- Tóm lại, xuất phát từ những tình hình thực tế đề cập ở trên với mong muốn pháthuy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, đạt kết quả học tập tốt, đáp ứngđược mục tiêu dạy học v
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
Ngày tháng/năm sinh: 03/ 03 /1985
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Sinh
Chức vụ, đơn vị công tác: Trường THCS Phả Lại
Điện thoại: 0975208267
4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Tên đơn vị: Trường THCS Phả Lại
Địa chỉ: Phường Phả Lại- Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương
5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: sự hỗ trợ của các đồng nghiệp và đoàn thể trong trường THCS Phả Lại nói riêng và các đơn vị trường bạn, máy tính,phiếu học tập, sách giáo khoa, sách tham khảo bộ môn Sinh học 8…
6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 3 năm 2014
TÁC GIẢ (ký, ghi rõ họ tên)
Trần Thị Mận
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Trang 21 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
- Xuất phát từ nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
- Xuất phát từ thực tiễn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong quá trìnhdạy học
- Xuất phát từ những mặt tích cức của câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm khách quantrong quá trình dạy học
- Tóm lại, xuất phát từ những tình hình thực tế đề cập ở trên với mong muốn pháthuy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, đạt kết quả học tập tốt, đáp ứngđược mục tiêu dạy học và giáo dục đề ra, tôi tiến hành xây dựng các bộ câu hỏitrắc nghiệm khách khoan cho các chương môn Sinh học 8, tuy nhiên tôi đã đi sâu
vào nghiên cứu và áp dụng: “Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở các mức độ nhận thức theo hướng tích cực hóa trong dạy học sinh học 8 chương Nội tiết”.
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Điều kiện áp dụng sáng kiến: sự hỗ trợ của các đồng nghiệp và đoàn thể trongtrường THCS (trường trung học cơ sở) Phả Lại nói riêng và các đơn vị trường bạn,máy tính, phiếu học tập, sách giáo khoa, sách tham khảo bộ môn Sinh học 8…
- Thời gian áp dụng sáng kiến: Tháng 3 năm 2014
- Đối tượng áp dụng sáng kiến: học sinh lớp 8
3 Nội dung sáng kiến
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến cần làm rõ
- Điểm mới của việc xây dựng bộ bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở các mức
độ nhận thức theo hướng tích cực hóa trong dạy học sinh học 8 chương Nội tiếtchính là trong mỗi bài của chương Nội tiết đều đưa ra được hệ thống các câu hỏitrắc nghiệm thể hiện sự đa dạng ở các cấp độ tư duy (có thể là nhận biết, thônghiểu, vận dụng thấp ….đảm bảo sát với chủ đề, với mục tiêu về kiến thức, kỹnăng, thái độ và sự phát triển năng lực của học sinh
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến (tính khả thi của các giải pháp):
Trang 3- Đối với bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan sẽ được sử dụng ở nhiều khâu khácnhau trong quá trình dạy học như: dạy bài mới, ôn tập, kiểm tra bài cũ, củng cố,kiểm tra 15 phút hoặc 45 phút trong học kì 2 của sinh học lớp 8…Bộ câu hỏi nàygiống như ngân hàng câu hỏi lưu giữ trong máy tính giúp cho giáo viên có thể sửdụng không chỉ trong một năm học mà có thể sử dụng cho nhiều năm học khác.+ Chỉ ra lợi ích thiết thực của sáng kiến
- Khi đã xây dựng thành công bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong chươngNội tiết của sinh học 8 thì nó thực sự mang lại nhiều lợi ích cho bản thân ngườidạy và là một công cụ đánh giá kết quả học sinh khá hiệu quả trong chương này
Vì bộ câu hỏi có sự phân biệt các mức độ nhận thức tư duy khác nhau, do đó việcgiáo viên đưa vào thiết lập ma trận đề kiểm tra 45 phút sẽ nhanh chóng và dễ dàngcho chủ đề chương “ Nội tiết” đối với nội dung TNKQ (trắc nghiệm khách quan)
4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Tôi đã nghiên cứu và áp dụng thử sáng kiến của mình trong việc dạy kiếnthức chương X: Nội tiết ở chương trình sinh học lớp 8 trong tháng 3 năm 2014 vàthấy rằng tính thiết thực của bộ câu hỏi này trong quá trình dạy học môn Sinh học
Hệ thống bộ câu hỏi TNKQ được thực hiện, thử nghiệm đem lại kết quả khả quan,
đó là học sinh nắm vững kiến thức chắc chắn hơn, hiểu bài và nhớ bài tốt hơn, tíchcực chủ động học tập
5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
Giáo viên cần đầu tư đi sâu vào nghiên cứu tài liệu tham khảo môn Sinhtrong sách vở hoặc trên mạng internet và làm việc theo nhóm đồng nghiệp, chia sẻvới các giáo viên bộ môn Sinh trong trường và các trường khác để từ đó xây dựng
hệ thống câu hỏi TNKQ đảm bảo phù hợp với yêu cầu đổi mới và phát huy đượctính tích cực học tập của học sinh trong chương Nội tiết và toàn bộ các chương ởmôn Sinh học lớp 8 nói riêng và bộ môn Sinh học nói chung để từ đó tiếp tục thựchiện và mở rộng sáng kiến
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Trang 41 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1 Xuất phát từ nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Nghị quyết 29-NQ/TW về giáo dục đã nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhànước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đitrước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Đổi mới cănbản, toàn diện GD&ĐT (giáo dục và đào tạo) là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi,cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơchế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sựquản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc thamgia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả cácbậc học, ngành học Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thànhtựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thếgiới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải bảođảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học;các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phùhợp Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thứcsang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành;
lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình vàgiáo dục xã hội
Với những quan điểm trên thì đổi mới phương pháp dạy học, đổi mớiphương pháp kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để đáp ứng yêu cầu cấpbách là xu thế tất yếu, cần thiết Đây cũng chính là lí do tôi đã đi sâu vào nghiêncứu đổi mới kiểm tra đánh giá bằng việc xây dựng bộ câu hỏi TNKQ ở các mức
Trang 5độ khác nhau theo hướng tích cực hóa trong dạy học sinh học 8 chương Nội tiết vàthử nghiệm trong thực tế của quá trình dạy học năm 2013- 2014 vừa qua.
1.2 Xuất phát từ thực tiễn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong quá trìnhdạy học
Thực tế hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đã và đang sử dụng phươngpháp TNKQ vào trong quá trình dạy học Phương pháp này đã khắc phục đượcmột số nhược điểm của phương pháp tự luận, đáp ứng được yêu cầu cung cấpthông tin phản hồi một cách chi tiết ở từng mục, từng bài, từng chương với cácmức độ kiến thức khác nhau ở trong một thời lượng nhất định Mặt khác sử dụng
bộ câu hỏi TNKQ có thể giáo viên hướng dẫn và giải quyết vấn đề ở khâu dạy bàimới, ôn tập, củng cố, kiểm tra 15 phút, 45 phút… Do đó sử dụng câu hỏi TNKQđang ngày càng phổ biến trong đó có cả ở nước ta
Hiện nay đối với bộ môn Sinh học nói riêng cũng có rất nhiều tác giả biênsoạn bộ câu hỏi TNKQ nhưng phần lớn chỉ dùng để kiểm tra đánh giá cho toànchương mà không cụ thể cho từng bài học hoặc bộ câu hỏi chưa phản ánh hết nộidung từng bài học, mặt khác đa số câu hỏi thường không thể hiện rõ các mức độ tưduy Do đó đối với giáo viên muốn tham khảo để có chất lượng kiểm tra cao hơncòn gặp nhiều khó khăn Ngoài ra trong điều kiện thực tế thì giáo viên còn gặpphải những khó khăn trong việc chuẩn bị câu hỏi Bởi vì việc viết câu hỏi TNKQcũng cần đòi hỏi người giáo viên nghiên cứu chuyên sâu về kĩ thuật viết câu hỏi.Đặc biệt là để đáp ứng được mục tiêu kế hoạch trong hoạt động giáo dục thì câuhỏi TNKQ phải thể hiện được các mức độ tư duy khác nhau…
Do đó, trong nhà trường cũng có giáo viên sử dụng câu hỏi này, tuy nhiên chấtlượng đồng bộ chưa đều Điều đó cũng là trăn trở đối với bản thân mỗi giáo viên
và cũng xuất phát từ tình hình trên với mong muốn phát huy tính tích cực chủđộng, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, đạt kết quả học tập tương đốitốt, tôi tiến hành xây dựng các bộ câu hỏi trắc nghiệm khách khoan cho các
Trang 6chương môn Sinh học 8, tuy nhiên tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng sáng
kiến: “Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở các mức độ nhận thức theo hướng tích cực hóa trong dạy học sinh học 8 chương Nội tiết”.
1.3 Xuất phát từ những mặt tích cực của câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm khách quantrong quá trình dạy học
TNKQ có những ưu điểm kiểm tra được nhiều kiến thức, còn sử dụng ởnhiều khâu khác nhau trong quá trình dạy học như: dạy bài mới, ôn tập, kiểm trabài cũ, củng cố … Cung cấp và phản hồi nhanh về kết quả học tập của học sinh;
có thể kiểm tra trên diện rộng, trong một khoảng thời gian ngắn; góp phần rènluyện kỹ năng: dự đoán, ước lượng, lựa chọn phương án nhanh; tạo cơ hội cho họcsinh tự đánh giá khi giáo viên công bố đáp án và biểu điểm và nếu việc soạn đềkiểm tra tốt thì hạn chế đến mức tối đa học sinh quay cóp
Đặc biệt hiện nay xu thế tự học phát triển thì TNKQ còn là công cụ đểhướng dẫn quá trình tự học đạt kết quả cao
Xuất phát từ những mặt tích cực của việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong quátrình dạy học nói chung và dạy học môn Sinh học cấp THCS nói riêng, tôi đã thực
sự đi sâu vào nghiên cứu nội dung một chương Nội tiết trong chương trình Sinhhọc lớp 8 ở học kì 2
2 Cơ sở lí luận của vấn đề
2.1 Lý luận dạy học, phương pháp dạy học
Mục đích chính của việc dạy học là giúp học sinh đạt được những mục tiêuhọc tập đề ra Dạy học là một quá trình vận động hướng về những mục tiêu xácđịnh Trong quá trình dạy học một bộ phận không thể thiếu được việc kiểm trađánh giá Kiểm tra đánh giá là một quá trình hình thành những nhận định phánđoán về kết quả của công việc dựa trên sự phân tích những thông tin thu được, đốichiếu với những mục tiêu đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cảithiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và điều chỉnh công việc Việcđánh giá không chỉ không chỉ đơn thuần là nhận định thực trạng và điều chỉnh
Trang 7hoạt động của trò Đánh giá còn điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy cũng nhưcung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý và hoạch định những chính sáchgiáo dục Nhưng quá trình đánh giá chỉ được tiến hành thông qua quá trình kiểmtra vì kiểm tra là cơ sở, là số đo cho đánh giá Để đáp ứng được quan điểm đổimới về giáo dục của Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục và đào tạo trong thời điểmhiện nay nhằm tạo ra những con người năng động, sáng tạo tiếp thu được nhữngtri thức khoa học kỹ thuật hiện đại của nhân loại, biết tìm ra các giải pháp hợp lýcho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội thì đổi mới phươngpháp dạy học hay đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát huytính tích cực của học sinh là yêu cầu cấp bách của thời đại, là xu thế tất yếu kháchquan
2.2 Cơ sở tâm lí lứa tuổi của học sinh bậc THCS
Đối tượng giáo dục ở mỗi nhà trường đó là học sinh Dạy học và giáo dụcluôn gắn liền với nhau Bên cạnh việc dạy học để truyền tải tri thức, kỹ năng, kỹxảo thì người thầy còn truyền đạt cho học sinh thái độ Vì vậy việc nắm bắt tâm lílứa tuổi bậc THCS là một điều vô cùng cần thiết để giúp cho người giáo viên thấuhiểu học sinh, từ đó đưa ra kế hoạch cụ thể trong quá trình dạy học và giáo dục
Đặc biệt tâm lí học sinh lứa tuổi bậc THCS có nhiều sự biến động, thích tựtìm tòi, khám phá, thích sự đổi mới do đó trong quá trình dạy học thì người giáoviên khi khai thác kiến thức cần chú ý dẫn dắt để đưa nội dung bài học vào tìnhhuống có vấn đề, đồng thời kiểm tra khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh thôngqua sự đổi mới trong kiểm tra đánh giá là điều rất quan trọng Thông qua nội dungbài học có những tình huống thực tế để từ đó bồi dưỡng thái độ giúp học sinh cóniềm tin vào khoa học, yêu thích môn học, hiểu được vai trò bản thân Điều đógóp phần giáo dục đạo đức học sinh Cũng chính vì vậy mà tôi luôn băn khoăntrăn trở nghiên cứu, tạo ra sự đổi mới trong phương pháp dạy học cũng như trongkiểm tra, đánh giá Qua thực tế, thì việc sử dụng câu hỏi TNKQ thể hiện đa dạngcác mức độ nhận thức trong dạy học, giáo dục học sinh đã có những chuyển biến
Trang 8tích cực, học sinh yêu thích môn học, biết bảo vệ và chăm sóc bản thân, có thái độtích cực và thân thiện trong việc bảo vệ môi trường…
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích ở trên, năm 2013 tôi đã tiến hành khảosát, sau đó vào đầu năm 2014 đã tiến hành thực nghiệm bộ câu hỏi trắc nghiệmkhách quan đối với đối tượng học sinh lớp 8 trong chương trình sinh học 8,chương Nội tiết trong tháng 3 năm 2014
2.3 Cơ sở lí luận về việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm TNKQ (Test )
2.3.1 Khái niệm câu hỏi trắc nghiệm
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, trên thế giới người ta đã sử dụng câu hỏiTest vào dạy học Đã có nhiều nhà lý luận đi sâu vào nghiêm cứu Test và đưa rađịnh nghĩa:
“Test là bài tập trong một thời gian ngắn nhất, mà bài tập đó nhờ sự đánhgiá về số lượng và chất lượng có thể coi là dấu hiệu về sự hoàn thiện về một sốchức năng tâm lý” (A Vpe troopski, 1970) Hoặc “Test là thử nghiệm mang tínhtích cực ” (S G Gerllrêtin S) hay Test là một thủ tục có tính hệ thống để đolường một hành vi (Brown, 1983)
“Test có thể tạm dịch là phương pháp trắc nghiệm ” (Trần Bá Hoành, 1990 )
Là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực và trí tuệ của họcsinh (thông minh , trí nhớ, tưởng tượng, chú ý) hoặc để kiểm tra một số kỹ năng,
kỹ xảo của học sinh thuộc một chương trình nhất định
Test là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trảlời có sẵn Trắc nghiệm này còn gọi là câu hỏi đóng Nó cung cấp cho học sinhmột phần hay tất cả thông tin cần thiết và yêu cầu học sinh phải chọn câu trả lờihoặc điền một vài từ thích hợp Trắc nghiệm này được xem là khách quan vìchúng đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm, không phụ thuộc vầo ý kiến đánhgiá chủ quan của người chấm (Trần Thị Nhung 2005)
Như vậy trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường nănglực của một đối tượng nào đó với mục đích xác định
Trang 92.3.2 Các dạng TNKQ
2.3.2.1 Loại đúng – Sai ( 1-F )
Học sinh chọn một trong hai cách trả lời hoặc đúng hoặc sai Loại này vừađịnh tính vừa định lượng được Loại trắc nghiệm này thích hợp cho việc khảo sáttrí nhớ về những sự kiện, nhận biết các sự kiện Tuy nhiên dạng trắc nghiệm này
có nhược điểm là khó thiết kế để đo được nhiều mức độ trí lực và học sinh dễđoán mò với xác suất cao (50%)
2.3.2.2 Loại ghép đôi (Matchingitems)
Học sinh tìm cách ghép đôi từ hay câu trả lời trong một cột với từ hay câutrong một cột khác, để thành một thông tin hoàn chỉnh Loại này đòi hỏi tư duy ởmức cao, tuy nhiên học sinh có thể đạt điểm bằng cách loại suy chứ không phảibằng vốn kiến thức
Ưu điểm:
- Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng loại này thích hợp với học sinh cấp THCS Cóthể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau Nó thường được xemnhư hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập cácmối tương quan
Trang 10- So với một số loại trắc nghiệm khác thì đỡ giấy mực, yếu tố may rủi giảm đi.Nhược điểm:
- Loại câu trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các khả năngnhư sắp đặt và vận dụng các kiến thức,nguyên lí
- Để soạn loại câu hỏi này để đo mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu Hơnnữa nếu số câu trong các cột nhiều, học sinh sẽ mất nhiều thời gian đọc nội dungmỗi cột trước khi ghép đôi
2.2.3.3 Loại câu trắc nghiệm điền khuyết
Đây là câu hỏi TNKQ mà học sinh phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp vớicác chỗ để trống Nói chung, đây là loại TNKQ có câu trả lời tự do
Nhược điểm:
- Khi soạn loại câu này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường tríchnguyên văn các câu từ SGK Ngoài ra loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chitiết vụn vặt chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn những dạng câuhỏi TNKQ khác
- Thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm, mất nhiều thời gian chấm, không ápdụng được các phương tiện hiện đại trong kiểm tra- đánh giá
2.2.3.4 Loại câu hỏi TNKQ lựa chọn đa phương án (Mulipe - Choice - Question )(Kí hiệu là MCQ)
Loại này gồm có một mệnh đề phát biểu gọi là mệnh đề dẫn hay mệnh đềhỏi đi với các mệnh đề trả lời (thường 4-5 mệnh đề) Gọi là phương án để cho học
Trang 11sinh lựa chọn khi trả lời Học sinh chỉ được chọn một mệnh đề trả lời đúng nhấthay hợp lý nhất theo yêu cầu của mệnh đề dẫn.
Loại câu hỏi này có nhiều ưu điểm hơn so với các loại trắc nghiệm trên, cụthể:
- Trắc nghiệm được nhiều kiến thức khác nhau như: Nhớ, hiểu vận dụng,phân tích, tổng hợp, đánh giá
- Trong một thời gian ngắn trắc nghiệm được nhiều thành phần và mức độđánh giá khá nhau
- Có thể áp dụng những phương tiện hiện đại như máy tính vào các khâulàm bài, chấm điểm, lưu trữ và xử lý kết quả Vừa khách quan nhanh chóng và tiệnlợi
- Rèn luyện cho học sinh nhận biết, khai thác và sử lý thông tin, sự suy đoánnhanh nhẹn
- Giảm bớt các thủ tục hành chính trong thi cử
- Có thể sử dụng toán xác suất thống kê để xác định giá trị của câu hỏi,đồng thời qua thử nghiệm thấy được những nhược điểm của câu hỏi Từ đó cóbiện pháp nâng cao chất lượng của câu hỏi
Đặc biệt đối với việc sử dụng TNKQ dạng MCQ với mục đích đích kiểm trađánh giá nhằm mang lại hiệu quả rất cao mà các loại trắc nghiệm khác không thể
Trang 12- Ngoài việc sử dụng trong trong kiểm tra đánh giá, TNKQ – MCQ còn cóthể sử dụng trong việc hình thành kiến thức cho học sinh ở các khác nhau của quátrình dạy học như: nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, củng cố, hoàn thiện và nângcao.
Đặc biệt bộ câu hỏi TNKQ –MCQ được coi là một công cụ có hiệu quảhướng dẫn quá trình tự học đối với học sinh
Tuy nhiên, loại TNKQ – MCQ còn có một số nhược điểm sau:
- Hạn chế khả năng diễn đạt, sắp xếp ý tưởng, tự lập luận linh hoạt sáng tạotrong việc giải quyết yêu cầu câu hỏi
- Việc thiết kế một câu hỏi trắc nghiệm tốt, khá khó khăn và tốn nhiều thờigian, song so sánh với các hình thức trắc nghiệm khác thì hình thức trắc nghiệmnày có nhiều ưu điểm hơn và phù hợp với phương pháp dạy học tích cực
Tóm lại, có rất nhiều loại hình câu hỏi TNKQ, mỗi một loại câu hỏi đều cónhững ưu điểm và hạn chế nhất định Vì vậy việc khai thác các loại hình câu hỏi
để áp dụng trong quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá cần phải thể hiện sự linhhoạt, tránh nhàm chán, phát huy được mặt tích cực và hạn những nhược điểm củatừng loại hình câu hỏi
Như vậy, để đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả thì phải đồng thờiđổi mới về phương pháp kiểm tra - đánh giá Một trong những phương pháp kiểmtra đánh giá đạt hiệu quả là phương pháp KTĐG (kiểm tra đánh giá) bằng TNKQ– MCQ
Ngoài mục đích KTĐG, tiềm năng của TNKQ - MCQ còn được sử dụngtrong các khâu của quá trình dạy học mang lại hiệu quả cao Vì vậy giới hạn trongkinh nghiệm nhỏ của mình lần này tôi đi sâu nhiều vào loại hình câu hỏi này hơn
so với loại hình câu hỏi khác
3 Thực trạng của vấn đề
3.1 Thực trạng của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học môn Sinh học3.1.1 Phương pháp xác định
Trang 13Để thăm dò thực trạng sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy học môn Sinh học
ở một số trường học trên địa bàn thị xã Chí Linh, tôi đã dùng phiếu điều tra dướiđây:
Phiếu 1: Đồng chí đã sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh ở mức độ nào? (Đánh dấu X vào ý trả lời)
STT Ít Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên1
2
3
4
…
(Phiếu chỉ dùng để tham tham khảo )
Phiếu 1: Đồng chí đã sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh ở mức độ nào? (Đánh dấu X vào ý trả lời đúng)
TT Không hứng thú Bình thường Có hứng thú Rất hứng thú1
3.1.2 Kết quả điều tra thu được
Bảng 1: Mức độ sử dụng câu hỏi TNKQ của GV (giáo viên) trong dạy học
Trang 143.1.3 Nhận xét:
Từ kết quảt thu được tôi thấy rằng mức dộ sử dụng câu hỏi TNKQ trongdạy học của GV còn thấp Mặc dù, HS có hứng thú khá cao vứi việc kiểm tra bằngTNKQ
3.2 Nguyên nhân của thực trạng
4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Để xây dựng bộ câu hỏi TNKQ ở các mức độ nhận thức theo hướng tíchcực hóa trong dạy học Sinh học 8- chương Nội tiết, tôi thực hiện các bước quytrình như ở dưới đây:
4.1 Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ
4.1.1 Các tiêu chuẩn của TNKQ
4.1.1.1 Các tiêu chuẩn định lượng (đối với loại câu hỏi TNKQ lựa chọn đaphương án)
- Câu hỏi đạt độ khó:
+ Độ khó p của câu hỏi được áp dụng công thức: p = D/ T
+ Trong đó: D là số học sinh trả lời đúng, T là tổng số học sinh
- Thang phân loại được quy ước như sau:
+ Câu dễ có 76 % - 100% số học sinh trả lời đúng
Trang 15+ Câu quá khó có 0- 24% số học sinh trả lời đúng
+ Câu trung bình (câu hỏi có thể chấp nhận được) có khoảng từ 25 % - 75
% số học sinh trả lời đúng
Trong câu hỏi TNKQ với loại câu hỏi lựa chọn đa phương án thì 20% < p <80% là đạt yêu cầu sử dụng
- Câu hỏi đạt độ phân biệt:
+ Công thức tính độ phân biệt của câu hỏi:
TSHS trả lời đúng ở nhóm điểm cao - TSHS trả lời đúng ở nhóm điểm thấp
TSHS (tổng số học sinh) của nhóm+ Trong câu hỏi TNKQ với loại câu hỏi lựa chọn đa phương án thì giá trịmong đợi mức độ phân biệt thường từ 0.3 đến 0.5
4.1.2 Mệnh đề dẫn
- Tính rõ ràng hoàn chỉnh của vấn đề hoạc nhiệm vụ được trình bày
- Ngắn gọn, cô đọng, không rườm rà
- Tính tập chung đối với khẳng định dương tính, tránh dùng từ “ ít nhất,ngoại trừ ”, …
4.1.3 Các phương án chọn
- Tính chính xác cao của mệnh đề trả lời đúng
- Tính hấp dẫn của mệnh đề nhiễu
- Tính tương tự trong cấu trúc mệnh đề trả lời
- Không được có các từ đầu mang tính gợi ý dẫn đến mệnh đề trả lời như
“luôn luôn ”, “không bao giờ”, “chỉ”, “tất cả”
4.2 Quy trình xây dựng bộ câu hỏi TNKQ
- Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu
Xác định xem bộ câu hỏi xây dựng với mục đích gì? Đo được cái gì? Đánhgiá được ai? Ở mức độ nào? Những phần nào được trắc nghiệm?
Trang 16Bước này có giá trị trong việc lập kế hoạch xây dựng và lập kế hoạch thựchiện kiểm định giá trị các câu hỏi
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch cho nội dung trắc nghiệm
Tiến hành phân tích cấu trúc nội dung toàn bộ chương trình tìm ra mục tiêu
cụ thể cần đạt được trong giảng dạy và học tập Xác định tầm quan trọng và thờigian cụ thể theo thứ tự nội dung tổng quát, chi tiết, từ việc phân tích ở trên, tôi lập
ra một kế hoạch chi tiết cho oàn bộ câu hỏi
+ Bước 3: Soạn thảo câu hỏi
Căn cứ vào quy trình đã nêu ở trên dựa vào kế hoạch đã xác định xây dựngtừng câu từng câu hỏi theo mục tiêu dạy học Khi soạn thảo câu hỏi, người soạnluôn tự hỏi soạn câu ấy để làm gì ? Đánh giá được ai? Mức trí lực nào? Độ khóáng chừng bao nhiêu? HS mất bao nhiêu thời gian để trả lời câu hỏi đó? Khi soạnthảo xong cần có sự rà soát nhiều lần tránh những sơ suất do chủ quan
+ Bước 4: Thực nghiệm kiểm định câu hỏi:
Các câu hỏi dù có được soạn thảo cẩn thận đến đâu cũng chỉ là ý tưởng chủquan của người soạn Muốn biết được các chỉ tiêu của từng câu hỏi đạt đến đâu?
Có khuyết điểm gì không? Cần sửa chữa những khuyết điểm đó như thế nào? Chấtlượng câu hỏi so với yêu cầu đã đặt ra có đạt không? Điều đó sẽ được giải đáp quathực nghiệm và và xử lý các thông số theo các chỉ tiêu đặt ra Để xác định giá rịcủa bài trắc nghiệm cần làm việc, phân tích câu hỏi theo các chỉ tiêu về độ khó ,
độ phân biệt, độ tin cậy, độ giá trị… (ở trong kinh nghiệm này chỉ xác định 2 chỉtiêu: độ khó và độ phân biệt)
Do vậy thực nghiệm kiểm định các câu hỏi sẽ giúp ta loại bỏ những câu hỏikhông đạt yêu cầu, chọn được những câu hỏi hay, đạt yêu cầu nhất
4.3 Phân tích cấu trúc và xây dựng bảng mô tả số lượng câu hỏi thể hiện ở các cấp
độ tư duy trong nội dung chương X: “ Nội tiết” Sinh học 8 cấp THCS
4.3.1 Phân tích cấu trúc trong nội dung chương X: “ Nội tiết” Sinh học 8 cấpTHCS
Trang 17Trong nội dung chương X: “ Nội tiết” Sinh học 8 cấp THCS gồm có 5 bài:Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết
Bài 56: Tuyến yên và tuyến giáp
Bài 57: Tuyến tuỵ và tuyển trên thận
Bài 58: Tuyến sinh dục
Bài 59: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
4.3.2 Xây dựng bảng mô tả số lượng câu hỏi thể hiện ở các cấp độ tư duy trongnội dung chương X: “ Nội tiết” Sinh học 8 cấp THCS
Bảng mô tả số lượng câu hỏi thể hiện ở các cấp độ tư duy trong nội dungchương X: “ Nội tiết” Sinh học 8 cấp THCS
dụng
Tổng sốcâu
(7 câu)
Câu:
11(1 câu)
Câu: 27, 31, 32,
33, 34, 37
(6 câu)
Câu: 35(1 câu)
Câu: 12, 43, 45 Câu: 47
(1 câu)
12 câu
Trang 184.4 Xây dựng câu hỏi TNKQ trong chương X: “ Nội tiết” Sinh học 8 cấp THCS
Như tôi đã đề cập ở phần cơ sở lí luận của thực trạng sử dụng câu hỏiTNKQ trong dạy học, có nhiều loại hình câu hỏi TNKQ và mỗi một loại hình đều
có những ưu điểm và nhược điểm nhất định Tuy nhiên trong số các loại hình câuhỏi đó thì câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có ưu điểm nhiều hơn cả, chính vì vậytrong nội dung xây dựng bộ câu hỏi TNKQ chương Nội tiết của Sinh học 8, tôi đã
đi sâu vào loại hình câu hỏi này hơn vì nó có thể thể hiện được đa dạng các cấp độ
tư duy, còn những loại hình câu hỏi TNKQ còn lại chủ yếu dừng lại ở mức độnhận biết hoặc thông hiểu
Dưới đây là một số bộ câu hỏi cụ thể trong 5 bài thuộc chương X: Nội tiếtcủa Sinh học 8 học kì 2
4.4.1 Bộ câu hỏi TNKQ - MCQ (lựa chọn đa phương án)
4.4.1.1 Các câu hỏi TNKQ - MCQ bài 55
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 Đặc điểm của tuyến nội tiết là:
Trang 19a Tuyến trên thận ; b Tuyến vị
c Tuyến nước bọt; d Tuyến yên
Câu 3 Những tuyến nào dưới đây là thuộc nhóm tuyến nội tiết:
a Tuyến vị, tuyến yên; b Tuyến giáp; tuyến yên
c Tuyến nước bọt; tuyến giáp; d Tuyến tiết ráy tai, tuyến cận giáp
Câu 4 Nhiệm vụ chủ yếu của tuyến nội tiết:
a Tiết ra hoocmôn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh lí của cơ thể
b Điều hoà ổn định lượng đường trong máu
c Gây biến đổi cơ thể ở độ tuổi dậy thì của nam
d Điều hoà các muối trong máu
Câu 5 Nếu mất cân bằng hoạt động của các tuyến nội tiết dẫn đến:
a Các tuyến nội tiết hoạt động bình thường
b Gây ra tình trạnh bệnh lý
c Môi trường trong cơ thể ổn định
d Hệ thần kinh bị căng thẳng, bị kích thích
Câu 6 Chất tiết của tuyến nội tiết tác động đến cơ quan đích:
a Nhanh và kéo dài
b Trực tiếp nên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn
c.Thông qua đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng
d Thông qua ống dẫn nên chậm và kéo dài
Câu 7 Tuyến nội tiết phân biệt với tuyến ngoại tiết bởi đặc điểm cơ bản:
a Tuyến nội tiết trong cơ thể, tuyến ngoại tiết nằm ngoài cơ thể
b Chất tiết tuyến nội tiết theo ống dẫn đến cơ quan tác động
c Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết dạng dịch gọi là hooc môn
d Chất tiết tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu tới các cơ quan tác động.Câu 8 Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng tới một số cơ quan xác định Đó đặc tính nàocủa hoóc môn?
a Tính đặc hiệu
Trang 20b Có hoạt tính sinh học cao
c Không mang tính đặc trưng cho loài
d Tính đặc thù
Câu 9 Vai trò của hoocmôn là:
a Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể và điều khiển cácphản xạ có điều kiện
b Duy trì tính ổn của môi trường bên trong cơ thể và điều hoà các quá trìnhsinh lí diễn ra bình thường
c Điều hoà các điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường và điềukhiển các phản xạ có điều kiện
d Điều hoà các điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường và điềukhiển các phản xạ không điều kiện
Câu 10 Vì sao người ta có thể sử dụng hoocmôn Insulin của bò hoặc của ngựatiêm cho người bị tiểu đường?
a Hoóc môn có tính đặc hiệu
b Hoóc môn có hoạt tính sinh học cao
c Hoóc môn không có tính đặc trưng cho loài
d Một số đặc tính khác của hoóc môn
Câu 11 Các cách tác động của hoocmôn
a Tác dụng kích thích; b Tác dụng phối hợp
c Tác dụng đối lập; d Tác dụng nhanh, kéo dài
e Tác dụng điều hòa; g Tác dụng điều khiển
4.4.1.2 Các câu hỏi TNKQ - MCQ (nhiều lựa chọn) bài 56
Câu 12 Một tuyến nhỏ bằng hạt đậu trắng, có liên quan đến vùng dười đồi; đó là:
c Tuyến cận giáp; d Tuyến trên thận
Câu 13 Hậu quả của bệnh bướu cổ do thiếu iốt là gì?
Trang 21a Trẻ em và người lớn mắc bệnh thì luôn trong trạng thái căng thẳng, mấtngủ, sút cân nhanh
b Trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển, người lớn thì luôn trong trạngthái căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh
c Trẻ em và người lớn luôn trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, mắt lồi
d Trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển còn người lớn, hoạt động thầnkinh giảm sút, trí nhớ kém
Câu 14 Đây là một tuyến nội tiết có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổichất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào:
c Tuyến cận giáp; d Tuyến trên thận
Câu 15 Các tuyến chịu ảnh hưởng của các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên là:
a Tuyến giáp, tuyến tuỵ, tuyến trên thận;
b Tuyến giáp, tuyến vị, tuyến sinh dục
c Tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến trên thận
d Tuyến giáp, tuyến lệ, tuyến sữa
Câu 16 Bộ phận tuyến yên tiết ra hoocmôn là:
a Thuỳ trước; b Thuỳ giữa; c Thuỳ sau; d Thuỳ trước + thùy giữa
Câu 17 Hooc môn do thuỳ trước tuyến yên tiết ra là :
Câu 18 Hoocmôn tăng trưởng GH tiết ra ít hơn bình thường sẽ:
a Kích thích sự tăng trưởng, làm cho người cao lớn quá kích thước bìnhthường
b Làm cho người lùn
c Làm tăng cường độ trao đổi chất
d Làm cho thần kinh luôn bị hốt hoảng, kích thích
Câu 19 Những hoocmôn nào có vai trò điều hòa trao đổi canxi và phôtpho trongmáu là:
Trang 22a Tuyến giáp; b Tuyến cận giáp; c Tuyến yên; d Cả 3 tuyến
Câu 20 Nguyên nhân chủ gây ra bệnh bướu cổ thường là do:
a Tuyến giáp hoạt động mạnh
b.Tuyến giáp tiết ra nhiều hoocmôn tirôxin
c Thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúcđẩy tuyến giáp hoạt động tăng cường
d Cả a và b
Câu 21 Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bazơđô là do:
a Tuyến giáp hoạt động yếu, tirôxin tiết ít
b Phì đại tuyến giáp
c Thiếu iốt nên làm giảm chức năng tuyến giáp
d Tuyến giáp hoạt động mạnh, tirôxin tiết nhiều
Câu 22 Hậu quả nào sau đây không phải do tiết nhiều hoomôn tuyến giáp?
a) Hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh
b) Gây bướu cổ, mắt lồi
c) Làm cho người cao lớn quá kích thước bình thường
d) Làm tăng trao đổi chất, tăng tiêu dùng ôxi
Câu 23 Theo em, khi bị suy yếu chức năng tuyến yên hậu quả là:
Câu 24 Hooc môn thuỳ trước tuyến yên tiết ra nhiều hơn bình thường sẽ:
a Kích thích sự tăng trưởng làm cho người lớn quá kích thước bình thường
b Co bóp tử cung mạnh hơn bình thường
c Làm cho cường độ trao đổi chất tăng nhiều
d Tinh thần luôn bị hốt hoảng, kích thích
Trang 23Câu 25 Trong các tuyến nội tiết tuyến nào quan trọng và giữ vai trò chỉ đạo hoạtđộng của hầu hết các tuyến nội tiết khác?
a Tuyến giáp; b Tuyến cận giáp; c Tuyến yên; d.Tuyến khác
Câu 26 Hoocmôn quan trọng nhất của tuyến giáp là:
a Canxitôxin; b Tirôxin; c A CTH; d.Ôxitôxin
4.4.1.3 Các câu hỏi TNKQ - MCQ bài 57
Câu 27 Chức năng nội tiết của tuyến tuỵ do:
a Các tế bào chứa dịch tuỵ tiết vào ống dẫn
b Tế bào tiết ra ghucagôn
c Các tế bào đảo tuỵ tiết ra hoocmôn
d Tế bào tiết ra insulin
Câu 28 Cooctizôn được tiết ra từ:
a Vỏ tuyến trên thận; b Tuỷ tuyến trên thận
c Thuỳ trước tuyến yên; d Thuỳ sau tuyến yên
Câu 29 Hooc môn nào dưới đây do tuyến trên thận tiết ra:
a Ađrênalin; b Tirôxin; c Insulin; d Canxitôxin
Câu 30: Hoocmôn làm tăng nhịp tim là:
a Ôxitôxin b Ađrênalin c Insulin d Glucagon
Câu 31 Hoocmôn tham gia làm tăng lượng đường huyết là:
a Glucagon; b Insulin; c Ađrênalin; d Ôxitôxin
Câu 32 Chuyển hoá gluxit ( glucôzơ -> glicôgen ) Glicôgen dự trữ ở gan, cơ lànhờ vai trò của hooc môn:
a Glucagon; b Ađrênalin; c Insulin d.Tirôxin
Câu 33 Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy do:
a Các tế bào đảo tuỵ tiết ra 2 loại hoocmôn
b Tế bào tiết ra ghucagôn
c Tế bào tiết ra insulin
d Các tế bào chứa dịch tuỵ tiết dịch tụy đổ vào ống dẫn
Trang 24Câu 34 Khi một người nào đó chủ yếu tế bào ở đảo tụy tiết ra hoocmôn Insulinquá ít so với bình thường sẽ có thể dẫn tới hậu quả chủ yếu nào?
a Gây ra chứng hạ đường huyết
b Gây rối loạn môi trường trong cơ thể
c Giảm hoạt động tuyến tuỵ
d Gây ra bệnh tiểu đường
Câu 35 Một bệnh nhân bị tiểu đường, tuy nhiên đảo tụy của người bệnh đó vẫntiết ra hooc môn Insulin bình thường Theo em, nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tớibệnh lí tiểu đường ở người đó:
a Do người đó ăn nhiều prôtêin trong khẩu phần ăn nên lượng đường trongmáu tăng cao
b Do người đó ăn nhiều đồ ngọt nên lượng đường trong máu tăng cao
c Do các các tế bào đích thiếu thụ thể tiếp nhận insulin nên lượng đườngtrong máu tăng cao
d Do các các tế bào đích thừa thụ thể tiếp nhận insulin nên lượng đườngtrong máu tăng cao
Câu 36 Lớp nào của vỏ tuyến trên thận tiết hoocmôn để tạo glucôzơ từ prôtêin vàlipit:
a Lớp cầu; b Lớp sợi; c Lớp lưới; d Lớp cầu và lớp lưới
Câu 37 Xuất hiện bệnh Cushing (bệnh nhân béo dị dạng vai u, mặt phị, huyết ápcao ) Theo em, hậu quả trên là do đâu:
a Ưu năng phần vỏ tuyến trên thận
b Nhược năng phần vỏ tuyến trên thận
c Ưu năng phần tuỷ tuyến trên thận
d Nhược năng phần tuỷ tuyến trên thận
4.4.1.4 Các câu hỏi TNKQ - MCQ (nhiều lựa chọn) bài 58
Câu 38 Tình hoàn có chức năng:
a Sản sinh ra tinh trùng tiết hoocmôn Ơstrôgen
Trang 25b Tiết hooc môn sinh dục nam testôsterôn
c Sản sinh ra trứng và tiết hoocmôn testôsterôn
d Sản sinh ra tinh trùng và tiết hoocmôn sinh dục nam
Câu 39 Buồng chứng có chức năng:
a Tiết hooc môn sinh dục mở Ơstrôgen
b Sinh sản ra trứng
c Tiết ra hooc môn thể vàng progesteron
d Sản sinh ra trứng và tiết hooc môn sinh dục nữ
Câu 40 Hoocmôn có tác dụng gây ra biến đổi cơ thể tuổi dậy thì ở nam:
a FSH và LH; b Ơstrôgen; c Testôsterôn; d Prôgesterôn Câu 41 Hoocmôn có tác dụng gây ra biến đổi cơ thể tuổi dậy thì ở nữ:
a) FPH và LH; b Ơstrôgen; c.Testosteron; d PrôgesterônCâu 42 Dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức ở nam:
a Lớn nhanh, cao vượt
b Vỡ giọng, lộ hầu
c Mọc lông mu, lông lách
d Xuất tinh lần đầu
Câu 43 Dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức ở nữ:
a Lớn nhanh
b Vú phát triển , hông hở rộng, mông đùi phát triển
c Xuất hiện kì hinh nguyệt đầu tiên
d Mọc lông mu, lông lách
Câu 44 Sau khi trứng rụng, bao noãn
a Bị phân huỷ teo đi
Trang 26a Tuổi dậy thì ở nam và nữ, cơ thể các em trao đổi chất mạnh
` b Hoocmôn sinh dục kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính
c Tuyến yên hoạt động mạnh tác động đến hoạt động tuyến sinh dục
d Tuổi dậy thì, cơ thể các em phát triển mạnh
Câu 46 Tuổi dậy thì ở nữ vào khoảng:
a 11 – 12 tuổi b 14 – 15 tuổi
c 16 – 17 tuổi d 18 tuổi
Câu 47 Điều hòa sự rụng trứng ở nữ có sự tham gia của những hoocmôn nào?
4.4.1.5 Các câu hỏi TNKQ - MCQ bài 59
Câu 48 Khi hạ đường huyết, tuyến yên tiết ra hooc môn nào sau đây để kích thíchtuyến thượng thận tiết cooctizôn?
Câu 49 Sự phối hợp hoạt động của Glucagon và cooctizôn có tác dụng:
a Làm giảm đường huyết
b Làm tăng đường huyết
c Đường huyết ổn định
d Môi trường trong ổn định
Câu 50 Lượng đường huyết trong máu tương đối ổn định là do đâu:
a Tuyến tụy thường xuyên tiết hooc môn để biến đổi glicôgen thànhglucôzơ
b Khi lượng đường huyết giảm, các tế bào anpha của đảo tụy tiết glucagônbiến glicôgen thành glucôzơ và mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2tuyến trên thận tiết cooctizôn biến lipit và prôtêin thành glucôzơ
c Khi lượng đường huyết giảm, các tế bào bêta của đảo tụy tiết glucagônbiến glicôgen thành glucôzơ và mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2 tuyếntrên thận tiết cooctizôn biến lipit và prôtêin thành glucôzơ
Trang 27d Sự phối hợp hoạt động của các tế bào anpha và bêta của đảo tụy trongtuyến tụy.
4.4.2 Bộ câu hỏi nghiệm ghép đôi
4.4.2.1 Các câu hỏi TNKQ ghép đôi bài 55
a Các chất tiết ra theo ống dẫn đổ ra ngoài tuyến
b Các chất tiết ra được ngấm thẳng vào máu
c Có tác dụng điều hòa các quá trình sinh lí của
cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hóa (tuyến giáp…)
d Tác dụng trong các quá trình tiêu hóa (các tuyến tiêu hóa), thải bã (tuyến mồ hôi)…
1
2
4.4.2.2 Các câu hỏi TNKQ ghép đôi bài 56
Câu 52 Ghép nội dung ở cột A (tên hoocmôn) với cột B (tác dụng chính) cho phù hợp và điền kết quả vào cột C
a Tiết sữa, co bóp tử cung khi đẻ
b Tiết hoocmôn tirôxin
c Tiết hoocmôn điều hòa sinh dục, trao đổi đường, chất khoáng
d Nam: sinh tinh
e Nữ phát triển bao noãn, tiết hoocmôn ơstrôgen
Trang 28b Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn làmtăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, nhịp hô hấp cũng tăng.
c Người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh
d Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển
Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém
e Do tuyến hoạt động mạnh nên gây bệnh bướu cổ, mắt lồi do tích nước ( phù nề) ở các tổ chức sau cầu mắt
1
2
4.4.2.1 Các câu hỏi TNKQ ghép đôi bài 57
Câu 54 Ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp và điền kết quả vào cột C
b Vừa tiết dịch tiêu hóa và tiết hoocmôn
c Gồm phần vỏ và phần tủy
d Phần tủy tiết hoocmôn ađrênalin và noađrênalin có tácdụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường trong máu
e Có 2 loại hooc môn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường huyết luôn ổn định
1…
2…
4.4.3 Bộ câu hỏi nghiệm trắc nghiệm điền khuyết