Các chương trình hành động được đề xuất đang được bước đầu triển khai thực hiện tại địa phương đã từng bước phát huy tác dụng, hiệu quả, phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch theo hướng bền vững ở địa phương
• Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng
• Chương trình nâng cao năng lực quản lý môi trường của cán bộ phụ trách
môi trường ở địa phương
• Chương trình khuyến khích , hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản
lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004.
Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng chiếm vị trí quan trọng ưu tiên hàng đầu, bởi lẽ nhận thức cộng đồng về môi trường có vai trò then chốt, xuyên suốt , hỗ trợ, quyết định sự thành công của các chương trình, đảm bảo việc thực hiện mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng hiệu quả, lâu dài.
Chương trình duy trì việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường, không phải chỉ mang tính phát động, hành động phong trào theo một ngày, một tháng hoặc trong một khoảng thời gian nhất định mà phải thực hiện và duy trì thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách thường xuyên, liên tục, lâu dài và có định hướng kế hoạch. Đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi cộng đồng dân cư nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống hàng ngày, trong công tác phát triển dịch vụ – du lịch địa phương, cũng như nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của chính bản thân mỗi thành viên trong cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Bên cạnh đó, cộng đồng cũng phải nắm bắt, hiểu rõ các kiến thức về môi trường nhằm nhận thức được hành vi nào là gây ảnh hưởng đến môi trường, hoạt động nào là bảo vệ môi trường. Một khi cộng đồng nhận thức rõ về môi trường, sẽ tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường, cộng đồng sẽ từng bước nhận diện các vấn đề môi trường cần quan tâm và chủ động đề ra các chương trình hành động, các giải pháp thực hiện công tác bảovệ môi trường, phát huy vai trò làm chủ trong quá trình thực hiện, nâng cao hiệu quả thực hiện.
Mặt khác mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng lấy cộng đồng làm trung tâm cho các hành động, do đó việc hướng đến cộng đồng, nâng cao nhận thức cộng động phải là chương trình ưu tiên bậc nhất, hiệu
quả của chương trình này sẽ quyết định sự thành công hay thất bại trong quá trình áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại địa phương. Chính vì các lý do đó, chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng phải được xem trọng nhất, ưu tiên thực hiện và tập trung, huy động tất cả nguồn lực để thực hiện và từng bước nâng cao, tác động sâu rộng đến ý thức cộng đồng, tạo thành thói quen, hành động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức cộng đồng là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình thực hiện mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
Nếu như yếu tố con người là then chốt trong mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, bên cạnh việc nâng cao nhận thức cộng đồng, kế tiếp cần phải quan tâm đến công tác nâng cao năng lực quản lý của cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương. Chương trình này là bước tiếp theo của chương trình nâng cao nhận thức môi trường của cộng đồng, khi có một tổ chức vững mạnh, cán bộ quản lý có năng lực, chuyên môn cao trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường thì chính quyền địa phương mới có thể giữ vai trò chủ trì trong công tác quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, quản lý một cộng đồng mà nhận thức về môi trường đang được chú trọng nâng cao. Cần có những người trình độ quản lý chuyên môn cao về môi trường, để có thể sử dụng nhân lực, huy động cộng đồng một cách hiệu quả, thực hiện tốt công tác quản lý môi trường. Qua bước đầu thực hiện công tác quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại địa phương sẽ phát huy hiệu quả, vai trò của cộng đồng, tạo điều kiện khơi dậy, khuyến khích cộng đồng phát huy vai trò trong công tác quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
Để mang lại hiệu quả, công tác nâng cao nhận thức cộng đồng không chỉ dừng lại ở việc tổ chức các hội thảo, hội nghị tuyên truyền về nhận thức cộng đồng mà còn phải kết hợp với nhiều phương pháp khác. Kết
hợp phát các tờ bướm và nội dung bảo vệ môi trường, kết hợp quay phim chụp hình, chiếu các đoạn phim về hoạt động bảo vệ môi trường cũng như các hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường, phương pháp này sẽ tác động mạnh đến đối tượng được tuyên truyền. Khi tuyên truyền về bảo vệ môi trường thì mức độ tác động đến người dân mạnh hơn. Trong tương lai, để cao nhận thức cộng đồng, để cho cộng đồng nhận thức rõ việc bảo vệ môi trường không phải chi do hành vi đó mang lại lợi ích cho chính bản thân và gia đình họ mà còn là góp phần cho môi trường sạch hơn, bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau.
Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng cần quan tâm chú trọng đối với các sáng kiến nâng cao nhận thức cộng đồng, tập trung vào sự thay đổi thái độ, hành vi bảo vệ môi trường chứ không nên đặt nặng vào công tác nâng cao kiến thức môi trường thái quá, bởi lẽ nâng cao kiến thức về môi trường là để nhằm điều chỉnh, thay đổi thái độ, hành vi cư xử của cộng đồng đối với môi trường.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, cần chỉ rõ những thói quen, tập quán không tốt đối với môi trường hiện nay có những tác động, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Thêm vào đó, chương trình cần cung cấp thông tin về những thói quen, hành vi đơn giản, có thể thực hiện được nhằm cải thiện môi trường một cách thiết thực nhất, gắn liền với các lợi ích của cộng đồng thì sẽ nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
Mặt khác, bên cạnh việc nâng cao năng lực quản lý của cán bộ phụ trách môi trường ở chính quyền địa phương, cần phải xây dựng, thiết lập các kênh thông tin môi trường, công khai, minh bạch các thông tin, chủ trương, chủ động thông tin môi trường đến cộng đồng, đồng thời lắng nghe
những ý kiến tham gia đóng góp trong công tác quản lý môi trường của cộng đồng.
Tóm lại, mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đòi hỏi phải nâng cao nhận thức cộng đồng ở địa phương, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ phụ trách môi trường ở địa phương, doanh nghiệp, và để ngăn ngừa các sự cố sạt lở bờ sông, tận dụng cảnh quan bờ sông thuận lợi phát triển và thu hút du lịch, du khách, cần tiến hành chương trình hỗ trơ, hướng dẫn doanh nghiệp cách thức gia cố kè đúng kỹ thuậtï, quy định , đồng thời, để nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao ưu thế về thương hiệu, quảng bá thương hiệu trong thị trường hiện nay, trong xu thế Việt Nam chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới thì chương trình hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý môi trường sẽ thúc đẩy các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường ở địa phương và phát triển du lịch tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa trong giai đoạn hiện nay.
Để nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, các chương trình khi xây dựng và thực hiện cần phải hướng tới và chú trọng việc đảm bảo lợi ích cho cộng đồng. Đây là đòn bẩy quan trọng đưa đến thành công của chương trình. Nó sẽ giúp cho các chương trình được duy trì, thực hiện ngay cả khi chương trình đã kết thúc, không những khơi dậy và phát huy sức mạnh của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo duy trì tính bền vững liên tục, lâu dài của việc áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại địa phương.