Các dạng chế biến bào chế và công dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình- Dược liệu thú y- chương 3 pdf (Trang 49 - 52)

Bạch mai

Lấy đúng 25ml nước cất hạt mơ, thêm 100ml nước cất, 2ml dung dịch KI 10% và 1ml dung dịch ammoniac.

Nước cất hạt mơ có tác dụng chống co thắt, trị co giật, chữa ho, hen, khó thở, nôn mửa, đau dạ dày. Mỗi lần dùng 0,5-2ml. Cả ngày 2-6ml. Liều tối đa mỗi lần 2ml cả ngày 6ml. Nếu quá liều thì gây ngộ độc: buồn nôn, rối loạn hô hấp, thân nhiệt giảm và gây ngạt thở.

Ép khô hạt mơ, không cho tiếp xúc với nước (tránh sinh ra HCN) sẽ có một thứ dầu tương tự chế từ hạt hạnh nhân ngọt - Prunus amygdalus Stockes. Var. dulcis. Dầu dùng để pha chế các loại dầu bôi và những sản phẩm dùng trong mỹ phẩm.

HẠT ĐÀO

Semen Persicae

Hình 3.57. Cây, Quả, Hạt Mơ: Semen Persicae

Dược liệu là hạt của cây đào Prunus persica (L.) Batch., họ hoa hồng - Rosaceae, phân họ Mận - Prunoidae.

1. Đặc điểm thực vật

Cây nhỡ, cao 3-4m. Lá đơn, mọc so le, hẹp, dài, có cuống ngắn, mép lá có răng cưa nhỏ, khi vò ngửi có mùi hạnh nhân. Hoa xuất hiện trước lá, mọc riêng lẻ, cuống ngắn. Đài hình chuông. Tràng năm cánh màu hồng nhạt, 35-40 nhị. Hoa đẹp, nhân dân miền Bắc nước ta dùng trang trí trong dịp tết. Quả hạch, mặt ngoài có một rãnh dọc và có nhiều lông nhung. Quả chín có đốm đỏ. Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc. Quả ăn được.

2. Thành phần hóa học

Trong quả có:

- Acid hữu cơ: acid formic, acid caprilic, acid L(-) malic, acid mucic, acid p.coumaric, acid cafeic, acid quinic.

Trong hạt và lá có amygdalin. Hạt chứa dầu béo có chỉ số iod 96-103 gần với chỉ số iod của dầu hạnh nhân.

3. Công dụng

Đào nhân dùng như hạt mơ: ép lấy dầu dùng như dầu hạnh nhân và dùng chế nước cất thay nước cất quế đào. Nhân dân còn dùng đào nhân làm thuốc điều kinh (phối hợp với ích mẫu). Nhân dân còn dùng hoa đào (loại màu trắng) để làm thuốc thông tiểu và chữa bí đại tiện.

DƯỢC LIỆU CHỨA TANIN NGŨ BỘI TỬ NGŨ BỘI TỬ

Galla

Hình 3.58. Ngụ Bội Tử Galla Có hai loại ngũ bội tử Âu và ngũ bội tử Á

Ngũ bộ tử Âu là tổ tạo nên của một loài côn trùng cánh màng- Cynips gallae tinctoriae

Olivier khi loài côn trùng này chích để đẻ trứng trên chồi cây sên- Quercus lusitanica Lamk. var. infectoria Olivier. Trong quá trình phát triển của sâu non các mô thực vật bao quanh sâu non cũng phát triển to dần tạo thành tổ sâu. Ngũ bội tử Á do loài sâu Schlechtendalia chinensis Bell. Tạo nên trên cây muối- Rhus chinensis Mill.(= Rus semialata Murr.). Cây muối là cây nhỏ cao 2-8cm. Lá kếp lông chim sẻ, mép lá chét có khía răng cưa, lá có lông mềm, cuống lá hình trụ có cánh. Cây muối có mọc ở các tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai. Hiện nay ta vẫn nhập ngũ bội tử của Trung Quốc.

1. Thành phần hóa học

Thành phần chính của ngũ bội tử là tanin, thuộc loại tanin gallic. Ngũ bội tử Âu hàm lượng tanin từ 50 - 70%, ngòai ra còn có acid gallic 2 - 4%, acid ellagic, một ít tinh bột và calci oxalat.

2. Công dụng

Dùng trong để chữa viêm ruột mãn tính, giải độc do ngộ độc bằng đường uống alcaloid, kim loại nặng.

Liều 2 - 3g thuốc sắc.

Dùng ngoài bôi để chữa nhiễm trùng da, vết thương chảy máu. Cách dùng để chữa trẻ em loét miệng trong đông y: phèn chua cho vào ruột ngũ bột tử, đem nướng rồi nghiền thành bột mịn để bôi.

Ngũ bội tử là nguyên liệu để chế biến tanin tinh khiết, chế mực viết.

ỔI

Turio Psidii

Hình 3.59. ỔI: Turio Psidii

Dược liệu là chồi kèm theo 2 - 4 lá đã mở của cây ổi - Psidium guyava L, họ Sim - Myrtaceae.

1. Đặc điểm thực vật

Cây cao 4 - 5m, cành non có 4 cạnh. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục. Lá non phủ lông trắng nhạt, vị chát. Vỏ thân nhẵn, khi già long ra từng mảng. Hoa trắng mọc riêng lẻ 2 - 3 cái một ở kẽ lá, 4 - 5 lá đài, 4 - 5 cánh hoa, rất nhiều nhị, bầu dưới 5 ô. Quả hình cầu khi xanh có vị chua và chát, chín có vị ngọt. Cây trồng lấy quả ăn. Ôi được trồng khắp nơi ở nước ta.

2. Thành phần hóa học

Búp và lá non chứa tanin 8 - 9%. Trong lá còn có các flavonoid: quercetin, leucocyanidin, 2 flavonoid khác có tác dụng kháng tụ cầu: avicularin, guajaverin. Ngoài ra còn có acid crataegolic, chất sáp... Trong quả nhất là quả chưa chín cũng có tanin, flavonoid.

3. Công dụng

Dùng để chữa đi lỏng, lỵ. Trong kháng chiến chống Pháp cao búp ổi được dùng có kết quả rất tốt. Có thể dùng nước sắc để rửa các vết loét, vết thương.

Pericarpium Garciniae mangostanae

Hình 3.60. Măng Cụt: Pericarpium Garciniae mangostanae

Dược liệu là vỏ quả của cây măng cụt - Garciniae mangostanae L., họ Bứa Clusiaceae.

1. Đặc điểm thực vật

Cây to. Vỏ chứa một chất gôm màu vàng. Lá dai, hoa đơn tính hay lưỡng tính 4 lá đầi, 4 cánh hoa, nhiều nhị. Bầu 5-8 ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả mọng có vỏ quả dày khi chín màu tím và mang đài tồn tại ở gốc. Hạt có áo hạt dày trắng, ngọt, ăn được. Cây trồng ở miền Nam nước ta để lấy quả ăn.

2. Thành phần hóa học

Vỏ quả chứa 8% tanin, chất nhựa và các chất mangostin α, β, γ. Đây là những dẫn chất xanthon. Các chất này có tinh thể màu vàng không vị, tan trong cồn, other và chất kiềm, không tan trong nước. Khi tác dụng với FeCl3 thì cho màu lục đen nhạt, với acid sunfuric cho màu đỏ.

3. Công dụng

Vỏ măng cụt dùng để chữa lỵ, tiêu chảy.

Một phần của tài liệu Giáo trình- Dược liệu thú y- chương 3 pdf (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)