Phỏng vấn, điều tra về mối quan tâm của cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường địa phương :

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hình thức quản lý môi trừơng dựa vào cộng đồng dân cư ở bán đảo bình quới thanh đa (Trang 70 - 87)

o Tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp đối với cộng đồng nhằm xác định mối quan tâm của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời nắm bắt được nhận thức, quan điểm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường cũng như phát triển các hoạt động du lịch tại địa phương. Hình thành việc xây dựng và định hướng cho các chương trình hành động phù hợp trong thời gian sắp tới để phát triển du lịch đồng thời bảo vệ môi trường.

o Đối tượng phỏng vấn, điều tra :

- Chính quyền ( cấp quận , phường ) bao gồm : Hội đồng nhân dân, Uûy ban nhân dân phường, Phòng tài nguyên và môi trường quận, Phòng quản lý đô thị quận, Đội quản lý trật tự đô thị quận, Phòng kinh tế quận, Phòng tư pháp, Công ty dịch vụ công ích, Khu đường sông. - Các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể : bao gồm : Đảng ủy phường,

Uûy ban mặt trận Tổ quốc phường, Hội liên hiệp Phụ nữ phường, Hội cựu chiến binh phường, Đoàn thanh niên phường, Hội người cao tuổi phường, Hội nông dân phường, ban mặt trận 3 khu phố, ban điều hành tổ dân phố.

- Chủ các cơ sở, doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, sản xuất, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Cộng đồng dân cư trong khu vực là khách du lịch.

o Mục đích điều tra phỏng vấn :

- Mục đích nhằm thông qua việc tiếp cận trực tiếp các thành viên có liên quan trong cộng đồng để nắm bắt, xác định được các mối quan

tâm của cộng đồng đối với môi trường và công tác bảo vệ môi trường, phát triển du lịch tại địa phương.

- Lắng nghe các ý kiến đóng góp, các phản ánh về môi trường của cộng đồng nhằm nắm bắt được các vấn đề môi trường mà cộng đồng cho rằng các vấn đề ấy cần quan tâm trong quá trình phát triển du lịch – dịch vụ tại địa phương và đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

o Số lượng phiếu điều tra :

- Số phiều phát ra : 232 phiếu.

- Số phiếu thu được : 400 phiếu , bao gồm chính quyền 20/22 phiếu , dân cư 250/300 phiếu, khách du lịch 100/150 phiếu, cơ sở doanh nghiệp 80/100 phiếu.

o Kết quả điều tra, phỏng vấn như sau :

Bảng 10 : Sự quan tâm của cộng đồng đối với môi trường như thế nào

Biểu đồ 2 : Các vấn đề môi trường được cộng đồng quan tâm nhất

Nhận xét :

Tỷ lệ cộng đồng quan tâm đến môi trường chiếm ( 33.5%) đa số so với không quan tâm, ít quan tâm đến môi trường. Điều này thể hiện cộng đồng có quan tâm đến môi trường.

Thoát nước hiện nay là vấn đề được cộng đồng quan tâm nhất, (chiếm 66%) tình trạng ngập úng, không có hệ thống cống thoát nước trên địa bàn phường đã gây rất nhiều bất lợi, hạn chế trong sinh hoạt, sản xuất, hoạt động du lịch – dịch vụ đối với cộng đồng dân cư trong khu vực.

Vấn đề sạt lở diễn ra hàng năm ( chiếm 19.2%) gây thiệt hại cho các nhà doanh nghiệp hoạt động du lịch – dịch vu và cộng đồng dân cư nhưng chưa được quan tâm nhiều. Phần lớn là chưa ý thức được các sự cố môi trường, chỉ theo lợi nhuận, khai thác cảnh quan bờ sông, không thấu hiểu kỹ thuật, phòng chống sạt lở.

Bảng 11 : Mức độ tìm hiểu thông tin môi trường của cộng đồng như thế nào ?

Biểu đồ 3 : Khảo sát mức độ tìm hiểu thông tin môi trường của cộng đồng

Biểu đồ 4 : Các hình thức tìm hiểu thông tin môi trường của cộng đồng

Nhận xét :

Cộng đồng tuy có quan tâm nhưng hiếm khi tìm hiểu các thông tin môi trường, (chiếm 47%) .

Do cộng đồng đang phải đối mặt với các vấn đề về cuộc sống, kinh tế. Vì vậy, cần phải tác động đến cộng đồng, nâng cao, phát huy

tính tích cực của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời cung cấp thông tin, xây dựng các kênh thông tin môi trường, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tiếp cận thông tin môi trường.

Tìm hiểu về thông tin qua chính quyền địa phương của cộng đồng còn rất ít, 5.3% cho sự tìm hiểu vấn đề từ chính quyền địa phương.

Điều đó cho thấy chính quyền địa phương chưa phát huy hết vai trò thông tin môi trường đến cộng đồng.

Bảng 12 : Khảo sát và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường , ảnh hưởng của môi trường đối với cộng đồng .

Biểu đồ 6 : Khảo sát nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Biểu đồ 8 : Khảo sát mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với cộng đồng

Nhận xét :

Đa số cộng đồng địa phương cho rằng môi trường địa phương ít bị ô nhiễm (chiếm 4.5 %) . Một phần cũng do nhận thức của cộng đồng về môi trường có phần hạn chế, chỉ đánh giá trực quan theo quan điểm của chính mình.

Vấn đề hiện nay gây ô nhiễm môi trường phần lớn là do ý thức cộng đồng, ( chiếm 28.9% ) quản lý nhà nước về môi trường và cơ sở hạ tầng kém. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc cộng đồng cùng tham gia xây dựng thực hiện các chương trình hành động khắc phục những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường.

Phần lớn cộng đồng đều nhận thức được môi trường có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng ( 44.6% )

Bảng 13 : Du lịch đối với đời sống nhân dân địa phương và môi trường

Biểu đồ 9 : Các hoạt động du lịch cải thiện đời sống dân cứ địa phương

Biểu đồ 10 : Mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch – dịch vụ đối với môi trường địa phương

Biểu đồ 11 : Khảo sát ảnh hưởng của hoạt động du lịch – dịch vụ đến môi trường

Nhận xét :

Hoạt động du lịch – dịch vụ là thế mạnh của địa phương, góp phần cải thiện đời sống dân cư địa phương, ( chiếm 42% ).

Để đạt được hiệu quả thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường, không phải chỉ vận động , hô hào chung chung bảo vệ môi trường, mà cần tận dụng, kết hợp thế mạnh về du lịch – dịch vụ trong quá trình phát triển địa phương, gắn liền với công tác cải thiện môi trường phục vụ cho mục đích phát triển du lịch – dịch vụ ở địa phương.

Đa số cộng đồng nhận thức được hoạt động du lịch – dịch vụ có gây ảnh hưởng đến môi trường địa phương, (chiếm 51.2%).

Trong quá trình phát triển hoạt động du lịch – dịch vụ tại địa phương, cần có kế hoạch bảo vệ môi trường, cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, nhằm làm giảm các áp lực môi trường trong quá trình phát triển.

Trong hoạt động du lịch – dịch vụ. Lượng rác thải tăng cao ( 27.2% ). Aûnh hưởng lớn gây ô nhiễm môi trường và hoạt động du lịch.

Bảng 14 : Ý kiến cộng đồng về việc bảo vệ môi trường

Biểu đồ 12 : Khảo sát ý kiến cộng đồng về việc có cần tiến hành các giải pháp để bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển du lịch địa phương

Biểu đồ 13 : Khảo sát ý kiến cộng đồng về việc cần ưu tiên thực hiện công tác nào trước giữa bảo vệ môi trường và phát triển du lịch địa phương.

Nhận xét :

Phần lớn cộng đồng nhận thức rõ phải tiến hành các giải pháp để bảo vệ môi trường và phát triển du lịch tại địa phương, chiếm tới 51.3%

Cần quan tâm nâng cao nhận thức cộng đồng và có các giải pháp thiết thực trong việc thực hiện song hành bảo vệ môi trường và phát triển du lịch địa phương.

Tỷ lệ 40.2 % cộng đồng tán thành việc tiến hành đồng thời việc bảo vệ môi trường và phát triển du lịch, xấp xỉ với việc cộng đồng cho rằng trong thời gian tới cần phát triển du lịch, chiếm 37.7% , tạm chấp nhận môi trường bị ảnh hưởng đôi chút, chiếm 22.1 %

Bảng 15 : Sự quan tâm của chính quyền và năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Biểu đồ 14 : Mức độ quan tâm của chính quyền

Bảng 16 : Khảo sát năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Bảng17 : Khảo sát vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch ở địa phương

Biểu đồ 16

Nhận xét :

Tỷ lệ cộng đồng cho rằng chính quyền địa phương có quan tâm đến các phản ánh của người dân chưa cao( 38.3%). Điều đó

cho thấy tính chủ động trong công tác quản lý môi trường của chính quyền địa phương còn hạn chế và chưa nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của cộng đồng dân cư

Năng lực quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường được cộng đồng đánh giá chỉ ở mức độ tương đối, 47.4%. Các cán bộ phụ trách quản lý môi trường tại chính quyền cấp phường hoàn toàn quản lý môi trường chưa được xem là công tác chiến lược, trọng tâm. Phần lớn không có chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý và bảo vệ môi trường.

Vì thế, trong thời gian sắp tới cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn về môi trường của các cán bộ phụ trách quản lý.

Cộng đồng vẫn còn quan niệm đặt trách nhiệm bảo vệ môi trường là của chính quyền các cấp. Vai trò của người dân trong cộng đồng vẫn chưa được nhìn nhận và phát huy.

Cộng đồng vẫn chưa nhận thức được công tác bảo vệ môi trường là của toàn dân, toàn cộng đồng, thường ỷ lại trông chờ vào chính quyền, và các tổ chức quản lý hơn là chính bản thân mình không phù hợp với việc áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, quan điểm này cần phải được triệt tiêu, thay đổi, cộng đồng cần phải coi công tác bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân, toàn thể cộng đồng.

Bảng 18 : Khảo sát các lĩnh vực cần tăng cường trong công tác bảo vệ môi trường

Nhận xét :

Cộng đồng cũng đã thấy rõ các vấn đề cần quan tâm tập trung thực hiện trong giai đoạn tới trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở chính quyền địa phương chiếm tới 24.3 %

Bảng 19 : Các vấn đề môi trường được người dân phản ánh Biểu đồ 18

Đa số người dân phản ánh tình trạng tiêu thoát nước, chiếm 43.4% ngập úng khi triều cường, mưa lớn có ảnh hưởng trực tiếp gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất của cộng đồng.

Tóm lại , qua khảo sát và phỏng vấn điều tra cho thấy, nhận thức cộng đồng về vấn đề môi trường vẫn chưa được nhìn nhận và phát huy nhiều. Do phải đối mặt với cuộc sống mưu sinh cao. Bảo vệ môi trường chưa phải là vấn đề thiết yếu cần thiết để cộng đồng áp dụng nâng cao ý thức quản lý môi trường.

Ngoài ra, công tác quản lý môi trường của chính quyền địa phương còn hạn chế và chưa nhận thức đầy đủ vai trò của cộng đồng, ít quan tâm đến cộng động dân cư mà cộng đồng chính là nguyên nhân chủ yếu quan trọng nhất trong công tác quản lý bảo vệ môi trường.

Vấn đề rác thải và nước thải vẫn còn chưa được xử lý và quản lý có kiểm soát, tình trạng thiếu ý thức xả rác bừa bãi của các khu du lịch còn chưa được nhắc nhở cao, chưa có hệ thống xử lý nước nên còn nhiều hiện trạng ngập úng vào mùa mưa .Ngoài ra, tình trạng thoát nước vẫn còn là một vấn đề nan giải đối với người dân địa phương.

Vì vậy, cơ quan chính quyền cần phải có trách nhiệm nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Để họ có thể an tâm trong vấn đề kinh tế mà ý thức về bảo vệ môi trường của họ mang tính tự giác hơn trong cuộc sống. Cân bằng giữa phát triển du lịch sinh

thái bền vững và trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng hình thức quản lý môi trừơng dựa vào cộng đồng dân cư ở bán đảo bình quới thanh đa (Trang 70 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w