nhà nước và cộng đồng dân cư trong thực tiễn quản lý môi trường tại khu vực :
Tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa, cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng dân cư vẫn chưa phối hợp hiệu quả, đồng bộ. Nguyên nhân do chính quyền địa phương thì vừa thiếu về nhân sự , chuyên môn về quản lý tài nguyên môi trường, vừa thiếu kinh phí để đầu tư trong công tác quản lý môi trường.
Mặt khác , do đặc điểm khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa là một khu vực bán đô thị, trình độ dân trí so với các phường khác trên địa bàn quận Bình Thạnh, có thể nói là tương đối thấp, đời sống kinh tế của người dân chưa cao, vấn đề mà họ quan tâm hiện nay là làm sao tận dụng cảnh quan thiên nhiên vốn có của khu vực để nâng cao thu nhập kinh tế, do đó, các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường có thể chấp nhận được đối với người dân nơi đây, thậm chí công tác bảo vệ môi trường tại khu vực được xem như không phù hợp, phản tác dụng.
Quan hệ giữa chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư theo cơ chế một chiều, tức là khi cần triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu vực, Uûy ban nhân dân phường 28 phổ biến các nội dung thông tin, công việc xuống các ban điều hành khu phố, tổ dân phố, sau đó vận động, khuyến khích hoặc bắt buộc người dân phải thực hiện. Cộng đồng dân cư địa phương thường không tham gia góp ý xây dựng kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường, thậm chí họ không quan tâm đến vấn đề đó, xem đấy chưa phù hợp
với nguyện vọng của họ, chưa phải là nhu cầu bức thiết của nhân dân, do đó việc tham gia cộng đồng chỉ mang tính hình thức, phong trào chưa thực sự tác động mạnh và mang lại hiệu quả cao đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại khu vực.