Các chương trình hỗ trợ :

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hình thức quản lý môi trừơng dựa vào cộng đồng dân cư ở bán đảo bình quới thanh đa (Trang 103 - 107)

 Hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm cho người dân địa phương :

để thực hiện chương trình nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả, cần có sự hỗ trợ của chương trình Hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Mục đích của chương trình nhằm hỗ trợ, định hướng nghề nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người dân địa phương nhằm nâng cao mức thu nhập, hoàn cảnh kinh tế trong từng hộ gia đình. Một khi phải đối mặt với các vấn đề về kinh tế thì người dân sẽ dễ dàng gây ảnh hưởng đến môi trường, làm suy giảm chất lượng môi trường nhằm giải quyết các vấn đề mưu sinh, thu nhập trong gia đình. Do đó, khi đã tạo các điều kiện hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm, nâng cao đời sống nhân dân thì mức độ nhận thức về môi trường của người dân sẽ được nâng lên.

 Xây dựng câu lạc bộ môi trường : Với lực lượng là các đoàn viên

Đoàn thanh niên phường do Bí thư đoàn phường trực tiếp làm chủ nhiệm câu lạc bộ. Thông qua các hoạt động như tiếp thu, tìm hiểu các

kiến thức về môi trường, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, làm sạch đường sá, tổng vệ sinh khu phố, phòng chống các dịch bệnh.

 Xây dựng Câu lạc bộ “ Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường “ : Do Hội

liên hiệp Phụ nữ phường chủ trì tổ chức, tập hợp các chị em phụ nữ trong và ngoài Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia tích cực hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng các khu dân cư ngày càng xanh- sạch – đẹp tại địa phương. Với các nội dung phối hợp cụ thể như xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, tổ chức các phong trào thi đua trong các cấp hội nhằm thực hiện tốt các mô hình xanh – sạch – đẹp trên địa bàn dân cư.

4.4.2 Chương trình đào tạo và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn,

kỹ năng về quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương :

4.4.2.1 Cơ sở hình thành chương trình :

Thông qua kết quả điều tra, khảo sát và tiếp cận cộng đồng cho thấy, chính quyền địa phương còn rất thụ động trong công tác quản lý môi trường, chỉ quan tâm giải quyết các vấn đề môi trường khi có phản ánh của nhân dân, ngoài ra, chính quyền chưa chủ động đề ra kế hoạch hành động, quan tâm đến môi trường, chưa phát huy hết vai trò quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường trong quá trình đang phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

Nguyên nhân một phần là do năng lực quản lý điều hành nhà nước về lĩnh vực tài nguyên môi trường của các cán bộ công chức còn hạn chế, yếu kém, cán bộ phụ trách môi trường phần lớn là kiêm nhiệm, chưa có kiến thức chuyên môn về quản lý tài nguyên – môi trường, mặt khác là do quan

niệm của người quản lý điều hành chưa xem trọng vấn đề môi trường, chưa quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường tại địa phương, cũng như chưa nhận thức được vai trò quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, trách nhiệm chủ trì trong công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.

Chính vì vậy, cần nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý môi trường của các cán bộ phụ trách môi trường tại chính quyền địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm, vai trò chủ trì trong công tác bảo vệ môi trường ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển du lịch – dịch vụ, đồng thời làm nền tảng, cơ sở cho việc huy động, phát huy sức mạnh của toàn dân trong công tác bảo vệ môi trường, áp dụng thành công mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại địa phương.

4.4.2.2 Mục tiêu chương trình :

Đào tạo và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng về quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương để đảm bảo thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại địa phương càng tốt hơn.

4.4.2.3 Nội dung chương trình :

o Nội dung 1 : Bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức, kỹ năng quản lý môi

trường cho đội ngũ cán bộ.

o Nội dung 2 : Đào tạo cán bộ dài hạn có trình độ chuyên môn về môi

trường.

4.4.2.4 Biện pháp thực hiện :

o Nội dung 1 : Bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức, kỹ năng quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ.

 Rà soát, thống kê năng lực quản lý, trình độ chuyên môn về môi trường của cán bộ công chức, cán bộ phụ trách quản lý môi trường ở chính quyền địa phương.

 Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ hoặc theo

các đợt để bổ sung kiến thức về quản lý và kỹ thuật môi trường cho cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương.

 Tổ chức các lớp nâng cao kỹ năng quản lý môi trường của cán bộ phụ

trách môi trường ở chính quyền địa phương.

 Khuyến khích các cán bộ quản lý môi trường tìm tòi, sáng tạo, thường

xuyên cập nhật, tiếp thu các thông tin, kiến thức mới về môi trường, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường.

 Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích học tập, tiếp thu các kiến thức

môi trường đối với các cán bộ phụ trách môi trường.

 Phân công trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, cán bộ phụ trách

môi trường một cách rõ ràng, đúng người đúng việc, đúng chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực, phẩm chất.

 Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn địa phương trong công tác

quản lý môi trường.

 Rà soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng, năng lực cán bộ sau đào tạo

nhằm nâng cao mục tiêu, năng lực, kiến thức quản lý môi trường của cán bộ phụ trách.

o Nội dung 2: Đào tạo cán bộ dài hạn có trình độ chuyên môn về môi trường

 Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ dài hạn trong công tác quản lý và

gia các khóa học chuyên môn dài hạn về quản lý, kỹ thuật, khoa học môi trường, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

 Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích học tập, tiếp thu các kiến thức

môi trường đối với các cán bộ phụ trách môi trường.

 Phân công trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, cán bộ phụ trách

môi trường một cách rõ ràng, đúng người đúng việc, đúng chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực, phẩm chất.

 Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ địa phương trong việc quản lý môi

trường.

 Rà soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng, năng lực cán bộ sau đào tạo

nhằm nâng cao mục tiêu, năng lực, kiến thức quản lý môi trường của cán bộ phụ trách.

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hình thức quản lý môi trừơng dựa vào cộng đồng dân cư ở bán đảo bình quới thanh đa (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w