Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịc h:

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hình thức quản lý môi trừơng dựa vào cộng đồng dân cư ở bán đảo bình quới thanh đa (Trang 56 - 58)

3.4.1 Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch :

Cộng đồng có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch, có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương, giữ gìn an ninh, trật tự , an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch.

Cộng đồng được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

3.4.2 Vai trò của cộng đồng trong hoạt động du lịch :

Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ mang lại lợi ích cho chính cộng đồng đó mà còn nâng cao chất lượng du lịch như sau :

Sự tham gia của địa phương là cần thiết cho ngành du lịch, người dân địa phương, nền văn hóa, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tới một điểm du lịch. Do vậy, các nhu cầu và khát vọng của dân địa phương cần phải được ủng hộ hoàn toàn.

Phát triển du lịch một cách thận trọng có thể mang lại những lợi ích kinh tế, môi trường và văn hóa cho cộng đồng. Ngược lại, sự tham gia thực sự của cộng đồng có thể làm phong phú kinh nghiệm và sản phẩm du lịch.

Khi một cộng đồng được tham gia chỉ đạo phát triển du lịch thì cộng đồng đó rất có thể trở thành đối tác tích cực và tạo ra kiểm chứng và cân bằng vì cộng đồng có một vị trí đặc biệt trong khu vực và nghĩa vụ với chất lượng môi trường. Khả năng trường tồn của du lịch phụ thuộc vào sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia thực sự của cộng đồng địa phương sẽ góp phần làm giảm đói nghèo và nâng cao triển vọng lâu dài của sản phẩm du lịch.

Tóm lại , sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết để phát triển du lịch bền vững. Sự phát triển đó đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương và bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa của họ. Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững này, cần có một chiến lược phát triển phù hợp với địa phương, mà việc trước tiên cần làm là tham khảo ý kiến cộng đồng nhằm đánh giá đúng tình hình cộng đồng địa phương, để đảm bảo sự tham gia của cộng đồng sau này được tổ chức phù hợp, hợp lý, phát huy vai trò cộng đồng trong quá trình bảo vệ môi trường.

3.4.3 Tham khảo ý kiến cộng đồng :

3.4.3.1 Ý nghĩa của việc tham khảo ý kiến cộng đồng :

Tham khảo ý kiến cộng đồng là một quá trình nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm lớn hơn của dân địa phương và tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa.

Việc tham khảo ý kiến giữa chính quyền và dân địa phương là rất cần thiết để đánh giá một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của quần chúng địa phương.

Các dự án được áp đặt từ bên ngoài hoặc từ trên xuống thường không tính đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn cũng như các mối quan tâm của địa phương. Thiếu sự tham khảo ý kiến của cơ quan nhà nước và tư nhân và cộng đồng địa phương có thể đưa đến sự thù địch và đối kháng, thậm chí khó có thể giải quyết được các mâu thuẫn về quyền lợi.

Tham khảo ý kiến cộng đồng mang tính chất then chốt vì nó hàm nghĩa trao đổi thông tin, ý kiến , đánh giá và hành động dựa vào kỹ năng, kiến thức và các nguồn lực địa phương.

3.4.3.2 Du lịch và sự tham khảo ý kiến của cộng đồng :

Thiếu sự tham khảo ý kiến trong lĩnh vực du lịch dẫn đến khó khăn cho người dân địa phương, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Mức độ gia tăng sự quan tâm tới các tác động của du lịch về mặt kinh tế , môi trường, văn hóa và xã hội thể hiện sự cần thiết phải có các mức độ tham khảo ý kiến cộng đồng được nâng cao trong việc đưa ra các quyết định du lịch. Sự cần thiết của việc tham khảo ý kiến cộng đồng trên phương diện rộng vì lợi ích của cả cộng đồng địa phương, du khách tại một số khu vực.

Quá trình tham khảo ý kiến cộng đồng là cần thiết để thông báo cho người dân địa phương về dấu hiệu thay đổi trong kinh tế do sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch và những rủi ro có liên quan đến ngành du lịch mang lại , và những lợi ích tiểm ẩn của việc phát triển du lịch theo định hướng bền vững. Người dân địa phương có vai trò quan trọng trong việc cam kết bảo vệ môi trường lâu dài hơn so với các tổ chức quốc gia và quốc tế. Người dân sẽ sắp xếp, điều tiết lại các hoạt động khi việc xuống cấp môi trường làm cho các nguồn lợi của họ bị suy giảm.

3.4.4 Tổ chức sự tham gia của cộng đồng vào quản lý và tiến hành hoạtđộng du lịch :

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hình thức quản lý môi trừơng dựa vào cộng đồng dân cư ở bán đảo bình quới thanh đa (Trang 56 - 58)