Phương pháp dạy học theo hướng tích cực không có nghĩa làbác bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống; vấn đề làcần kế thừa, phát triển những mặt tích cực củ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT SÔNG RAY
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
8 Đơn vị công tác: Trường THPT Sông Ray
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Chính trị
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm: 7 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Sử dụng phương pháp dự án trong Hoạt động giáo dục Hướng nghiệp ở bậc THPT.
Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn GDCD bậc THPT
Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn GDCD 12
Trang 3MỤC LỤC
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Trang 4
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .Trang 5
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Trang 6
1 Cơ sở lý luận Trang 6
2 Cơ sở thực tiễn Trang 10III TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Trang 12
1 Những yêu cầu cơ bản Trang 12
2 Quy trình kết hợp Trang 13
3 Thiết kế giáo án Trang 15
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Trang 28
V KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ Trang 28
1 Kết luận Trang 28
2 Đề xuất, khuyến nghị Trang 29
VI TƯ LIỆU THAM KHẢO Trang 31VII PHỤ LỤC Trang 32
Trang 4BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD 10
Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là quy luật mà còn là nhu cầu cho cảngười học lẫn người dạy Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiệnmột cách bất ngờ và đổi mới cực kì nhanh chóng Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt
ra những yêu cầu cần phải đổi mới
Trước yêu cầu của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triểnthì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết Luật Giáodục năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớphọc; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thúhọc tập cho học sinh”
Môn GDCD giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành
vi của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất
và năng lực cần thiết của người công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng vănminh
Ở cấp học phổ thông, môn GDCD là một trong những môn học cơ bản góp phầntạo nên nội dung dạy học, giáo dục toàn diện Là môn học trực tiếp giáo dục cho họcsinh những tri thức theo một hệ thống xác định, toàn diện về thế giới quan, nhân sinhquan Từ đó giúp học sinh hiểu được những quy luật phát triển tất yếu khách quan của
xã hội loài người, giúp học sinh nhận thức đúng đắn các quy luật phát triển của tựnhiên, xã hội Dạy học môn GDCD là nhằm chuyển các giá trị xã hội thành nhận thức,tình cảm, niềm tin và hành vi tích cực ở học sinh Muốn vậy dạy học GDCD là mộtquá trình tổ chức, sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học sao cho phù hợp vớiyêu cầu của thực tiễn
Phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú, đa dạng: bao gồm
cả phương pháp hiện đại và phương pháp truyền thống Mỗi phương pháp đều có mặtmạnh và hạn chế riêng Phương pháp dạy học theo hướng tích cực không có nghĩa làbác bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống; vấn đề làcần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có đồng thờiphải vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách sáng tạo và linh hoạt nhằmphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập phù hợp với hoàn cảnh, điềukiện dạy học cụ thể…
Trong những năm qua, hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Ngành,Trường THPT Sông Ray đã hết sức quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn cả về mặt khách quan vàchủ quan
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: Kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD 10 là đề tài sáng kiến kinh
nghiệm của mình
Trang 6II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là conđường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định Vì vậy, phương pháp
là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợpvới mục đích đã định
Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tácvới nhau giữa giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học
Nói cách khác, phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đíchtheo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạtđộng thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho HS lĩnh hội nội dung dạy học và đạtđược mục đích dạy học
1.1.2 Phương pháp thuyết trình
a Khái niệm
Phương pháp thuyết trình là PPDH trong đó người GV dùng lời nói sinh động,biểu cảm, thuyết phục để truyền thụ hệ thống tri thức môn GDCD cho HS theo chủđích nhất định, nhờ đó HS tiếp thu bài giảng một cách có hệ thống
b Các dạng của thuyết trình
- Giảng giải là một dạng của phương pháp thuyết trình trong đó GV dùng lời nói
để giúp HS hiểu các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật Dạng thuyết trình này
đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các PPDH bộ môn Trong dạy học GDCD,dạng này thường được sử dụng khi dạy những tri thức mới hoặc khó của bài Bởi vìxuất phát từ đặc thù tri thức của bộ môn, mỗi bài học bao giờ cũng gắn liền với cáckhái niệm, phạm trù, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp, trong khigiảng giải, GV có thể kết hợp giảng giải với các PPDH khác như đàm thoại, nêu vấnđề, với sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan
- Diễn giảng là một dạng thuyết trình, trong đó thông qua lời giảng của mình, GV
giúp HS tiếp thu được khối lượng tri thức tương đối lớn theo một hệ thống lôgic chặtchẽ Trong dạy học GDCD, diễn giảng thường được áp dụng đối với những bài có nộidung tri thức phức tạp, khó, trừu tượng, khái quát cao Ngoài ra, quá trình sử dụngphương pháp cũng cần kết hợp nhuần nhuyễn với các PPDH khác, nhất là phươngpháp đàm thoại với hệ thống câu hỏi dẫn dắt và phương pháp nêu vấn đề với việc đặt
ra và giải quyết tình huống Một bài diễn giảng thường được tiến hành theo trình tự babước:
+ Mở đầu (GV giới thiệu nội dung tri thức cần tiếp thu dưới dạng một yêu cầuhoặc một tình huống có vấn đề)
+ Trình bày nội dung chính (GV lần lượt triển khai các nội dung của tri thứcmột cách logic, chặt chẽ để giải quyết vấn đề)
Trang 7+ Kết thúc (GV khái quát và nhấn mạnh những nội dung cơ bản mà HS cầnnắm vững).
- Kể chuyện là một dạng của phương pháp thuyết trình, trong đó GV dùng lời nói
diễn cảm kết hợp với các sắc thái biểu cảm (điệu bộ, cử chỉ, ) và các phương tiệnkhác để thuật lại nội dung một câu chuyện, qua đó giúp HS tiếp thu tri thức của bàihọc Thông qua câu chuyện GV có thể gợi mở vấn đề cho HS, làm sáng tỏ nội dung trithức của bài hoặc củng cố kiến thức trọng tâm Chuyện kể dùng trong dạy học GDCDrất phong phú, đa dạng và có tác dụng to lớn trong việc hình thành và duy trì tâm lýhứng thú cho HS
c Đánh giá về phương pháp thuyết trình
* Ưu điểm:
- Quá trình tiếp thu nội dung tri thức đảm bảo được tính hệ thống, lôgíc, nhấnmạnh được những nội dung cơ bản và kiến thức trọng tâm
- GV chủ động trong việc phân phối thời gian cho từng đơn vị kiến thức
- Truyền thụ được một khối lượng kiến thức lớn trong thời gian tương đối ngắn
và cho một khối lượng lớn HS
- Không đòi hỏi đầu tư nhiều phương tiện, thiết bị hiện đại
- Người GV dễ dàng bao quát lớp
- Phù hợp với những bài học có khối lượng kiến thức lớn, khó và trừu tượng
- Có ưu thế trong việc tạo ra sự đồng cảm của người học, tri thức vì thế sẽ dễchuyển hóa thành tình cảm, thái độ của HS
d Một số yêu cầu sư phạm
- Người GV cần có sự mẫu mực trong tác phong và lối sống đạo đức, thái độ làmviệc nghiêm túc, nhiệt tình, lối ứng xử thân tình, gần gũi HS
- Lời giảng cần chính xác, rõ ràng và đạt tới sự biểu cảm (kết hợp sắc thái tìnhcảm, cử chỉ với ngữ điệu của lời nói )
- Tốc độ và cường độ của lời giảng phải phù hợp với đặc điểm tri thức của bàihọc, đối tượng nhận thức
Trang 8- Khi sử dụng phương pháp thuyết trình cần phải nghiên cứu kỹ mục tiêu, chuẩnkiến thức, kỹ năng và nội dung của bài học để xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm vàlựa chọn những nội dung thiết thực nhất đưa vào giảng dạy Trên cơ sở xác định kiếnthức cơ bản, trọng tâm của bài dạy, căn cứ vào thời gian lên lớp, trình độ của đốitượng, mục tiêu và chuẩn kiến thức của từng bài, giáo viên sẽ xác định và lựa chọnnhững nội dung phải nói, cần nói và nên nói tương ứng với những gì người học phảibiết, cần biết và nên biết.
- Sử dụng các thao tác tư duy lôgíc (diễn dịch, quy nạp, làm rõ nội hàm các kháiniệm, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, ) để giúp HS khai thácsâu nội dung bài học
- Kết hợp với các PPDH khác một cách linh hoạt và khai thác sự hỗ trợ của cácphương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin
1.1.3 Phương pháp trực quan
a Khái niệm
Trực quan là PPDH trong đó GV sử dụng các phương tiện tác động trực tiếp đến
cơ quan cảm giác của HS giúp các em tiếp thu tri thức của bài học một cách nhẹnhàng, sinh động và hiệu quả
Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học phù hợp với con đường biệnchứng của quá trình nhận thức, đó là quá trình đi từ trực quan sinh động (nhận thứccảm tính) đến tư duy trừu tượng (nhận thức lý tinh), đi từ cụ thể đến trừu tượng
b Các dạng trực quan trong dạy học GDCD ở phổ thông
Nếu căn cứ vào các giác quan mà phương tiện trực quan tác động thì có thể phânchia thành các dạng trực quan sau đây:
- Phương tiện trực quan tác động vào thị giác, bao gồm tranh, ảnh, sơ đồ (sơ đồcấu trúc, sơ đồ quá trình ), lược đồ, bản đồ, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ của GV trênbảng
- Phương tiện trực quan tác động vào thính giác bao gồm âm thanh (nhạc, lời nói,tiếng động, đoạn hội thoại )
- Phương tiện trực quan tác động tổng hợp các giác quan, bao gồm phim, video,clip, vật thể, sự vật, hiện tượng trong quá trình tham quan thực tế
c Các bước tiến hành:
- GV đưa ra phương tiện, tài liệu trực quan theo ý đồ giảng dạy
- HS tiếp cận, khai thác thông tin từ phương tiện trực quan theo các câu hỏi, yêucầu, gợi ý của GV
- HS phát biểu, trao đổi, thảo luận về thông tin thu được
- GV tổng hợp và đưa ra kết luận
d Đánh giá về phương pháp trực quan trong dạy học GDCD
* Ưu điểm:
Trang 9- Giúp tri thức của bài học trở nên sinh động, kích thích được hứng thú và pháthuy tính tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức của HS.
- Giúp HS huy động sự tham gia của nhiều giác quan, phát triển năng lực chú ý,quan sát, hình thành và bồi dưỡng trí tò mò khoa học của HS
- Phù hợp với quá trình nhận thức của HS
- Nếu sử dụng các sơ đồ một cách khoa học còn giúp HS nắm được tri thức mộtcách khái quát, hệ thống
* Hạn chế:
- Sử dụng sơ đồ trực quan dễ hình thành ở HS tư duy siêu hình, máy móc
- HS bị phân tán chú ý, thiếu tập trung vào các dấu hiệu cơ bản nhất của sự tiếpnhận tri thức, thậm chí còn làm hạn chế sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng củaHS
- Phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
e Một số yêu cầu sư phạm
- Phải lựa chọn phương tiện trực quan phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Các tài liệu trực quan đưa ra cần đảm bảo tính chính xác, chân thực, rõ ràng.Cần hết sức tránh sử dụng những tài liệu trực quan chưa được kiểm tra kĩ càng, khôngđảm bảo độ tin cậy
- Phải xác định được thời điểm sử dụng phương tiện sao cho thích hợp và hiệuquả nhất
- Sử dụng các phương tiện trực quan cần đúng địa chỉ, đúng chỗ, đúng thời điểm
- Phải nắm vững các yêu cầu và cách thức sử dụng đối với từng loại phương tiệntrực quan
- Nhanh chóng tiếp cận, khai thác các thành tựu mới nhất: các phần mềm dạyhọc, internet vào dạy học trực quan để đạt hiệu quả cao hơn
- Không được lạm dụng các phương tiện trực quan
1.2 Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD lớp 10.
Khi bàn về khái niệm kết hợp, Từ điển Tiếng Việt viết: “Kết hợp là gắn vớinhau để bổ sung cho nhau” Do đó trong dạy học môn GDCD lớp 10 kết hợp phươngpháp thuyết trình với phương pháp trực quan được hiểu là gắn phương pháp thuyếttrình với phương pháp trực quan với nhau nhằm phát huy những ưu điểm và khắcphục những nhược điểm của các phương pháp dạy học trong quá trình dạy học mônGDCD lớp 10
Trong quá trình nghiên dạy học, tôi nhận thấy phương pháp thuyết trình vàphương pháp trực quan có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ cho nhau Trực quan có giá trịminh họa, hỗ trợ rất lớn cho việc thuyết trình Quá trình nhận thức của con người chialàm hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính gồmcác hình thức như cảm giác, tri giác, biểu tượng Nhận thức lý tính gồm khái niệm,
Trang 10phán đoán, suy luận Trong nhận thức cảm tính, có càng nhiều cơ quan cảm giác trựctiếp tiếp xúc với sự vật hiện tượng thì tài liệu nhận thức càng đa dạng, phong phú, trởthành cơ sở tin cậy cho nhận thức lý tính Phương pháp dạy học lợi dụng đặc điểm này
để xây dựng phương pháp trực quan Khi sử dụng phương pháp thuyết trình để dạyhọc môn GDCD, giáo viên buộc phải thuyết trình, giảng giải, phân tích, tổng hợp,khái quát, kết luận các chủ đề, quan điểm, quy luật, nguyên lý trong nội dung bài học.Như vậy thuyết trình buộc phải vào cuộc tích cực khi giáo viên sử dụng phương pháptrực quan Nếu giáo viên biết kết hợp hai phương pháp này một cách sáng tạo thì sẽgóp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
1.3 Ý nghĩa của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp trực
quan trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10
Việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 có ý nghĩa rất quan trọng, nó sẽ làm mất đi tính
đơn điệu trong bài giảng, làm cho học sinh không cảm thấy mệt mỏi khi tiếp thu nhiềukiến thức trong một thời gian ngắn với lối thuyết trình khô khan thiếu sinh động,những hình ảnh, biểu đồ sẽ giúp học sinh cảm thấy hứng thú học tập hơn, đảm bảotiếp thu kiến thức có bản nhất đi từ trừu tượng đến cụ thể, kích thích sự chủ động rấtcao của học sinh
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Về dạy học môn GDCD lớp 10
Qua trao đổi và tìm hiểu, tất cả các GV đều cho rằng kết hợp PPTT với PPTQđem lại động lực dạy và học cho cả GV và HS GV tìm tòi, đầu tư hơn trong dạy học,đồng thời HS cũng hứng thú hơn trong học tập, hạn chế được mức thấp nhất nhữngđiểm yếu của PPTT và phát huy ở mức cao nhất những điểm mạnh của PPTQ làm chobài học nhẹ nhàng hơn và kiến thức mà HS lĩnh hội được cũng ở mức cao nhất
Bảng 1 Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc kết hợp PPTT với PPTQ trongdạy học môn GDCD lớp 10
(Nguồn: số liệu điều tra GV ở trường THPT Sông Ray tháng 9/2015)
Đa số Gv đều hiểu được sự cần thiết phải kết hợp PPTT với PPTQ trong dạyhọc môn GDCD lớp 10, nắm vững các kĩ năng lên lớp để có cách truyền đạt phù hợpgiúp HS nắm được các kiến thức bộ môn
Bảng 2 Mức độ bồi dưỡng PP dạy học của GV môn GDCD
Trang 111 Thỉnh thoảng 0 0
(Nguồn: số liệu điều tra GV ở trường THPT Sông Ray tháng 9/2015)
Qua trao đổi và sinh hoạt chuyên môn trực tiếp tôi nhận thấy đa số GV thườngxuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (100%), các GV đều cho rằng việc kết hợpPPTT với PPTQ trong dạy học môn GDCD lớp 10 là rất phù hợp, làm cho tiết họckhông nhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt mà còn đạt được hiệu quả cao sau mỗi tiết dạy
2.2 Về học tập môn GDCD lớp 10
Để tìm hiểu nhận thức về vai trò và thái độ học tập môn GDCD lớp 10 của HS
và làm cơ sở cho việc nghiên cứu về thực trạng tiếp cận với PPTT với PPTQ của HStrong giờ học môn GDCD lớp 10, tôi đã tiến hành khảo sát 200 HS lớp 10 của trườngTHPT Sông Ray về nhận và thái độ học tập môn GDCD lớp 10 với kết quả như sau:Bảng 3 Kết quả nhận thức của HS đối với môn GDCD lớp 10
1 Là môn học quan trọng, cần thiết, bổ ích
(Nguồn: số liệu điều tra HS ở trường THPT Sông Ray tháng 9/2015)
Bảng 4 Mức độ tích cực của HS đối với giờ học môn GDCD
STT Ở trên lớp, em tham gia phát biểu ý kiến,
xây dựng bài, tranh luận, thảo luận như thế
nào trong tiết học môn GDCD
Số ý kiến Tỷ lệ
(Nguồn: số liệu điều tra HS ở trường THPT Sông Ray tháng 9/2015)
Qua số liệu điều tra ở bảng 3 và 4 cho thấy: đa số HS đều nhận thức đúng về vaitrò, vị trí môn GDCD, cụ thể có 131 số HS (65,50%) cho rằng môn GDCD là môn họccần thiết và bổ ích trong cuộc sống Mặc dù đa số HS đều nhận thức đúng về vai trò,
Trang 12vị trí môn GDCD, song về ý thức, thái độ học tập thì trái với nhận thức Chỉ có51,50% số HS có thái độ thường xuyên tham gia vào xây dựng bài, 16 % số HS đôikhi tham gia vào xây dựng bài, còn lại 32,50% số HS không quan tâm đến môn học.
Như vậy giữa nhận thức về vai trò, vị trí của môn học và thái độ học tập của HS
có sự mâu thuẫn Qua tìm hiểu tôi được biết nguyên nhân chủ yếu là do phương phápdạy học của GV chưa thật sự kích thích được sự hứng thú, tích cực, chủ động của HS
Sự hứng thú là một yếu tố tạo nên tính tích cực của HS trong quá trình lĩnh hộikiến thức Để tìm hiểu mức độ đón nhận của HS khi được GV thực hiện kết hợpPPTT với PPTQ cho HS khi học môn GDCD Bằng phương pháp điều tra tôi thuđược kết quả như sau:
Bảng 5 Mức độ hứng thú của học sinh khi được GV tổ chức thực hiện PPTTvới PPTQ trong dạy học môn GDCD
(Nguồn: số liệu điều tra HS ở trường THPT Sông Ray tháng 9/2015)
Từ số liệu trên cho thấy, đa số HS hứng thú học theo PPTT kết hợp với PPTQ đốivới môn GDCD, trong đó rất hứng thú chiếm 52% và hứng thú chiếm 30% Vì vậy,nếu GV vận dụng tốt việc kết hợp hai phương pháp này sẽ kích thích sự hứng thú vàphát huy tính chủ động, tích cực của HS trong quá trình tiếp thu kiến thức bài học
III GIẢI PHÁP VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI
PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
1 Những yêu cầu cơ bản khi kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10
Để có thể có một phương pháp kết hợp tốt nhất điều cốt yếu đầu tiên giáo viêncần phải tuân thủ những yêu cầu khi sử dụng phương pháp thuyết trình và phươngpháp trực quan, những yêu cầu ấy là tiền đề cho việc giáo viên dùng phương phápthuyết trình để kết hợp với phương pháp trực quan nhằm phát huy được tính tích cựccủa học sinh, bên cạnh đó trong lúc thực hiện hai phương pháp kết hợp đòi hỏi giáoviên cần phải tuân thủ những yêu cầu cơ bản sau :
Điều đầu tiên người giáo viên phải đảm bảo tính hệ thống trong khi kết hợpcác phương pháp, phải theo một hệ thống nhất định, phương pháp nào sẽ đưa vào dạytrước và sau
Tính vừa sức đối với việc ứng dụng các phương pháp dạy học vào dạy cho họcsinh là rất quan trọng, giáo viên phải lựa chọn phương pháp kết hợp phù hợp với đối
Trang 13tượng học sinh Chẳng hạn, khi dạy đến bài : Thế giới quan và phương pháp luận biệnchứng, giáo viên không thể sử dụng ngay những phương pháp mới đối với học sinhmới vừa lên cấp THPT và tùy vào trình độ, học lực của học sinh mà có cách truyềnthụ phù hợp nhất.
Trong khi tiến hành vận dụng sự kết hợp giáo viên cần phải phát huy tối đaphương pháp mà mình đã sử dụng trong bài giảng, tránh lạm dụng quá những phươngpháp đổi mới theo hướng làm cho học sinh quá chú ý đến những biểu hiện của nó như:hình ảnh trực quan quá màu sắc sẽ khiến học sinh mất tập trung học tập, hay sử dụngtrình chiếu Powerpoint hoặc là tham quan…
Ngoài ra trong lúc sử dụng biện pháp kết hợp ấy cần phải đảm bảo những yêucầu chung của việc dạy học như: lời giảng của giáo viên phải rõ ràng, chính xác, đúngtiến độ, cường độ, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn luôn phát huy tính tích cực của họcsinh bằng cách thường xuyên tìm tòi, cập nhật thông tin mới nhất, mục đích cuối cùngvẫn là sự hiểu biết tối đa của học sinh và khả năng vận dụng vào thực tiễn của các em
có hiệu quả, đó mới chính là đổi mới phương pháp
Khi kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp trực quan ngườigiáo viên cần chú ý đến phương tiện, dụng cụ dạy học Bởi vì việc sử dung đồ dùngdạy học trong giảng dạy là một việc làm cần thiết trong lúc giảng dạy, nó sẽ làm tănghiệu quả giảng dạy, nếu chỉ sử dụng lối giảng giải hay diễn giảng thì sẽ mang tính đơnđiệu trong bài giảng, mặc khác khi lựa chọn phương tiện dạy học phải phù hợp vớiphương pháp mà mình đã chọn
Mặc khác, khi kết hợp giáo viên cần phải chú ý đến hoàn cảnh kinh tế - xã hộicủa trường nơi mình giảng dạy, trình độ tri thức của học sinh, vốn sống của họcsinh…để có thể lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhất
2 Quy trình kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10
Trên cơ sở lôgic vấn đề cần phải đảm bảo khi tiến hành vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10, người giáo viên còn phải tuân thủ theo quy trình kết hợp theo các
bước như sau:
Bước 1: Quy trình chuẩn bị kế hoạch bài giảng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 bao
gồm các bước sau:
Xác định mục tiêu bài giảng: Đây chính là bước quan trọng đầu tiên trong việcchuẩn bị kế hoạch dạy học, để đi vào thực hiện một bài giảng trên lớp, công việc xácđịnh mục tiêu bài dạy là rất quan trọng, nếu xác định mục tiêu không đúng sẽ dẫn đếnlựa chọn phương pháp, phương tiện sai lệch, hậu quả là bài dạy không đạt yêu cầugiáo dục để ra Chẳng hạn, khi dạy bài 3 ( GDCD 10) : “Sự vận động và phát triển củathế giới vật chất”, mục tiêu của bài học này là giúp học sinh nắm được thế nào là vậnđộng, các hình thức vận động cơ bản, phát triển, trên cơ sở rèn luyện cho học sinh kĩnăng quan sát vấn đề diễn ra xung quanh, xem xét mọi sự vật, hiện tượng trong sựbiến đổi không ngừng và luôn phát triển Dựa vào mục tiêu này giáo viên sẽ dễ dàng
Trang 14đưa ra được những phương pháp dạy học thích hợp và có cách thức tổ chức lớp học tối
ưu nhất
Xác định kiến thức trọng tâm bài giảng: Việc xác định đúng kiến thức trọng tâmcủa bài sẽ giúp cho việc dạy của giáo viên trở nên thuận lợi và có chất lượng hơn vìnếu xác định đúng trọng tâm ta sẽ phân phối thời gian dạy hợp lý hơn, cần đi sâugiảng kiến thức trọng tâm tránh không xác định đúng sẽ dẫn đến dạy dàn trải, cháygiáo án Nếu làm được bước này giáo viên sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọngtâm và vận dụng kiến thức vào cuộc sống rất có hiệu quả
Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học: Là công việc không thể thiếutrong một tiết dạy, việc chuẩn bị tốt đồ dùng và phương tiện dạy học sẽ làm tăng sựhứng thú của học sinh khi học, có thể giúp học sinh thông qua bài học cùng với sựcủng cố bằng sơ đồ, biểu đồ hay lồng ghép tranh ảnh hiện thực sinh động rèn luyện kĩnăng của mình và nắm vững trọng tâm của bài hơn
Tham khảo tài liệu, giáo trình có liên quan: Để có một tiết dạy tốt điều đòi hỏirất lớn đối với người dạy, đó chính là chuyên môn và nghiệp vụ, trước khi dạy giáoviên phải nắm vững kiến thức bộ môn và phải tham khảo nhiều tài liệu khác có liênquan để đảm bảo rằng lượng kiến thức cung cấp cho học sinh vừa cơ bản vừa thiếtthực mang tính đảng sâu sắc
Bước 2: Thiết kế nội dung kế hoạch bài giảng: Việc thiết kế một bài giảng
như thế này không khác gì so với một bài giảng thông thường, bao gồm có 5 bướcnhỏ:
- Tên bài dạy, tuần, tiết, ngày soạn, ngày dạy (lớp dạy): phần này ghi ở cột tráihoặc phải
- Mục I: Mục tiêu bài học bao gồm có kiến thức mà HS cần phải đạt, kĩ năng
và thái độ
- Mục II: Nội dung trọng tâm là phần nêu trong bài giảng bao gồm mấy đơn vịkiến thức và từ đó xác đinh trọng tâm của bài
- Mục III: Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học :
+ Phương pháp: Bao gồm hệ thống các phương pháp giảng dạy truyền thốnglẫn hiện đại kết hợp xen lẫn nhau trong bài giảng nhưng phải phù hợp với nội dung bàihọc, đối tượng HS…
+ Hình thức tổ chức dạy học : có thể theo nhóm hoặc theo cá nhân tủy theo bài
- Mục IV : Phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh
+ Giáo viên : Chuẩn bị đồ dùng dạy học như giáo án, thước kẻ, phấn, bảng phụ,nam châm… và tham khảo các loại tài liệu khác có liên quan
+ Học sinh : Nghiên cứu trước SGK và trả lời các câu hỏi phía sau bài
- Mục V: Tiến trình dạy và học: Đây chính là phần quan trọng nhấtcủa bài bao gồm:
+ Ổn định tổ chức lớp (thời gian…)
+ Kiểm tra bài cũ (thời gian )
Trang 15+ Giới thiệu bài mới (thời gian )
+ Dạy bài mới (thời gian )
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản
Cụ thể hơn ở phần này sẽ được thực hiện ở bước 3
+ Củng cố (thời gian)
+ Dặn dò (thời gian)
Bước 3: Thực hiện kế hoạch bài giảng
Đây được xem là bước quan trọng, quyết định nhất cho chất lượng dạy học củagiáo viên Việc thực hiện dạy học đúng với yêu cầu mục tiêu đặt ra không đơn giảnmột chút nào cả Trong tiến trình tiến hành dạy một bài giảng kết hợp các phươngpháp đòi hỏi giáo viên cần chú ý những yêu cầu sau đây :
- Sau khi đã chuẩn bị xong các khâu kế hoạch bài giảng, giáo viên bắt đầu đivào bài giảng trên lớp chính thức, điều đầu tiên giáo viên cần phải nắm vững kiến thứccần truyền đạt, trình bày một bài giảng theo các bước nêu ở trên, trong từng bước cầnphải thực hiện kết hợp các phương pháp phù hợp với nội dung bài giảng Bài giảng sẽđược trình bày theo một lôgic, lịch sử vấn đề
- Ngoài việc đảm bảo về nội dung và lôgic bài dạy, việc thống nhất lựa chọncác phương pháp kết hợp trong bài dạy là một việc làm rất quan trọng, quyết định đếnchất lượng tiết học của học sinh Vì vậy, cần lựa chọn phương pháp phù hợp cho từngđơn vị kiến thức và từng phần
Bước 4: Tổng kết kiểm tra, đánh giá bài giảng
Đây là khâu cuối cùng của quy trình, để biết hiệu quả giảng dạy ra sao đòi hỏingười giáo viên phải tiến hành củng cố bằng cách hệ thống hóa kiến thức hay cho HSlàm bài kiểm tra sau đó là đánh giá tiết dạy và rút kinh nghiệm cho tiết sau Cần lưu ýrằng, kiểm tra đánh giá không phải là một khâu trong quá trình dạy học nữa mà kiểmtra đánh giá là một quá trình, nếu biết cách sử dụng tốt hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn
3 Thiết kế giáo án
Bài 9 CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ, LÀ MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
( Tiết 1) I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1 Về kiến thức:
- Hiểu rõ cơ sở hình thành và phát triển của xã hội loài người
Trang 16- Hiểu rõ con người là chủ nhân của các giá trị vật chất, tinh thần và sự biến đổicủa xã hội.
- Con người sáng tạo ra lịch sử dựa trên sự nhận thức và vận dụng các quy luậtkhách quan
2 Về kỹ năng:
- HS lấy được ví dụ để chứng minh: tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụsản xuất đối với việc hình thành và phát triển của xã hội loài người
- Nắm được các thông tin, chứng minh được sự quan tâm của đảng và Nhà nước
ta đối với sự phát triển toàn diện của con người
3 Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng quy luật khách quan vào cuộc sống, học tập và hoạt độnghàng ngày
II- Nội dung trọng tâm:
Tiết 1: Phân tích rõ được Con người là chủ thể của lịch sử
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Kết hợp PPTT với PPTQ
Ngoài ra có sử dụng một số phương pháp khác như: đàm thoại, nêu vấn đề, thảoluận nhóm…
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; chuẩn bị
phiếu học tập, máy tính, máy chiếu
V- Tiến trình bài học
1.Ổn định lớp-Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức? Lấy ví dụ chứng minh
3 Dạy bài mới.
GV giới thiệu bài: Khi nghiên cứu về quá trình phát triển của lịch sử, các nhà triết họcduy tâm cho rằng: Thần thánh, thượng đế đã tạo ra và quyết định sự phát triển của lịch
sử loài người Dựa vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học và nhiều ngành khoa họckhác, triết học duy vật biện chứng đã khẳng định: Giới tự nhiên có trước con người,còn người và xã hội là sản phẩm của tự nhiên Con người là chủ thể của lịch sử, làmục tiêu phát triển của xã hội
Trang 17Hoạt động 1:
Chứng minh: Con người tự sáng tạo
ra lịch sử của chính mình
- Mục tiêu: HS hiểu được chính con
người tạo ra lịch sử của chính mình
- Cách tiến hành:
+ GV tổ chức cho HS thảo luận về vai
trò của lao động đối với sự phát triển
của lịch sử
+ Hướng dẫn học sinh nghiên cứu
SGK, đọc tư liệu tham khảo, thảo
luận
+ GV giảng giải kết hợp với hình ảnh
minh họa để làm rõ nội dung
Câu hỏi :
GV: Người tối cổ, người tinh khôn
đã chế tạo ra những công cụ lao
động nào?
GV: Việc thay đổi công cụ lao động
có ý nghĩa gì đối với sự chuyển hoá
từ vượn cổ thành người ?
GV: Những công cụ lao động có ý
nghĩa gì đối với sự ra đời và phát
triển của lịch sử xã hội ?
+ HS: Cả lớp trao đổi
+ GV: ghi nhanh ý kiến của HS lên
góc bảng phụ
+ GV: Nhận xét, kết luận: Lịch sử
loài người hình thành từ khi con
người biết lao động sản xuất Nhờ chế
tạo và sử dụng công cụ lao động, con
người đã tự tách mình ra khỏi thế giới
loài vật để chuyển sang thế giới loài
người
1- Con người là chủ thể của lịch sử.
a) Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình.
* Quá trình phát triển của con người:
4.000.000 năm đến 1.600.000 năm trước công nguyên
- Người tối cổ: biết sử dụng hòn đá,
cành cây làm công cụ lao động
- Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụngcông cụ lao động bằng đồ đá, sau bằng
đồ kim loại
* Quá trình phát triển của xã hội.
- Người tối cổ sống theo bầy, đàntrong hang động, núi đá, sau biết dựnglều
- Người tinh khôn: Sống từng nhómnhỏ, có quan hệ họ hàng, dần hìnhthành thị tộc, bộ lạc
=> xã hội loài người ra đời
Trang 18* Việc chế tạo ra công cụ lao động đãlàm cho xã hội ngày một phát triển
* Tóm lại: Như vậy thông qua quá
trình lao động và chế tạo công cụ laođộng đã giúp con người tự sáng tạo ralịch sử của chính mình
* Hoạt động 2: Chứng minh con
người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị
vật chất và tinh thần cho xã hội, là
động lực của các cuộc cách mạng xã
hội
* Cách tiến hành: thảo luận nhóm,
Thuyết trình + trực quan minh họa
+ GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng
dẫn học sinh thảo luận theo nhóm
Việc chia nhóm và giao nhiệm vụ đã
được giáo viên phân công trong tiết
học trước
+ Sau khi HS trình bày xong, GV
giảng giải kết hợp với hình ảnh minh
họa ( có thể sử dụng hình ảnh trong
bài powerpoint của HS) để làm rõ,
kết luận nội dung
Nhóm 1: Chứng minh con người là
chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất
cho xã hội ? ( Thuyết trình và có bảng
trình chiếu Power Point)
Mục tiêu: trình bày được con người là
chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật
chất
Cách thức tiến hành: Nhóm 1 cử đại
diện thuyết trình, rút ra kết luận
b- Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của
xã hội.
* Chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất:
Sản xuất lương thực, thực phẩm
- Để tồn tại và phát triển con ngườiphải lao động sản xuất tạo ra của cải
Trang 19Nhóm khác nhận xét bổ sung, đặt câu
hỏi nếu có
GV: nhận xét, bổ sung, kết luận
Nhóm2 : Chứng minh con người là
chủ thể sáng tạo ra các giá trị tinh
thần cho xã hội ? ( Thuyết trình và có
bảng trình chiếu Power Point)
Mục tiêu: trình bày được con người là
chủ thể sáng tạo ra các giá trị tinh
Tư liệu sinh hoạt, hàng tiêu dùng
* Sáng tạo ra các giá trị tinh thần:
- Đời sống lao động của con người lànguồn đề tài vô tận của các giá trị vănhoá, tinh thần
- Con người là tác giả của các côngtrình văn hoá nghệ thuật
Vạn Lý Trường Thành của Trung
Trang 20Di sản phi vật thể
• Nhã nhạc cung đình Huế, (tháng
11 năm 2003) là di sản văn hóa
thế giới phi vật thể đầu tiên ở
Việt Nam
• Không gian văn hóa Cồng
Chiêng Tây Nguyên, (năm 2005)
được công nhận là kiệt tác truyền
khẩu.
• Không gian văn hóa Quan họ
Bắc Ninh được ngày 30/9/2009
• Ca trù được công nhận ngày
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn
Du được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới, được dịch ra nhiều thứ tiếng Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá thế giới
c- Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.