Đặc điểm thực vật và phân bô

Một phần của tài liệu Giáo trình- Dược liệu thú y- chương 3 pdf (Trang 39 - 40)

Cây to cao 10m hoặc hơn. Thân nhẵn ít phân chính. Vỏ cây màu xám tro. Lá mọc đối, lá kép lông chim 3 lần, dài tới 2m thường tập trung ở ngọn. Gốc cuống lá phình to. Lá chét không bằng nhau, hình trái xoan, mép lá nguyên. Cụm hoa là chùm ở ngọn cành. Hoa to màu nâu xẫm. Đài hình chuông có 5 răng. Tràng hình chuông chia 2 môi gồm 5 răng cong, phủ nhiều lông cả 2 mặt. Năm nhị, trong đó có một cái bé hơn. Cây ra hoa về mùa hạ. Quả nang dẹt dài 50-60cm, hai mặt lồi, lưng có cạnh. Hạt dẹt có cánh mỏng phát triển về một bên và có những đường gân tỏa ra, dài 7cm rộng 3cm trông giống cánh bướm màu trắng nhạt. Cây mọc rải rác nhiều nơi ở nước ta.

2. Thành phần hóa học

Vỏ cây núc nác được biết có chrysin và baicalein (Bose và Bhattachanya, 1938). - Hạt có baicalein 6- glucosid và oroxylin A (Mehta và Mehta, 1954).

- Lá có baicalein, scutellarein, scutellarein, baicalein 6 - glucuronid scutellarein-7-glucuronid, baicalin.

3. Tác dụng và công dụng

Viện dược liệu thuộc bộ y tế Việt Nam có đưa ra dạng chế phẩm “Nunaxin” là viên cao núc nác. Nghiên cứu cho thấy:1, Chế phẩm có tác dụng chống khoáng phản vệ trên thỏ và trên chuột lang nếu được uống trong 7 ngày liền. Không có tác dụng chống choáng do histamin trên chuột lang. 2, Chống viêm dị ứng trên thỏ và trên chuột cống trắng. 3, Không có biểu hiện độc tính.

Viện Dược liệu đề nghị dùng chế phẩm “Nunaxin” trong các bệnh mề đay sơ phát và mạn tính, vẩy nến, hen phế quản trẻ em thể nhẹ và trung bình. Không chỉ định cho các trường hợp dị ứng nặng và cấp diễn.

- Y học dân tộc dùng hạt để chữa ho lâu ngày, viêm phế quản, đau gan, đau dạ dày. Ngày uống 2-3g. dùng ngoài dưới dạng bột và rắc lên vết lở loét, mụn nhọt.

HOÀNG CẦM

Radix Scute

Dược liệu là rễ cây hoàng cầm - Stecullaria baicalensis Georgi, họ Hoa môi - Lamiaceae.

1. Đặc điểm thực vật và phân bô

Cây thuộc thảo, sống nhiều năm, thân có 4 cạnh, lá mọc đối, dài 1,5-4cm, rộng 3-8mm

Hình3.42.Hoàng Cầm Radix Scute

phiến lá hình mác hẹp, gần như không cuống, mép lá nguyên và có lông. Hoa mọc hướng về một phía ở ngọn. Cứ mỗi nách lá có một hoa. Hoa hình môi, màu xanh lơ. Cây đã được trồng thí nghiệm ở Sapa, chưa phát triển. Vị thuốc còn phải nhập.

Thu hái: rễ, thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu, đào về bỏ rễ con, bỏ thân, lá, phơi gần khô thì đập bỏ lớp vỏ ngoài rồi lại phơi khô.

2. Thành phần hóa học

Từ rễ hoàng cầm có nhiều hợp chất flavonoid đã được phân lập và xác định cấu trúc. Các chất quan trọng là baicalin, Baicalein, scutellarein, scutellarin, wogonin.

3. Tác dụng

Hoàng cầm có tác dụng hạ nhiệt. - Có tác dụng kháng khuẩn.

- Làm giảm các triệu chứng của bệnh cao huyết áp. - Tăng sức và làm chậm nhịp tim.

- Làm giảm co thắt cơ trơn của ruột. - Có tác dụng an thần.

- Y học dân tộc cổ truyền dùng hoàng cầm để chữa sốt, ho, lỵ, ỉa chảy, mắt đỏ sưng đau, chảy máu cam, mụn nhọt, thai động không yên. Ngoài ra còn chữa viêm dạ dày và ruột.

Dùng dưới hình thức thuốc sắc với liều 12g một ngày, người lớn có thể dùng 30-50g một ngày.

- Baicalein cũng được chiết xuất và chuyển thành dạng ester phosphat (để tăng độ tan), dùng để chữa các bệnh dị ứng.

- Hoàng cầm cũng được dùng dưới dạng cồn thuốc Tinctura Scutellariae để chữa bệnh cao huyết áp, nhức đầu, mất ngủ. Uống lâu không thấy có tác dụng phụ.

KIM NGÂN HOA

Flos Lonicerae

Hình 3.43. Kim Ngân Hoa Flos Lonicerae

Dược liệu là nụ hoa có lẫn một số hoa đã nở của cây kim ngân - Lonicera japonica Thunb, hoặc một số loài khác như L.dasystyla Rehd., L.confusa D.C. họ kim ngân - Caprifoliaceae.

Một phần của tài liệu Giáo trình- Dược liệu thú y- chương 3 pdf (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)