3.2.5.1 Tập trung vào một vùng địa lý cụ thể :
Ranh giới của một khu vực địa lý có thể dựa trên vùng tự nhiên, hay cộng đồng xã hội bao gồm khu vực xung quanh đô thị và ven đô thị, hoặc các khu vực nhỏ như một thành phố, tỉnh, một quốc gia… Để quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đạt được hiệu quả cao, ranh giới địa lý cần được xác định để từ đó cụ thể hóa những vấn đề môi trường cần quan tâm trong khu vực, và xác định nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh các vấn đề. Khu vực địa lý sẽ được gắn kết trong một hệ thống tự nhiên rộng lớn hơn.
Vì thế, cần nhận thức và có một tầm nhìn sâu rộng để tiến hành các hoạt động phối hợp thích hợp với các khu vực có liên quan đến vùng nghiên cứu.
3.2.5.2 Làm việc cộng tác với các bên liên quan :
Tập hợp những người bị tác động và , hoặc tác động đến những hoạt động liên quan đến những nỗ lực bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng. Cư dân trong khu vực hiển nhiên là thuộc “ các bên có liên quan “ cũng như những người không phải là cư dân trong khu vực, nhưng họ có liên quan đến cơ sở hạ tầng và các nguồn tài nguyên trong khu vực thì cũng thuộc thành phần có liên quan. Thành phần các bên có liên quan tiềm năng bao gồm thành viên của cộng đồng, những người chủ đất, công dân, doanh nghiệp, và các tổ chức pháp luật, sản xuất công nghiệp, các nhóm bảo tồn môi trường, viện nghiên cứu, các tổ chức chính quyền các cấp trong khu vực. Thực hiện việc quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, cần tiến hành thảo luận, đưa ra các quyết định mang tính tổng hợp, trong đó cần nhấn
mạnh việc chia sẻ trách nhiệm trong cộng đồng trong quá trình đưa ra các quyết định.
3.2.5.3 Mục tiêu về môi trường về kinh tế, xã hội :
Cách tiếp cận quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tìm kiếm các giải pháp để tiến đến đạt được mục đích phát triển bền vững : môi trường trong lành hơn, phục hồi mau hơn, chất lượng cuộc sống của cư dân trong khu vực được cải thiện và ngày càng nâng cao, và một nền kinh tế ổn định và tăng trưởng hiệu quả hơn.
Đảm bảo các thực hiện điều kiện nêu trên nhằm hướng đến sự phát triển bền vững, khi áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, cần quan tâm, bồi dưỡng, đảm bảo về năng lực và kiến thức chuyên môn cho các nhà quản lý địa phương trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.
3.2.5.4 Các yếu tố cơ bản của mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng
đồng :
- Xác định các nguy cơ, thách thức về môi trường tại khu vực đang xem xét.
- Xác định rõ các mục tiêu trước mắt và lâu dài.
- Xây dựng chương trình hành động bảo vệ môi trường.
- Triển khai chương trình và dự án được sự chấp thuận và quan tâm xuyên suốt của chính quyền địa phương.
- Có sự cam kết và tham gia tích cực của cộng đồng.
Thành công của chương trình tùy thuộc vào sự cam kết và hành động của những người đứng đầu các nhóm cộng đồng và của chính quyền địa phương trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường, quan tâm xuyên
suốt quá trình thực hiện và huy động sự hỗ trợ, tham gia tích cực của cộng đồng.
Bảng 6 : Tiến trình thực hiện quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ( Nguồn : Trung tâm đồng tâm về chính sách Hoa Kỳ )
3.3 Tình hình áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam :
Ô nhiễm nước, đất, không khí,cải tạo cơ sở hạ tầng,tái định cư
Cán bộ được địa phương bầu cử, lãnh đạo cộng đồng có uy tín
Xác định các thách thức,mục tiêu, thông tin và các yếu tố cần thiết
Xây dựng kế hoạch, hành động
Các đối tác cam kết về : hành động nguồn lực, lịch trình và biện pháp thưc hiện
Phục hồi
Cải thiện quản lý chất thải Sản xuất sạch hơn
Giáo dục ,sự tham gia của cộng đồng
Chính quyền Cộng đồng, tổ chức
phi chính phủ Doanh nghhiệp
Kinh tế
Việc tìm hiểu, nắm bắt thông tin, học hỏi kinh nghiệm áp dụng thành công mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trên thế giới cũng như tại Việt Nam rất có ý nghĩa và làm tiền đề cho quá trình nghiên cứu vận dụng thực hiện hiệu quả mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa.
3.3.1 Tình hình nghiên cứu áp dụng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trên thế giới :
Nếu mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng còn mới ở nước ta thì đối với các nước trên thế giới, mô hình này đã được sử dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Cộng đồng cư dân và chính quyền địa phương các nước rất quan tâm đến mô hình này và áp dụng ở nhiều địa phương, khu vực, áp dụng ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch :
Mô hình du lịch bền vững với sự tham gia của cộng đồng Châu Aâu , được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka , Tây Ban Nha – một trung tâm du lịch lớn nhất Châu Aâu. Mô hình gắn kết 3 mục tiêu, bền vững về mặt sinh thái, bền vững về mặt văn hóa – xã hội và bền vững về mặt kinh tế. Để khắc phục tình trạng suy thoái môi trường do các hoạt động của ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bền vững được tiến hành, dựa trên một cơ chế hành chính hiệu quả, đảm bảo thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững, cộng đồng cùng tham gia vào hoạch định các chính sách du lịch, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động cụ thể.
Tại Hoa Kỳ : mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng được xây dựng và triển khai thực hiện ở nhiều địa phương, tiểu bang của Hoa Kỳ. Từ năm 1995, tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã tiến hành xây dựng các nguyên tắc và đề xuất các cách tiếp cận hợp lý để
đạt tới mục tiêu bảo vệ môi trường dựa vào sự tham gia của cộng đồng.
Tại Thụy Điển : vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường được thể hiện thông qua việc chính phủ tạo điều kiện cho cộng đồng cùng tham gia vào đánh giá tác động môi trường.. Việc quan tâm lắng nghe các ý kiến đóng góp của cộng đồng dân cư ngay ở giai đoạn đầu thực hiện dự án là cách tốt nhất để tránh những khó khăn, sai sót về sau. Nếu không quan tâm thực hiện tốt việc này, sự phản kháng của người dân có thể tăng lên và gây chậm trễ hoặc ngừng dự án.
Tại Nhật Bản : để vận động cộng đồng tham gia vào việc thu gom chất thải và xây dựng xã hội tái chế, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những chủ trương, chính sách thúc đẩy và khuyến khích việc quản lý chất thải rắn dựa trên cơ sở của sự tham gia tích cực và tự nguyện của các cộng đồng dân cư khác nhau.
Tại Aán Độ : chính quyền địa phương trao cho cộng đồng quyền được kiểm soát những đối tượng gây ô nhiễm môi trường, bất kể đối tượng đó là cơ quan, doanh nghiệp thuộc nhà nước hay tư nhân. Các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra ô nhiễm môi trường phải có kế hoạch kiểm tra môi trường cụ thể và thông báo cho cộng đồng dân cư được biết, đồng thời phải xây dựng các báo cáo đánh giá tác động môi trường với ngôn ngữ dễ hiểu, mạch lạc, thông báo về các kết quả giám sát môi trường, khi đó, cộng đồng dân cư có thể kiểm tra lại chất lượng môi trường thực tế và có quyền kiện các cơ quan, tổ chức nếu thực tế sai khác với bảng đáng giá tác động môi trường đã xây dựng.
Tại Brazil : cộng đồng tham gia vào việc đổi mới, thay đổi cơ bản hệ thống cống rãnh bằng cách lựa chọn mức dịch vụ vận hành và bảo
dưỡng cơ sở hạ tầng hệ thống cống . Các gia đình có thể tự do lựa chọn phương án cải thiện hệ thống vệ sinh hiện có của mình.
Tại Philippines : cộng đồng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch và tìm kiếm các giải pháp làm thông thoáng các dòng chảy đã mang lại các kết quả khả quan trong việc giải quyết các vấn đề về thủy lợi. Cộng đồng tiến hành đóng góp ngày công lao động và một phần kinh phí, đồng thời khuyến khích người sử dụng tự truyện trả các khoản tiền dịch vụ, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường.
3.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước :
Trong công tác bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng. Cộng đồng là những người trực tiếp phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên, môi trường địa phương và quyền lợi của họ cũng gắn chặt trong mối quan hệ đó.
Vì vậy, cộng đồng có khả năng bảo vệ được các nguồn tài nguyên và môi trường, thực hiện các hoạt động có ích cho môi trường.
Ơû nước ta có những địa phương có các mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng có sức sống và được duy trì. Theo thời gian, những mô hình này đã cho thấy có hiệu quả thực sự đối với việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường , cụ thể như sau :
o Mô hình cam kết bảo vệ môi trường : do nhân dân địa phương tự
nguyện quy định và thi hành, nhằm bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lý, giữ gìn đa dạng sinh học cho thế hệ đang sống và các thế hệ tương lai. Những quy định về môi trường đã góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường ở các địa
phương, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân trong cộng đồng làng xã.
o Mô hình tổ chức tự quản tự xử lý môi trường : do nhân dân địa
phương tự nguyện quy định và thi hành, nhằm bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lý, giữ gìn đa dạng sinh học cho thế hệ đang sống và các thế hệ tương lai. Những quy định về môi trường trong các hương ước đã góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân trong cộng đồng làng xã.
o Mô hình tổ chức tự quản tự xử lý môi trường : những tổ tự quản
được xây dựng và hoạt động để giữ gìn vệ sinh môi trường và tạo nên công ăn việc làm cho dân cư địa phương. Hiệu quả của các hoạt động này phụ thuộc vào chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư.
o Mô hình lồng ghép xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn với
công tác bảo vệ môi trường : các mô hình lồng ghép xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế cộng đồng dân cư với công tác bảo vệ môi trường có ý nghĩa thiết thực, mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, đồng thời bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
o Mô hình bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp : ở nước ta
hình thành mô hình tốt gắn sản xuất với bảo vệ môi trường như các mô hình sản xuất sạch hơn , tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, bảo vệ môi trường của các công ty như công ty thuốc sát trùng Việt Nam , công ty phân lân Văn Điển , công ty trách nhiệm hữu hạn Sam Yang Việt Nam.
o Mô hình huy động các nguồn lực phục vụ công tác bảo vệ môi trường: các cộng đồng rất linh hoạt trong giữ gìn truyền thống của địa phương, từ việc giáo dục cộng đồng, gia đình, tư vấn nội bộ, trao đổi sách, báo về các nội dung liên quan đến bảo vệ rừng, đến việc tham gia các buổi tập luyện chống cháy rừng, tôn trọng những người thi hành công vụ về bảo vệ rừng ở cộng đồng. Nhiều cộng đồng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường như xây dựng mạng lưới của cộng đồng bảo vệ rừng để hỗ trợ hoạt động của kiểm lâm.
o Mô hình huy động vốn phục vụ công tác bảo vệ môi trường : các
cộng đồng địa phương rất linh hoạt trong việc khai thác, sử dụng nguồn vốn để bảo vệ môi trường . Một số mô hình như : mô hình doanh nghiệp hoạt động công ích chuyên trách thu gom, vận chuyển , xử lý chất thải. Một số biện pháp như việc các doanh nghiệp nhà nước chuyên trách về môi trường tiến hành thu phí bảo vệ môi trường từ cộng đồng, bao gồm thu phí vệ sinh môi trường, thu phí nước thải, nguồn kinh phí này sẽ bổ sung nguồn thu ngân sách, góp phần cho công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.
o Mô hình huy động vốn cho cộng đồng phát triển kinh tế, xã hội và
bảo vệ môi trường : huy động vốn cho cộng đồng phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường thông qua hình thức quỹ là một mô hình tiên tiến và hiệu quả được nhiều nơi sử dụng. Phương thức cho vay vốn để đầu tư cho phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư là một hướng đi rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống người dân, góp phần bảo vệ môi trường địa phương. Các dự án cho vay vốn theo hướng phát triển các mô hình kinh tế trang
trại, trồng rừng, cải tạo đất đồi, đất trống để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, trồng cây lâu năm kết hợp với bảo vệ rừng đã đem lại nhiều kết quả cụ thể.
o Các phong trào tình nguyện : các hoạt động bảo vệ môi trường của
cộng đồng đang diễn ra ở khắp nơi do nhận thức của công chúng về môi trường ngày càng được nâng cao. Quy mô hoạt động của các phong trào tình nguyện rất đa dạng và phong phú. Các phong trào tình nguyện bảo vệ môi trường thường thu hút nhiều người tham gia, hưởng ứng góp phần giải quyết những vấn đề trước mắt của cộng đồng dân cư , đem lại những lợi ích cộng đồng to lớn .
Tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng được bước đầu triển khai thực hiện như :
- Dự án quản lý môi trường vùng biển và ven biển ở khu vực biển Đông do công ty tư vấn môi trường toàn cầu phối hợp với quỹ Quốc tế vì thiên nhiên thực hiện đối với chính quyền và các cộng đồng tại 150 xã thuộc 58 huyện vùng duyên hải của 29 tỉnh ven biển Việt Nam. Dự án sử dụng phương pháp trao đổi, phỏng vấn nhanh người dân sống ở nông thôn, để tìm thông tin về mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư và tài nguyên biển , về nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với tài nguyên biển và ven biển.
- Đề tài nghiên cứu trình diễn mô hình quản lý môi trường với sự tham gia của cộng đồng , trường hợp cụ thể phường 3 quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, do viện môi trường và tài nguyên chủ trì thực hiện năm 2005.
- Dự án Khu bảo tồn Rạn Trào áp dụng theo mô hình dựa vào cộng đồng được Uûy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phê duyệt và thành lập ngày 7/11/2001 trên cơ sở có sự tham gia của chính quyền địa phương. Hoạt động của dự án theo nguyên tắc đồng quản lý , lấy người dân làm trung tâm cho mọi hoạt động với sự trợ giúp của chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan, thông qua việc áp dụng các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản bền vững nhằm bảo tồn hệ sinh thái san hô ven bờ hiện đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng người dân nơi đây. Sau gần 4 năm triển khai , phương thức quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ dựa trên cơ sở cộng đồng tuy còn mới mẻ nhưng đã mở ra một triển vọng mới. Nguồn lợi hải sản ở khu vực không những suy giảm mà ngày càng phát triển.