Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5115988-nckhspud-nang-cao-ket-qua-hoc-tap-phan-mon-chinh-ta-lop-2-thong-qua-viec-su-dung-phuong-phap-truc-quan-trong-day-hoc.htm
Trang 1MỤC LỤC
IV Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 7
I.Tóm tắt đề tài:
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng quan trọng, chỉ có bậc tiểu học mới có phân môn chính tả nằm trong môn Tiếng Việt Mà tình trạng báo động hiện nay là học sinh ( HS) tiểu học viết sai chính tả rất nhiều, đưa đến chất lượng học môn chính tả chưa cao
Mục tiêu chủ yếu của môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học là hình thành và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói cho HS trên cơ sở trang bị cho các em những
Trang 2kiến thức cơ bản, ban đầu về Tiếng Việt để các em giao tiếp hiệu quả trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Bên cạnh mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt, thì trong đó có phân môn Chính tả trong nhà trường cũng rất quan trọng, giúp HS hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả; hình thành và phát triển kĩ năng viết đúng chuẩn, kĩ năng nghe chính xác cho HS
Phân môn Chính tả có các nhiệm vụ như:
- Giúp HS nắm vững quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng viết đúng chính tả
- Kết hợp luyện tập viết đúng chính tả với rèn luyện kĩ năng nghe - luyện phát
âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cho HS ( phân tích, so sánh ,liên tưởng )
- Rèn cho HS một số phẩm chất như tính cẩn thận, tinh thần trách nhiệm với công việc, óc thẩm mĩ…; giúp cho các em thêm yêu quý tiếng Việt và chữ viết tiếng Việt
Trong lớp tôi cũng vậy, có nhiều HS viết chính tả chưa đạt được các mục tiêu nhiệm vụ như vậy
- Cho nên tôi đã đi tìm nguyên nhân học sinh viết sai chính tả và tìm biện pháp khắc phục Tôi đã tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm học sinh Trường tiểu học Lê Văn Tám, kết quả học tập phân môn chính tả là tương đương nhau.Lớp 2B là lớp đối chứng, lớp 2A là lớp thực nghiệm Đưa tác động các phương pháp trực quan trong dạy học chính tả
- Kết quả cho thấy tác động đã ảnh hưởng rõ đến kết quả học tập của học sinh Lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng Kết quả kiểm chứng TEST cho thấy p = 0,05≤ 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
II.Giới thiệu
1 Hiện trạng
Trang 3Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy kĩ năng viết đúng chính tả của học sinh lớp 2 còn hạn chế, ngay cả giáo viên (GV) chưa tìm ra phương pháp để nâng cao kết quả giờ học
Việc giúp HS tiểu học viết không sai lỗi chính tả không phải là chuyện dễ, vì kiến thức chính tả là vô tận Đặc biệt là đối với HS dân tộc thiểu số
Qua việc trực tiếp giảng dạy phân môn chính tả ở lớp trong thời gian qua, tôi thấy HS lớp tôi còn viết sai nhiều lỗi chính tả, ví dụ như: Sai về các dấu thanh; các âm đầu: tr/ch, ng/ngh, s/x, ; sai về âm đệm: oe, oa và sai về một số vần: ăc/ăt, iêc/iêt, iên/yên,
Vì vậy để khắc phục những hiện trạng trên tôi đã đi tìm hiểu về một số nguyên nhân dẫn đến sai lỗi chính tả
2 Nguyên nhân
Đối với học sinh: Hầu hết các em lớp tôi đều là HS dân tộc thiểu số nên các
em còn ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ nhiều hơn tiếng Việt Đồng thời có một số phụ huynh không quan tâm đến con cái Một số HS chưa có ý thức cao trong học tập
Do các em chưa nắm vững quy tắc chính tả Tiếng Việt Bên cạnh đó còn có một
số em chưa hiểu được nghĩa của từ khi viết
Đối với GV: Việc dạy của GV vẫn còn bám vào phương pháp dạy truyền thống, chưa có sự đổi mới phương pháp dạy học, chưa đầu tư kĩ năng vào mỗi tiết dạy Đồng thời việc phát âm Tiếng Việt chưa chuẩn của GV cũng ảnh hưởng phần nào đến kết quả HS
Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến kết quả viết chính tả của các em chưa cao Mà nguyên nhân chính tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến các em là
do GV chưa sử dụng phương pháp dạy học phù hợp Để khắc phục nguyên nhân này tôi đưa ra giải pháp thay thế sau
2 Giải pháp thay thế
Để giờ học được nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực( đối với HS dân tộc thiểu số) Khi dạy cần tập trung vào yêu cầu cơ bản, cần linh hoạt phương pháp chính tả nhằm đạt hiệu quả thiết thực Với HS lớp 2 học sinh cần viết đúng,
Trang 4rõ ràng, để đạt được yêu cầu này GV cần sử dụng phương pháp trực quan vào dạy học
GV sử dụng phương pháp trực quan này là GV dùng đồ dùng trực quan cho
HS quan sát và Hs thực hiện lại nội dung bài bằng đồ dùng mà GV có Như vậy
HS vừa hứng thú học, vừa hiểu được các từ ngữ, ý nghĩa của bài chính tả cần viết và các bài tập cần làm
Vậy giải pháp thay thế của tôi là: Sử dụng phương pháp trực quan để giúp học sinh viết đúng chính tả
Tên đề tài: Nâng cao kết quả học tập phân môn Chính tả của HS lớp 2A Trường Tiểu học Lê Văn Tám thông qua việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học
3 Vấn đề nghiên cứu
- Việc sử dụng phương pháp trực quan có giúp học sinh nâng cao kết quả học tập phân môn chính tả của học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Lê Văn Tám không?
4 Giả thiết nghiên cứu
- Có, sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học sẽ nâng cao kết quả học tập phân môn chính tả của học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Lê Văn Tám
III Phương pháp:
1 Khách thể nghiên cứu
Ở nghiên cứu này tôi lựa chọn 2 lớp của khối 2 Vì đối tượng học sinh của lớp
2 đã quen việc viết chính tả ở trên lớp Tôi nắm bắt được lực học, khả năng tiếp thu bài và thái độ học tập cũng như ý thức của các em một cách rõ ràng, chính xác Để tiến hành nghiên cứu tôi đã chọn 2 lớp là 2A và 2B cùng Trường Tiểu học Lê Văn Tám các em đương tương nhau về học lực, giới tính, hạnh kiểm Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính, lực học, hạnh kiểm của học sinh 2 lớp 2A và 2B của
Trường Tiểu học Tiểu học Lê Văn Tám:
Trang 5Tổng số Nam Nữ HT T HT CHT
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động, hăng hái phát biểu
Về thành tích học tập năm trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của các môn học
- Giáo viên:
* Trương Thị Thu Phương – giáo viên dạy lớp 2A (lớp thực nghiệm)
* Hồ Thị Phương - giáo viên dạy lớp 2B (lớp đối chứng)
2 Thiết kế nghiên cứu:
Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn thực hiện theo thời gian biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan và tiện lợi không ảnh hưởng đến tâm lý học sinh Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 2A là lớp thực nghiệm và lớp 2B là lớp đối chứng Tôi chọn một bài chính tả “ Cái trống trường em” kiểm tra trước tác động
Kết quả kiểm tra trước tác động cho kết quả khác nhau nên tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm
Sau khi đã có kết quả kiểm tra trước tác động tôi thấy rằng điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng độ chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động
Bảng 1: Kết quả khảo sát trước tác động
Kết quả cho thấy P = 0,52 > 0,05 vì vậy có thể kết luận sự chênh lệch điểm
số trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương nhau
Trước khi tác động ta có bảng sau:
* Mốt, trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm:
Trang 6Tên Áp dụng vào công thức
trong phầm mềm Excel
Giá trị N1
Giá trị trung bình =average(C3:C19) 6.4
* Mốt, trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng:
Tên Áp dụng vào công thức
trong phầm mềm Excel
Giá trị N2
Giá trị trung bình =average(G3:G19) 6.6
Tôi sử dụng thiết kế 2 để kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm đương tương ( được mô tả ở bảng 3)
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm KT trước tác
động
Tác động KT sau tác động
Thực nghiệm 01 Dạy có sử dụng phương
pháp trực quan
03
Đối chứng 02 Dạy không sử dụng phương
pháp trực quan
04
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T – test độc lập
3 Quy trình nghiên cứu:
a Chuẩn bị của giáo viên:
Lớp đối chứng: Dùng phương pháp dạy học truyền thống
Lớp thực nghiệm: Dùng phương pháp trực quan
b Tiến hành dạy thực nghiệm.
Để thực hiện nghiên cứu tôi vẫn dạy theo thời khoá biểu của nhà trường.Hai lớp dạy cùng bài “Mẫu giấy vụn” Sau tiết học tôi kiểm tra học sinh của hai lớp Thời gian dạy thực nghiệm
Trang 7Chính tả lớp 2 Chiếc bút mực Tuần 5 23/09/2014
Chính tả lớp 2 Cái trống trường em Tuần 5 15/09/2014
Chính tả lớp 2 Mẫu giấy vụn Tuần 6 30/10/2014
Chính tả lớp 2 Chuyện bốn mùa Tuần 19 05/01/2015
Chính tả lớp 2 Cò và Cuốc Tuần 22 28/01/2015
4 Đo lường và thu thập dữ liệu:
Cả hai lớp học sinh đều học bài “ Mẫu giấy vụn”
Lớp 2B là lớp đối chứng học sinh được dạy theo phương pháp mà giáo viên vẫn dạy như mọi khi
Lớp 2A là lớp thực nghiệm được dạy theo phương pháp trực quan hành động, tất cả học sinh trong lớp đều chú ý lắng nghe và hiểu nghĩa, hiểu từ của bài chính tả Muốn làm được điều này tất cả học sinh trong lớp phải lắng nghe cô sử dụng những dụng cụ trực quan, qua đó giúp HS hứng thú trong khi nghe viết đúng
IV Phân tích dữ liệu và bàn về kết quả:
1, Phân tích:
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn ( SMD)
0,7
Kết quả kiểm tra trước tác động đã cho thấy 2 nhóm là tương đương nhau Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T – test cho kết quả P = 0,05 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa Điểm chênh lệch này không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động mà có Mặt khác không có học sinh nào được điểm dưới trung bình điều đó cho thấy tất cả số học sinh trong nhóm đã chú ý tham gia học tập một cách tích cực đã mang lại kết quả cũng như chất lượng cao hơn cho phân môn Chính tả lớp 2A
Như vậy giả thuyết của đề tài : “Nâng cao kết quả học tập phân môn Chính
tả của HS lớp 2A Trường Tiểu học Lê Văn Tám thông qua việc sử dụng phương
Trang 8pháp trực quan trong dạy học.” đã góp phần nâng cao chất lượng của phân môn
chính tả đã được kiểm chứng
2 Bàn luận:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động cho kết quả như sau:
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm = 7,7
- Điểm trung bình của lớp đối chứng = 7,0 Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,7 Điều đó cho thấy điểm trung bình của nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự chênh lệch, lớp được tác động đã có điểm trung bình cao hơn, lớp được tác động đã có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm là SMD = 0,55556 So với bảng tiêu chí của Cohen điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là tương đối
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra của hai nhóm sau tác động là: P= 0,05 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động Biểu đồ so sánh điểm trung bình
trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0
Trước tác động Sau tác động
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
lớp
3C
lớp
3B
lớp
3B
lớp
3B
lớp
3C
Trang 9Hạn chế: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp trực quan trong học phân
môn chính tả, giáo viên khi dạy phải chuẩn bị bài giảng khá công phu
V Kết luận và kiến nghị:
1 Kết luận:
- Đề tài nghiên cứu đem lại nhiều cho việc dạy và học chính tả của học sinh lớp 2 Cụ thể tôi đã khảo sát qua bài kiểm tra trước tác động ở lớp thực nghiệm, số lỗi sai chủ yếu vần:ăc/ăt, ong/ông, âm/ăm, ây/ay, iêt/iêc, an/ang, ât/âc, iên/yên Sai lỗi phụ âm đầu:tr/ch, s/x, ng/ngh, d/gi/r Lỗi dấu thanh:thanh hỏi, thanh ngã Lỗi viết hoa chữ đầu câu, tên riêng Nhưng ở bài kiểm tra sau tác động
ở lớp thực nghiệm giảm rõ rệt (cụ thể số lỗi được thống kê ở bài kiểm tra)
- Việc dạy học vận dụng phương pháp trực quan để hình thành cho các em biết cách viết đúng chính tả từng từ và từng trường hợp cụ thể Viết đúng chính tả nâng cao chất lượng học môn chính tả của học sinh lớp 2 Vì các em ở tiểu học có cách nhớ máy móc rất tốt, khả năng học thuộc nhanh đó là thuận lợi để tôi nghiên cứu đề tài này
- Nhưng còn một vài em trong lớp vẫn viết sai chính tả, do những em này thuộc dạng chậm tiếp thu, hay quên gặp khó khăn về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
2 Kiến nghị
- Việc dạy học sinh viết đúng chính tả là việc làm từ từ và lâu dài, giáo viên không nên nôn nóng, tạo áp lực lớn cho học sinh khi các em viết sai chính tả Giáo viên phải bình tĩnh cung cấp cho các em những quy tắc, những mẹo trong chính tả, trong từng trường hợp cụ thể Giúp cho các em tích lũy kiến thức chính tả, có hệ thống, có nền tảng
- Giáo viên giúp các em nhớ máy móc một số từ, rồi mỗi ngày số từ đó tăng lên, kiểm tra từ trong bất cứ môn học nào không riêng giờ chính tả Giáo viên nên tổ chức vui nhộn, hấp dẫn để khuyến khích viết đúng thêm nhiều từ mới
Trang 10- Giáo viên giúp các em từ nhớ máy móc nâng dần lên nhớ có chủ định, thông qua những quy tắc, quy luật chính tả rồi dần đến thành kỹ xảo chính tả
- Nhà trường cần tổ chức nhiều cuộc thi như “văn hay chữ tốt”, hay “nét chữ, nết người.”.Tạo sân chơi cho các em, làm cho nhiều em tham gia thi các em
cũng được trao dồi về chính tả
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1/ Tiếng Việt 2 – tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục
2/ Tiếng việt 2 – tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục
3/ Sách giáo viên – Tiếng việt 2 – Tập 1
4/ Sách giáo viên – Tiếng việt 2 – Tập 2
5/ Tự điển tiếng việt
Trang 11VII PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
Phụ lục 1: Giáo án thực nghiệm:
Kế hoạch kiểm tra trước tác động: Kiểm tra hai lớp 2A và 2B bài chính tả: Cái trống trường em
Kế hoạch kiểm tra sau tác động: Kiểm tra 2 lớp 2A và 2B bài chính tả: Mẫu giấy vụn
Giáo án dạy thực nghiệm
CHÍNH TẢ
Bài dạy: MẪU GIẤY VỤN
I MỤC TIÊU:
- Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng lời nhân vật trong bài
- Làm được BT2 ( 2 trong số 3 dòng a,b,c ); BT(3) a/b ( Kĩ thuật khăn trải bàn).
- GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học
II CHUẨN BỊ:
Trang 12- GV: Bảng phụ Viết sẵn nội dung bài tập 2, 3.
- HS: Bảng con, vở ghi
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 Kiểm tra: 4’
- Đọc các từ cho HS viết bảng con: tìm
kiếm, mỉm cười, non nước, long lanh
- Nhận xét - sửa sai
2.Bài mới: 35’
HĐ 1 Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên
bảng
HĐ 2 Hướng dẫn HS nghe- viết:
* Đọc đoạn viết.
- GV đọc đoạn chính tả
- Gọi HS đọc lại bài
- Câu đầu tiên trong bài có mấy dấu phẩy?
- Tìm thêm các dấu câu khác trong bài?
- H: Trong đoạn viết nói về nội dung gì?
+ GV dùng một mẫu giấy để cửa lớp và
gọi HS thực hiện lại cách bạn gái đã
làm.
- GV nhận xét.
- H: Tìm những từ khó trong bài.
- Sau đó GV chốt lại hỏi một số HS về
nghĩa của các từ khó trong bài như:
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
- Nhắc lại
- Nghe - 2 học sinh nhắc lại tiêu đề bài
- Theo dõi
- Hs đọc bài
- Câu đầu tiên trong bài có 2 dấu phẩy
- Dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu chấm than
- Nói về một bạn gái nhặt mẫu giấy đi vứt sọt rác
- Một số HS lên thực hiện
- HS nêu
- HS trả lời