3.1.3.1 Khái niệm về du lịch sinh thái :
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững ( Lê Huy Bá – 2000 )
Du lịch sinh thái là một loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. ( Định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam )
Bảng 5 : Du lịch sinh thái kết tinh của khoa học, du lịch, văn hóa, kinh tế, xã hội và hệ sinh thái môi trường học .
3.1.3.2 Nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững :
Du lịch sinh thái khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản
nhưng đa dạng của cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du lịch.
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững : bao gồm cả tài
nguyên thiên nhiên , xã hội , văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch sinh thái bền vững.
Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và
các tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa … ( chủng loại thực vật,
động vật, bản sắc văn hóa dân tộc )
Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc
gia.
Sinh thái môi trường học
Khoa học du lịch Văn hóa, kinh tế và xã
hội học
DLST T
Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách.
Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du
lịch, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
3.1.3.3 Mục tiêu du lịch sinh thái :
• Kích thích sự gia tăng lữ hành về với thiên nhiên.
• Bảo tồn các giá trị của tự nhiên, các giá trị đa dạng của sinh
học.
• Giải quyết các mối quan tâm trăn trở về môi trường, kinh tế,
xã hội… lấy bảo tồn tài nguyên thiên nhiên làm trọng tâm.
• Thúc đẩy sự phát triển bền vững – một trong những nền tảng
cơ bản của ngành kinh tế “ sạch “ và “ xanh “
3.2 Tổng quan về mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng :
Trong quá trình tồn tại , hoạt động và phát triển, giữa các nhóm xã hội, các thành viên trong cộng đồng thường xuyên phát sinh những xung đột, mâu thuẫn chủ yếu về quyền lợi giữa các nhóm, các thành viên trong xã hội và cộng đồng với nhau.
Các mâu thuẫn này thường phải giải quyết bằng biện pháp thương lượng, đền bù cho cộng đồng, buộc đối tượng gây ô nhiễm môi trường, hưởng lợi nhiều hơn từ việc khai thác môi trường phải thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, hưởng lợi nhiều hơn từ việc khai thác môi trường phải thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột môi trường là áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, có sự
tham gia của cộng đồng trong các công tác bảo vệ môi trường nhằm mang lại hiệu quả thiết thực, lâu dài, đồng thời cải thiện đời sống, điều kiện kinh tế của dân cư địa phương.