MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT CHO MÁY PHÁT ĐIỆN

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Công ty điện lực Thái Nguyên (Trang 34)

cuộn dây, nhiệt độ của chất làm mát hoặc gián tiếp qua trị số dòng diện chạy qua cuộn dây.

Để bảo vệ chống ngắn mạch ngoài và quá tải cho máy phát người ta có thể sử dụng sơ đồ hình 3.10, thực chất đây cũng là một bảo vệ quá dòng.

Trong đó:

- 24RI, 18RT; 25RI, 20RT: để chống quá tải và ngắn mạch đối xứng. - 26RI, 19RT; 27RI, 20RT: chống quá tải và ngắn mạch không đối xứng. - 32LI2: bộ lọc dòng thứ tự nghịch (để nâng cao độ nhạy cho bảo vệ, thường dùng cho các máy phát có công suất lớn).

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT CHO MÁY PHÁTĐIỆN ĐIỆN

4.1 Phương pháp đồng bộ pha cho máy phát điện

Điều kiện về pha là điều kiện bắt buộc và phải tuyệt đối chính xác. Thứ tự pha thường chỉ kiểm tra một lần đầu tiên khi lắp đặt máy. Từ đó về sau không ai kiểm lại ngoại trừ nếu có công tác gì đó phải thóa nhiều thứ ra lắp lại.

Vì phải điều chỉnh tần số nên hai tần số không bằng nhau. Do đó góc pha sẽ thay đổi liên tục theo tần số phách bằng hiệu của hai tần số. Các rơle phải dự đoán chính xác thời điểm góc pha bằng không, biết trước thời gan đóng của máy cắt, và phải cho ra tín hiệu đóng máy cắt trước thời điểm đồng bộ bằng đúng thời gian đó, thường khoảng dưới 100ms đến 10ms.

Đối với máy phát được hòa đồng bộ vào hệ thống lưới điều kiện là thứ tự pha phải hoàn toàn chính xác. Như vậy chỉ cần một pha của máy phát có góc lệch so với pha tương ứng của lưới bằng không thì đã đạt điều kiện về đồng bộ pha. Trong trường hợp này, đồng vị pha sẽ được xác định khi máy phát đã quay đến đủ tốc độ định mức và điện áp cũng đặt giá trị định mức. Khi đó, do tần số của máy phát và tần số của lưới thường luôn dao động trong phạm vi nhỏ nên rất khó bằng nhau trong một thời gian dài mà sẽ có sai lệch nhỏ. Với sự khác biệt về tần số như thế nên góc lệch pha giữa hai máy sẽ thay đổi liên tục. Vì thế các thao tác đóng máy cắt điện để hòa đồng bộ vào lưới có rất nhiều rủi ro không đúng góc pha. Khi đóng máy cắt ở trạng thái góc pha không đúng dòng điện máy phát rất lớn và có dạng xung. Momen điện từ trong máy phát cũng thay đổi đột ngột rất dế gây hư hỏng cho máy và gây mất ổn định cho lưới.

Để đảm bảo đồng vị pha, ngoài việc dùng các hệ thống đo lường chính xác trên mạch điều khiển máy cắt cần có lắp đặt rơle hòa đồng bộ hoặc rơle chống hòa sai.

4.2 Nâng cao hệ số cos phi

Công thức tính cosϕ : cos P S ϕ =

Trong đó : P: công suất tiêu thụ (KW) S: công suất biểu kiến (KVA)

Q là công suất phản kháng là thành phần vô công không tiêu thụ năng lượng của nguồn phát nhưng nó tạo ra tổn hao nhiệt trên dây dẫn trong truyền tải và phân phối.

Thành phần vô công bao gồm:

+ Thành phần vô công mang tính cảm +Q đối với các máy phát mang tính cảm. Nó tạo ra dòng điện vô công mang tính cảm gây ra hiên tượng sụt áp(ngược pha với điện áp nguồn) là nguyên nhân tăng độ lớn của góc phi.

+ Thành phần vô công mang tính dung –Q đối với các máy phát mang tính dung. Nó tạo ra dòng điện vô công mang tính dung gây ra hiện tượng tăng áp (cùng pha với điện áp nguồn) là nguyên nhân chính giảm độ lớn góc phi.

Để cải thiện hệ số công suất của mạng điện, cần một bộ tụ điện làm nguồn phát công suất phản kháng.

Tải mang tính cảm có hệ số công suất thấp sẽ nhận thành phần dòng điện phản kháng từ máy phát đưa đến qua hệ thống truyền tải phân phối. Do đó kéo theo tổn thất công suất và hiện tượng sụt áp.

Khi mắc các tụ song song với tải, dòng điện có tính dung của tụ sẽ có cùng đường đi như thành phần cảm kháng của dòng tải, vì cậy hai dòng điện này sẽ triệt

tiêu lẫn nhau C L

I =I

. Như vậy không còn dòng phản kháng qua phần lưới phía trước vị trí đặt tụ.

KẾT LUẬN

Qua 8 tuần thực tập và làm đề tài tại cơ sở thực tập là Công ty điện lực Thái Nguyên, bằng những kiến thức đã học, qua tiếp xúc với công tác sản xuất của Công ty em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực tập

nhờ được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, các cô các chú và các anh chị trong phân xưởng thí nghiệm điện chúng em đã được tìm hiểu và tiếp xúc với công nghệ và máy móc trong thực tế, từ đó em đã được mở rộng thêm về kỹ năng thực hành, hoàn thiện hơn về kiến thức đã được đào tạo tại trường đại học. Hướng phát triển đề tài: Nghiên cứu hệ thống điều khiển hòa điện áp vào lưới điện.

Bài báo cáo còn nhiều hạn chế , nhưng trong quá trình thực hiện đề tài đã giúp em tự đánh giá và hiểu hơn về kiến thức chuyên môn của mình. Một lần nữa, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Duy Minh đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành quyển báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Công ty điện lực Thái Nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w