Thoát nước :

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hình thức quản lý môi trừơng dựa vào cộng đồng dân cư ở bán đảo bình quới thanh đa (Trang 89 - 92)

Vấn đề thoát nước hiện nay, được ưu tiên hàng đầu chiếm 66%.

Hiện tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa chưa có hệ thống cống thoát nước. Nước mưa và nước thải sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ , thương mại được thải trực tiếp ra các kênh rạch và sông Sài gòn.

Chính vì thế, mỗi khi triều cường hoặc mưa lớn, lượng nước tiêu thoát ra sông không kịp, gây nên tình trạng ngập úng toàn khu vực. Cuối năm 2005, địa phương đã xãy ra sự cố ngập úng nghiêm trọng, làm thiệt hại đáng kể tài sản nhân dân, làm gián đoạn việc sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, làm ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt của người dân và làm xáo trộn cuộc sống của cộng đồng địa phương.

Mặt khác, việc toàn khu vực chưa có hệ thống cống thoát nước đã được công nhận phản ánh rất nhiều lần, qua nhiều năm, đến nhiều cấp chính quyền chức năng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết, dẫn đến nhiều búc xúc trong đại đa số cộng đồng.

Từ những lý do trên, cộng đồng địa phương đã xác định và lựa chon vấn đề thoát nước là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển du lịch – dịch vụ theo hướng bền vững tại địa phương.

Tình trạng sạt lở bờ sông Sài Gòn khu vực Thanh Đa đã diễn ra từ lâu nhưng những năm gần đây xảy ra nhiều vụ lớn, đặc biệt vào mùa mưa, gây thiệt hại nhiều về tài sản, công trình kiến trúc trong nhân dân, gây xáo trộn đời sống, sản xuất, kinh doanh của nhân dân, chiếm 19.2% .

Mặt khác, do chạy theo lợi nhuận kinh doanh, nhiều chủ cơ sở hoạt động du lịch – dịch vụ có khuynh hướng tiến dần ra các khu tiếp giáp bờ sông, xây dựng các công trình nhà cửa phục vụ các hoạt động du lịch – dịch vụ, nhằm tận dụng và khai thác triệt để cảnh quan bờ sông, chiếm ưu thế cạnh tranh và thu hút du khách. Trong quá trình xây dựng và sử dụng các cộng trình kiến trúc sát bờ sông, một số chủ doanh nghiệp, cơ sở có gia cố bờ kè, tuy nhiên, việc gia cố này hoàn toàn tự phát, không tuân thủ các quy định, các yêu cầu về kĩ thuật.

Do đó, dẫn đến việc không những khắc phục được sự cố sạt lở bờ sông mà còn là nguyên nhân làm cho bờ sông càng thêm sạt lở nghiêm trọng.

Thực tế, đã chứng minh những năm gần đây, số vụ sạt lỡ bờ sông cứ ngày một gia tăng, tần xuất xuất hiện ngày một ngắn lại.

Chính vì thế, nhằm phát huy thế mạnh về cảnh quan bờ sông ở khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa, cộng đồng đã xác định sạt lở bờ sông là vấn đề môi trường được quan tâm thứ hai và cần sớm có giải pháp khắc phục trong quá trình phát triển hoạt động du lịch – dịch vụ tại địa phương.

4.1.3.5 Chất thải phát sinh, đặc biệt là rác thải :

Quá trình hoạt động du lịch – dịch vụ sẽ phát sinh một lượng chất thải đáng kể, đặc biệt là chất thải rắn. Điều đó sẽ tạo nên gánh nặng cho các chủ doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động du lịch – dịch vụ phải đầu tư, chi trả nhiều chi phí cho việc xử lý, thải bỏ và quản lý chất thải, cho chính cộng

đồng dân cư và chính quyền địa phương trong quá trình kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quản lý, xử lý, vận chuyển và thải bỏ chất thải.

Tuy nhiên, các chất thải phát sinh hiện nay chưa được quan tâm đáng kể, chiếm 79% . Trong tương lai việc đầu tư phát triển du lịch – dịch vụ sẽ càng làm phát sinh lượng chất thải rất lớn, tạo thêm áp lực cho cộng đồng địa phương.

Do đó, cộng đồng thống nhất chọn lựa vấn đề môi trường cần quan tâm sau cùng là về các chất thải phát sinh, đặc biệt là chất thải rắn, nhằm tạo điều kiện tập trung giải quyết các vấn đề về vận chuyển, thải bỏ, xử lý và quản lý chất thải, hướng đến hạn chế và giảm thiểu dần lượng chất thải phát sinh tại địa phương.

4.1.3.6 Nhận thức về môi trường :

Qua kết quả điều tra, khảo sát và tiếp cận cộng đồng tại địa phương cho thấy, mức độ nhận thức của cộng đồng về môi truờng phần lớn còn hạn chế. Nguyên nhân do tuy là một phường của một quận nội thành nhưng khu vực này vẫn còn mang dáng dấp của một vùng nông thôn, tồn tại hai lối sống thành thị và nông thôn đan xen và tác động lẫn nhau.Khu vực này ngoài hoạt động dịch vụ – du lịch nổi bật thì đời sống nhân dân địa phương vẫn còn khó khăn, dưới dạng nông nghiệp hoặc bán nông nghiệp.

Chính vì lẽ đó, trình độ, nhận thức và mối quan tâm của cộng đồng đối với môi trường không cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại đây. Bởi lẽ chỉ khi nào cộng đồng nhận thức rõ về môi trường, có mối quan tâm đặc biệt đối với môi trường thì mới có thể tích cực tham gia và đóng vai trò chủ động trong công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.

Nhận thức của cộng đồng đóng vai trò quyết định kết quả của việc áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa.

Tuy nhiên, quan điểm của các thành viên trong cộng đồng tham dự và người chủ trì hội thảo định hướng lại chưa nhìn nhận ra điều này, tuy vẫn xem trọng việc nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường nhưng so với các vấn đề về thoát nước, sạt lở thì nâng cao nhận thức cộng đồng chiếm tầm quan trọng ít hơn. Do bởi thực trạng tại địa phương, các vấn đề về sạt lở, tiêu thoát nước đang là vấn đề thời sụ, nóng bỏng của địa phương cần được giải quyết trước.

Tóm lại, nhận thức cộng đồng là vấn đề môi trường cần quan tâm thứ ba trong quá trình áp dụng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa trong giai đoạn sắp tới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hình thức quản lý môi trừơng dựa vào cộng đồng dân cư ở bán đảo bình quới thanh đa (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w