dụng phương ngữ Bắc bộ trong việc miêu tả khung cảnh nông thôn và xây dựng nhân vật, tạo nên những trang văn hấp dẫn, ấn tượng, sinh động.Đặc biệt sau khi nhà văn Nguyễn Kiên qua đời có
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ THU HIÊN
NÔNG THÔN VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Trang 2NGHỆ AN - 2014
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ THU HIÊN
NÔNG THÔN VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60.22.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS ĐINH TRÍ DŨNG
Trang 4NGHỆ AN - 2014
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của luận văn 7
7 Cấu trúc luận văn 7
Chương 1 TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN TRONG MẢNG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ NÔNG THÔN VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN 8
1.1 Đề tài nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại 8
1.1.1 Nông thôn trong truyện ngắn trước 1945 8
1.1.2 Nông thôn trong truyện ngắn từ 1945 đến 1975 15
1.1.3 Nông thôn trong truyện ngắn từ 1975 đến nay 23
1.2 Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Kiên 27
1.2.1 Vài nét về con người 27
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 30
1.3 Đề tài nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Kiên .35
1.3.1 Khái niệm truyện ngắn 35
1.3.2 Nguyễn Kiên - nhà văn trọn cuộc đời chung thủy với đề tài nông thôn và người nông dân 37
1.3.3 Cơ sở hình thành cảm hứng viết về nông thôn và người nông dân 40
Tiểu kết chương 1 42
Trang 6Chương 2 HIỆN THỰC CUỘC SỐNG NÔNG THÔN VÀ HÌNH TƯỢNG
NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN 43
2.1 Hiện thực cuộc sống nông thôn 43
2.1.1 Những tình cảm tốt đẹp ở nông thôn 43
2.1.2 Nét đẹp một thời của phong trào hợp tác hóa 49
2.1.3 Những chấm phá về cuộc sống bấp bênh, đói nghèo và tâm lý tiểu nông của người nông dân 55
2.2 Hình tượng người nông dân 61
2.2.1 Hình tượng thanh niên nông thôn 61
2.2.2 Hình tượng người phụ nữ nông thôn 66
2.2.3 Hình tượng những người cán bộ lãnh đạo ở nông thôn 70
2.3 Hình tượng thiên nhiên 75
2.3.1 Vẻ đẹp của thiên nhiên làng quê 75
2.3.2 Thiên nhiên gắn bó hài hòa với tâm trạng con người 79
Tiểu kết chương 2 83
Chương 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN 84
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 84
3.1.1 Chú trọng miêu tả ngoại hình 85
3.1.2 Khắc họa hành động kết hợp với khắc họa nội tâm 91
3.1.3 Ngôn ngữ đối thoại sinh động 96
3.2 Giọng điệu 101
3.2.1 Giọng ngợi ca, tin tưởng 102
3.2.2 Giọng trữ tình, thương cảm 107
3.2.3 Giọng phê phán nhẹ nhàng 110
3.3 Ngôn ngữ 113
3.3.1 Ngôn ngữ dân dã, đời thường, gần gũi với người nông dân .113
Trang 73.3.2 Sử dụng thủ pháp so sánh 117
3.3.3 Sử dụng phương ngữ Bắc bộ 122
Tiểu kết chương 3 127
KẾT LUẬN 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Nông thôn và người nông dân là một trong những mảng đề tài lớn và có vị trí vững chắc trong nền văn học Việt Nam Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ lớn viết và thành công trên đề tài này, trước hết phải kể đến Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Nguyễn Bính, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Kiên, Đào Vũ Nói riêng về truyện ngắn, văn học Việt Nam đã có số lượng lớn tác phẩm viết về đề tài nông thôn và người nông dân, khám phá nhiều phương diện về hiện thực cuộc sống cũng như con người nông thôn Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Kiên, chúng ta sẽ hiểu hơn mảng sáng tác quan trọng này trong văn học Việt Nam hiện đại
1.2 Nguyễn Kiên là nhà văn có nhiều thành công ở thể loại truyện ngắn, đặc biệt là các truyện viết về nông thôn khoảng những năm 60,70 của thế kỷ XX Những truyện ngắn của ông đầy ắp hơi thở cuộc sống, là sách hay trong thời của nó, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc Là người "cày sâu cuốc bẫm" trong mảng đề tài nông thôn và người nông dân, Nguyễn Kiên
đã xác lập được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Kiên viết về đề tài nông thôn và người nông dân, chúng ta có điều kiện nhìn lại và hiểu hơn sự nghiệp văn học của ông - một người tâm huyết với đề tài nông thôn và nông dân trong văn học Việt Nam hiện đại
1.3 Luận văn “Nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn
Nguyễn Kiên” sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu văn học cũng như
việc giảng dạy truyện ngắn nói chung và truyện ngắn về đề tài nông thôn, người nông dân nói riêng trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông
Trang 92 Lịch sử vấn đề
2.1 Những công trình, bài viết bàn về sự nghiệp sáng tác Nguyễn Kiên nói chung
Nguyễn Kiên vào làng văn với một sự nghiệp văn học không phải là đồ
sộ nhưng cũng khá dày dặn trên nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện thiếu nhi và tiểu thuyết Những tác phẩm của Nguyễn Kiên đã được
xuất bản: Trong làng (truyện ngắn, 1965, 1995); Vụ mùa chưa gặt (Tuyển chọn, 1974, 1982); Nơi xa (tuyển chọn, 1996); Đáy nước (truyện ngắn, 1985);
Miếu hoang (truyện ngắn, 1992); Những mảnh vỡ (truyện ngắn, 1995); Chim khách kêu (truyện ngắn, 2001); Lá rụng (truyện vừa,1962); Chân sông (truyện
vừa, 1967); Chặng đường nhớ lại (truyện vừa, 1984); Vùng quê yên tĩnh (tiểu thuyết, 1974), Nhìn dưới mặt trời (tiểu thuyết, 1981); Một cảnh đời (tiểu thuyết, 1992); Những ngày đi lưu động (truyện thiếu nhi, 1956, 1986) Đặc biệt năm 2002, cùng với Chim khách kêu, nhà văn Nguyễn Kiên đã được nhận
giải thưởng văn học Đông Nam Á Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình lớn nào tập trung nghiên cứu về những sáng tác của Nguyễn Kiên Bàn về những sáng tác của ông còn rất ít, là những bài lẻ tẻ, chỉ dừng lại ở những khái quát, nhận xét mang tính chung chung
Trên trang http://vnca.com.vn có đăng tải nhận xét về nhà văn như sau:
“Nguyễn Kiên vào làng văn với truyện thiếu nhi “Chú đất nung” (kiểu “Chú lính chì”của Andersen) cách nay gần 60 năm, có viết và có thành tựu về tiểu thuyết: “Vùng quê yên tĩnh” và “Nhìn dưới mặt trời” là sách hay trong thời của nó, nhưng bạn đọc vẫn nhớ Nguyễn Kiên như một bậc thầy truyện ngắn Nhiều truyện ngắn của ông đạt đến kinh điển do bố cục vững chãi, miêu tả tâm lý tự nhiên và tinh tế Đáng kể nhất trong văn Nguyễn Kiên là, do giữ các trọng trách trên văn đàn, ông không thể không viết về chiến tranh, về hiện thực đời sống (công trường, hợp tác xã…) nhưng ông biết nhanh chóng lách
Trang 10qua cái nền thoáng và trong, đưa ngòi bút lách sâu vào số phận éo le của các nhân vật khiến bây giờ đọc lại, những con người ấy vẫn đọng lại còn thời thế thì đã nhiều chồng lấn nhạt nhòa” Như vậy trong lời nhận xét này, người viết
đã ghi nhận những thành công của Nguyễn Kiên ở lĩnh vực truyện ngắn so với tiểu thuyết và truyện viết cho thiếu nhi Đặc biệt trong lĩnh vực truyện ngắn Nguyễn Kiên đã có những khai thác sâu vào số phận éo le của các nhân vật chứ không đơn thuần là phản ánh một cách đơn điệu những vấn đề lịch sử dân tộc như chiến tranh, lao động sản xuất và thể hiện một nghệ thuật viết truyện ngắn già dặn, cao tay Chính vì thế mặc dù không phải là người đầu tiên viết về nông thôn và người nông dân và trước ông đã có những cây đại thụ nhưng Nguyễn Kiên vẫn để lại dấu ấn trong lòng độc giả vì những tìm tòi, sáng tạo riêng của mình
Trên trang http://vnca.cand.com.vn với bài viết: Nhà văn Nguyễn Kiên-
Vụ mùa chưa gặt có nhận xét: “Với những tác phẩm đầy ắp hơi thở của cuộc
sống, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc, Nguyễn Kiên đã xác lập được chỗ đứng của mình tại Hội Nhà văn Việt Nam với tư cách là một nhà văn chuyên nghiệp” Trong lời nhận xét trên, người viết một lần nữa khẳng định vị trí của nhà văn Nguyễn Kiên trong làng văn học Việt Nam và trong lòng độc giả Điều tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn của văn ông chính là tính chất sinh động, hấp dẫn, mang hơi thở cuộc sống, máu thịt như cuộc sống
Nhà văn Vũ Tú Nam - một người bạn thân thiết của nhà văn Nguyễn Kiên đã nhận xét như sau: “Anh như người thợ thủ công, làm việc cặn kẽ, cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo Chúng ta thấy trong sáng tác của Nguyễn Kiên ngôn ngữ Bắc Bộ tinh tế, sinh động” [33, 2] Lời nhận xét của Vũ Tú Nam lại nghiêng về đánh giá những ưu điểm của phẩm chất, đạo đức nhà văn và giá trị nổi bật về mặt nghệ thuật trong sáng tác của ông Quả thực trong sáng tác của Nguyễn Kiên, nhất là ở mảng viết về nông thôn và người nông dân, Nguyễn Kiên đã sử
Trang 11dụng phương ngữ Bắc bộ trong việc miêu tả khung cảnh nông thôn và xây dựng nhân vật, tạo nên những trang văn hấp dẫn, ấn tượng, sinh động.
Đặc biệt sau khi nhà văn Nguyễn Kiên qua đời có một số bài viết đăng tải đánh giá về con người, cuộc đời, đóng góp và sự nghiệp sáng tác của ông
Đáng chú ý là nhận xét của Nguyễn Thanh Hóa với bài viết “Di cảo nhà văn
Nguyễn Kiên” đăng trên nguồn http://cpd.vn như sau: “Nhà văn Nguyễn Kiên
(1935-2014) tên thật là Nguyễn Quang Hưởng, quê gốc ở làng Vạn Phúc, Hà Đông, là một nhà văn của đồng quê với văn phong giản dị, hàm súc Đằng sau mỗi nhân vật, thân phận, mỗi cốt truyện của ông đều ẩn chứa một sự chiêm nghiệm, một triết lý nhân sinh khiến người đọc phải suy ngẫm Với ông, điều
quan trọng là “phải sống thường xuyên và phải đạt đến độ sâu sắc để cảm
nhận cuộc sống một cách trực tiếp” Theo Nguyễn Thanh Hóa thì cái hay của
văn Nguyễn Kiên chính là ở chỗ giản dị, hàm súc Không cầu kì, hoa mĩ, trau chuốt mà sức nặng của văn Nguyễn Kiên chính là những bài học nhân sinh sâu sắc được rút ra sau những cốt truyện, mỗi nhân vật Những cảm nhận về cuộc sống của môt nhà văn từng trải, Nguyễn Kiên gửi gắm vào hình tượng nhân vật và từ hình tượng nhân vật, người đọc lại được chiêm nghiệm về nó
Trên trang http://www.tienphong.vn, trong bài: “Những năm tháng
được mùa đẹp đẽ”, Nguyễn Trung Đỉnh đã cho rằng: “Nhà văn Nguyễn Kiên
với các tác phẩm đặc sắc viết về nông nghiệp, nông thôn: Vùng quê yên tĩnh,
Lá rụng, Nhìn dưới mặt trời, Chặng đường nhớ lại, Một cảnh đời Sách của
ông, cũng như cách sống khiêm nhường ấm áp của ông không bao giờ là những chuyện gây ồn ào Nó như cuộc sống đầy ắp tình người của ông vậy Thời gian đi qua, nhưng cái tình còn lại Nó vẫn là tiếng nói ấm áp đầy truyền cảm của một thời đầy biến động mà đất nước ta phải trải qua - thời gian khó” Như vậy Nguyễn Trung Đỉnh cho rằng sự nghiệp của Nguyễn Kiên gắn với
đề tài nông thôn và người nông dân Những tác phẩm của Nguyễn Kiên hấp
Trang 12dẫn bởi nó chứa đựng tình người ấm áp, nó lưu lại một thời không thể nào quên của dân tộc - thời gian khó
Như vậy theo thống kê của chúng tôi thì những bài viết về sáng tác của Nguyễn Kiên chưa nhiều và còn lẻ tẻ, vụn vặt Có thể nói rằng đây là một mảnh đất còn để ngỏ, hứa hẹn nhiều thú vị, hấp dẫn với những ai có hứng thú khám phá, khai thác về nó
2.2 Những công trình, bài viết bàn về truyện ngắn Nguyễn Kiên (ở
đề tài nông thôn và nông dân)
Nguyễn Kiên là người chung thủy với đề tài nông thôn và người nông
dân Trong cuốn Văn học Việt Nam hiện đại (1945-1975), khi đánh giá về
những thành tựu của văn xuôi 1954-1964, tác giả Mã Giang Lân có viết:
“Thành tựu nổi bật của văn xuôi viết về nông thôn thể hiện trong những sáng tác về thời kì xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp Những tác phẩm tiêu biểu:
Xung đột (Nguyễn Khải), Cái hom gió (Vũ Thị Thường), Cái lô cốt (Châu
Diên), Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ), Hãy đi xa hơn nữa, Người trở
về (Nguyễn Khải), Đồng tháng năm (Nguyễn Kiên), Con trâu bạc (Chu
Văn) Không chỉ bám sát hiện thực xây dựng chủ nghĩa xã hội, phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai con đường đang diễn ra quyết liệt, đa dạng ở nông thôn mà còn giải quyết được nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn nông dân từ vị trí làm chủ cá thể sang cương vị làm chủ tập thể” [39, 26] Trong đánh giá chung về thành công của các tác giả viết về nông thôn và người nông dân giai đoạn văn học 1954-1964, Mã Giang Lân ghi nhận vai trò đóng góp của Nguyễn Kiên, đặc biệt là ở mảng truyện ngắn
Có thể xem công trình nghiên cứu quy mô, toàn diện và sâu sắc về sáng tác của Nguyễn Kiên với đề tài nông thôn và người nông dân là luận văn thạc
sỹ của Bùi Thị Thanh (2012): Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết
Nguyễn Kiên Trong luận văn này người viết đã đánh giá khá toàn diện về nội
dung cũng như nghệ thuật và những đóng góp của Nguyễn Kiên trong tiểu
Trang 13thuyết viết về đề tài nông thôn và người nông dân Theo tác giả ở phương diện nội dung tiểu thuyết Nguyễn Kiên không dừng lại ở việc khám phá những mặt nổi lên dễ nhìn thấy ở bề ngoài mà đi sâu khai thác những vấn đề mang tính bản chất của đời sống nông thôn vào những thời điểm lịch sử nhất định Nhà văn cũng đã xây dựng được những hình tượng đẹp về người cán bộ lãnh đạo, người thanh niên, người phụ nữ nông thôn và những bức tranh đẹp
về thiên nhiên mang những đặc điểm riêng của nó Về nghệ thuật, Nguyễn Kiên đã có những tìm tòi, sáng tạo trong xây dựng nhân vật, trong sử dụng ngôn ngữ và xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật Chính vì thế Nguyễn Kiên đã xác lập được vị trí của mình trong làng văn học Việt Nam
Với nhận xét đăng trên trang http: /vnca.com.vn, người viết cho rằng:
“Bạn đọc vẫn nhớ đến Nguyễn Kiên như một bậc thầy truyện ngắn Nhiều truyện ngắn của ông đạt đến độ kinh điển do bố cục vững chãi, miêu tả tâm lý
tự nhiên và tinh tế” Như vậy, nhiều ý kiến đều cho rằng thành công hơn cả
trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Kiên vẫn là mảng truyện ngắn, nhất là ở mảng đề tài viết về nông thôn và người nông dân Đáng tiếc là cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu lớn nào về mảng đề tài này trong truyện ngắn của ông Chính vì lẽ đó ở luận văn này chúng tôi mạnh dạn khai thác đề tài: Nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn của Nguyễn Kiên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Kiên
3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát
Nguyễn Kiên chủ yếu sáng tác trên hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về
truyện ngắn của ông Văn bản khảo sát là tập Truyện ngắn Nguyễn Kiên, Nxb
Công an nhân dân, HN, 2004
Trang 144 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề về nông thôn và người nông dân đặt ra trong truyện ngắn Nguyễn Kiên
- Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện vấn đề nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Kiên
- Bước đầu xác định vai trò, vị trí của truyện ngắn Nguyễn Kiên trong mảng truyện ngắn viết về nông thôn
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
6 Đóng góp của luận văn
- Luận văn phân tích và làm rõ những khám phá riêng về con người,
cuộc sống ở nông thôn và những nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện con người, cuộc sống ở nơi đây trên thể loại truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Kiên
- Luận văn có thể được dùng tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, học viên ngành Ngữ văn và những ai quan tâm đến sáng tác của Nguyễn Kiên, nhất là mảng truyện ngắn của ông viết về đề tài nông thôn và người nông dân
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn chia làm ba chương:
Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Kiên trong mảng truyện ngắn viết về
nông thôn và người nông dânChương 2: Hình tượng con người và cuộc sống nông thôn trong
truyện ngắn Nguyễn Kiên Chương 3: Nghệ thuật thể hiện con người và cuộc sống nông thôn
trong truyện ngắn Nguyễn Kiên
Trang 15Chương 1 TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN TRONG MẢNG TRUYỆN NGẮN
VIẾT VỀ NÔNG THÔN VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN
1.1 Đề tài nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại
1.1.1 Nông thôn trong truyện ngắn trước 1945
Xã hội Việt Nam trước 1945 có sự biến đổi to lớn, từ chế độ thuần nhất phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến Nghĩa là có sự thay đổi trong cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế, cơ cấu giai cấp Nhưng riêng ở nông thôn Việt Nam thì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quan hệ sản xuất phong kiến gắn liền với sự tồn tại của giai cấp địa chủ và nông dân về cơ bản vẫn như trước Và sự áp bức giai cấp giữa địa chủ và nông dân ngày một gay gắt, căng thẳng hơn Thêm vào đó là chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho nhân dân ngày càng bị bần cùng hóa, phá sản trở thành nguồn nhân công đông đảo, rẻ mạt cho các hãng buôn, các chủ thầu, chủ đồn điền của Pháp Ruộng đất bị chiếm đoạt tập trung trong tay thực dân Pháp và quan lại tay sai Bức tranh đời sống xã hội đó của nước ta đã được phản ánh qua nhiều tác phẩm kí sự, tiểu thuyết và truyện ngắn Riêng mảng truyện ngắn viết về nông thôn và người nông dân thời kì này cũng có nhiều thành tựu
Nguyễn Bá Học thuộc lớp những nhà văn nổi tiếng đầu tiên ở Việt Nam viết truyện ngắn phản ánh xã hội thành thị và cuộc sống nông thôn lúc
bấy giờ Trong một loạt truyện ngắn của ông: Câu chuyện gia đình, Chuyện
ông lý Chắm, Có gan làm giàu, Chuyện cô chiêu Nhì ta thấy một sự đối lập
giữa cuộc sống nông thôn và thành thị Ở thành thị là một cuộc sống náo động, xô bồ, chen chúc với những “ca quán”, “đổ trường” và những kẻ phản trắc, trụy lạc Trong khi đó ở nông thôn ngày càng tàn tạ, vắng lặng, ngưng
Trang 16đọng với sự sụp đổ của Nho học, với những người nông dân, đặc biệt là người phụ nữ, sống an phận thủ thường theo nền nếp cũ
Tiếp đến phải kể đến Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn Trong
truyện tác giả đã cho ta thấy cảnh ngộ thương tâm của những người nông dân trong cảnh phu phen, tạp dịch: hàng nghìn dân phu đang vật lộn với mưa và bùn, cố làm chắc con đê đang bị nước sông đe dọa; trong khi ấy, giữa đình làng, viên quan huyện với lính tráng phục dịch sòng bài, với nha lại, chánh tổng thù tiếp, đang đánh tổ tôm để tiêu khiển Bỗng có một người nhà quê mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, xông vào đình, thở không ra hơi:
“Bẩm quan lớn Đê vỡ mất rồi!” Anh ta bị quan đuổi thẳng cánh Trong khi ấy thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập
Có thể nói, văn học Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX đến
1930 là giai đoạn văn học cận đại có tính chất giao thời Truyện ngắn nói chung, truyện ngắn viết về nông thôn và người nông dân nói riêng cũng nằm trong tính chất giao thời đó, nghĩa là nó chưa có những thành công thực sự Văn học Việt Nam viết về nông thôn và người nông dân thực sự nở rộ, nhiều thành tựu phải kể đến những năm 30, 40 của thế kỉ XX
Văn học lãng mạn Việt Nam xuất hiện như một trào lưu trong thời kì 1932-1945, bắt đầu với nhóm Tự lực văn đoàn và phong trào “Thơ mới” Riêng với nhóm Tự lực văn đoàn với những cây bút nổi tiếng như: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam các sáng tác của các nhà văn trong Tự lực văn đoàn
đã để lại một dấu ấn đậm nét trong sự phát triển của văn học Việt Nam thời kì này Thành tựu chủ yếu của Tự lực văn đoàn vẫn là tiểu thuyết Một loạt các
tiểu thuyết viết về nông thôn và người nông dân như: Hai vẻ đẹp, Con đường
sáng, Gia đình, Đoạn tuyệt đã thể hiện được sự quan tâm của các tác giả về
đề tài này Riêng về truyện ngắn thành tựu không nhiều, đặc biệt là truyện
Trang 17ngắn viết về nông thôn và người nông dân Tuy nhiên ta vẫn thấy thấp thoáng trong các truyện ngắn của họ hình bóng của nông thôn và người nông dân
Trong truyện ngắn Nô lệ, Nhất Linh vạch trần những thủ đoạn cướp
bóc ruộng đất nông dân của một tên chủ đồn điền cà phê ở Thanh Sơn và hệ lụy là những người nông dân đang sống một cuộc sống tự do “ruộng mình mình cấy; đường mình mình đi, nghêng ngang ai nạt ai cấm” bây giờ mất ruộng, hóa thành những nô lệ làm phu trong đồn điền “Trước là ông chủ, nay
hạ xuống bậc người làm công, trước làm tôi tớ cho miếng đất, bây giờ đem thân nô lệ một người Buổi chiều đến, thấy ngọn đèn sáng trên núi cao, tiếng chó Tây cắn người inh ỏi, anh em ngồi quanh bếp nói với nhau: “Ấy đèn ông
chủ”, “Ấy chó ông chủ” Như vậy trong truyện ngắn Nô lệ, Nhất Linh đã bộc
lộ thái độ phê phán bọn địa chủ phong kiến và sự cảm thông chân thành với nỗi khổ cực của người dân quê: những người làm công, cuộc sống phụ thuộc vào những ông chủ, bà chủ
Thái độ phê phán bọn địa chủ, phong kiến quan liêu bóc lột, sự cảm thông chân thành với nỗi khổ cực của người dân quê sau lũy tre xanh, sau này
còn được thể hiện trong các sáng tác của Nhất Linh như Tối tăm, Người quay
tơ” Trong các sáng tác này thể hiện một sự thông cảm, gần gũi và bênh vực
người nông dân của ông Tuy nhiên ta cũng thấy tư tưởng cải lương, có tính chất ảo tưởng, ngây thơ của Nhất Linh: cải cách đời sống dân quê bằng cách dựa vào lòng tốt cá nhân của những địa chủ tân học
Thạch Lam là một tài năng trẻ hình thành trong thời kì Mặt trận Dân chủ và chắc chắn có chịu ảnh hưởng ít nhiều của phong trào Trong sáng tác của mình Thạch Lam thể hiện một tinh thần dân tộc đậm đà và có một sự
cảm thông chân thành đối với những người dân quê nghèo khổ: Gió lạnh
đầu mùa, Nhà mẹ Lê Cả một đời thơ ấu Thạch Lam sống gần gũi bên những
người mẹ nghèo lam lũ và đông con như mẹ Lê, mẹ Đối, những người dân
Trang 18quê ở Hà Nam, Phủ Lý vì bị lụt lội, đói kém nên phải tha phương cầu thực, kéo nhau đến kiếm ăn ở một phố huyện vùng trung du Thạch Lam viết về những người dân nghèo với một niềm cảm thương chân thành, man mác Niềm cảm thương đó trở nên đặc biệt sâu sắc khi nói đến thân phận những
bà mẹ, người vợ Việt Nam đang tần tảo, nhưng chịu đựng, hy sinh thầm lặng trong cuộc đời cũ Có thể nói trong Tự lực văn đoàn, Thạch Lam là người có khuynh hướng hiện thực hơn cả Kết thúc các truyện ngắn của ông có lúc đau đớn quá, tàn nhẫn quá, nhưng đó lại là sự thật Ở đó Thạch lam đã sử dụng một bút pháp hiện thực tỉnh táo, ông không bằng lòng với bất cứ một
sự tô màu mỹ học lộ liễu nào
Nếu như Thạch Lam viết nhiều về người dân nghèo làm thuê, làm mướn ở cái phố chợ tồi tàn gần ngay huyện lỵ Cẩm Giàng vùng trung châu thì
Trần Tiêu hướng hẳn về nông thôn Trong tác phẩm Con trâu ông nói lên cái
ước mơ suốt đời của người nông dân là có được một con trâu cày để làm ăn
mát mặt hơn Sau lũy tre ông đi sâu vào những phong tục lễ nghi phiền phức,
tranh nhau ngôi thứ ở nông thôn của bọn hào lý, kì mục sâu mọt, hiếu danh Ông cảm thông với nỗi khổ của người đàn bà nông thôn “hết khổ về chồng lại
khổ về con”, suốt đời thầm lặng hy sinh Trần Tiêu không có được cái phong
cách hiện thực nghiêm ngặt của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan trong khi trực tiếp miêu tả cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt giữa nông dân và địa chủ, cường hào gian ác Nếu bút pháp hiện thực của Thạch Lam mang màu sắc tình cảm thì ở Trần Tiêu nó mang màu sắc phong tục Màu sắc phong tục trở thành đặc điểm phong cách trong sáng tác của Trần Tiêu
Viết về nông thôn và người nông dân, truyện ngắn của Tự lực văn đoàn cũng không ít những hạn chế: cải lương, nửa vời, ảo tưởng trong việc giải phóng người nông dân; bế tắc trong việc giải quyết các vấn đề xã hội; thậm chí đôi lúc họ còn tỏ ra khinh bỉ, miệt thị người nông dân
Trang 19So với Tự lực văn đoàn nói riêng và văn học lãng mạn nói chung thì văn học hiện thực phê phán có một tiếng nói mạnh mẽ hơn, sắc lạnh, hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy đấu tranh của quần chúng lao động chống lại bóc lột Hơn nũa khi phản ánh nông thôn và người nông dân các nhà văn hiện thực đã dùng cái nhìn tỉnh táo, nghiêm ngặt, trả lại cho nông thôn Việt Nam hình ảnh thực của nó không hề có chút lạc quan nào “sau lũy tre làng” Một xã hội nông thôn trong truyện ngắn hiện thực phê phán hiện lên tiêu điều, xơ xác, trên con đường bần cùng hóa một cách sâu sắc; người nông dân bị bóc lột đến tận xương tủy, bị đẩy vào cảnh bần cùng hóa, lưu manh hóa; mẫu thuẫn giai cấp: địa chủ và nông dân ngày một quyết liệt, dữ dội Bức tranh nông thôn ấy được phản ánh trong các truyện ngắn của Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng Trong những gương mặt đó tiêu biểu phải kể đến: Nguyễn Công Hoan và Nam Cao
Nguyễn Công Hoan là nhà văn thuộc lớp kì cựu, sáng tác từ hồi văn xuôi “quốc ngữ” còn chập chững Sau hơn mười năm cầm bút ông đã để lại một khối lượng tác phẩm có thể nói là đồ sộ Trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan nói chung và trong truyện ngắn nói riêng, chủ đề bao trùm là sự mâu thuẫn giàu-nghèo trong xã hội Mâu thuẫn giàu- nghèo trong xã hội là ám ảnh thường trực, trở thành ý thức nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan, chi phối
cả cách dựng truyện, cách kết cấu, xây dựng nhân vật Bọn người nghèo không những khổ vì đói rách mà còn khổ vì bị xúc phạm về nhân phẩm và bị chà đạp phũ phàng Dư luận thành kiến bất công trút lên kẻ nghèo đói đủ mọi thứ tội lỗi xấu xa, trong khi họ chỉ có “tội nghèo đói” Trong lúc đó bọn nhà giàu chỉ là một lũ bất nhân, vô đạo, sống xa hoa, phè phỡn từ quan phụ mẫu, đến những cụ Chánh, ông Lý
Chiếc quan tài là bức tranh thương tâm về số phận thê thảm của người
nông dân lao động Truyện không có chuyện này lại nói được những gì thật
Trang 20xúc động Cái xác chết người nghèo đã chôn rồi còn bị bật lên để trôi nổi dập dềnh trên cánh đồng quê lụt lội, mênh mông kia, chẳng là biểu tượng xót xa cho kiếp sống khốn khổ, chết còn bị đầy đọa, gió dập sóng dồi không yên của
người nông dân trong cõi trần gian mà như địa ngục rùng rợn Tinh thần thể
dục (I, II) là hai truyện ngắn chung chủ đề, đã lật mặt trái cái chủ trương thể
dục, thể thao bịp bợm của chính quyền thực dân nhằm tô vẽ cho cái trật tự thối nát của mình và làm lạc hướng thanh niên Cuộc đá bóng mà quan trên, quan dưới dàn dựng hết sức hăng hái và hò hét, đôn đốc người xem một cách gắt gao ấy, đối với người nông dân lại là một tai họa Ta thấy một thảm cảnh của người nông dân khi bị điều đi xem bóng đá: người van xin, lạy lục, đút lót, lẩn trốn và cuối cùng, trời chưa sáng cả làng náo loạn vì cuộc lùng sục, tróc nã những kẻ được cử đi xem đá bóng mà lẩn trốn
Tuy nhiên trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan phạm vi phản ánh hiện thực vẫn còn chủ yếu xoay quanh đời sống thành thị Bức tranh nông thôn và người nông dân chưa thật sự xuất hiện nhiều và có những thành công đáng kể
Nam Cao có một vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930
- 1945 Tác phẩm của Nam Cao phần lớn ra đời trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đánh dấu bước phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán trong một thời kì tưởng như bế tắc Những tác phẩm của Nam Cao đã phản ánh chân thật cuộc sống ngột ngạt, đen tối của xã hội thực dân phong kiến, và thể hiện sinh động thân phận khổ đau bế tắc của những người nông dân những năm 1940 - 1945
Nông thôn trong tác phẩm Nam Cao là nông thôn Việt Nam vốn triền miên trong bần cùng, giờ đây đang tiến tới thảm họa khủng khiếp 1945 Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh chết đói Anh Cu Phúc chết lặng lẽ trong xó nhà
ẩm thấp trước đôi mắt "dại đi vì quá đói " của hai đức con Bà cái Tí chết vì
Trang 21một bửa quá no, một kiểu chết đói Cảnh đám cưới chạy đói Một đám cưới của Dần trong cảnh nghèo, không đón đưa, không may mặc, không cỗ bàn, một đám cưới có sáu người cả nhà gái nhà trai: : “cả bọn đi lũi lũi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt nhau đi tìm chỗ ngủ" Còn biết bao nhiêu truyện thương tâm về người nông dân bị đày đọa nhục
nhằn xung quanh cái đói: Trẻ em không biết ăn thịt chó, Nghèo, Từ ngày mẹ
chết, Ðòn chồng, Chí Phèo
Nam Cao chú ý đến những người thấp cổ bé họng nhất, bị áp bức bất công nhiều nhất, chịu số phận đen đủi, hẩm hiu Những kẻ cố cùng như Bình Chức “làm thì cật lực mà quanh năm vẫn nghèo rớt mùng tơi, chỉ vì một
miếng ăn mà “cũng không giữ được mà ăn, đứa nào vớ được nó cũng xoay
mà đứa nào xoay cũng chịu”; như Chí Phèo bị cả xã hội bỏ rơi ngay từ khi
mới ra đời; đó là Thị Nở một người đàn bà ế chồng, sinh ra từ một gia đình có
mả hủi, bị loài người xa lánh; đó là một mụ Lợi, Cu Lộ Lang Rận, những người không được loài người coi là người; đó là thân phận trâu ngựa của những đứa ở cho nhà giàu: những cái Tí, cái Dần, anh Cu Phúc ăn thì chẳng bao giờ đủ no mà công việc và những lời chửi rủa thì thừa bửa tứa tát
Trong tác phẩm của Nam Cao ta thường gặp những nhân vật nông dân xấu xí, thô lỗ, nhục nhã trong cuộc sống của họ Ðiều đó khiến cho một số người hoài nghi ý nghĩa hiện thực và nhân đạo của nhiều truyện Nam Cao Ðúng là trong sự biểu hiện một số truyện Nam Cao có vẻ tự nhiên chủ nghĩa Nhưng không như những nhà văn chủ nghĩa nhìn quần chúng như một lũ vật - người ngu dốt đầy thú tính Trái lại từ cái bề ngoài xấu xí, có khi rất thú vật của người nông dân đã phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của họ Nam Cao không chỉ nói đến tình cảnh bị bóc lột về thể chất mà đi sâu vào nổi khổ, tâm hồn con người bị đày đọa, nhân phẩm bị xúc phạm, giá trị làm người bị tước đoạt:
Một bữa no là câu chuyện cay đắng thê thảm về cái chết nhục nhã của một bà
Trang 22lão khốn nạn; Ðòn chồng là câu chuyện về một người đàn bà khác bị sỉ nhục,
bêu riếu hành hạ dã man Nam Cao đã đanh thép lên án cái xã hội chà đạp người nông dân lượng thiện và dõng dạc bênh vực nhân phẩm của họ ngay trong khi bị nhục mạ một cách độc ác bất công Số phận người nông dân có thay đổi được không ? Câu hỏi đó, Nam Cao cũng như mọi nhà văn hiện thực phê phán chưa trả lời được Truyện Nam Cao bao trùm một không khí buồn thảm, u ám Ðó là cái u ám của hiện thực Nhưng cũng là u ám trong tâm hồn Nam Cao
Có thể nói đời sống nông thôn và số phận người nông dân trong văn học hiện thực phê phán đã được nhìn nhận khác, một cách tiến bộ hơn so với cái nhìn của các nhà văn lãng mạn Đi sâu vào bản chất của đời sống hiện thực, các nhà văn đã phản ánh được mâu thuẫn đang diễn ra gay gắt trong xã hội, lật tẩy bộ mặt thống trị, gieo vào lòng người đọc một tinh thần phản kháng mạnh mẽ Đồng thời phát hiện, nâng niu trân trọng vẻ đẹp của người nông dân kể cả khi họ mất hết cả nhân hình và nhân tính
Tuy nhiên viết về nông thôn và người nông dân truyện ngắn hiện thực phê phán vẫn tồn tại những hạn chế: người nông dân vẫn là những con người bất lực trước hoàn cảnh, là nạn nhân của hoàn cảnh, chưa có ý thức và khả năng thay đổi cuộc sống của mình Mặt khác nông thôn trong con mắt của các nhà văn hiện thực chỉ là những bức tranh xám xịt, đen tối Các nhà văn chưa nhìn thấy được tương lai của nông thôn Việt Nam
1.1.2 Nông thôn trong truyện ngắn từ 1945 đến 1975
Cách mạng tháng Tám thành công đưa đất nước ta sang một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do, thủ tiêu nền thống trị của thực dân phong kiến Nhưng chỉ mấy hôm sau với sự đồng lõa của thực dân Anh, giặc Pháp quay lại gây hấn ở Nam Bộ Ngày 23-9-1945 Nam Bộ bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Tình hình lịch sử đó đã đem lại một sứ mệnh mới cho
Trang 23người nông dân: vừa bắt tay thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa phải tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng đất nước.
Văn xuôi nói chung, truyện ngắn viết về nông thôn thời kì này nói riêng phải kể đến những gương mặt tiêu biểu như: Kim Lân, Bùi Hiển, Nguyễn Văn Bổng, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Ngoc Mặc dù các nhà văn có thể còn gặp phải những lúng túng khi chứng kiến và phản ánh những đổi thay của làng quê sau cách mạng, nhưng dù sao cũng thuận lợi hơn nhiều so với việc tìm hiểu và tái tạo lại bằng phương tiện nghệ thuật những môi trường mới mẻ khác Xét một cách tổng quát, trong mảng đề tài lớn này các nhà văn
có nhiều thành công khi nói tới người nông dân trong chiến đấu và lao động sản xuất (về đề tài cải cách ruộng đất, kết quả thu được còn hạn chế)
Có thể coi truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những truyện
ngắn hay nhất của được viết trong thời kì đầu của cuộc khánh chiến chống Pháp (1948) Đây là một tác phẩm độc đáo viết về lòng yêu nước của ông Hai
Tu, lòng yêu nước này xuất phát từ tình yêu quê hương, yêu làng sâu sắc của ông Tình cảm và ý nghĩ này đã trở thành phổ biến ở mỗi người nông dân Việt Nam ta trong những ngày đầu chống Pháp Phải thực sự am hiểu sâu sắc về con người, nhất là tâm lí của người dân thì Kim Lân mới diễn tả đúng tâm trang nhân vật như vậy Quả thật, Kim Lân rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh của ông Hai, một trong những người dân bấy giờ, đơn giản, chất phác, tiêu biểu cho tầng lớp nông dân Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
Họ đã đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu làng Thêm vào đó là một vốn ngôn ngữ sinh động Kim Lân đúng là một nhà văn, như nhận xét của Nguyên
Hồng “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc
sống nông thôn”.
Cũng viết về người nông dân nhưng Tô Hoài đã đi vào lĩnh vực riêng biệt: ông chuyên tâm phản ánh quá trình chuyển biến cách mạng của đồng bào
Trang 24vùng Tây Bắc.Tập truyện Tây Bắc thể hiện một cách xúc động sự thức tỉnh và cuộc đổi đời tất yếu của người nông dân miền núi trong cách mạng dân tộc dân chủ Số phận của Mị và A Phủ (Vợ chồng A Phủ), cô Ính (Mường Giơn),
bà Ảng (Cứu đất cứu mường) đã chứng minh và khẳng định con đường tất yếu giải phóng các dân tộc ít người là đi cùng với cách mạng, khẳng định sức mạnh lớn lao của cách mạng đối với việc giải phóng nhân dân miền núi Ở đây quá trình hình thành con người mới là quá trình nhiều gian khổ, hi sinh đòi hỏi sự nỗ lực bản thân của người nông dân và tác động lớn lao của cách mạng đối với họ Truyện Tây Bắc là một bản cáo trạng, chứa chất căm hờn tố cáo thực dân phong kiến miền núi vừa là bản tình ca ca ngợi cảnh đẹp, tập quán hay tinh thần cách mạng, quan hệ giữa người với người, giữa quần chúng và cán bộ ở Tây Bắc và tất cả những điều ấy được thể hiện bằng một bút pháp giàu chất thơ
Truyện Đợi chờ của Nam Cao kể về một người phụ nữ nông thôn, nuôi con, tăng gia sản xuất khi chồng công tác ở nơi xa Đánh trận giặc lúa của
Bùi Hiển miêu tả cuộc sống sản xuất chiến đấu của cán bộ nhân dân ở một vùng gian khổ nhất: Bình Trị Thiên trong hình thái cài răng lược của cuộc
chiến tranh nhân dân Con đường sống của Minh Lộc, hình ảnh người nông
dân hiện lên rõ nét, tính cách có sự vận đông phát triển Bị giặc dồn đến bước đường cùng, những người nông dân Nam Bộ hiền lành, lương thiện đã phải đấu tranh mưu trí dũng cảm để tìm con đường sống
Về đề tài cải cách ruộng đất thời kì này mặc dù chưa có nhiều thành tựu, tuy nhiên ta vẫn thấy những truyện ngắn xuất hiện trong những năm 1953
- 1954 và 1955 Những đợt thâm nhập thực tế theo phương thức cùng ăn, cùng ở, cùng làm với quần chúng đã giúp cho người viết hiểu sâu hơn những tội ác và sự bóc lột dã man của địa chủ, từ đó mà lý giải nguyên nhân nỗi khổ
của người nông dân Truyện Vạch khổ của nhiều tác giả, tập truyện Gợi khổ
Trang 25của Trọng Hứa, Bóng nó còn bám lấy xóm làng của Nguyễn Tuấn, Thửa
ruộng vỡ hoang của Xuân Trường đều đã phản ánh chân thành cuộc đấu
tranh chống phong kiến ở nông thôn và thể hiện tình cảm gắn bó chân thành với nông dân của các nhà văn
Có thể nói truyện ngắn viết về nông thôn và người nông dân thời kì này
đã đạt được một số thành tựu đáng kể Đặc biệt nếu như những anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo của văn học hiện thực phê phán trước đây xuất hiện với tư cách là những nạn nhân của xã hội, bị những quy luật ác độc của cuộc sống cũ
đè bẹp, giờ đây người nông dân không chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh tù đọng, u ám mà họ được đặt trong những hoàn cảnh rộng lớn, bão táp của cách mạng và thời đại, đã từng bước nhận thức, làm chủ hoàn cảnh, tác động ngày càng tích cực vào hoàn cảnh để cải tạo nó Đó là ưu điểm của văn học viết dưới sự soi rọi áng sáng của Đảng
Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam từ sau năm 1954 đã có những thay đổi hết sức cơ bản: Miền Bắc được giải phóng và bắt đầu xây dựng cuộc sống mới Nhưng tiến lên chủ nghĩa xã hội với một gánh nặng của lối làm ăn nhỏ, phân tán và những tổn thất nặng nề của chiến tranh Chúng ta phải chấp nhận
và vượt qua những thử thách hết sức gian khổ, quyết liệt về chủ quan và khách quan Hơn nữa Miền Nam vẫn còn chìm trong máu lửa, vẫn không chịu sống quỳ, vùng lên tự giải phóng càng làm tăng lên tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
Ở nước ta thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội là thời kì cải tạo xã hội và con người Cải cách ruộng đất là sự kiện trọng đại mở đầu thời kì xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở nông thôn Đó cũng là mảng hiện thực
lớn đầu tiên mà các nhà văn hướng tới Nông dân với địa chủ (Nguyễn Công Hoan), Truyện anh Lục (Nguyễn Huy Tưởng) là những truyện ngắn đã đi vào
lý giải sự kiện cải cách ruộng đất như là trận tuyến chiến đấu đầu tiên cho sự
Trang 26thắng lợi của chủ nghĩa xã hội nhằm xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến của giai cấp địa chủ, thực hiện quyền sở hữu ruộng đất của nông dân Các nhà văn đã vạch trần bản chất bóc lột, hành vi độc ác của giai cấp địa chủ trước và trong cải cách ruộng đất, đồng thời tập trung thể hiện sự kiện này là một cuộc cách mạng vĩ đại ở nông thôn, giải phóng hàng chục triệu nông dân, đưa họ lên địa vị làm chủ, thực hiện cái ước mơ người cày có ruộng Những người nông dân bần cùng điêu đứng trong chế độ thực dân phong kiến đã được giác ngộ giai cấp đứng lên đấu trang xóa bỏ chế độ cũ, giành lại ruộng đất, làm chủ cuộc đời mình, làm chủ nông thôn Tuy nhiên những tác phẩm viết về đề tài này vẫn còn có những hạn chế: chưa có những gia công về mặt nghệ thuật; nhiều tác phẩm chưa thoát khỏi giới hạn của một
kí sự ghi chép; nặng về tường thuật kể chuyện; cốt truyện thường na ná giống nhau; nhân vật đơn giản, chung chung, mờ nhạt
Thành tựu nổi bật của văn xuôi viết về nông thôn thời kì này là những sáng tác về thời kì xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp Trong phạm vi truyện
ngắn Cái hom gió của Vũ Thị Thường, Cái lô cốt của Châu Diên, một loạt truyện ngắn của Nguyễn Kiên như Vụ mùa chưa gặt, Người yêu ngày trước,
Những người đàn bà ở làng, kỉ niệm ruộng đất đã đề cập tới cuộc đấu tranh
giữa hai con đường một cách uyển chuyển, tinh tế và có sức khái quát cao
Cái hom gió phản ánh những gương mặt, những sự việc hết sức cụ thể và sinh
động của cuộc sống ở nông thôn Với một cốt truyện gọn gàng và những câu chuyện làm ăn của đời thường đan cài với chuyện tình yêu trai gái Vũ Thị Thường đã trực tiếp đề cập những vấn đề chủ yếu ở nông thôn giai đoạn 1959-1960 Đó là cuộc đấu tranh trong nội bộ nhân dân trên con đường xây dựng đời sống tập thể Đó là sự xuất hiện của lớp người mới- người chủ thực
sự của nông thôn xã hội chủ nghĩa Cái lô cốt của Châu Diên đặt ra vấn đề khi
cách mạng chuyển giai đoạn từ chiến tranh sang xây dựng cuộc sống có
Trang 27những đòi hỏi mới Con người có vượt qua được những thử thách mới của
cuộc sống hay không là câu hỏi phải trả lời Vụ mùa chưa gặt của Nguyễn
Kiên đã thể hiện được sinh động những thanh niên ưu tú, đi đầu trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp Khi trưởng thành họ lại là những cán bộ lãnh đạo ở nông thôn hăng hái, nhiệt tình với công việc chung Đặc biệt chính họ cũng đang phải đấu tranh với hai lối làm ăn: tư hữu và tập thể mà nhiều lúc chính cũng chao đảo, ngã nghiêng Có thể nói ở các tác phẩm này, cuộc đấu tranh ở nông thôn không diễn ra ồn ào, sôi động nhưng cũng không kém phần quyết liệt, phức tạp Thành công của các tác phẩm này khẳng định thể loại truyện ngắn có những ưu thế riêng trong khi tiếp cận hiện thực xây dựng chủ nghĩa xã hội và lí giải quá trình thay đổi của nhiều lớp người khác nhau trên con đường xây dựng nông thôn mới
Bên cạnh những tác phẩm phản ánh trực diện về cuộc đấu tranh giữa hai con đường ở từng thời điểm thì có không ít sáng tác kịp thời phản ánh cuộc sống và con người mới bằng những đường nét tươi sáng, khỏe khoắn đã làm cho diện mạo văn xuôi thêm hoàn chỉnh, sống động Người đọc nhận thấy những dáng vẻ mới của của cuộc sống và con người nông thôn qua các sáng
tác như Quê hương của Vũ Tú Nam, Quê hương của Nguyễn Địch Dũng, Con
trâu bạc của Chu Văn Các nhà văn đã phản ánh quá trình chuyển biến lớn
lao của nông thôn trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội Bộ mặt của nông thôn đã hiện ra dưới dáng vẻ mới: nông thôn trong cải cách ruộng đất và xây dựng hợp tác; xuất hiện những con người mới về nhận thức và tình cảm, có những lo lắng không phải cho cá nhân mà là cho tập thể, ham học, dám nghĩ, dám làm, cải tạo nếp nghĩ và cách làm việc xưa cũ
Có thể nói truyện ngắn viết về nông thôn và người nông dân thời kì này
đã đạt được một số thành tựu đáng kể Đặc biệt nếu như những anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo của văn học hiện thực phê phán trước đây xuất hiện với tư
Trang 28cách là những nạn nhân của xã hội, bị những quy luật ác độc của cuộc sống cũ
đè bẹp, giờ đây người nông dân không chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh tù đọng, u ám mà họ được đặt trong những hoàn cảnh rộng lớn, bão táp của cách mạng và thời đại, đã từng bước nhận thức, làm chủ hoàn cảnh, tác động ngày càng tích cực vào hoàn cảnh để cải tạo nó Đó là ưu điểm của văn học viết dưới sự soi rọi áng sáng của Đảng
Giai đoạn 1964-1975 là một thời kì khốc liệt, dữ dội và oai hùng nhất của dân tộc Việt Nam Liên tục hơn 10 năm từ Bắc chí Nam, từ bầu trời đến mặt đất, từ biển khơi đến núi cao, không nơi nào không có khói lửa của chiến tranh Âm thanh dữ dội của chiến tranh đã lan tận tới mọi thôn cùng ngõ vắng Phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đó, văn học nói chung và truyện
ngắn nói riêng chủ yếu mang âm hưởng sử thi Đặc biệt báo Văn nghệ đã
nhiều lần tổ chức những cuộc thi sáng tác mà kết quả của giải đã chứng tỏ rằng “truyện ngắn vẫn là thể loại văn xuôi có nhiều đóng góp hơn cả” Riêng truyện ngắn viết về nông thôn và người nông dân giai đoạn này phải kể đến những gương mặt tiêu biểu như: Vũ Thị Thường, Nguyễn Kiên, Chu Văn, Nguyễn Địch Dũng
Vũ Thị Thường là một nhà văn nữ có sở trường viết về nông thôn Bà chuyên viết truyện ngắn: truyện sinh hoạt, làm ăn Bà chú ý đến những tập tục còn rơi rớt lại: một chị du kích tích cực vì tham công điểm, bỏ hàng ngũ,
sống cuộc sống nhỏ bé gia đình (Cái riêng bé nhỏ); Những cô gái không
chịu đi họp vì ngại phát biểu, một bà vợ chăn nuôi giỏi, đảm đang mà vẫn
coi chồng là cột cái, mình là cột con dựa vào (Kiện tướng ông); một ông chồng bất bình vì vợ đi công tác (Hạnh phúc); Bà chú ý nhiều hơn đến
những đổi mới ở nông thôn, những nét mới trong tính cách con người, đặc biệt những quan niệm mới về hôn nhân, về tình yêu nam nữ: một bà mẹ kế
thương con chồng như con đẻ (Bé Minh), một cô gái khảng khái từ chối tình
Trang 29yêu để nuôi một em bé cha mẹ chết vì bom giặc (Câu chuyện bắt đầu từ
những đứa trẻ); một tình yêu nhẹ nhàng giữa một cô mẫu giáo với một anh
góa vợ có con học với cô (Cô mẫu giáo); một anh giáo còn tân lấy một chị góa chồng, có con (Một ngày)
Nguyễn Kiên là một nhà văn chuyên viết về nông thôn Truyện ngắn của ông là những quan sát tinh tường về những con người ở nông thôn mới: những cô du kích tập bắt biệt kích, một người vợ cán bộ rất tốt nhưng hay
ghen (Những người đàn bà ở làng); một cô gái văn hóa cao, cắt đứt với người yêu vì anh ta hay tính toán (Đất bạc màu); một đảng viên có nhiều
đóng góp cho phong trào nhưng vì thương xã viên mà cho phép họ sử dụng
đất công làm đất riêng khá nhiều (Vụ mùa chưa gặt) Tuy nhiên trên tất cả,
truyện ngắn của ông đã phản ánh được một nông thôn rầm rộ với phong trào
cải tiến quản lý hợp tác xã và xây dựng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa (Vụ
mùa chưa gặt, Người yêu ngày trước, Anh Keng, Kỉ niệm ruộng đất) Trong
truyện ngắn của mình Nguyễn Kiên cũng đặt ra vấn đề về cuộc đấu tranh mới trong lề lối làm ăn và quản lí Muốn chiến thắng cái mới chỉ có nhiệt tình chưa đủ, phải có kiến thức khoa học nữa Nhà văn cũng đã nhìn thấy nông thôn không chỉ là miền đất của những truyền thống văn hóa tốt đẹp mà
là hậu phương vững chắc, giữ vai trò quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Tuy nhiên bên cạnh những thành công, truyện ngắn viết về nông thôn
và người nông dân giai đoạn này vẫn tồn tại những hạn chế: các nhà văn do quá lí tưởng hóa cuộc sống cho nên ở một góc độ nhất định khi nhìn lại vẫn thấy khiên cưỡng; do chỉ tập trung khai thác những biến động lớn nên dường như đời sống riêng tư của các nhân vật chưa thật sự được quan tâm, phản ánh đúng mức; những hiện thực chi tiết, những góc khuất của đời thường còn ít được quan tâm
Trang 301.1.3 Nông thôn trong truyện ngắn từ 1975 đến nay
Những năm tiền đổi mới (1975 - 1985), văn xuôi viết về nông thôn đã
âm thầm diễn ra cuộc chuyển mình ở chiều sâu trong đời sống nội tại, với những trăn trở tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt ở những nhà văn mẫn cảm trước những biến chuyển của thời đại Và họ đã lặng lẽ tự thay máu mình để
cuộc sống hiện thực đa chiều hơn như Chu Văn (Đất mặn), Ma Văn Kháng (Mưa mùa hạ), Nguyễn Thị Ngọc Tú (Hạt mùa sau), Nguyễn Kiên (Nhìn
dưới mặt trời), Đào Vũ (Bí thư cấp huyện), Nguyễn Thế Phương (Ngày trở về), Nguyễn Mạnh Tuấn (Đứng trước biển, Cù lao Tràm)… Bên cạnh cảm
hứng ngợi ca đã xuất hiện cảm hứng phê phán, cảm hứng đời tư, cảm quan nhận thức lại hiện thực và sự đánh giá, quan sát người nông dân đã dịch chuyển dần về phía đạo đức sinh hoạt; là tiếng nói “phản biện”, “lập luận” trong cung cách làm ăn kinh tế (vấn đề tổ chức sản xuất và quản lí xã hội) của những người “đi trước thời đại”, đồng thời chỉ ra sự lỗi thời, lạc hậu của cơ chế bao cấp, những bất cập trong tiêu chí đánh giá người nông dân nặng về ý thức hệ… Tuy nhiên giai đoạn này viết về nông thôn và người nông dân tiểu thuyết phát triển mạnh Riêng về mảng truyện ngắn chứa có được những thành tựu, mới chỉ là những tác phẩm nhỏ lẻ và chưa phản ánh được bộ mặt
xã hội nông thôn cũng như người nông dân trong giai đoạn chuyển mình này của đất nước Cũng do độ lùi của thời gian, tính chất giao thời từ văn học cách mạng sang nền văn học thời kì hậu chiến nên truyện ngắn nông thôn chặng này vẫn chưa làm một cuộc bứt phá toàn diện ở cả đề tài, cảm hứng, các phương thức nghệ thuật Nó vẫn theo “quán tính” cũ, nghiêng về sự kiện, bao quát hiện thực, chưa có dấu hiệu phản sử thi Hình tượng con người bản lĩnh, anh hùng vẫn đọng lại đậm nét Những tìm tòi gian khổ của buổi đầu đã mở ra cho truyện ngắn nông thôn những năm tiền đổi mới hướng tiếp cận mới về hiện thực ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, làm nên bệ phóng tích cực cho
Trang 31việc chuẩn bị sẵn sàng bước vào thời kỳ đổi mới Những gì thực sự đổi mới ở khu vực truyện ngắn nông thôn phải chờ đến sau Đại hội VI (1986).
Mười năm sau ngày đất nước được giải phóng nhưng cuộc sống của nhân dân vẫn còn vô cùng khó khăn Công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết cả trong nhận thức và cả trong thực tiễn Có thể coi đây là thời điểm nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng Trước tình hình đó Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI đã quyết định đổi mới đất nước trên tất cả các phương diện Trong xu thế đổi mới đó văn học cũng tạo nên những chuyển biến và gặt hái được nhiều thành công
Sau Đổi mới, đề tài nông thôn tiếp tục là một vùng đề tài nóng bên cạnh đề tài chiến tranh hay đề tài thành thị Cùng với các tiểu thuyết nổi tiếng thì nhiều truyện ngắn viết về nông thôn cũng tiếp tục tạo được ấn tượng với bạn đọc, trong đó có những chuyện đánh dấu sự trưởng thành về chất lượng
nghệ thuật như Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Những
bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê (Nguyễn Huy Thiệp), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Bến trần gian (Lưu Sơn Minh), Nỗi đau dòng họ
(Sương Nguyệt Minh), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư).
Cơ chế quản lí bao cấp mặc dù đã từng thể hiện những ưu điểm trong thời chiến thì nay nó tỏ ra bất lực trong thời bình Với yêu cầu đổi mới đất nước chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường Chính vì thế trong thời
kì đổi mới một hiện thực rõ nét nhất của nước ta là nền kinh tế thị trường với những mặt tốt xấu, được mất của nó đang chạm vào từng căn nhà, góc phố, xóm thôn Vậy trước cơn lốc của nền kinh tế thị trường nông thôn Việt Nam
ra sao? Câu hỏi đó đã được trả lời trong các truyện ngắn Xóm chùa Ông của
Đoàn Lê; trong các sáng tác của Sương Nguyệt Minh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư, Võ Thị Xuân Hà
Trang 32Bên cạnh những vấn đề của cộng đồng, một chủ đề mới mà văn xuôi viết về nông thôn sau Đổi mới quan tâm nhiều nhất là số phận người nông
dân Truyện ngắn đầu tiên mở màn cho chủ đề này là Khách ở quê ra và sau
đó là Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu Với hai truyện ngắn này, lần
đầu tiên người đọc biết đến lão Khúng - một con người mang những nét điển hình về thân phận, tâm trạng, suy nghĩ của người nông dân, “một nông dân ròng”: chịu khó làm lụng, vun vén gây dựng cơ đồ, đầy ý chí và bản lĩnh nhưng cũng là một con người mềm yếu, cô đơn và đầy niềm trắc ẩn Sau hai truyện ngắn này của Nguyễn Minh Châu, nhiều nhà văn viết về nông thôn (đặc biệt là các nhà văn lớp sau) đã hướng đến việc khai thác số phận người nông dân ở nhiều bình diện khác nhau Bi kịch và thân phận của lão Khúng sẽ còn rất nhiều, rất nhiều những môtíp biến thể khác mà ta sẽ gặp lại, khi mà nông thôn hôm nay không còn là một nông thôn thuần khiết xưa bởi áp lực của nền kinh tế thị trường, của quá trình đô thị hóa
Đất nước sau những năm dài chiến tranh đã thực sự bước sang cuộc sống thời bình Người nông dân Việt Nam qua bao thăng trầm của thời chiến tranh loạn lạc giờ đây chắc sẽ có một cuộc sống yên bình, no ấm bên lũy tre
làng? Truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục cho ta
thấy một phần thực trạng cuộc sống và số phận của những người nông dân hôm nay: họ vẫn tiếp tục đói nghèo bởi cuộc sống lang thang không nhà không cửa, bởi thiên tai dịch bệnh cùng cả sự hận thù giữa đồng loại, đã và đang nhấn chìm họ vào sự khốn cùng Ngoài những hiểm họa của thiên tai, dịch bệnh thì bệnh quan liêu hình thức, máy móc và cả nạn tham nhũng của những người cầm cân nảy mực đang hoành hành ở nông thôn đã gây ra muôn vàn nỗi khổ cho người nông dân ngày đêm lặn lội trên cánh đồng để kiếm
miếng ăn (Lũ vịt trời - Tạ Duy Anh, Trần gian biến cải- Sương Nguyệt Minh,
Xóm Chùa Ông- Đoàn Lê) Bên cạnh đó là lối sống thực dụng đang làm rạn
Trang 33nứt nếp nghĩ truyền thống, rồi cái xấu xa phi pháp của bọn phản động khuấy
đảo sự bình yên của làng quê (Ngôi làng có quỷ-Thu Loan, Lửa cháy trong
rừng hoang-Sương Nguyệt Minh, Cà phê vẫn nở hoa trắng-Hlinh Niê, Phía mặt trời mọc - Hiền Quyên) Với những truyện ngắn trên, các nhà văn đã
mang đến thông điệp: một hiện thực khắc nghiệt vẫn đang bao phủ lên đời sống của người nông dân Việt Nam, và để làm thay đổi nó còn đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức
Ở bất kì một vùng quê nào của nông thôn Việt Nam, mối quan hệ họ tộc trong làng xã bao giờ cũng là mối quan hệ thống chế chi phối các mối quan hệ khác Khác với những người dân thành phố, những người dân ở thôn quê bao giờ cũng coi trọng tình làng nghĩa xóm cũng như những vị trí ngôi thứ trong làng, trong dòng họ, bởi vậy vấn đề họ tộc rất được coi trọng
Truyện ngắn Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh là một trong những truyện
ngắn đầu tiên phản ánh câu chuyện về dòng họ ở các vùng quê, đặt ra nhiều
vấn đề thế sự khiến chúng ta phải suy nghĩ Sau Tạ Duy Anh, truyện ngắn Nỗi
đau dòng họ của Sương Nguyệt Minh cũng tiếp tục chủ đề này Trong làng
quê tưởng như êm đềm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, bóng đêm đã phủ lên số phận của bao người nông dân Họ không chỉ đói nghèo vì thiên tai, bệnh tật
mà còn tàn lụi đi vì những “nỗi đau dòng họ” Thực trạng về những câu chuyện dòng họ này đã được các nhà văn gióng lên như một tiếng chuông cảnh tỉnh, đòi hỏi xóa bỏ tận gốc những vết thương đang âm ỉ trong các làng quê Việt Nam tưởng như bình lặng hiền hòa sau lũy tre xanh
Chạm ngòi bút tới vùng đề tài nông thôn, với mỗi nhà văn, trong tâm thức sâu xa của mình, là mong muốn được trở về với cội nguồn, trở về với những gì trong sáng, đẹp đẽ của tuổi ấu thơ, trở về một miền đất bình yên
trong trẻo của Miệt vườn xa lắm (Dạ Ngân), trong những trang viết của Sơn Nam: Hai mươi sáu truyện ngắn, Đỗ Chu: Loài chim trên sóng, Dương Duy Ngữ: Rước chữ
Trang 34Cùng mạch vận động của truyện ngắn thời kì đổi mới, mảng truyện ngắn về đề tài nông thôn đã có những bước chuyển lớn trên cả hai mặt: khả năng bắt mạch hiện thực đời sống cũng như các phương thức nghệ thuật thể hiện Các truyện ngắn tiêu biểu về vùng đề tài này của Dương Duy Ngữ, Sương Nguyệt Minh, Tạ Duy Anh, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Ngọc Tư được bạn đọc đón nhận đã thể hiện rõ điều đó Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng, so với tiểu thuyết viết về nông thôn, trừ một số ít truyện
ngắn như Bước qua lời nguyền, Cánh đồng bất tận, mảng truyện ngắn viết về
đề tài này chưa thật đồng đều về chất lượng và chưa có nhiều tác phẩm thực
sự có tiếng vang như tiểu thuyết Hạn chế này cũng là một thách thức đặt ra cho các cây bút truyện ngắn viết về nông thôn
1.2 Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Kiên
1.2.1 Vài nét về con người
Nhà văn Nguyễn Kiên sinh ngày 2 tháng 4 năm 1935 tại làng Lụa Vạn Phúc, Hà Đông, tên thật là Nguyễn Quang Hưởng, Nguyễn Kiên chỉ là bút danh của ông
Năm 1947, tình cờ có Đội Tuyên truyền xung phong của Tổng bộ Việt Minh qua làng, cậu bé Hưởng nằng nặc xin mẹ đi theo Được mẹ đồng ý Như vậy 12 tuổi Quang Hưởng đã xa gia đình, đối mặt với bão táp của cuộc kháng chiến dân tộc oanh liệt Nhưng có lẽ cũng chính vì vậy mà trong sáng tác của ông thể hiện một sự trải nghiệm, già dặn trong nhìn nhận, đánh giá hiện thực
và xây dựng nhân vật Quang Hưởng đã từng được học chữ Nho do bố vốn là một ông đồ dạy cho và học chữ Quốc ngữ trong thời gian mấy năm học tiểu học Chừng ấy là hành trang kiến thức mà Quang Hưởng mang theo và đi vào cuộc kháng chiến Lên đến chiến khu Việt Bắc, Quang Hưởng được biên chế vào Đội Thiếu nhi Tuyên truyền xung phong Đội Thiếu nhi Tuyên truyền xung phong lúc bấy giờ có mười bạn cùng lứa do hai anh Vũ Hướng và Trần
Trang 35Hoạt phụ trách Anh Vũ Hướng (sau này là giảng viên Trường Âm nhạc Hà Nội) dạy múa hát, còn anh Trần Hoạt (sau này là đạo diễn sân khấu nổi tiếng) dạy diễn kịch Hầu hết các tiết mục ca múa và kịch nói đều do hai anh phụ trách đội tự biên, mười em Đội Thiếu nhi Tuyên truyền xung phong tự diễn để động viên chiến sĩ đồng bào hăng hái kháng chiến kiến quốc Quang Hưởng thường được chọn vào các vai kịch Những lớp diễn khá, vào đến cánh gà, đạo diễn Trần Hoạt ôm chầm lấy khen rối rít, những lớp diễn dở, thường bị anh cốc lủng đầu Nhờ những lời động viên, khích lệ và cả sự dạy dỗ, uốn nắn nhiệt tình của hai anh mà Quanh Hưởng lớn lên, trưởng thành hơn trên sân khấu Và một niềm vui cho các em thiếu nhi lúc bấy giờ là cho dù diễn khá hay diễn dở thì đêm kịch nào của Đội Tuyên truyền xung phong cũng chật ních đồng bào và chiến sĩ đến xem.
Nhờ những vai kịch mà Quang Hưởng được cấp trên đánh giá là có năng khiếu nghệ thuật và được gửi đến học tại Trường Văn nghệ nhân dân Việt Bắc Trường do nhà văn Nguyên Hồng làm Giám đốc, nhà thơ Bàn Tài Đoàn làm Trưởng tràng Mặc dù chỉ học một khóa học với thời gian ba tháng ngắn ngủi nhưng được khá nhiều nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Đình Thi, Đoàn Phú Tứ, Phan Khôi đến giảng hoặc nói chuyện
Những bài học văn chương đầu tiên nơi chiến khu gian khổ chẳng những giúp Quang Hưởng vỡ vạc được nhiều điều mà còn nhen lên trong anh ngọn lửa đam mê sáng tác văn học Quang Hưởng học viết và cặm cụi viết
Năm 1956 Nguyễn Quang Hưởng lấy bút danh là Nguyễn Kiên đã cho
ra mắt bạn đọc nhỏ tuổi cả nước cuốn sách mang nhan đề Những ngày đi lưu
động dày 100 trang Nội dung cuốn sách và tác giả trẻ Nguyễn Kiên đã được
nhà văn Nguyễn Huy Tưởng rất chú ý Là một người luôn quan tâm tới các cây bút trẻ, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cho mời Nguyễn Kiên tới trò chuyện Trong cuộc trò chuyện thân tình, cởi mở Nguyễn Huy Tưởng đã
Trang 36khuyên Nguyễn Kiên: muốn thành người viết văn phải đi nhiều, biết nhiều, đọc nhiều và học nhiều Ông gợi ý cho Nguyễn Kiên phải đi thực tế để lấy kinh nghiệm sáng tác Nguyễn Kiên đã nghe theo lời khuyên ấy khoác ba lô xuống các hợp tác xã nông nghiệp thuộc tỉnh Hà Đông (cũ) “ba cùng” với bà con nông dân Những ngày tháng gian khổ nhưng đầy ắp kỉ niệm đó đã cho ông nhiều hiểu biết về thực tế lao động sản xuất, chiến đấu và tâm lý, tình cảm, đời sống của bà con nông dân Đặc biệt giúp ông có được những nhìn nhận, quan sát và khám phá sâu sắc về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp đang diễn ra sôi nổi lúc bấy giờ Đó là tiền đề cơ bản để ông có thêm được những tập truyện ngắn, tiểu thuyết và trở thành nhà văn chuyên nghiệp.
Thời kì đi thực tế ở nông thôn, Nguyễn Kiên từng làm cán bộ phụ trách thiếu nhi, Ủy viên ban chấp hành tỉnh Đoàn Hà Đông Sau này khi đã trở thành một cây bút thành danh, Nguyễn Kiên tiếp tục giữ một số chức vụ quan trọng: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh (khóa IV), Ủy viên Ban chấp hàng hội Nhà văn (khóa III) Từ 1990-1996, nhà văn Nguyễn Kiên là Giám đốc Nhà xuất bản Hội nhà văn
Vào thời Nguyễn Kiên, NXB Hội nhà văn đã in các tác phẩm Thời xa vắng
của Lê Lựu, các truyện ngắn “nổi đình nổi đám” của Nguyễn Minh Châu,
Thân phận của tình yêu (hay Nỗi buồn chiến tranh) của Bảo Ninh - một
trong những tiểu thuyết Việt Nam nổi tiếng nhất ở nước ngoài, Tuổi thơ im
lặng của Duy Khán, Bến không chồng của Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường Trao đổi với Thể Thao & Văn Hóa hôm 1/3, nhà văn Nguyễn Trung Đỉnh cho biết: “Nguyễn Kiên là một
giám đốc giản dị, khiêm nhường, từ trước đến nay anh em cán bộ ai ai cũng yêu mến Ông bắt đầu lãnh đạo NXB từ thời đổi mới (năm 1986), cũng là giai đoạn đẹp nhất của NXB Thời đó, NXB đã giới thiệu được nhiều tên tuổi lớn cho nền văn chương nước nhà, trong đó có công lao của nhà văn
Trang 37Nguyễn Kiên” Nguyễn Kiên cũng là một con người giản dị, khiêm nhường, chân tình, chu đáo Đây là lời tâm sự của Trần Hiệp về ông “Mấy chục năm chơi với nhau chưa một lần anh nói hay về mình mà chỉ ca ngợi bạn bè Anh
là một nhà văn thực sự khiêm nhường”[12 ,2] Ngày 25-5-2014 nhà văn Nguyên Kiên đã qua đời, thọ 80 tuổi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới văn nghệ sỹ và cho những người yêu mến văn chương của ông Lễ viếng nhà văn Nguyễn Kiên diễn ra vào sáng 4-3 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác
Nhà văn Nguyễn Kiên là một nhà văn của đồng quê với văn phong giản dị, hàm súc Đằng sau mỗi nhân vật, thân phận, mỗi cốt truyện của ông đều ẩn chứa một sự chiêm nghiệm, một triết lý nhân sinh khiến người đọc
phải suy ngẫm Với ông, điều quan trọng là “phải sống thường xuyên và phải
đạt đến độ sâu sắc để cảm nhận cuộc sống một cách trực tiếp” Nguyễn Kiên
thử ngòi bút của mình trên nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện thiếu nhi và tiểu thuyết Những tác phẩm của Nguyễn Kiên đã được xuất bản:
Trong làng (truyện ngắn, 1965, 1995); Vụ mùa chưa gặt (Tuyển chọn, 1974,
1982); Nơi xa (tuyển chọn, 1996); Đáy nước (truyện ngắn, 1985); Miếu
hoang (truyện ngắn, 1992); Những mảnh vỡ (truyện ngắn, 1995); Chim khách kêu (truyện ngắn, 2001); Lá rụng (truyện vừa,1962); Chân sông (truyện vừa,
1967); Chặng đường nhớ lại (truyện vừa, 1984); Vùng quê yên tĩnh (tiểu thuyết, 1974), Nhìn dưới mặt trời (tiểu thuyết, 1981); Một cảnh đời (tiểu thuyết, 1992); Những ngày đi lưu động ( truyện thiếu nhi, 1956, 1986); Con
gái người bán chim (truyện thiếu nhi,1963,1993); Năm tôi 13 tuổi (truyện
thiếu nhi, 1977, 1987); Chú đất nung (truyển chọn,1996) Mặc dù thử bút trên
nhiều lĩnh vực nhưng thành công hơn cả trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Kiên vẫn là truyện ngắn và tiểu thuyết
Trang 38Ở phương diện tiểu thuyết Nguyễn Kiên có ba tác phẩm: Vùng quê yên
tĩnh (tiểu thuyết, 1974), Nhìn dưới mặt trời (tiểu thuyết, 1981); Một cảnh đời
(tiểu thuyết, 1992) Cả ba tiểu thuyết này tác giả đều làm sống lại không khí lao động sản xuất ở nông thôn thời kì hợp tác hóa và cuộc sống số phận của người nông dân sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng
Tiểu thuyết Vùng quê yên tĩnh được xem là một trong những thành tựu
nổi bật của văn xuôi viết về nông thôn thời kì xây dựng hợp tác xã nông nghiệp trong điều kiện đất nước có chiến tranh Vượng, Đảm là những đoàn viên, thanh niên nông thôn hăng hái trong lao động sản xuất Họ yêu nhau Nhưng tình yêu của họ vấp phải sự chống đối của ông Lũng - ông chú của Đảm Ông là một người bảo thủ cầu lợi, đầy những tính toán thiệt hơn và không thiết tha gì với phong trào chung của tập thể Ông đã cố tình không không chấp hành nghị quyết nhổ mạ chiêm để cấy mạ xuân cho đủ diện tích
Là người trong ban lãnh đạo hợp tác xã nhưng ông không gương mẫu đi đầu
mà âm thầm cấy thêm mạ chiêm ở ruộng năm phần trăm Trước tình yêu của đôi trai gái Đảm Vượng - những thanh niên có tư tưởng tiến bộ, ông đã tác động đến quyền làm cha, làm mẹ để cha mẹ cấm Đảm không được yêu Vượng Và Đảm Vượng đã phải đấu tranh với chính bản thân mình, với ông già Lũng bảo thủ, lẩn tránh con đường làm ăn tập thể để giữ vững tinh thần
của con người mới trong cuộc sống mới Như vậy Vùng quê yên tĩnh vừa bám
sát hiện thực xây dựng xã hội chủ nghĩa, phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai con đường làm ăn tập thể và cá thể đang diễn ra quyết liệt ở nông thôn với những vấn đề trung tâm như vào hay ra hợp tác xã, vừa giải quyết những vấn
đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn trong quá trình đưa nông thôn từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, chuyển người nông dân từ vị trí làm chủ cá thể sang cương
vị làm chủ tập thể
Tiểu thuyết Nhìn dưới mặt trời Nguyễn Kiên đề cập đến một vấn đề
khác của nông thôn giai đoạn đất nước chuyển mình từ chiến tranh sang xây
Trang 39dựng, cũng là vấn đề con đường làm ăn tập thể hay cá thể nhưng trọng tâm lại
là việc khoán ruộng mới Thông qua nhân vật Phác, một ủy viên ban thường
vụ huyện ủy, được cử về xã Tân Hội làm bí thư Nguyễn Kiên đã phản ánh được một bước tiến mới của người nông dân trong làm ăn tập thể: khoán ruộng năng suất cao Trong tiểu thuyết này Nguyễn Kiên cũng đã đề cập đến một vấn đề nhức nhối còn tồn tại dai dẳng ở xã hội nông thôn như: trù dập cấp dưới; ô dù, dựa dẫm vào cấp trên; kéo bè cánh làm mất đoàn kết nội bộ; thờ ơ, bàng quan với những công việc chung của tập thể
Tiểu thuyết Một cảnh đời nhà văn Nguyễn Kiên lại tập trung chú ý đến
số phận của người nông dân khi đất nước bước vào thời kì đổi mới Đó là số phận của lão Côi, một người đã có công với cách mạng trong thời kì chiến tranh Nhưng bước sang thời bình lão lại sống một cuộc sống đơn độc, côi cút, không nhà cửa Đó là chị Ngọt, người đàn bà bất hạnh Chồng bài bạc và
đi theo người khác, một mình chị nuôi năm đứa con trong cảnh túng thiếu Đó
là Thẩm, một người lính trở về sau chiến tranh, đã nhiều lần bênh vực quyền lợi của mọi người, và cũng vì thế mà anh bị cắt giảm biên chế và nhận cái chết oan uổng Đó còn là những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, không nhà, không cửa, không họ hàng thân thích Qua tác phẩm, nhà văn đặt ra một vấn đề hết sức nhức nhối trong đời sống người dân lúc bấy giờ Chiến tranh đã kết thúc, cần làm gì để người dân bớt đói rách, nghèo khổ? Làm gì để người dân thấy rằng mồ hôi, xương máu do họ đổ xuống phải thực sự có ý nghĩa, thực sự giúp ích cho cuộc sống của họ
Như vậy qua ba tiểu thuyết Vùng quê yên tĩnh, Nhìn dưới mặt trời;
Một cảnh đời tác giả đã đặt ra và giải quyết được những vấn đề có ý nghĩa
phổ quát trong đời sống nông thôn: sự đổi thay trong quan hệ sản xuất đã làm lay chuyển dữ dội những tư tưởng bảo thủ, những lối sống cũ đã tỏ ra lỗi thời Trong hoàn cảnh mới con người phải đấu tranh và tự điều chỉnh mình cho phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội
Trang 40Về truyện ngắn có các tác phẩm Trong làng (truyện ngắn, 1965, 1995);
Vụ mùa chưa gặt (Tuyển chọn, 1974, 1982); Nơi xa (tuyển chọn, 1996); Đáy nước (truyện ngắn, 1985); Miếu hoang (truyện ngắn, 1992); Những mảnh vỡ
(truyện ngắn, 1995); Chim khách kêu (truyện ngắn, 2001)
Với một loạt các truyện ngắn của mình Nguyễn Kiên đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của con người Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng cả trong thời chiến và cả trong thời bình Đó là hình tượng những anh lính trinh sát, những thanh niên xung phong, những anh bộ đội cụ Hồ anh dũng trong cuộc chiến đấu giành lại độc lập cho Tổ Quốc Việt Nam yêu dấu
(Nơi xa) Họ là lực lượng nòng cốt của cách mạng Những người con trai, con
gái ấy đã hy sinh tuổi xuân của mình vì cuộc đấu tranh chung của dân tộc Những cô thanh niên xung phong đào đất, thông đường, lấp hố bom cho xe chạy; những anh trinh sát suốt ngày dán mắt vào ông kính đề quan sát và báo thông tin trong một hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt - núi đá vôi, núi trọc, chẳng
có một bóng cây, ban ngày nóng như rang, còn ban đêm thì lạnh và ẩm ghê người; những anh bộ đội phải luôn đối mặt với kẻ địch, với hiểm nguy Tuy nhiên những con người đó không bao giờ nao núng, run sợ Họ dũng cảm chiến đấu và sống vui vẻ, ấm cúng trong nghĩa tình đồng đội Đó còn là những người nông dân chất phác quanh năm chỉ biết có cày cấy, ruộng vườn nhưng khi có giặc giã lại hừng hực một tinh thần yêu nước mãnh liệt, quyết bám trụ với đất làng để chờ bộ đội gây dựng lại phong trào như bố con ông
Thức trong truyện ngắn Làng
Hòa bình lập lại, những người nông dân thuần phác lại trở thành lực lượng không thể thiếu trong công cuộc kiến thiết đất nước Việt Nam ngày một bền vững, tươi đẹp hơn Mặc dù quê hương đang bề bộn những lo toan, nhưng những con người ấy vẫn tràn đầy hào hứng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đầy khó khăn nhưng cũng không kém phần tự tin và hy