Bên cạnh đó, hoạt động du lịch tạikhu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa ngoài các công ty du lịch đầu tưthực hiện, còn có phần lớn các hộ dân, cơ sở tư nhân và cộng đồng dân cưsống trong
Trang 1NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HÌNH THỨC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở BÁN
ĐẢO BÌNH QUỚI THANH ĐA CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 4
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 5
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 6
1.4 PHẠM VI ĐỀ TÀI 7
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
1.6 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN VỀ TỰ NHIÊN , KINH TẾ, XÃ HỘI , CỘNG ĐỒNG ĐẶC TRƯNG TẠI KHU VỰC
BÁN ĐẢO BÌNH QUỚI THANH ĐA2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 8
Trang 22.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 10
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC BÁN ĐẢO BÌNH QUỚI THANH ĐA 12
2.3.1 Chất lượng nước mặt 17
2.3.2 Chất lượng nước ngầm 18
2.3.3 Chất lượng không khí 18
2.3.4 Rác thải 19
2.3.5 Các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu vực 20
2.4 QUY MÔ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH – DỊCH VỤ 22
2.4.1 Tiềm năng phát triển hoạt động du lịch – dịch vụ Bình Quới Thanh Đa 23
2.4.2 Qui mô hoạt động du lịch – dịch vụ tại khu vực Bình Quới Thanh Đa 24
Trang 32.4.3 Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch-dịch vụ 26
2.5 DỰ BÁO MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU VỰC BÁN ĐẢO BÌNH QUỚI THANH ĐA 27
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THAÍ VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG3.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 31
3.1.1 Tổng quan về du lịch 31
3.1.2 Du lịch bền vững 31
3.2 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG 32
3.3 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 34
3.3.1 Khái niệm về mô hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng 35
3.3.2 Mục tiêu của mô hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng
Trang 435
3.3.3 Kết quả của mô hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng 37
3.3.4 Các nguyên tắc cơ bản của mô hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng tại địa phương 38
3.3.5 Các yếu tố cơ bản của mô hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng 39
3.4 ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 42
3.4.1 Tình hình nghiên cứu áp dụng quản lý MT dựa vào cộng đồng trên Thế giới 3.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 42
3.5 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 44
3.5.1 Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch 48
3.5.2 Vai trò của cộng đồng trong hoạt động du lịch 49
Trang 53.5.3 Tham khảo ý kiến cộng đồng 50
3.5.4 Tổ chức sự tham khảo của cộng đồng vào quản lý và tiến hành hoạt động du lịch 51
CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG BÁN ĐẢO BÌNH QUỚI THANH ĐA4.1 XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN QUAN TÂM 53
4.1.1 Phương pháp xác định các vấn đề MT cần quan tâm 55
4.1.2 Phỏng vấn, điều tra về mối quan tâm của cộng đồng đối với công tác bảo vệ MT địa phương 56
4.1.3 Tổ chức hội thảo truyền thông về bảo vệ MT và các chương trình 56
4.1.4 Các vấn đề MT cần quan tâm 78
4.1.5 Chính sách môi trường 83
4.1.6 Xác định mục tiêu
Trang 684
4.2 XÁC ĐỊNH CÁC BÊN LIÊN QUAN 84
4.2.1 Cơ quan ( cấp quận , phường ) 85
4.2.2 Tổ chức - đoàn thể 86
4.2.3 Chủ các cơ sở doanh nghiệp 87
4.2.4 Cộng đồng dân cư trong khu vực 87
4.2.5 Khách du lịch 87
4.3 XÁC ĐỊNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ĐỂ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG PHÙ HỢP VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU VỰC BÁN ĐẢO BÌNH QUỚI THANH ĐA 88
4.3.1 Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng 88
Trang 74.3.2 Chương trình đào tạo và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng về quản lý MT cho đội ngũ cán bộ phụ trách MT ở chính quyền địa phương 93
4.3.3 Chương trình khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 96
4.3.4 Gia cố kè đúng kỹ thuật 99
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
1.1 Giới thiệu đề tài :
Với vị trí thuận lợi nằm cửa ngõ phía Đông Bắc Thành phố Hồ ChíMinh, có tiềm năng và lợi thế to lớn về đất đai và cảnh quan sinh thái, QuậnBình Thạnh đang đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đô thị hóađể trở thành một trong những quận trung tâm của Thành phố Tận dụngnhững ưu thế về cảnh quan sinh thái, trong những năm gần đây, khu vực bánđảo Bình Quới – Thanh Đa thuộc quận Bình Thạnh đã đầu tư nâng cấp vàphát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, hàng loạt các hoạt động,dự án du lịch với quy mô lớn được hình thành với nhiều loại hình dịch vụ, dulịch đặc sắc, thu hút đông đảo khách du lịch
Trang 8Với việc đẩy mạnh hoạt động du lịch tại khu vực Bình Quới – Thanh
Đa, chính quyền và nhân dân địa phương đang phải đương đầu với các vấnđề môi trường phát sinh, có nguy cơ gây suy thoái môi trường
Với các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện môi trường đã được chínhquyền các cấp triển khai thực hiện, tuy nhiên hiệu quả mang lại vẫn chưađược như mong muốn Phần lớn các biện pháp chỉ chú trọng việc kiểm tra,xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, hoạt động du lịch tạikhu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa ngoài các công ty du lịch đầu tưthực hiện, còn có phần lớn các hộ dân, cơ sở tư nhân và cộng đồng dân cưsống trong khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa cùng tham gia hoạt động
Do đó, việc huy động tất cả các lực lượng từ các bên có liên quan nhưchính quyền địa phương, người dân sống trong khu vực và các tổ chức, cánhân hoạt động du lịch và du khách cùng tham gia vào công tác bảo vệ môitrường tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa sẽ là một giải pháp thiếtthực trong việc bảo vệ môi trường du lịch, đồng thời tạo điều kiện phát triểnkinh tế và thu lợi từ các hoạt động du lịch tại địa phương
Trang 9Với những lý do trên, đề tài” Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng cho hoạt động du lịch tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa” nhằm huy động cộng đồng cùng tham gia giải
quyết các vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường du lịch, ngằn ngừa, giảmthiểu các tác động xấu đến môi trường trong quá trình tiến hành các hoạtđộng du lịch và cùng hưởng lợi từ các hoạt động du lịch, nâng cao hiệu quảcải thiện và quản lý môi trường du lịch tại địa phương trong giai đoạn sắp tớitheo hướng phát triển du lịch bền vững
1.2 Mục tiêu đề tài :
Aùp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng cho hoạt động dulịch tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa thích hợp với điều kiện địa phương,ngăn ngừa , giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động dulịch , nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý môi trường ở chính quyền địaphương , áp dụng ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường
Trang 101.3 Nội dung đề tài :
Xác định hiện trạng môi trường, các vấn đề kinh tế, xã hội và hoạtđộng du lịch tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa
- Nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin môi trường,hiện trạng môi trường, tình hình phát triển kinh tế – xã hội vàhoạt động du lịch tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa làm tiềnđề cho việc xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vàocộng đồng
- Dự báo mức độ suy thoái môi trường phát sinh từ hoạt động dulịch
Nghiên cứu về du lịch bền vững và mô hình quản lý môi trường dựavào cộng đồng
- Nhằm xem xét, tìm hiểu về du lịch bền vững và mô hình quảnlý môi trường dựa vào cộng đồng, nắm chắc, hiểu rõ khái niệmmới có thể vận dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộngđồng vào thực tiễn trong công tác quản lý môi trường đối vớihoạt động du lịch tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa, đồng thờiđịnh hướng phát triển hoạt động du lịch tại khu vực theo chiềuhướng phát triển du lịch bền vững
- Tìm hiểu về việc áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vàocộng đồng tại Việt Nam và trên thế giới
Đề xuất xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đốivới hoạt động du lịch – dịch vụ tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa
- Nhằm vận dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộngđồng để hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vựchoạt động du lịch – dịch vụ tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa
Trang 11- Xây dựng mục tiêu và thành lập đội ngũ tham gia quản lý môitrường dựa vào cộng đồng.
- Xây dựng các chương trình hành động để triển khai mô hìnhquản lý môi trường dựa vào cộng đồng phù hợp với các hoạtđộng du lịch dịch vụ tại khu vực
1.4 Phạm vi đề tài :
Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động du lịch – dịch vụ và đề xuất mô hìnhquản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại khu vực bán đảo Bình Quới –Thanh Đa thuộc phường 28 quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh theođịnh hướng phát triển du lịch bền vững
1.5 Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp luận
Phương pháp cụ thể
- Phương pháp điều tra xã hội và tiếp cận cộng đồng
- Phương pháp đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp dự báo xu hướng ô nhiễm môi trường
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môitrường, xã hội học và quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
- Phương pháp phỏng vấn, phát phiếu điều tra
- Phương pháp kinh tế sinh thái du lịch
- Các phương pháp ứng dụng trong du lịch sinh thái
1.6 Đối tượng nghiên cứu :
Nghiên cứu về mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng và ápdụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng vào hoạt động du lịchtại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa
Trang 12CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN VỀ TỰ NHIÊN , KINH TẾ, XÃ HỘI , CỘNG ĐỒNG ĐẶC TRƯNG TẠI KHU VỰC BÁN ĐẢO BÌNH
QUỚI THANH ĐA
2.1 Điều kiện tự nhiên :
2.1.1 Vị trí địa lý :
Vị trí địa lý của bán đảo Bình Quới Thanh Đa gồm phía Bắc giápquận Thủ Đức, phía Tây – Tây Nam giáp phường 27 quận Bình Thạnh , vàphía Nam giáp quận 2
Bảng 1 : Bản đồ địa giới hành chính quận Bình Thạnh
Bán đảo Bình Quới Thanh Đa thuộc phường 28 quận Bình Thạnhthành phố Hồ Chí Minh , nằm ở phía Đông quận Bình Thạnh , có diện tích548,56 ha, chiếm 26,49 % diện tích của quận , là phường có diện tích lớn
Trang 13nhất quận , có đường Bình Quới – Thanh Đa , là tuyến đường giao thônghuyết mạch trong quá trình phát - triển kinh tế – xã hội của phường Khuvực có điều kiện thuận lợi là cửa ngõ phía Đông của Quận tiếp giáp với cácquận Thủ Đức và quận 2 , đây là tiền đề cho phát triển cơ cấu kinh tếthương mại – dịch vụ Với địa hình tự nhiên là một cù lao, chung quanh baobọc bởi sông Sài Gòn với chiều dài khoảng 16,5 km là ranh giới giữaphường 28 quận Bình Thạnh với quận 2 và Thủ Đức tạo điều kiện thuận lợicho phát triển kinh tế theo định hướng du lịch – dịch vụ – thương mại Đâycũng là khó khăn trên địa bàn do chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều đếnđời sống , sinh hoạt của nhân dân địa phương
2.1.2 Địa hình , địa mạo :
Khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa nằm trong vùng địa hìnhcó độ thấp của quận Bình Thạnh và thấp dần theo hướng Tây Bắc – ĐôngNam Điều kiện thoát nước tương đối thuận lợi Độ cao so với mặt nước biểnkhoảng 2-4 m Có thể chia làm 2 khu vực : khu vực có nền cao , độ dốc thoảinằm ở phía Tây Bắc và khu vực có nền thấp, hướng dốc không rõ rệt nằmchủ yếu ở phía Nam
Khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa chủ yếu là đất phù sa phânbố ở phía Tây Bắc vùng và phù sa phèn có thêm chua mặn ở phía Đông vàĐông Nam chạy dọc theo sông Sài Gòn
2.1.3 Khí hậu
Khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa nằm trong vùng khí hậunhiệt đới gió mùa cận xích đạo Trong năm có 2 mùa rõ rệt : mùa mưa từtháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Trang 142.1.4 Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình đạt 79,5 % , nhìn chung không ổn định vàcó sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 9 ( mùa mưa ) lên đến86,8% , thấp nhất vào tháng 3 ( mùa khô ) đạt 70% Sự chênh lệch độ ẩmkhông khí giữa 2 mùa khoảng 10-17%
2.1.5 Thuỷ văn
Khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa có hệ thống sông Sài Gònvới chiều dài 16,5 km , chiều rộng trung bình 65 – 70 m , chế độ bán nhậttriều , có thể lưu thông được tàu với tải trọng nhỏ Đây là điều kiện thuậnlợi để phát triển giao thông đường thuỷ và phát triển du lịch đường sôngđồng thời thuận lợi tiêu thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường
2.1.6 Thuỷ lợi
Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa có rạch ông Ngữ , Cầu Công , vớichiều dài khoảng 2,5 – 3 km , chiều rộng trung bình khoảng 30 -45 m Bêncạnh việc cung cấp nước , nhìn chung , hệ thống thuỷ lợi của phường phầnlớn phục vụ việc tiêu thoát nước
Tuy nhiên trong mùa mưa, đôi khi trong triều cường dâng lên gâynên tình trạng ngập úng ở một số khu vực Ngoài việc thường xuyên nạovét , duy tu , nâng cấp và mở rộng hệ thống thoát nước , Quận và Thành phốđang đầu tư xây dựng công trình đập ngăn triều nhằm hạn chế tình trạngngập úng tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa
2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội :
2.2.1 Đặc điểm cộng đồng dân cư tại khu vực :
2.2.1.1 Dân số
Khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa phường 28 có 3 khu phố , 34 tổdân phố , với 8746 nhân khẩu , trong đó có 4200 nam và 4546 nữ , tỷ lệ phát
Trang 15triển dân số là 2,4% với 2562 hộ gia đình ( Nguồn số liệu báo cáo tổng hợptình hình thực hiện công tác dân số – kế hoạch hoá gia đình năm 2005 củaUỷ ban dân số gia đình và trẻ em quận Bình Thạnh )
Mật độ dân cư trung bình khoảng 16 người / ha , phân bố đồng đềutrong 3 khu phố của phường 28 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần quacác năm từ 2,53% năm 2001 xuống còn 2,4% năm 2005
Tuy nhiên , tỷ lệ dân số cơ học luôn tăng từ năm 2001 đến năm 2005 Đây là khu vực có dân số thấp nhưng lại có diện tích đất khá lớn so với cácphường khác trên địa bàn quận Theo quy hoạch đô thị , quận Bình Thạnhđang tập trung đầu tư tạo lực hút để dịch chuyển các luồng dân cư về khuvực này nhằm hình thành khu đô thị mới
Vấn đề việc làm trong những năm qua được chính quyền địa phươngbằng nhiều hình thức đã tạo công ăn việc làm cho người lao động , góp phầngiảm tỷ lệ lao động thất nghiệp , số người có việc làm luôn chiếm tỷ lệ cao
so với số người trong độ tuổi lao động ở mức trung bình 70 – 75% Là dấuhiệu đáng mừng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương
2.2.1.2 Lao động việc làm
Trong những năm qua, nhìn chung lực lượng lao động tại khu vực bánđảo Bình Quới – Thanh Đa có xu hướng tăng Số lao động trong độ tuổi tăngtừ 4511 người năm 2001 lên 5699 người năm 2004 Nguồn lao động tăng làmột trong những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội tại địaphương
Tuy nhiên , lao động có việc làm ổn định trên địa bàn là những hộ kinhdoanh dịch vụ, đối với những lao động chưa có việc làm ổn định là nhữnglao động phổ thông tìm việc làm đang là vấn đề cần quan tâm để bố trí họcó việc làm ổn định
Trang 16Ngoài ra, còn có đội ngũ lao động di chuyển từ nơi khác đến có trình độvăn hoá thấp, thiếu chuyên môn , nghiệp vụ , phần lớn tập trung tìm kiếmcác công việc phổ thông
Trang 172.2.1.3 Thu nhập và mức sống
Những năm gần đây , nhìn chung đời sống của đại bộ phận nhân dântrên địa bàn phường không ngừng được cải thiện và nâng cao Số hộ có thunhập cao tập trung vào các hộ kinh doanh dịch vụ và sản xuất tiểu thủ côngnghiệp
Tuy nhiên , theo kết quả điều tra xoá đói giảm nghèo , trên địa bànphường hiện nay còn 56 hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới của thành phố ,chiếm tỷ lệ 2,18% số hộ toàn phường
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế :
2.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế :
Trong những năm qua, nhờ cơ chế đổi mới và cải cách hành chính đãtạo điều kiện thuận lợi cho các hộ doanh nghiệp , kinh doanh dịch vụ trênđịa bàn phường 28 hoạt động theo đúng định hướng khai thác những lợi thếvề vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên , nguồn lực con người , nền kinh tế củaphường từng bước phát triển Giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ côngnghiệp , ngành thương mại dịch vụ đều tăng trong giai đoạn năm 2001 –2005
2.2.2.2 Nông nghiệp :
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp , thuỷ sản có xu hướng giảm dầnhàng năm trong giai đoạn năm 2001 – 2004 Nguyên nhân chủ yếu là do tốcđộ đô thị hoá nhanh dẫn đến diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn ngàycàng thu hẹp Đến năm 2004 , nhờ sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất nội bộngành hợp lý theo hướng nuôi trồng cây , con giống có giá trị kinh tế caogóp phần tăng giá trị sản lượng nông nghiệp
2.2.2.3 Trồng trọt :
Trang 18Diện tích gieo trồng của phường 28 có xu hướng giảm mạnh qua cácnăm , trong đó giai đoạn 2001 -2004 giảm khoảng 97 ha Ngoài việc đấtnông nghiệp giảm do tốc độ đô thị hoá nhanh , nguyên nhân còn do ở một sốkhu vực gần các dự án quy hoạch đang hoặc chuẩn bị triển khai , người dântrong tâm trạng chờ bồi thường nên không yên tâm đầu tư sản xuất dẫn đếntình trạng đất không được sử dụng để canh tác
2.2.2.4 Chăn nuôi :
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trên địa bàn phường những năm gầnđây gia tăng đáng kể , chiếm tỷ trọng cao hơn ngành trồng trọt và có xuhướng tăng dần trong giai đoạn 2001 – 2004 Đến năm 2005 , số hộ nuôiheo là 198 hộ , nuôi bò sữa là 15 hộ , nuôi cá là 42 hộ , người nông dântrong khu vực lâm vào hoàn cảnh khó khăn trong việc phát triển chăn nuôinhất là chăn nuôi gia cầm do phòng ngừa dịch cúm H5N1 Do vậy trên địabàn phường chỉ duy trì chăn nuôi heo bò và cá bên cạnh việc trồng sen vàcây kiểng
2.2.2.5 Nuôi trồng thuỷ sản :
Mặc dù nuôi trồng thuỷ sản không phải là thế mạnh của phường 28 ,song việc tận dụng những khu vực đất trũng như hệ thống ao hồ , sông rạchđể nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần cung cấp thực phẩm trên địa bàn
2.2.2.6 Công nghiệp :
Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường 28 năm 2005 là
11 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp Giá trị sản xuất của ngành phântheo thành phần kinh tế trong giai đoạn này cũng có sự thay đổi nhất định ,tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế , công ty cổ phần ,doanh nghiệp tư nhân Thực trạng phát triển của ngành trong thời gian quatheo hướng nâng cao đầu tư những ngành sử dụng nguồn lao động có trình
Trang 19độ và ít gây ô nhiễm , bên cạnh đó , không phát triển các cơ sở sản xuất gây
ô nhiễm môi trường
2.2.2.7 Dịch vụ – thương mại :
Trên địa bàn phường 28 có 242 cơ sở kinh doanh dịch vụ , trong đó có
49 cơ sở kinh doanh loại hình ăn uống , 29 cơ sở kinh doanh quán cà phê giảikhát và 17 cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ văn hoá Đa số các cơ sở nàyđược hình thành dọc theo các trục lộ giao thông chính của phường
Bên cạnh đó , phường 28 còn có : 1 cơ sở kinh doanh loại hình lưu trúnhà trọ , 79 cơ sở kinh doanh phòng cho thuê , 19 cơ sở cho thuê mặt bằngvà 8 cơ sở kinh doanh loại hình khách sạn , nhà nghỉ
2.2.3 Tình hình phát triển xã hội :
2.2.3.1 Cơ sở hạ tầng :
Với mục tiêu đô thị hoá , dự án về giao thông được đầu tư triển khaithực hiện như nâng cấp đường Bình Quới – Thanh Đa Bên cạnh đó , nhândân cũng cũng đã hiến đất , đóng góp kinh phí cùng nhà nước cải tạo , mởrộng hẻm Hệ thống giao thông trong các khu dân cư phần lớn là các hẻmđược bê tông hoá , nhựa hoá , tuy nhiên , trên địa bàn phường còn nhiềuhẻm chưa được nâng cấp nên hạn chế , gây khó khăn trong việc đi lại củanhân dân cũng như thu hút khách du lịch đến tham quan , nghỉ dưỡng
2.2.3.2 Hệ thống cấp điện :
Nguồn điện cung cấp cho khu vực từ trạm Xa Lộ , Hoả Xa và BìnhTriệu , ngoài ra còn xây dựng thêm trạm 110/ 22 KV – 6* 63 MVG Gia Định
2.2.3.3 Hệ thống cấp nước :
Nguồn cấp nước cho nhân dân trong khu vực dưới hai hình thức :nước cấp của thành phố lấy từ nhà máy nước Thủ Đức và nước ngầm khaithác từ các giếng khoan Người dân trên địa bàn sử dụng nguồn nước cấp
Trang 20của thành phố là 1.143 hộ , nước giếng 249 hộ , trong đó , có 328 giếngkhoan do các hộ gia đình tự đầu tư và 1 giếng khoang do nhà nước đầu tư( nguồn uỷ ban nhân dân quận Bình Thạnh )
Tuy nhiên , hệ thống cấp nước chưa đáp ứng nhu cầu dùng nước sinhhoạt của người dân trong khu vực Hiện nay, trên địa bàn phường cònkhoảng 400 hộ dân chưa được cung cấp nước cấp của thành phố để sử dụng
Ngoài ra , Phường có rạch Ông Ngữ , Cầu Bông , Cây Bàng vớichiều dài khoảng 2,5 – 3 km , chiều rộng trung bình khoảng 30 – 45 m phụcvụ cho việc cung cấp nước tưới tiêu trên địa bàn phường
2.2.3.4 Hệ thống thoát nước :
Toàn khu vực phường 28 chưa có hệ thống cống thoát nước , do đó ,các kênh rạch và sông Sài Gòn phải đảm nhiệm chức năng tiêu thoát nướccho cả khu vực
Rạch Ông Ngữ , Cầu Bông , Cây Bàng ngoài chức năng cung cấp nước tướitiêu còn đóng vai trò lớn trong việc tiêu thoát nước thải sinh hoạt và côngnghiệp trên địa bàn phường
Sông Sài Gòn và kênh Thanh Đa nhờ có độ cao thay đổi của lưu vựcven sông đã tạo nên 1 trong số 11 lưu vực thoát nước ở các khu vực ven sôngSài Gòn , trực tiếp nhận nước thải của một số phường , trong đó có phường
28
Nước mưa và nước thải chung trong một hệ thống thoát nước Dochưa có hệ thống cống thoát nước nên khả năng tiêu thoát nước của khu vựcrất kém , vì thế , khi mưa lớn cộng thêm triều cường đã làm cho ở một số nơitrong khu vực thường xuyên bị ngập úng
2.2.3.5 Cây xanh :
Trang 21Hướng phát triển của khu vực là xây dựng hệ thống khu du lịch vàcông viên với diện tích cây xanh lớn , phát huy thế mạnh sông nước và cảnhquan tự nhiên trong khu vực Cụ thể là xây dựng một khu trung tâm du lịchvà phục vụ du lịch cấp thành phố tại Bình Quới – Thanh Đa rộng 50 ha , xâydựng các điểm du lịch dọc sông Sài Gòn để khai thác cảnh quan sông SàiGòn và tăng diện tích cây xanh
Trang 222.2.3.6 Văn hoá – xã hội :
Thực hiện cuộc vận động : “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hoá ở khu dân cư “ toàn phường có 34/34 tổ đăng kí và đạt tiêu chuẩn tổvăn hoá , 1754 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá
Phường đã hoàn tất công tác Phổ cập giáo dục bậc Tiểu học _ Trunghọc cơ sở và Trung học
2.2.3.7 Tình trạng sức khoẻ :
Nước thải phát sinh không được xử lý và được thải trực tiếp ra môitrường nước sông Sài Gòn ven bờ và kênh rạch Do tình trạng ô nhiễm kênhrạch ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của người dân tại khu vực , phátsinh một số bệnh liên quan đến nguồn nước Theo số liệu khảo sát của quậnBình Thạnh năm 2000 – 2002 cho thấy , các bệnh tiêu chảy , dịch tả , kiết lỵcó chiều hướng giảm trong khi các bệnh sốt xuất huyết và sốt rét trong khuvực gia tăng Một số bệnh liên quan đến đường hô hấp và lao tăng do liênquan đến chất lượng không khí ngày càng xấu đi Nguyên nhân chủ yếu gây
ra các bệnh liên quan đến nước là do : điều kiện vệ sinh nghèo nàn , nguồnnước không đủ , thu nhập thấp , nhận thức về vệ sinh môi trường của ngườidân chưa cao
2.3 Hiện trạng môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa :
Trong những năm gần đây , cơ sở hạ tầng du lịch và các hoạt động dulịch tại Bình Quới – Thanh Đa phát triển mạnh mẽ với diện tích dành cho dulịch và các dịch vụ phục vụ du lịch tăng nhanh chóng Nhiều loại hình dulịch được triển khai thu hút hàng ngàn khách du lịch của thành phố và nơikhác đến Các điểm du lịch quan trọng thường xuyên đông khách , thậm chíquá tải vào các dịp lễ hội Cơ sở hạ tầng kỹ thuật để xử lý môi trường
Trang 23không đáp ứng kịp tốc độ phát triển du lịch nên chất lượng môi trường cóbiểu hiện suy thoái đáng kể
2.3.1 Chất lượng nước :
Chất lượng nước phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước mưa tự nhiên ( bìnhquân 1,979 mm/năm ), lưu lượng nước sông Sài gòn và hệ thống kênh rạch.Việc xác định chất lượng nước tại khu vực bán đảo Bình Quới- Thanh Đađược tiến hành thông qua việc lấy mẫu nước mặt tại một số điểm trong khuvực
Vị trí lấy mẫu tại khu vực Bình Quới I
2.3.1.1 Nước thải từ nhà bếp qua bẫy mỡ
Bảng 2 ( Nguồn số liệu lấy từ khu du lịch Bình Quới I , năm 2000 – 2005)
2.3.1.2 Chất lượng nước mặt :
Với các chỉ tiêu phân tích pH, SS, DO, COD, BOD5, NO2-, NO3-,tổng Nitơ, tổng photpho, Coliform
pH dao động trong khoảng 6.8 – 7.1 Giá trị này hoàn toàn thíchhợp cho tính chất của nguồn cấp nước ( 6 < pH < 8.5 )
Hàm lượng Coliform dao động trong khoảng 2.400 – 65.000MPN/100 ml, vượt TCVN 5942 -1995
Trang 24Nhu cầu sinh hóa BOD5 : giá trị dao động từ 4.8 – 26.4 mg/l,tương đối đạt tiêu chuẩn cho phép ( TCVN 5942 – 1995 )
2.3.1.3 Chất lượng nước ngầm :
Với các chỉ tiêu phân tích là pH, Fe, NO2- , NO3- , H2S ,NH4+ ,Coliform
Kết quả phân tích cho thấy nước bị ô nhiễm vi sinh ( vượt tiêu chuẩn chophép từ 2.7 – 4.0 lần ) và bị nhiễm Fe cao ( vượt tiêu chuẩn cho phép từ3,25 – 4.56 lần ) theo TCVN 5944 – 1995, còn các chỉ tiêu khác đều dướitiêu chuẩn cho phép
( Nguồn số liệu lấy từ khu du lịch Bình Quới I )
2.3.2 Chất lượng không khí :
Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí xung quanh khuvực Bình Quới – Thanh Đa cho thấy tại các vị trí đo đạc độ ồn đều vượt tiêuchuẩn cho phép theo TCVN 5949 – 1998 nhiều lần, nguyên nhân chủ yếu dohoạt động giao thông trong khu vực Vào mùa khô, nồng độ bụi vượt tiêuchuẩn theo TCVN 5937 – 1995 từ 1.17 đến 1.53 lần ( nồng độ bụi có xu thếgiảm vào mùa mưa )
( Nguồn : Báo cáo đề tài xây dựng chương trình bảo vệ môi trường quậnBình Thạnh )
Khí thải tại khu vực du lịch Bình Quới I :
Trang 25MM 07 07 1987
( Nguồn : lấy từ khu du lịch Bình Quới I , 2000 – 2005 )
2.3.3 Rác thải
Hằng ngày , rác ở các hộ dân được vận chuyển bằng xe ba gác hoặc
xe đẩy tay ( dung tích từ 0,9 đến 1,5 m3 ) đến bô ép rác kín ở Lô S cư xáThanh Đa phường 27 quận Bình Thạnh do Công ty Môi trường Đô thị quảnlý Các khâu phân loại đại trà do chính những người thu gom rác tiến hành.Sau khi rác được vận chuyển đến bô ép rác thì họ sẽ đem phế liệu thu nhặtđược bán cho các đại lý thu gom ve chai ở xung quanh
Chính vì khâu phân loại sơ sài, người thu gom chỉ nhặt lại những gì cóthể tái sử dụng hoặc bán được nên rác ở bô ép rác kín còn lẫn nhiều thànhphần ngoài rác thực phẩm như các loại rác nguy hại không được kiểm soátchặt chẽ Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh
Bô ép rác kín tại Lô A cư xá Thanh Đa : tiếp nhận rác đối với toàn bộkhu vực từ vùng bán đảo Bình Quới _ Thanh Đa , với công suất tiếp nhận là
21 tấn/ngày, mật độ bình quân là 21 tấn / ngày đêm và mật độ bình quân là10-15 phút / chuyển , sử dụng 2 nhân công lao động hàng ngày và 20 xe đẩytay
Trên địa bàn phường có 2 đơn vị đảm nhiệm công tác thu gom rác làCông ty Dịch vụ Công ích có trách nhiệm quét đường và thu gom rác đối vớicác hộ mặt tiền đường Bình Quới Riêng tổ lấy rác dân lập gồm 3 xe với 4người chịu trách nhiệm thu gom rác đối với các hộ trong các hẻm Tổng sốhộ đóng tiền thu gom rác dân lập là 1597 hộ Do địa bàn phường rộng, cáchộ dân nằm cách xa nhau, lại phân bố sâu trong các hẻm nhỏ, nên các xe
Trang 26lấy rác không vào thu gom rác được , hầu như các hộ dân ở đây tự chôn lấprác hoặc đốt rác , theo thống kê có 621 hộ đốt rác hoặc chôn rác.
Ngoài ra , hiện nay trên địa bàn phường còn 14 hộ chưa có nhà vệsinh tự hoại , vẫn còn sử dụng nhà vệ sinh trên ao cá
2.3.4 Các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu vực :
2.3.4.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức bảo vệ môi trường tại khu vực :
Công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại khu vực bán đảo BìnhQuới - Thanh Đa được thực hiện theo cơ cấu tổ chức sau :
Bảng 4 : Cơ cấu quản lý tổ chức môi trường phường 28
( Nguồn : UBND phường 28 )
Đội quản lý trật tự đô thị
Khu
Đường
sông
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Phòng quản lý đô thị
Phòng kinh tế
Ủy ban nhân dân phường 28 Công ty dịch vụ công ích
Tổ quản lý trật tự
Uỷ ban nhân dân quận Bình Thạnh
Trang 27 Phòng Tài nguyên và Môi trường quận : quản lý về các vấn đề đấtđai , vệ sinh , môi trường.
Phòng Quản lý đô thị quận : quản lý về các vấn đề nhà ở , xây dựng ,trong đó có cả việc xây dựng , cơi nới các công trình lấn chiếm sôngrạch
Phòng Kinh tế quận : quản lý đối với các cơ sở kinh doanh , thươngmại , dịch vụ , công nghiệp đảm bảo các cơ sở này hoạt động có giấychứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môitrường và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật , không gây ô nhiễmmôi trường
Đội Quản lý trật tự đô thị quận : tiến hành kiểm tra việc xây dựng ,lấn chiếm đất công, sông rạch hoặc các hoạt động gây ô nhiễm môitrường Dự thảo và triển khai thực hiện các Quyết định xử phạt viphạm hành chính , quyết định cưỡng chế ( theo thẩm quyền của Uỷban nhân dân quận ) đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường , lấnchiếm đất công , kênh rạch…
Công ty Dịch vụ công ích quận : thực hiện việc thu gom rác đối vớicác hộ mặt tiền tuyến đường Bình Quới , nạo vét ,khơi thông dòngchảy , cống rãnh định kỳ , đồng thời quét dọn sạch sẽ các tuyếnđường Bình Quới
Khu đường sông : tuần tra , kịp thời phát hiện các hành vi gia cố bờsông trái phép , lấn chiếm bờ sông Sài Gòn , phát hiện các địa điểmcó nguy cơ , dấu hiệu sạt lở để phản ánh cho Uỷ ban nhân dân quậnvà Uỷ ban nhân dân phường 28 nhằm có những giải pháp kịp thờikhắc phục , hạn chế các sự cố sạt lở bờ sông có thể xảy ra
Trang 28 Tổ Quản lý trật tự đô thị phường 28 : trực tiếp quản lý về vấn đề côngtrình công cộng , vệ sinh môi trường trên địa bàn phường 28 Tiếnhành kiểm tra lập biên bản , dự thảo các Quyết định xử lý vi phạmhành chính ( theo thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân phường ) đối vớicác hành vi gây mất vệ sinh , ô nhiễm môi trường và kiểm tra việcthực hiện các quyết định ấy Chịu trách nhiệm chính trong công táctuyên truyền , vận động nhân dân thực hiện công tác bảo vệ môitrường Đồng thời kiểm tra, bám sát địa bàn , nhằm sớm phát hiện cáchành vi xây dựng, các công trình trái phép lấn chiếm sông rạch.
Cán bộ sản xuất kinh doanh phường : có trách nhiệm phối hợp cùngTổ quản lý trật tự đô thị phường trong công tác kiểm tra, xử lý các cơsở kinh doanh , sản xuất , thương mại – dịch vụ có hành vi gây ônhiễm môi trường
Tổ thu gom rác dân lập phường 28 : tiến hành thu gom rác đối vớinhững hộ dân trong các hẻm nhỏ trên địa bàn phường 28
2.3.4.2 Các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu vực :
Tại làng du lịch Bình Quới :
Tại làng du lịch Bình Quới , Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn( Saigontourist ) và các đơn vị thành viên không ngừng nâng cao chất lượngsản phẩm, phát triển loại hình du lịch xanh hướng đến môi trường, sử dụngcó hiệu quả các nguồn tài nguyên trong kinh doanh du lịch, nhằm đáp ứngnhu cầu của khách du lịch, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bềnvững, đây vừa là xu thế toàn cầu, vừa là đạo lý trong kinh doanh
Mặt khác , hoạt động tốt về bảo vệ môi trường sẽ nâng cao hình ảnhcủa thương hiệu, là một trong những biện pháp quảng bá tiếp thị và thu hútkhách hàng có hiệu quả
Trang 29Trong thời gian qua, bên cạnh việc áp dụng quy trình quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 , Saigontourist đã bắt tay thực hiện dự án “Kế hoạch thực hiện quản lý môi trường trong các khách sạn và khu du lịchViệt Nam “ theo tiêu chuẩn ISO 14001 bước đầu tại 15 khách sạn, khu dulịch khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có khu du lịch Bình Quới –Thanh Đa Làng du lịch Bình Quới I đã chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001trong năm 2005.
Tại khu vực có nguy cơ bị sạt lở cao :
Tại 7 khu vực có nguy cơ bị sạt lở cao, Uûy ban nhân dân phường 28đã tiến hành lập biên bản làm việc với các hộ dân và yêu cầu di dời cách bờsông 20 m nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản và yêu cầu các hộ dân khôngđược ngủ lại vào ban đêm, đồng thời, tổ chức thực hiện gia cố đê bao đoạnrạch Cây Bàng với chiều dài 110 m với kinh phí 57.943.000đ , vận động lựclượng dân quân và bà con xã viên gia cố thêm một đoạn đê bao dài khoảng
250 m bằng đất đen tại chổ
Khu vực Bình Quới- Thanh Đa được quy hoạch thành khu du lịchcấp thành phố trong tương lai Song song với việc phát triển du lịch tại đây,bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề cần được quan tâm Để phát triển dulịch bền vững, khu du lịch Bình Quới – Thanh Đa cần phải duy trì khả năngthu hút và tăng tính hấp dẫn đối với du khách Để làm được việc đó, cấpchính quyền cần phải có biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp Một số vấnđề thường gặp trong phát triển du lịch ảnh hưởng đến môi trường là vấn đềrác sinh hoạt vứt bỏ bừa bãi và việc tự ý phá hoại cây trồng
Trang 30Do vậy, ở khu vực này cần phải có biện pháp thu gom rác hợp lý ,nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch cũng như của ngườidân trong vùng.
2.3.4.3 Cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan quản lý
nhà nước và cộng đồng dân cư trong thực tiễn quản lý môi trường tại khu vực :
Tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa, cơ chế phối hợp giữachính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng dân cư vẫn chưaphối hợp hiệu quả, đồng bộ Nguyên nhân do chính quyền địa phương thìvừa thiếu về nhân sự , chuyên môn về quản lý tài nguyên môi trường, vừathiếu kinh phí để đầu tư trong công tác quản lý môi trường
Mặt khác , do đặc điểm khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa làmột khu vực bán đô thị, trình độ dân trí so với các phường khác trên địa bànquận Bình Thạnh, có thể nói là tương đối thấp, đời sống kinh tế của ngườidân chưa cao, vấn đề mà họ quan tâm hiện nay là làm sao tận dụng cảnhquan thiên nhiên vốn có của khu vực để nâng cao thu nhập kinh tế, do đó,các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường có thể chấp nhận được đối vớingười dân nơi đây, thậm chí công tác bảo vệ môi trường tại khu vực đượcxem như không phù hợp, phản tác dụng
Quan hệ giữa chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư theo cơchế một chiều, tức là khi cần triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường tạikhu vực, Uûy ban nhân dân phường 28 phổ biến các nội dung thông tin, côngviệc xuống các ban điều hành khu phố, tổ dân phố, sau đó vận động, khuyếnkhích hoặc bắt buộc người dân phải thực hiện Cộng đồng dân cư địa phươngthường không tham gia góp ý xây dựng kế hoạch, chương trình bảo vệ môitrường, thậm chí họ không quan tâm đến vấn đề đó, xem đấy chưa phù hợp
Trang 31với nguyện vọng của họ, chưa phải là nhu cầu bức thiết của nhân dân, do đóviệc tham gia cộng đồng chỉ mang tính hình thức, phong trào chưa thực sựtác động mạnh và mang lại hiệu quả cao đối với công tác quản lý, bảo vệmôi trường tại khu vực.
2.4 Quy mô hoạt động du lịch – dịch vụ và tiềm năng phát triển hoạt động du lịch – dịch vụ tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa : 2.4.1 Quy mô hoạt động du lịch – dịch vụ tại khu vực bán đảo Bình Quới
– Thanh Đa :
Quận Bình Thạnh có lợi thế cảnh quan tự nhiên với sông Sài Gòn baoxung quanh, tạo cảnh quan thoáng mát, không gian thoáng đãng, gần gũi vớithiên nhiên
Đó là cơ hội lớn để thu hút khách du lịch trong nội thành muốn đượctận hưởng không khí mát mẻ và trong lành vùng ven sông Quận Bình Thạnhtrong những năm qua cũng đã tận dụng được những ưu thế đó để phát triển
du lịch và các dịch vụ đi kèm Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa với ba mặtgiáp sông Sài gòn, có tiềm năng phát triển du lịch bậc nhất thành phố Chính
vì thế , Uûy ban nhân dân thành phố đã ban hành Thông báo số 130/ UBNDngày 17/8/1992 về quy hoạch xây dựng khu bán đảo Bình Quới – Thanh Đalà “ khu văn hóa – thể thao – du lịch – nghỉ ngơi – giải trí “ tạo nên hìnhảnh Việt Nam thu nhỏ “
Tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa , Làng du lịch Bình Quới( gồm khu du lịch Bình Quới I và khu du lịch Bình Quới II ) là một quần thểnhững địa điểm sinh hoạt thư giãn dành cho khách du lịch trong và ngoàinước như : hồ bơi, sân quần vợt, bida , bóng bàn, câu cá,…
Trang 32Ngoài ra, rải rác trên các tuyến đường chính Bình Quới mọc lên nhàhàng, khách sạn, quán ăn đặc sản, quán cà phê dân dã, câu lạc bộ dướinước, khu cắm trại… phục vụ nhu cầu du khách.
Khu du lịch Bình Quới I : diện tích 3,7 ha, trực thuộc đơn vị chủ quảnlà Saigontourist, với số lượng khách bình quân tham quan là 130.000 người/năm
Tham quan khu du lịch Bình Quới I, du khách có thể tham gia các tròchơi dân gian, câu cá, chèo thuyền, dạo sông Sài gòn bằng tàu canô cao tốc,viếng nhà tưởng niệm nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn Vào mỗi cuối tuần,có các chương trình ẩm thực đặc sắc như : “ Aåm thực dân gian Việt Nam” “Món ngon xóm vạn chài “ , “ Món ngon miền biển “… rất được du khách ưachuộng
Khu du lịch Bình Quới II : diện tích 2,5 ha, trực thuộc đơn vị chủ quảnlà Saigontourist, với số lượng khách bình quân 90.000 đến 100.000 người /năm
Tại khu du lịch Bình Quới II, du khách cũng sẽ tìm thấy rất nhiều dịchvụ đa dạng như : 51 phòng ở trang bị đầy đủ tiện nghi , karaoke, hồ bơi, sântennis, bàn bida , bóng bàn, tham gia các môn thể thao dưới nước, thưởngthức các món ăn đặc sắc tại nhà hàng nằm sát bờ sông Các chương trìnhbiểu diễn âm nhạc dân tộc, đám cưới cổ truyền Việt Nam… thường xuyêndiễn ra tại đây
Đặc biệt, Làng du lịch Bình Quới có dịch vụ du lịch trọn gói, có duthuyền đưa du khách từ bến Bạch Đằng, dạo chơi quanh bán đảo Thanh Đa,dùng bữa tối tại nhà hàng bên bờ sông Sài gòn
Cùng lúc vơi sự thành công của khu du lịch Bình Quới I , khu du lịchBình Quới II, Saigontourist đã đầu tư mở rộng, nâng cấp tàu nhà hàng Sài
Trang 33gòn từ 400 chỗ lên 700 chỗ và hiện nay có sức chứa lớn nhất trong loại hìnhnày tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Với những thành tích xuất sắc đạt được trong thời gian qua, Làng dulịch Bình Quới đã được chủ tịch nước khen tặng Huân chương Lao độnghạng III Thành công lớn nhất của Làng du lịch Bình Quới trong hoạt độngchính là việc tạo ra các sự kiện ẩm thực – văn hóa quy mô, ấn tượng , tăngdoanh thu, hiệu quả kinh doanh cũng như thu nhập của đời sống cán bộ côngnhân viên tại đây
2.4.2 Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch – dịch vụ :
Theo quyết định số 6788/QĐ – UB – QLĐT ngày 18/12/1998 của Uûyban nhân dân thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của quậnBình Thạnh đến năm 2010 diện tích đất dành cho các dự án đầu tư về vănhóa, du lịch giải trí trên của quận là 194 ha, chiếm 9,4 % trên tổng diện tíchđất của quận
Trong đó, quận sẽ tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án xâydựng Cụm khu du lịch và dịch vụ giải trí bán đảo Bình Quới – Thanh Đa, dựkiến diện tích toàn khu vực là 194 ha, trong tương lai sẽ được quy hoạchthành khu du lịch cấp thành phố
Định hướng phát triển các loại hình du lịch mang đậm nét sinh thái ,với nhiều trò chơi mang ý nghĩa giáo dục mọi người cùng tham gia bảo vệmôi trường
Hiện nay, Saigontourist đang tiến hành mở rộng Làng du lịch BìnhQuới I từ 3,1 ha lên 8,2 ha nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ vui chơi, giải trícủa du khách, với các công trình mới như : khu nhà nghỉ theo phong cáchdân gian Việt Nam, khu thể thao, sức khỏe, cùng hội trường lớn, phòng họpsức chứa 1000 khách… với tổng vốn đầu tư khu mở rộng khoảng 60 tỷ đồng
Trang 342.5 Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường và các vấn đề môi trường
phát sinh từ các hoạt động du lịch – dịch vụ tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa :
2.5.1 Dự báo các vấn đề môi trường phát sinh:
Gia tăng xói mòn và sạt lở bờ sông : phát sinh từ các hoạt động xâydựng cơ sở hạ tầng ban đầu, do nền địa chất ven sông Sài Gòn là loạiđất yếu, thường xuyên ẩm ướt, ngập úng nên dễ dẫn đến việc sạt lởbờ sông Đặc biệt, đối với các cơ sở kinh doanh du lịch tư nhân dokhông có điều kiện đầu tư nhiều nên thường gia cố bờ sông khôngđúng kỹ thuật, vì thế càng dễ dẫn đến tình trạng sạt lở bờ sông, giatăng xói lở bờ sông tại chỗ hoặc các khu vực lân cận làm ảnh hưởngđến nhiều công trình, nhà cửa ven sông Mặt khác, do khu vực chưacó hệ thống cống thoát nước nên thường phát sinh tình trạng tiêuthoát nước không kịp khi mưa lớn hoặc triều cường, điều này sẽ làmdễ dàng dẫn đến ngập úng cho cả khu vực
Phá vỡ cảnh quan hệ sinh thái tự nhiên cần phải bảo vệ đối với mộtđô thị ven sông : phát sinh từ các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng,phá vỡ kiến trúc, cảnh quan tự nhiên để xây dựng các công trình nhântạo, ảnh hưởng đến giá trị văn hóa, của người dân địa phương
Gia tăng số lượng chất thải một cách quá đáng với nguy cơ dễ pháttán ra môi trường Đặc biệt là nước thải có hàm lượng chất hữu cơ caotừ các khu du lịch thải trực tiếp ra sông Sài Gòn gây ô nhiễm cụcbộ.Ngoài ra, chất thải rắn với khối lượng lớn và thành phần phức tạpdễ phát tán vào môi trường xung quanh
2.5.2 Gia tăng xói mòn và sạt lở bờ sông :
Trang 35Sạt lở bờ sông, làm hủy hoại các công trình và nhà cửa ven sông làhiện tượng phổ biến hiện nay và là nguy cơ tiềm tàng xuất phát từ hoạt độngphát triển du lịch tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa Khu vực này hiện đanglà một quần thể du lịch thu hút được nhiều tổ chức du lịch thành phố cũngnhư của các doanh nghiệp địa phương đầu tư phát triển Nhiều dự án du lịchchất lượng cao quy mô thành phố đang và sẽ được đầu tư Bên cạnh các dựán quy mô lớn, các loại hình dịch vụ bình dân cho khách du lịch cũng pháttriển mạnh mẽ.
Việc xây dựng quá nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch vensông sẽ gây tác động mạnh đến chế độ thủy văn, tác động đến dòng chảy vàxoáy lõm cục bộ trong khu vực Các trung tâm, tụ điểm du lịch đều có xuhướng tiến ra bờ sông, do đó, nhiều công trình gia cố bờ kè hoặc lấn chiếmbờ sông được xây dựng bừa bãi thiếu sự xem xét mức độ an toàn cũng nhưảnh hưởng của các công trình này đến chế độ dòng chảy của sông rạch.Nhiều hộ dân tại khu vực này nắm bắt được tiềm năng của bán đảo hiện nayđã tự ý lấn chiếm bờ sông làm nơi kinh doanh , buôn bán Nhiều đoạn sôngdọc theo bán đảo Bình Quới – Thanh Đa bị người dân đóng cọc tràm, đắpbao cát làm thu hẹp lòng sông Các sự cố xói lở bờ sông tại chỗ, hay xói lở ởnhững khu vực lân cận xảy ra ngày càng thường xuyên hơn Các sự cố nàyvẫn còn nguy cơ tiếp tục gia tăng do việc lấn chiếm hoặc kè bờ tự phát hiệnvẫn còn phổ biến và sẽ tiếp tục gia tăng nếu không có các giải pháp kiểmsoát hợp lý
Dịch vụ du lịch thưởng ngoạn trên sông bằng các loại phương tiệnđường thủy lớn nhỏ khác nhau ngày càng tăng sẽ dẫn đến việc hình thànhnhiều bến thuyền hoặc các điểm neo đậu thuyền dọc sông rạch Việc xâydựng bến thuyền không đúng kỹ thuật, hoặc neo đậu thuyền không đúng quy
Trang 36định đều góp phần thay đổi dòng chảy mà hậu quả là tăng hiệu ứng xói lởbờ.
Ngoài ra, hoạt động giao thông thủy do phát triển du lịch trên sônggia tăng kết hợp với các phương tiện chuyên chở đường thủy trọng tải lớntrên những tuyến sông đi ngang qua bán đảo sẽ làm tình trạng xói lở bờnặng nề hơn Nguyên nhân là việc di chuyển này tạo ra những đợt sóngngầm, xoáy sâu vào bờ sông vốn có độ kết dính yếu, gây ra sạt lở nặng
2.5.3 Phá vỡ cảnh quan :
Giá trị về cảnh quan của một vùng sông nước kết hợp hài hòa với cáccấu trúc đô thị hiện đại sẽ quyết định đến việc thực hiện thành công các dựán du lịch tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa
Tuy nhiên, những giá trị này có thể biến mất do sự phát triển ồ ạtthiếu một quy hoạch thống nhất có sự nghiên cứu đầy đủ về hệ sinh thái đôthị Đặc biệt việc phát triển du lịch tư nhân tự phát như hiện nay, thiếu vaitrò định hướng và quản lý sát sao của các cơ quan chức năng của nhà nướcdẫn đến phá vỡ cảnh quan, xâm hại đến nhiều hệ sinh thái có giá trị Trongquy hoạch phát triển du lịch nhiều khu văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ vàcâu lạc bộ dưới nước, khu trung tâm thương mại, nhà ở cao cấp ven sông đãđược xây dựng, do đó nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị thay thế bởi các côngtrình kiến trúc nhân tạo Việc gia tăng mật độ xây dựng sẽ thu hẹp các thảmthực vật tác động đến các thủy vực mà hậu quả là làm giảm chất lượng vàcảnh quan du lịch
2.5.4 Gia tăng lượng chất thải:
Dịch vụ du lịch cắm trại, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, ẩm thực, pháttriển nhiều nhà hàng, nhiều hình thức quảng bá ẩm thực dân gian và quốc tếcó đặc điểm là tập trung du khách với mật độ cao thường xuyên, nhu cầu
Trang 37cung ứng nước sạch và thực phẩm cùng với các nhu cầu khác về sinh hoạtcủa con người gia tăng, hệ số phát thải các chất thải sinh hoạt gia tăng gấpnhiều lần so với các khu dân cư bình thường, đặc biệt là trong các dịp lễ hội.Nguy cơ thất thoát chất thải xuống kênh rạch do ý thức kém của khách dulịch hoặc do hạn chế của hệ thống quản lý là rất lớn Lượng nước thải sinhhoạt lớn không được xử lý hoặc xử lý sơ sài, đặc biệt là từ các cơ sở kinhdoanh tư nhân, xả thải thẳng xuống sông rạch Các hoạt động du lịch trênmặt nước như bơi thuyền, thưởng ngoạn trên sông, có thể sẽ làm gia tăngđáng kể các loại chất thải sinh hoạt khác nhau do ý thức kém của khách dulịch hoặc sự cố ý vi phạm của người tổ chức du lịch, hoặc đôi khi do sự cố.Nguồn nước mặt sẽ bị nhiễm bẩn với mức độ cao hơn Ngoài ra, rác trênsông có thể gây cản trở dòng chảy hoặc làm hỏng các phương tiện vậnchuyển đường thủy.
Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn do tập trung một lượng khách quá đông vàotrong khu vực và vấn đề ô nhiễm không khí do gia tăng lượng xe lưu thôngvào khu vực, nhất là vào các dịp lễ lớn, ngày nghỉ cuối tuần… sẽ gây ảnhhưởng đến các khu dân cư xung quanh
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ MÔ HÌNH
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
3.1 Tổng quan về du lịch và du lịch bền vững
3.1.1 Tổng quan về du lịch
3.1.1.1 Khái niệm về du lịch :
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến các chuyến đi của conngười ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thamquan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
3.1.1.2 Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường :
Trang 38Hoạt động khai thác và kinh doanh du lịch có tác động đến hầu hếtcác dạng tài nguyên và môi trường, tuy nhiên, hoạt động du lịch còn tạo ratài nguyên du lịch nhân tạo, hình thành các môi trường du lịch hoàn toàn docon người điều khiển, đó là đặc thù của hoạt động du lịch.
Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường theo hai mặt : tácđộng tích cực tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và phục hồi tàinguyên, đồng thời tạo cơ sở cho việc phát triển môi trường bền vững , tácđộng tiêu cực gây lãng phí , tiêu hao tài nguyên, suy thoái môi trường Cáctác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường có thể là cáctác động trực tiếp, cũng có thể là các tác động gián tiếp thông qua các phảnứng dây chuyền trong tự nhiên mà làm biến đổi các thành tố môi trường
3.1.2 Tổng quan về du lịch bền vững :
3.1.2.1 Khái niệm du lịch bền vững :
Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầuhiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch củatương lai
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên đểcó thể đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trìđược bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học vàđảm bảo sự sống
3.1.2.2 Mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững :
Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môitrường
Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển
Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương
Đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Trang 39 Duy trì chất lượng môi trường.
3.1.2.3 Những nguyên tắc của du lịch bền vững :
Sử dụng tài nguyên một cách bền vững
Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải
Duy trì tính đa dạng
Hỗ trợ nền kinh tế địa phương
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch
Quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm
Triển khai các nghiên cứu
3.1.3 Tổng quan về du lịch sinh thái :
3.1.3.1 Khái niệm về du lịch sinh thái :
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặcthù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiênnhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệsinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinhtế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dụctuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên mộtcách bền vững ( Lê Huy Bá – 2000 )
Du lịch sinh thái là một loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hóabản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn vàphát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.( Định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam )
Trang 40Bảng 5 : Du lịch sinh thái kết tinh của khoa học, du lịch, văn hóa,kinh tế, xã hội và hệ sinh thái môi trường học
3.1.3.2 Nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững :
Du lịch sinh thái khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bảnnhưng đa dạng của cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triểncủa du lịch
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững : bao gồm cả tàinguyên thiên nhiên , xã hội , văn hóa Việc sử dụng bền vững tàinguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch sinh tháibền vững
Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản vàcác tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập Giảm tiêu thụ, giảmchất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường
Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa … ( chủng loại thực vật,động vật, bản sắc văn hóa dân tộc )
Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốcgia
Sinh thái môi trường
học
hội học
DLS T