạt chuẩn quy mô từ 300 – 500 m2 (trong đó bao gồm các cơ
sở văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng tại ấp); có trang bị thiết bị làm việc kết hợp với sinh hoạt văn hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu giải trí, giao lưu của người dân
Các hoạt động sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, thể thao thường được diễn ra tại văn phòng của các ấp, công viên xã và trung tâm văn hóa xã
Có 2 câu lạc bộ đờn ca tài tử, các đội nhóm văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao sinh hoạt thường kỳ, tham gia tốt các phong trào văn hóa, thể thao do huyện, xã phát động
Đánh giá tiêu chí số 16 – Văn hóa theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Đạt
Trang 38Cần tiếp tục duy trì 3 ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa và ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa, nâng cao chất lượng hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị”
d4 Môi trường và an toàn thực phẩm
Tỉ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn Quốc gia: 100% Đạt;
Tỉ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản làng nghề đảm bảo quy định
về bảo vệ môi trường: Đạt;
Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn: Chưa đạt;
Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch: Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch: Chưa đạt;
Chất thải, nước thải được thu gom xử lý theo quy định: tỉ lệ hộ dân thực hiện phân loại rác tại nhà còn thấp; còn tình trạng vứt rác ra đường, bãi rác tự phát: Chưa đạt;
Tỉ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100% và đảm bảo 3 sạch: Chưa đạt;
Tỉ lệ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh :100% Đạt;
Tỉ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định
về đảm bảo an toàn thực phẩm: Đạt;
Đánh giá tiêu chí số 17 – Môi trường – an toàn thực phẩm theo bộ tiêu chí đặc
thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Chưa đạt
Cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân về các hoạt động bảo vệ môi trường San lấp các điểm ô nhiễm, thoát nước khu dân cư; xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển rác; đầu tư xây dựng nhà máy xử lí rác
e Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn: Chưa đạt
Tổng số cán bộ, chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách của xã là
39 người Trong đó:
- Cán bộ chuyên trách 09 người: đạt chuẩn 09/09
- Công chức 10 người: 10/10 đạt chuẩn
- Cán bộ không chuyên trách 20 người
Trang 39Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
Hội Cựu Chiến binh Việt Nam;
Hội Nông dân Việt Nam
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”: Đạt
Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên: Đạt
Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn: Trong sạch, vững mạnh
Chính quyền xã đạt tiêu chuẩn: Tập thể Lao động xuất sắc
Các tổ chức chính trị xã hội của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: đơn vị xuất sắc;
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: đơn vị xuất sắc;
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: đơn vị xuất sắc;
Hội Cựu Chiến binh Việt Nam: đơn vị xuất sắc;
Hội Nông dân Việt Nam: đơn vị xuất sắc
Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định: Đạt
Trang 40Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội: Đạt
Đánh giá tiêu chí số 18 - Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020:
an ninh trật tự theo Thông tư số 23/2013/TT-BCA của Bộ Công an: Đạt
Đánh giá tiêu chí số 19 An ninh theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020: Đạt
Tiếp tục giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
(Nguồn: Đề án Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới xã Thạnh An -
huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020)