Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang………... Đóng góp của luận văn- Về mặt lý luận Đề tài góp phần hệ thống hóa một số vấn đề
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HOÀNG TRỌNG NGÔ
QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG NHA TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HOÀNG TRỌNG NGÔ
QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG NHA TRANG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS PHẠM MINH HÙNG
NGHỆ AN - 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học và đào tạo Trường Đại học Vinh, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Giáo dục, các nhà khoa học, các giảng viên giảng dạy những học phần chuyên ngành Quản lý giáo dục, những người đã dành cho chúng tôi những chỉ dẫn khoa học quý báu
Xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các đồng chí Trưởng phòng, Tổ trưởng Bộ môn, cán bộ quản lý và các giảng viên trường DBĐH Dân tộc Trung ương Nha Trang; gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Minh Hùng, người trực tiếp hướng dẫn đề tài và luôn tận tình chỉ dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, các nhà khoa học, các giảng viên và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn, kết quả nghiên cứu của luận văn được triển khai thực sự có hiệu quả trong thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……… ……….….………Trang 01
1 Lý do chọn đề tài ……… 01
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài ……… ………… 03
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 03
4 Giả thuyết khoa học ……… …… 03
5 Nhiệm vụ nghiên cứu………… … ………… 04
6 Phương pháp nghiên cứu …… ………… 04
7 Đóng góp của luận văn ……… ……… 05
8 Cấu trúc của luận văn ……… 05
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC
06 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 06
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài ………… 06
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước ……… ……… 07
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài……… ……… 11
1.2.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức ……… …… 11
1.2.2 Quản lý và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 16
1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh 20
1.3 Công tác giáo dục đạo đức học sinh trường Dự bị đại học Dân tộc 21
1.3.1 Mục đích, yêu cầu GDĐĐ cho học sinh trường DBĐH Dân tộc 21
1.3.2 Nội dung, phương pháp GDĐĐ cho học sinh trường DBĐH Dân tộc 21
1.3.3 Đánh giá kết quả GDĐĐ cho học sinh trường DBĐH Dân tộc 24
1.4 Một số vấn đề về quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Dự bị đại học Dân tộc 26
1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Dự bị đại học Dân tộc ……… 26
1.4.2 Nội dung, phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Dự bị đại học Dân tộc ……… 28
Trang 51.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh trường Dự bị đại học Dân tộc …… ……… 31
Kết luận chương 1 ……… ……… 34
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG NHA TRANG……… 35
2.1 Khái quát về trường DBĐH Dân tộc Trung ương Nha Trang……… 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển trường DBĐH Dân tộc Trung ương Nha Trang……… 35
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ trường DBĐH Dân tộc Trung ương Nha Trang……… 38
2.1.3 Chất lượng giáo dục trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang………… 41
2.1.4 Cơ sở vật chất - thiết bị trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang……… 45
2.2 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang……… 48
2.2.1 Giới thiệu chung về cuộc khảo sát……… 49
2.2.2 Kết quả khảo sát……… 50
2.3 Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang……… 57
2.3.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang……….………… 57
2.3.2 Thực trạng tổ chức, chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang……… 60
2.3.3 Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang……….……… 63
2.4 Nguyên nhân của thực trạng……… 66
2.4.1 Nhóm nguyên nhân chủ quan……… 67
2.4.2 Nhóm nguyên nhân khách quan……… 68
Kết luận chương 2 69
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC
Trang 6ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC
TRUNG ƯƠNG NHA TRANG……… 70
3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp……… 70
3.1.1 Bảo đảm tính mục tiêu……… 70
3.1.2 Bảo đảm tính thực tiễn……… 70
3.1.3 Bảo đảm tính khả thi……… 70
3.2 Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang……… 71
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết phải quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang………… 71
3.2.2 Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang một cách khoa học……… 76
3.2.3 Tổ chức tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang……… …… 80
3.2.4 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang……… 86
3.2.5 Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang……… 90
3.3 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất……… 93
3.3.1 Khái quát về quá trình thăm dò ý kiến 93
3.3.2 Kết quả thăm dò 93
Kết luận chương 3 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 100
1 Kết luận……… 100
2 Kiến nghị ……… 102
2.1 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 102
2.2 Với trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang 102
CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI………… 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 104
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIẾU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang……… 38Bảng 2.1: Tổng hợp chung về trình độ đội ngũ CBQL, giảng viên
và nhân viên phục vụ……… 40Bảng 2.2: Tổng hợp trình độ đội ngũ GV và GV kiêm nhiệm trực
tiếp giảng dạy ở các tổ Bộ môn……… 40Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả tuyển sinh và điểm trúng tuyển từ
2008 - 2009 đến 2012 - 2013……… 42Bảng 2.4: Kết quả xếp loại học tập của học sinh (từ 2008 - 2009
đến 2012 - 2013)……….……… 44 Bảng 2.5: Kết quả học sinh được phân phối vào ĐH, CĐ, TCCN, lưu
ban và trả về địa phương (từ 2008 - 2009 đến 2012 - 2013) …… 45 Bảng 2.6: Tổng hợp chung về CSVC có đến tháng 12/2013………… 46Bảng 2.7: Tổng hợp chung giá trị thiết bị, tài liệu, sách giáo khoa
sách nghiên cứu, tài liệu tham khảo từ 2009 đến 2013… 48Bảng 2.8: Nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện giáo dục
đạo đức cho HS 50Bảng 2.9: Nhu cầu giáo dục đạo đức của học sinh……… 51
Bảng 2.10: Kết quả xếp loại đạo đức của học sinh (từ 2008 - 2009
đến 2012 - 2013) ……… 52
Bảng 2.11: Những nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện tiêu cực về
đạo đức của học sinh……… ……… 54Bảng 2.12: Đối tượng và thời gian xây dựng kế hoạch giáo dục đạo
Trang 8đức cho học sinh ……… 59
Bảng 2.13: Thực trạng tổ chức, chỉ đạo quản lý công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh ……… 61Bảng 2.14: Hoạt động kiểm tra của cán bộ quản lý……… 63
Bảng 2.15: Mức độ kiểm tra kết quả công tác GDĐĐ học sinh……… 64
Bảng 2.16: Nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục đạo đức học sinh……… 66Bảng 3.1: Thăm dò sự cần thiết của các giải pháp quản lý công tác
GDĐĐ cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang ………… 94Bảng 3.2: Thăm dò tính khả thi của các giải pháp quản lý công tác
GDĐĐ cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang ………… 95Bảng 3.3: Mức độ tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của
các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh 97Biểu đồ 3.1: Biểu thị tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi củagiải pháp QL công tác GDĐĐ cho học sinh trường DBĐH Dân tộc
TW Nha Trang……… 98
Trang 9BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL, GV : Cán bộ quản lý, giảng viên
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GD, GDĐĐ : Giáo dục, giáo dục đạo đức
GV và HS : Giảng viên và học sinh
HS, HSSV : Học sinh, học sinh sinh viên
KHXH, KHTN : Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế, việc chuyểnđổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thịtrường đã làm cho nền kinh tế - xã hội đất nước phát triển mạnh, nhưngcũng có những mặt trái của nó Chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhữngthách thức không nhỏ, đó là: Làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ CNH -HĐH đất nước, đưa những thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới ápdụng vào nước ta, nhưng lại vừa phải giữ vững và phát huy những bản sắcvăn hóa dân tộc, những giá trị truyền thống tốt đẹp, quý báu của đất nước
và con người Việt Nam
Vì vậy, việc giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, có đủphẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế,trong đó, giáo dục đạo đức cho mỗi người Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đạođức cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng
Luật Giáo dục đã khẳng định mục tiêu giáo dục trong thời kỳ này là:
“Đào tạo con người Việt Nam, phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sứckhỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc vàCNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của côngdân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Như vậy,việc giáo dục phải đảm bảo phát triển toàn diện con người, tức là đảm bảo chocon người phát triển cả về đức và tài, trong đó vấn đề giáo dục đạo đức đượcđặt lên hàng đầu bởi đạo đức là “cái gốc” của con người
Ở nước ta hiện nay, một bộ phận thế hệ trẻ vẫn chưa theo kịp sự tiến bộcủa xã hội: các tệ nạn xã hội, các hành vi lệch chuẩn đạo đức, hành vi vi phạmpháp luật có chiều hướng gia tăng, làm xấu đi bộ mặt văn hóa - đạo đức củađất nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xã hội, làm mất trật tự trị an xã
Trang 11hội Nghị quyết Trung ương 2 khóa 8 đã nhận định: "một bộ phận sinh viên
có biểu hiện suy thoái về đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, sống theo lối thực dụng,thiếu hoài bão lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước" Vì vậy, vấn
đề GDĐĐ của thế hệ trẻ hiện nay đang trở thành mối quan tâm của toàn xãhội và đặt ra cho những người làm công tác giáo dục nói chung và nhữngngười làm công tác quản lý giáo dục nói riêng nhiệm vụ nặng nề, là phải giáodục thế hệ trẻ những phẩm chất đạo đức cách mạng đáp ứng yêu cầu sựnghiệp đổi mới đất nước
Trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang có nhiệm vụ tổ chức tuyểnchọn, bổ túc kiến thức, bồi dưỡng văn hóa cho học sinh người dân tộc thiểu
số có đủ trình độ vào học ĐH, CĐ để tạo nguồn cho các trường ĐH, CĐđào tạo cán bộ cho miền núi, vùng dân tộc Đối tượng tuyển sinh là họcsinh người dân tộc đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quyhoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề đã
dự thi tuyển sinh đại học hệ chính quy các khối A, A1, B, C, D (trừ cácngành năng khiếu) ngay năm đầu dự thi, nhưng không trúng tuyển, không
có môn nào bị điểm không (0), thì được xét tuyển vào học dự bị đại học tạitrường Khu vực tuyển sinh của trường tương đối rộng, bao gồm 7 tỉnh khuvực Duyên hải miền Trung từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận và 5 tỉnh TâyNguyên Trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang được Luật Giáo dục xếpvào loại hình các trường chuyên biệt, học sinh vào học tại đây hoàn toànđược hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước, được ở nội trú, thời gian họctương đối ngắn, chỉ hơn 8 tháng Đối tượng học sinh ở đây với rất nhiềudân tộc khác nhau, đa số đều sinh ra lớn lên và học phổ thông ở vùng sâu,vùng xa, vùng điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nên về nhận thức,hiểu biết về xã hội và pháp luật có nhiều hạn chế Phong tục tập quán củacác dân tộc cũng rất đa dạng; các hủ tục lạc hậu vẫn còn đè nặng trong
Trang 12đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc trong vùng Trong khi đó,các biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội có chiều hướng gia tăng và diễnbiến phức tạp, ảnh hưởng không tốt tới thanh niên, học sinh, sinh viên cácnhà trường Chính vì lẽ đó, trong những năm qua, trường DBĐH Dân tộc
TW Nha Trang đã rất quan tâm đến công tác GDĐĐ cho học sinh và đã thuđược một số kết quả nhất định, tuy nhiên cũng còn không ít hạn chế Điều
đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về phía biện pháp quản
lý Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang” để
nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải phápnâng cao hiệu quả quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh trường DBĐH Dântộc TW Nha Trang
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐHDân tộc
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trườngDBĐH Dân tộc TW Nha Trang
4 Giả thuyết khoa học
Hiệu quả quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh trường DBĐH Dân tộc
TW Nha Trang sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp
có cơ sở khoa học, có tính khả thi
Trang 135 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác giáo dục đạođức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức chohọc sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xâydựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thựctiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Để xử lý các số liệu các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó có nhận định,đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả nghiên cứu
Trang 147 Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận
Đề tài góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và khoa học vềgiáo dục đạo đức, công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường Dự bịđại học Dân tộc
- Về mặt thực tiễn
+ Đề tài đánh giá được thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đứccho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang
+ Đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi, hiệu quả
về quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trườngDBĐH Dân tộc TW Nha Trang phù hợp với tình hình cấp bách về đạo đứccuả học sinh hiện nay
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tàiđược chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh trường DBĐH Dân tộc.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang.
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Theo luận thuyết “Đức trị” lấy chữ “Tín” làm đầu của Khổng Tử - Nhogiáo, người lãnh đạo đất nước phải coi trọng 3 vấn đề: "Thứ - Phú - Giáo".Nghĩa là phải làm cho dân đông lên, dân đã đông phải làm cho dân giàu, khidân đã giàu phải dạy cho có giáo dục Điều này tương đồng với tinh thần Phậtdạy trong kinh Dược sư là: “Khi người ta đói thì cho cơm ăn áo mặc Đã no đủthì mới cho giáo pháp” Đó chính là kích thích để phát triển, người quản lý Nhànước phải có các chính sách văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, dân sinh … đểquần chúng nhân dân trăm họ thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh
Khổng Tử (551 - 479 TCN), nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Hoa cổđại cũng đề cao đức nhân đặt vào vị trí hàng đầu trong nội dung giáo dục conngười là “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, trong đó “ Nhân” - Lòng thương người - làyếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản nhất của con người Đứng trên lập trườngcoi trọng GDĐĐ, Khổng Tử có câu nói nổi tiếng truyền lại đến ngày nay
“Tiên học lễ, hậu học văn” [2, tr.15], [9]
Chủ nghĩa duy vật lịch sử giải thích rằng lịch sử phát triển của xã hộitrên toàn thế giới là lịch sử thay thế kế tiếp các hình thái kinh tế xã hội màthực chất là các phương thức sản xuất Các Mác (1818 - 1883) lập luận rằng:
“Lịch sử xã hội loài người trải qua 05 phương thức sản xuất tương ứng với 05hình thái kinh tế và 05 thời đại lịch sử: Cộng sản nguyên thủy, nô lệ, phongkiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”
Quan điểm của Các Mác đã mở ra bước ngoặt có tính cách mạng trongnhận thức của con người về phân chia các giai đoạn lịch sử Hơn nữa, Các
Trang 16Mác còn chỉ ra rằng sự biến đổi của xã hội và sự phát triển lịch sử bắt nguồn
từ hệ thống sản xuất, cơ cấu kinh tế của xã hội
Các Mác cho rằng đạo đức của con người thuộc về những năng lực tinhthần và nhờ chúng mà những năng lực thể chất có định hướng phát triển đúngđắn Mác đã khẳng định rằng “Trong lịch sử phát triển của XH loài người có
sự tồn tại quy luật đạo đức Vì đạo đức được nảy sinh, tồn tại, phát triển như
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của ngườicách mạng “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đức mới,đạo đức vĩ đại, nó không phải là danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chungcủa Đảng, của dân tộc, của loài người” [23, tr.377] Đạo đức cách mạng mà
Hồ Chí Minh quan tâm và đề cao không chỉ là đạo đức theo nghĩa thôngthường mà là khẳng định những giá trị đạo đức truyền thống, đồng thời tiếpthu phát triển tinh hoa đạo đức của nhân loại, đặc biệt là nội dung tư tưởngđạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập, rèn luyện đạo đức cách mạngkhông chỉ để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù của giai cấp và dân tộc màcòn để xây dựng chế độ xã hội mới Người nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xãhội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 17luôn quan tâm đến vấn đề GDĐĐ Người đã dạy: “Có tài mà không có đức làngười vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Theo Người,
“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là những phẩm chất đạo đức quantrọng cần được giáo dục cho mọi người, đặc biệt là cho các cán bộ Vì vậy,việc GDĐĐ cách mạng cho thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng và cấp thiết
Trong xã hội hiện đại, giáo dục và đào tạo ví như: “chiếc chìa khoávàng để mở cánh cửa đi vào tương lai” Một xã hội hiện đại là xã hội áp dụngcác thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ, trí tuệ để phát triển kinh tế, thựchiện mục tiêu xây dựng đất nước Tăng trưởng kinh tế cùng với những biếnđổi xã hội đã làm cho mức sống con người được nâng cao Giáo dục và Đàotạo đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minhcủa nhân loại Điều này càng thể hiện rõ trong thời đại của cuộc cách mạngkhoa học công nghệ ngày nay, tiềm năng trí tuệ trở thành động lực chính của
sự tăng tốc phát triển Giáo dục và đào tạo được coi là nhân tố tích cực tạonên nguồn nhân lực, quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia và sự thành đạtcho mỗi cá nhân trong cuộc sống của mình Vì thế phát triển giáo dục và đào
tạo đã trở thành “quốc sách hàng đầu” của nhiều quốc gia
Sự nghiệp CNH - HĐH của chúng ta đặt ra mục tiêu đến năm 2020nước ta về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp Nhân tố quyết định sựthắng lợi của công cuộc CNH - HĐH là nguồn lực con người Việt Nam đượcphát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nângcao Vì vậy, muốn đảm bảo tăng trưởng về kinh tế, giải quyết các vấn đề xãhội, củng cố quốc phòng an ninh, trước hết phải chăm lo việc phát triển nguồnlực con người, chuẩn bị lớp người lao động có phẩm chất và năng lực phù hợpvới yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới
Trong lĩnh vực khoa học quản lý giáo dục ở Việt Nam những nămqua đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận cũng như đề ra được các
Trang 18giải pháp quản lý có hiệu quả trong việc phát triển giáo dục và đào tạo Ví
dụ như: tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) trong cuốn “Những khái niệm
cơ bản về lý luận quản lý giáo dục” đã đề cập đến những khái niệm cơ bảncủa quản lý, QLGD và các đối tượng của khoa học QLGD; tác giả Đặng BáLãm - tác giả Phạm Thành Nghị trong tài liệu “Chính sách và kế hoạchphát triển trong quản lý giáo dục” đã phân tích khá sâu sắc về lý thuyết và
mô hình chính sách, các phương pháp lập kế hoạch giáo dục; Còn tác giả
Vũ Ngọc Hải - Trần Khánh Đức trong cuốn “Hệ thống giáo dục hiện đạitrong những năm đầu thế kỷ XXI” đã trình bày khá sâu sắc những quanđiểm, mục tiêu, giải pháp phát triển giáo dục và hệ thống giáo dục; tác giảPhạm Minh Hạc (1996) trong cuốn “Một số vấn đề về giáo dục và khoahọc giáo dục đã nêu vấn đề giáo dục toàn diện thế hệ trẻ
Mỗi công trình đề cập đến những khía cạnh khác nhau nhưng điểmchung nhất là khẳng định vai trò của quản lý trong phát triển giáo dục, pháttriển nguồn nhân lực
Đạo đức là cái gốc của con người, việc nghiên cứu về GDĐĐ, đặc biệt làGDĐĐ cho thế hệ trẻ đã được nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giớinghiên cứu
Với truyền thống của một nước Phương Đông như Việt Nam, vấn đề giáodục đạo đức cho thế hệ trẻ luôn được quan tâm chú ý
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về GDĐĐ cho học sinh, sinh viên
do các nhà khoa học thực hiện, có thể kể đến các công trình sau:
- Chuyên đề “Thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chínhtrị, lối sống cho thanh niên học sinh, sinh viên trong chiến lược phát triển toàndiện con người Việt Nam thời kỳ CNH - HĐH đất nước” của tác giả TrầnKiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng, Lưu Thu Thủy thực hiện năm 2001thuộc Chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước KHXH - 04 Công
Trang 19trình này đã chỉ ra bức tranh thực trạng rất phong phú, đa dạng về đạo đức, tưtưởng chính trị, lối sống của thanh niên học sinh THPT và sinh viên cáctrường đại học, cao đẳng với những mặt tích cực và hạn chế, yếu kém Đồngthời các nhà khoa học cũng đã đề xuất các giải pháp cụ thể để góp phần nângcao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống chothế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Cũng thuộc chương trình KHXH - 04, còn có đề tài khoa học “Chuẩnmực và giải pháp hình thành đạo đức con người Việt Nam thời kỳ CNH -HĐH” do tác giả Hà Nhật Thăng và các cộng sự thực hiện năm 2000 Kết quảnghiên cứu đề tài này là đã xác định được 5 nhóm chuẩn mực đạo đức cầngiáo dục cho các công dân Việt Nam và các giải pháp để giáo dục các chuẩnmực đạo đức đó một cách hiệu quả
Đề tài Khoa học và công nghệ cấp Bộ “Giáo dục giá trị đạo đức truyềnthống cho HS THPT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” do tác giả LưuThu Thủy làm chủ nhiệm (2003) đã xác định các giá trị đạo đức truyền thốngtốt đẹp của dân tộc cần được giáo dục cho HS THPT và nội dung, cách thức
tổ chức giáo dục cụ thể các giá trị này cho các em thông qua những mô hìnhhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể
Đề tài khoa học cấp Viện: “Tìm hiểu về GDĐĐ học sinh của một vàinước trên thế giới” chủ nhiệm đề tài tác giả Nguyễn Dục Quang (năm 2010) đãtìm hiểu kinh nghiệm GDĐĐ của một số nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, TháiLan và đề xuất hướng vận dụng vào Việt Nam…
Ngoài ra còn có các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu tới vấn đề giáodục đạo đức như:
- GD lòng nhân nghĩa cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay, Luận ánTiến sĩ, Nguyễn Xuân Thanh - năm 2009
Trang 20- GD hành vi đạo đức cho học sinh các lớp 4 và 5 qua hoạt động ngoạikhóa, Luận án Tiến sĩ, Vũ Minh Tuấn - năm 2012.
- Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ởtrung tâm giáo dục thường xuyên Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ, Luậnvăn Thạc sĩ, Nguyễn Đức Quân - năm 2007
- Biện pháp quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hộinhằm giáo dục đạo đức cho HS THPT các trường ngoài công lập TP Hà Nội,Luận văn Thạc sĩ, Nguyễn Thị Chiến - năm 2007
- Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinhtrung học phổ thông thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ,Nguyễn Thị Minh Huệ - năm 2013
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức
1.2.1.1 Đạo đức.
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là một hình thái ý thức xã hội đặcbiệt phản ánh các mối quan hệ hiện thực, bắt nguồn từ bản thân cuộc sống củacon người, của xã hội loài người Đạo đức được nảy sinh từ nhu cầu của xãhội, điều hòa và thống nhất mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích riêng,nhằm đảm bảo trật tự xã hội, khả năng phát triển xã hội và cá nhân để giảiquyết những mâu thuẫn đó, xã hội đề ra các yêu cầu dưới dạng những chuẩnmực giá trị được mọi người công nhận và được củng cố bằng sức mạnh củaphong tục, tập quán, dư luận và lương tâm…
Cuộc sống của mỗi người đòi hỏi phải ý thức được ý nghĩa, mục đíchhoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và cần làm gì trong tương lai.Những hoạt động đó bao giờ cũng có mối tương quan giữa cá nhân và cánhân, cá nhân và xã hội cho phép tới một giới hạn nhất định trong trật tựchung của cộng đồng, của dân tộc, nhằm đảm bảo cho tất cả các thành viên
Trang 21vươn lên một cách tích cực, tự giác trở thành động lực phát triển của xã hội.
Đó là những quy tắc, những chuẩn mực được con người tự giác thực hiệntrong hoạt động và để đánh giá con người có đạo đức hay không có đạo đức.Vậy đạo đức là gì?
Có nhiều khái niệm khác nhau về đạo đức, nhưng có thể nêu một sốkhái niệm tiêu biểu:
Theo Từ điển Triết học thì “Đạo đức là những quy tắc chung trong xãhội và hành vi của con người, quy định những nghĩa vụ của người này đối vớingười khác và đối với xã hội”
Theo I.A Ilina thì “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những quy tắc xã hội,những chuẩn mực và quy tắc hành vi của con người quyết định nghĩa vụ, thái
độ của con người với con người, con người với xã hội”
Theo tác giả Phạm Minh Hạc (1986) thì “ Đạo đức là một hình thái ýthức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điềuchỉnh cách đánh giá hành vi ứng xử của con người trong quan hệ với nhau vàquan hệ với xã hội, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, sức mạnh truyềnthống và sức mạnh dân tộc.”
Còn theo Trần Đăng Sinh - Nguyễn Thị Thọ (2008) thì: Đạo đức là mộthình thái xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội điềuchỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan
hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống vàsức mạnh của dư luận xã hội
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thốngcác quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội [37]
Dưới góc độ giáo dục học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặcbiệt, bao gồm một hệ thống các quan niệm về cái thực, cái có mối quan hệ củacon người với con người [38]
Trang 22Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm đạo đức
theo nghĩa rộng, cụ thể là: Đạo đức là hệ thống các các quy tắc, chuẩn mực
xã hội quy định nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vi của con người trong mối quan hệ với bản thân, với người khác, với cộng đồng, với công việc và với môi trường tự nhiên.
Với tư cách là một hình thái xã hội, đạo đức có quan hệ mật thiết vớicác hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, pháp luật, tôn giáo,…
Đạo đức quan hệ với chính trị: Tư tưởng chính trị của một thế chế xã
hội là hệ thống quan điểm tư tưởng thể hiện lợi ích cơ bản của một giai cấpnhất định, xác định những nội dung và hình thức hoạt động của Nhà nước vềmặt đối nội cũng như đối ngoại Vì vậy tư tưởng chính trị có ảnh hưởng mạnh
mẽ đối với các hình thái ý thức xã hội khác: khoa học, nghệ thuật, phápquyền, đạo đức và phản ánh cơ sở kinh tế xã hội
Thời cổ đại Arixtot đã nói rằng: “nhiệm vụ của đạo đức là tác độngthuận lợi đối với hạnh phúc xã hội, còn chính trị khoa học có tính chất quyếtđịnh tính chất và nội dung của đạo đức”
Henvechuyt cũng khẳng định “Đạo đức học sẽ không có nội dung nếukhông hòa lẫn vào chính trị và pháp chế”
Dưới chế độ XHCN, tư tưởng chính trị và nội dung đạo đức có mốiquan hệ thống nhất với lợi ích chung của cả dân tộc, song đối với cá nhân cóthể hòa nhập, để khắc phục cần phải sử dụng các biện pháp đấu tranh phêbình và tự phê bình để khai thông sự hài hòa giữa hai yếu tố đó trong sự pháttriển nhân cách
Đạo đức quan hệ với pháp luật: trước hết đạo đức và pháp luật cùng có
một mục đích và nhiệm vụ nhằm điều chỉnh đánh giá tất cả những hành vi,hoạt động của con người, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội,với tự nhiên và với chính bản thân mình Chúng có chung một mục đích là
Trang 23hướng con người làm điều thiện, chống điều ác, đem lại cuộc sống bình yêncho cá nhân và xã hội.
Nhưng đạo đức và pháp luật có những điểm khác nhau: pháp luật điềuchỉnh và đánh giá thái độ hành vi cách ứng xử của con người bằng một hệthống luật định do Nhà nước ban hành và được cụ thể bằng văn bản, đạo luật
và sức mạnh cưỡng chế buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân thủ Đạođức điều chỉnh đánh giá thái độ, hành vi, cách ứng xử cá nhân bằng sức mạnhcủa lương tâm và dưới tác động của dư luận xã hội
Đạo đức quan hệ với tôn giáo: Đạo đức và tôn giáo thống nhất với
nhau ở chỗ định hướng cho con người làm điều thiện, tránh điều ác nhưng nộidung cốt lõi của vấn đề hướng thiện trong tôn giáo chính là lòng tin vào lựclượng siêu nhiên, đấng tối cao (thượng đế, trời, phật, chúa trời, )
Khi nghiên cứu vấn đề đạo đức có rất nhiều quan điểm khác nhau vềnguồn gốc, bản chất của nó Có người cho rằng nguồn gốc của đạo đức là từtôn giáo Có học giả lại cho rằng nguồn gốc của đạo đức là từ siêu nhiên, tức
là do định đoạt từ trước của lực lượng siêu nhiên Bản chất đạo đức của mỗi
cá nhân (thiện, ác) đều do trời định sẵn, con người không thể thay đổi
Cũng có học giả lại cho rằng con người là một thước thử tự nhiên, tiếnhóa từ động vật, mang “bản chất động vật” nhưng chuyển sang con người thìmang “bản chất cá nhân’ Bản năng có ý nghĩa vĩnh viễn, đó là cơ sở “đạođức vị kỷ”…
Các quan điểm trên đều không có cơ sở khoa học, mang nhiều màu sắcduy tâm hoặc theo quan điểm tiến hóa máy móc tầm thường, không duy vậtbiện chứng
Theo quan điểm Mác-Lênin “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội cónguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội Đạo đức là mộthình thái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội Vì vậy
Trang 24tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội (đạo đức) cũng thay đổi theo Và nhưvậy đạo đức xã hội luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc” [38].
Vấn đề phức tạp ở chỗ các tiêu chuẩn đạo đức kết tinh tất cả nhữngđiều giá trị nhất mà loài người đã tích lũy trong quá trình phát triển của nềnvăn hóa nhân loại Đạo đức dường như phản ánh thế giới tinh thần của loàingười, phản ánh trình độ văn minh của con người
Đạo đức giúp cho việc điều chỉnh những mối quan hệ hiện có giữanhững con người Thế mà những mối quan hệ đó lại phụ thuộc nhiều vào đặcđiểm của chế độ xã hội Đạo đức bao giờ cũng mang tính giai cấp NhưV.I.Lênin đã đánh giá đạo đức cộng sản đã chỉ rõ: “chúng ta nói rằng: Đạođức - đó là những gì góp phần phá bỏ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phầnđoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sángtạo ra xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa” [5]
Các giá trị đạo đức truyền thống tồn tại và phát triển trong xã hội hiệnđại dưới các phạm trù, các cặp phạm trù:
- Thiện và ác
- Có lương tâm và bất lương
- Có trách nhiệm và vô trách nhiệm
- Hiếu nghĩa và bất nghĩa, bất hiếu
Trang 25- Lòng dũng cảm, anh hùng
Đạo đức XHCN được thể hiện cụ thể trong nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mựcsau:
- Yêu nước, yêu CNXH
- Yêu lao động và có thái độ lao động XHCN
- Có tinh thần tập thể, ý thức lao động cộng đồng và tính đoàn kết
kỷ luật
- Tinh thần nhân đạo XHCN
- Có tinh thần quốc tế vô sản trong thời đại mới
- Nếp sống văn minh
1.2.1.2 Giáo dục đạo đức.
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động của chủ thể giáo dục tới đốitượng giáo dục để hình thành cho họ ý thức đạo đức; tình cảm, niềm tin đạođức; và quan trọng hơn cả là hình thành cho họ hành vi và thói quen đạo đức.GDĐĐ về bản chất là qúa trình biến hệ thống chuẩn mực, giá trị đạo đức xãhội thành đòi hỏi bên trong, thành tình cảm, niềm tin, nhu cầu, hành vi và thóiquen đạo đức của đối tượng giáo dục
Bản chất của quá trình GDĐĐ cho học sinh sinh viên là quá trình tổchức cuộc sống, tổ chức hoạt động và giao lưu nhằm giúp HSSV có nhận thứcđúng, có thái độ và hành vi, thói quen phù hợp chuẩn mực đạo đức, là quátrình chuyển hóa một cách tích cực, tự giác những chuẩn mực đạo đức xã hộithành nhận thức, thái độ, hành vi và thói quen đạo đức các em
1.2.2 Quản lý và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
1.2.2.1 Quản lý.
Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm, để thực hiện mụctiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì cách quản lý
Trang 26đã là một yếu tố cần thiết để đảm bảo sự phối hợp của những cá nhân Vìchúng ta ngày càng dựa vào sự nỗ lực chung, nhiều nhóm có tổ chức trở nênrộng lớn hơn, cho nên nhiệm vụ quản lý ngày càng quan trọng Hoạt độngquản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động, mục đích của hoạt động quản lýnhằm tăng năng suất lao động, cải tạo cuộc sống Để đạt được mục tiêu trên
cơ sở kết hợp các yếu tố con người, phương tiện thì cần có sự tổ chức vàđiều hành chung, đó chính là quá trình quản lý Trải qua quá trình phát triển,cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ tổ chức và quản lý cũng đượctừng bước nâng lên
Hiện nay có nhiều quan niệm về quản lý Trong tác phẩm “Những vấn đềcốt yếu của quản lý”, tác giả người Mỹ H.Kootz đã đưa ra khái niệm “Quản lý
là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằmđạt được mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hìnhthành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đíchcủa nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất Với
tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật; còn kiến thức có tổ chức
về quản lý là một khoa học”
Theo tác giả Bùi Minh Hiền (2006): “Quản lý là sự tác động có tổ chức
có hướng đích của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, song có thể khái quát: Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm bảo đảm cho sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý.
* Chức năng quản lý
Trang 27Chức năng quản lý là nội dung, phương thức hoạt động cơ bản mà nhờ
nó chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý thông qua quá trình quản lýnhằm thực hiện mục tiêu quản lý
Các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý tuy chưa thật đồngnhất, về cơ bản các nhà khoa học đều khẳng định 4 chức năng quản lý cơ bản
đó là: Chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo điềuhành và chức năng kiểm tra đánh giá
- Chức năng lập kế hoạch: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá
trình quản lý Từ trạng thái xuất phát của hệ thống, căn cứ vào mọi tiềm năng
đã có và sẽ có, dự báo trạng thái kết thúc của hệ, vạch rõ mục tiêu, nội dunghoạt động và các biện pháp lớn nhỏ nhằm đưa hệ thống đến trạng thái mongmuốn
- Chức năng tổ chức: Là giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch đã được
xây dựng Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, bộ phận nhằmđạt được mục tiêu của kế hoạch Nếu người quản lý biết cách tổ chức có hiệuquả, có khoa học thì sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể Lê Nin đã khẳngđịnh: “Liệu một trăm có mạnh hơn một ngàn hay không? Có chứ! Khi mà mộttrăm được tổ chức lại Tổ chức sẽ nhân sức mạnh lên mười lần”
- Chức năng chỉ đạo: Là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế
hoạch, là phương thức tác động của chủ thể quản lý, điều hành mọi việc nhằmđảm bảo cho hệ vận hành thuận lợi Chỉ đạo là biến mục tiêu quản lý thànhkết quả, biến kế hoạch thành hiện thực
- Chức năng kiểm tra: Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ quản lý.
Giai đoạn này làm nhiệm vụ là đánh giá, kiểm tra, tư vấn, uốn nắn, sửa chữa
… để thúc đẩy hệ vận hành đạt được những mục tiêu, dự kiến ban đầu vàviệc bổ sung điều chỉnh và chuẩn bị cho việc lập kế hoạch tiếp theo
* Bản chất của hoạt động quản lý
Trang 28Theo tác giả Bùi Minh Hiền (2006):
- “Quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động
- Quản lý là một nghệ thuật tác động vào hệ thống có hướng đích, cómục tiêu xác định
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đốitượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắtbuộc
- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người
- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp vớiquy luật khách quan
- Quản lý xét về mặt công nghệ là xử lý thông tin
- Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý vàngược lại” [22]
Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điềutiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền.Biểu hiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điềuphối, kiểm tra, kiểm soát Hướng được sự chú ý của con người vào mộthoạt động nào đó; điều tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạtđộng bộ phận
Như vậy: “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệthuật Quản lý là một hệ thống mở mà bản chất của nó là sự phối hợp các nỗlực của con người thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý Hoạtđộng quản lý vừa có tính chất khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa cótính pháp luật Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi, …chúng là những mặtđối lập trong một hệ thống nhất Đó là biện chứng và bản chất của hoạtđộng quản lý”
Trang 291.2.2.2 Quản lý công tác giáo dục đạo đức.
Quản lý công tác GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lýtới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu GDĐĐ
Về bản chất, đó là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lýđến đối tượng quản lý trong quá trình giáo dục đạo đức nhằm thực hiện cóhiệu quả mục tiêu giáo dục đạo đức đề ra
1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
1.2.3.1 Giải pháp.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm Từ điểnhọc, HN-ĐN, Hoàng Phê (cb), (1995) thì giải pháp là “Phương pháp giảiquyết một vấn đề cụ thể nào đó”
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin,Nguyễn Như Ý (cb) (2005) thì giải pháp là “cách giải quyết một vấn đề”
1.2.3.2 Giải pháp quản lý
Từ khái niệm về giải pháp, về quản lý, chúng ta có thể hiểu: Giải phápquản lý là cách thức tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều hành của chủ thể quản lýđối với đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra
1.2.3.3 Giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Giải pháp quản lý giáo dục đạo đức là cách thức tổ chức thực hiện, chỉđạo, điều hành của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý trong quá trìnhgiáo dục đạo đức nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức đề ra
Như vậy, trong luận văn này, giải pháp quản lý công tác giáo dục đạođức cho học sinh Trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang được hiểu là cáchthức tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng đối với các giảng
Trang 30viên, cán bộ, chuyên viên và học sinh nhà trường trong công tác giáo dục đạođức cho học sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức đề ra.
1.3 Công tác giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc
1.3.1 Mục đích, yêu cầu giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc
1.3.1.1 Mục đích giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh phải nhằm thực hiện mục đích: Giúpcho mỗi học sinh có nhận thức đúng đắn về các giá trị, chuẩn mực đạo đức xãhội; biết hành động theo các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, công bằng vànhân ái, biết sống, biết hy sinh vì mọi người, vì sự phồn vinh của đất nước và
vì sự tiến bộ của xã hội Đồng thời biết đấu tranh phê phán với những quanniệm, thái độ, hành vi sai trái, những thói hư tật xấu đi ngược lại với các giátrị, chuẩn mực đạo đức xã hội
1.3.1.2 Yêu cầu giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc
- Hình thành cho học sinh nhận thức, nhu cầu, động cơ, tình cảm đạođức phù hợp với nền đạo đức mới, đạo đức XHCN
- Xây dựng hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mựccủa xã hội, tạo lập cho đối tượng giáo dục ý chí đạo đức vững vàng, thểhiện trong hoạt động hàng ngày như học tập, lao động và quan hệ vớingười xung quanh
1.3.2 Nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Có tài mà không có đức là người vôdụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Vì vậy, việc giáo dụcđạo đức cho học sinh là cần thiết và phải đi đôi với việc trang bị tri thức khoahọc cho các em Hơn nữa, dù ở thời đại nào nguồn nhân lực cũng luôn là yếu
tố quan trọng nhất quyết định sức mạnh của một quốc gia Học sinh DBĐH
Trang 31cũng như sinh viên năm đầu của các trường ĐH, CĐ, cũng là một lực lượng
để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của những năm tới, quyết định sựthành công của sự nghiệp đổi mới đất nước Do vậy, giáo dục đạo đức chohọc sinh là một việc làm hết sức cần thiết
1.3.2.1 Nội dung giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc
Nội dung giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc nhằmtrang bị cho các em những hiểu biết và niềm tin về các chuẩn mực và quy tắcđạo đức, giáo dục ý thức và lối sống cá nhân, ý thức về các mối quan hệ tronggia đình, trong tập thể và ngoài xã hội, giáo dục ý thức về lao động sáng tạo,
về nghĩa vụ lao động và bảo vệ Tổ Quốc…
Theo tác giả Phạm Minh Hạc (1986) thì chuẩn mực đạo đức của conngười Việt Nam thời kỳ CNH - HĐH gồm năm nhóm phản ánh các mối quan
hệ chính mà con người phải giải quyết:
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị như:
Có lý tưởng XHCN, có tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước, tựcường, tự hào dân tộc, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước
- Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự hoàn thiện bản thân như: tự
trọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hướng thiện,biết kiềm chế, biết hối hận v.v…
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người: Nhân
nghĩa, hiếu đế, khoan dung, vị tha, hợp tác, bình đẳng, lễ độ, tôn trọng mọingười, thủy chung giữ chữ tín
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ đối với công việc đó là: Trách
nhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết v.v…
- Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống như: Xây
dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên, xâydựng xã hội dân chủ bình đẳng… Mặt khác có ý thức chống lại những hành
Trang 32vi gây tác hại đến con người, môi trường sống, bảo vệ hòa bình, bảo vệ vàphát huy truyền thống văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Như vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộckhông chỉ yêu cầu nắm vững các kiến thức về giáo dục mà quan trọng hơn làphải có kỹ năng vận dụng, thực hiện các nội dung và có thái độ tích cực khitiếp nhận và thực hiện các nội dung đó
1.3.2.2 Phương pháp GDĐĐ học sinh trường DBĐH Dân tộc
Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức tác động của nhà giáo dụclên đối tượng giáo dục, để hình thành cho đối tượng giáo dục những chuẩnmực đạo đức cần thiết và phù hợp với nền đạo đức xã hội
Phương pháp giáo dục đạo đức gồm các nhóm phương pháp sau:
- Nhóm phương pháp thuyết phục: Là nhóm phương pháp tác động vào
mặt nhận thức và tình cảm của con người để hình thành cho họ ý thức, thái độtốt đẹp đối với cuộc sống Nhóm này bao gồm các phương pháp khuyên giải,tranh luận, nêu gương
- Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động: Là đưa con người vào hoạt
động thực tiễn để thực hành, rèn luyện tạo nên hành vi thói quen đạo đức Nóphù hợp với nguyên tắc hình thành và phát triển tâm lý cá nhân Muốn hìnhthành hành vi đạo đức cho sinh viên cần tổ chức các hoạt động tập thể, thựctiễn phong phú, đa dạng, lôi cuốn họ tham gia, trên cơ sở đó tạo cơ hội để họluyện tập thực hành vận dụng, hình thành hành vi và thói quen đạo đức
- Nhóm phương pháp kích thích hành vi: Nhằm tác động vào mặt tình
cảm của đối tượng giáo dục, tạo ra động cơ thúc đẩy các hành vi tích cực,đồng thời giúp những người có khuyết điểm nhận ra và khắc phục những sailầm Nhóm này gồm các phương pháp khen thưởng, trách phạt, thi đua…Đối tượng học sinh DBĐH nhìn chung có trình độ nhận chỉ ở mức trungbình, nhưng các em mang bản chất thật thà, chất phác, ham học hỏi nên việc
Trang 33sử dụng nhóm phương pháp thuyết phục sẽ có tác động lôi cuốn nếu chủ thể
là những nhà giáo dục sư phạm có năng lực và uy tín nắm vững được tâm lýhọc sinh và biết làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
Phương pháp giáo dục đạo đức rất đa dạng Nhà giáo dục và quản lýgiáo dục cần phải vận dụng linh hoạt cho phù hợp với mục đích, đối tượngđặc thù và những tình huống cụ thể
1.3.3 Đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh trường DBĐH Dân tộc
1.3.3.1 Mục đích đánh giá
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức HS trường DBĐH Dân tộc nhằm:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc học tập, tudưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng sống và các mặt kháccủa nhân cách
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý học sinh trongnhà trường
- Làm căn cứ để đánh giá và xếp loại rèn luyện đạo đức học sinh trongtừng học kỳ, cuối năm học; ưu tiên để lựa chọn ngành, trường vào học ĐH,
CĐ và các phần thưởng khác
1.3.3.2 Nội dung đánh giá
Nội dung đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh trường DBĐHDân tộc được dựa trên Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinhviên các cơ sở GDĐH và trường TCCN hệ chính quy ban hành theo Quyếtđịnh số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, nội dung đánh giá cụ thể:
- Ý thức học tập (khung điểm đánh giá từ 0 đến 30 điểm);
Trang 34- Ý thức kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường (khungđiểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm)
- Ý thức tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, hoạt động chính trị - xãhội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội (khung điểmđánh giá từ 0 đến 20 điểm)
- Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng (khung điểm đánh giá
từ 0 đến 15 điểm)
- Ý thức, kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức kháctrong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện củasinh viên (khung điểm đánh giá từ 0 đến 10 điểm)
Điểm rèn luyện của học sinh sau mỗi học kỳ bằng tổng số điểm đánhgiá ở tất cả các mặt nêu trên
1.3.3.3 Hình thức đánh giá
Việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của từng học sinh được tiếnhành theo từng học kỳ và cả năm học phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá,trung bình khá, trung bình, yếu, kém
Kết quả điểm rèn luyện được tính theo thang điểm cụ thể như sau:
Từ 90 đến 100 điểm, xếp loại Xuất sắc,
Từ 80 đến dưới 90 điểm, xếp loại Tốt,
Từ 70 đến dưới 80 điểm, xếp loại Khá,
Từ 60 đến dưới 70 điểm, xếp loại Trung bình khá,
Từ 50 đến dưới 60 điểm, xếp loại Trung bình,
Từ 30 đến dưới 50 điểm, xếp loại Yếu,
Dưới 30 điểm, xếp loại Kém,
Những học sinh bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên xếp loại rèn luyệnkhông vượt quá loại trung bình
Trang 35Học sinh nghỉ học tạm thời, khi được nhà trường xem xét cho học tiếpthì thời gian nghỉ học không tính điểm rèn luyện.
Điểm rèn luyện của năm học là trung bình cộng của điểm rèn luyện cáchọc kỳ của năm học đó
Đối với học sinh học DBĐH Dân tộc vì thời gian chỉ trong một nămhọc nên việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức toàn khóa cũng chính là kếtquả rèn luyện đạo đức của năm học Điều này cơ bản khác với các trường
mô hình chỉ dựa trên ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân và tập thể nên chưamang lại hiệu quả như yêu cầu đặt ra của nhà trường, xã hội
Giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh dân tộc là một trong nhữngcông tác khó khăn bởi nhận thức về xã hội, nhận thức về chuẩn mực đạo đứccủa các em bị giới hạn trong môi trường sống, môi trường giáo dục ở cácvùng miền khác biệt so với thành phố, đô thị Vì thế, việc giáo dục đạo đứccho học sinh ở trường DBĐH Dân tộc cần được chuyển hóa và được biến đổitương thích với những mục tiêu chuyên biệt của nhà trường
Với đặc thù đó, giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường DBĐH Dântộc đã khắc phục được cách hiểu giáo dục đạo đức chủ yếu thông qua một
Trang 36môn học Nhà trường đã thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh thông quatoàn thể các môn học, qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và qua sinh hoạthàng ngày Chương trình giáo dục đạo đức khung được xây dựng trên nềntảng luật pháp quốc gia, với bộ tiêu chuẩn mà tất cả các loại hình trường từcông lập đến tư thục đều phải thực hiện.
Cụ thể việc thực hiện giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động đặcbiệt và hoạt động hàng ngày như sau:
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp gồm: các hoạt động trong giờ tự học củahọc sinh ở KTX, học lớp hướng dẫn ôn tập của Chi đoàn Giáo viên; hoạt độngvăn nghệ, thể dục thể thao của Đoàn Thanh niên theo định kỳ, nhân các ngày
lễ lớn; hoạt động tình nguyện do Đoàn cấp trên phát động, các hoạt động xãhội khác như: hiến máu nhân đạo; bảo vệ môi trường; tuyên truyền phòngchống đại dịch HIV/AIDS v.v…)
- Hoạt động hàng ngày được xem như phương tiện giáo dục đạo đức.Các em học sinh đều phải tham gia lau dọn lớp học, phòng ở KTX hàngtuần, giữ gìn vệ sinh trong môi trường học tập, sinh hoạt Việc giao tiếp,ứng xử trong học tập, sinh hoạt với bạn học, với thầy cô giáo, cán bộ viênchức của các em học sinh cần phải được chỉ bảo, hướng dẫn và uốn nắn kịpthời
Những việc làm trên không những tạo ra một môi trường và bầu khôngkhí học tập, rèn luyện tốt mà còn giáo dục cho học sinh nhiều mặt như giá trịlao động, kỹ năng sống, kỹ năng lao động, tinh thần hợp tác, đoàn kết tronglao động, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật; biết thương yêu, chia sẻ và giúp
đỡ lẫn nhau Nhờ vậy, các em học được đạo lý làm người, giá trị của cuộcsống và cách trân trọng cuộc sống
Để có thể tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh, mỗi cá nhân, tổchức trong nhà trường phải được quán triệt về mục tiêu, nhiệm vụ, phươngpháp tiến hành; những chuẩn mực đạo đức của gia đình, nhà trường và xã
Trang 37hội; quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh Đồng thời, giáo dục đạođức cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và đồng bộ Có
sự phân công, phân cấp cho các cấp lãnh đạo trong nhà trường cùng thựchiện nhiệm vụ chung dưới sự chỉ đạo của cấp lãnh đạo cao nhất mới manglại hiệu quả
Như vậy, cần thiết phải có sự quản lý công tác giáo dục đạo đức chohọc sinh trường DBĐH Dân tộc trên cơ sở thống nhất mục tiêu, kế hoạch,phương hướng thực hiện; đồng thời có kiểm tra, đánh giá; có tuyên dương,khen thưởng; có phê bình, kỷ luật
Hiện nay, hơn lúc nào hết toàn Đảng, toàn dân ta đang coi trọng giáodục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong học sinh, sinh viên Kếthừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng đểkhắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong học sinh, sinh viên; làmlành mạnh nền tảng đạo đức xã hội, góp phần quan trọng trong việc giữ vững
sự ổn định chính trị, xã hội; tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả,bền vững của đất nước Vì thế, quản lý công tác giáo dục đạo đức cho họcsinh ở trường DBĐH Dân tộc trở thành yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết của cán
bộ làm công tác quản lý trong nhà trường
1.4.2 Nội dung, phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc
1.4.2.1 Nội dung quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc.
- Quản lý nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục đạo đức của đội ngũ giảng viên, cán bộ làm công tác này.
Tăng cường bồi dưỡng nhận thức cũng như chuyên môn nghiệp vụ chođội ngũ làm công tác quản lý giáo dục đạo đức, thường xuyên có những buổi
Trang 38tọa đàm, trao đổi những phương hướng, cách làm một cách tốt nhất với côngtác quản lý giáo dục đạo đức trong đội ngũ cán bộ quản lý.
- Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.
Việc lập kế hoạch giáo dục đạo đức, với những hoạt động giáo dục cụ
thể, chi tiết cho học sinh và phải được quản lý một cách chặt chẽ, việc lập kếhoạch phải được làm từ đầu năm học và có thể điều chỉnh sau mỗi học kỳ,nếu thấy cần thiết
- Quản lý việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh
Quản lý việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh là công
cụ góp phần vào công tác đánh giá kết quả phấn đấu học tập và rèn luyện củahọc sinh trong từng kỳ học cũng như cả năm học
- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Quản lý cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ cho quá trìnhgiáo dục đạo đức cho học sinh cũng là một nội dung quản lý quan trọng gópphần thực hiện thành công mục tiêu giáo dục đạo đức cho các em
- Quản lý việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Việc phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục đạo đức cần phải đượcquản lý một cách cụ thể, có hệ thống, phải đưa ra phương hướng và cách làm
cụ thể để tăng phần hiệu quả của công tác này
1.4.2.2 Phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trường DBĐH Dân tộc.
Các phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh làtổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lýlên đối tượng quản lý và khách thể quản lý để đạt được mục tiêu quản lý đề
Trang 39ra Do đó, trong quản lý công tác GDĐĐ học sinh trường DBĐH Dân tộcngười ta sử dụng những phương pháp sau đây:
- Phương pháp tâm lý xã hội: Là phương pháp mà chủ thể quản lý tác
động về mặt tâm lý, tinh thần vào đối tượng quản lý nhằm động viên học sinhtính chủ động, tích cực, tự giác của mọi người đảm bảo mối quan hệ thân áihợp tác cùng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ Tạo ra sự thỏa mãn tinh thầntrong từng người và trong tập thể sư phạm Muốn như vậy, Hiệu trưởng phải
đi sâu nghiên cứu đặc điểm tâm lý - nhân cách của GV và HS, những yêu cầu
về đạo đức, nghề nghiệp, hứng thú, những phẩm chất ý chí thuộc các lứa tuổikhác nhau,…để có những biện pháp tác động thích hợp đối với GV Hiệutrưởng cần chú ý các mối quan hệ trong nhà trường, xây dựng bầu không khíđoàn kết, thân ái và cùng nhau thực hiện nhiệm vụ
- Phương pháp tổ chức hành chính: là phương pháp tác động trực tiếp
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết địnhquản lý Phương pháp này, là phương pháp tối cần thiết trong công tác quản
lý, nó được xem như những giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nề nếp duy trì
kỷ luật trong nhà trường, buộc CBQL, GV, nhân viên và HS làm tốt nhiệm vụcủa mình đưa phong trào nhà trường đi lên
- Phương pháp kinh tế: là phương pháp tác động gián tiếp đến đối
tượng quản lý trên cơ sở những cơ chế kích thích tạo ra sự quan tâm nhất định
về lợi ích vật chất để đối tượng quản lý điều chỉnh hành động và tích cựctham gia hoạt động một cách có hiệu quả Tuy nhiên cũng cần chú ý:
+ Việc thiết lập các chế độ, chính sách khuyến khích, kích thích vậtchất cần kết hợp với phương pháp hành chính tổ chức trong việc xác định cácđịnh mức, tiêu chuẩn, chỉ tiêu
+ Việc vận dụng phương pháp kinh tế cần thận trọng, một mặt đểkhuyến khích lao động của GV, mặt khác cũng phải đảm bảo uy tín sư phạmcủa GV và của nhà trường
Trang 40Trong các phương pháp trên, không có phương pháp nào có tính vạnnăng, mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm của nó Cho nên,
HT không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào, người quản lý cần tùytheo tình huống cụ thể cần nắm vững và vận dụng ưu thế cũng như hạn chế tối
đa nhược điểm của từng phương pháp, kết hợp vận dụng một cách khéo léo,mềm dẻo, linh hoạt nhằm đạt kết quả cao nhất trong công tác GDĐĐ cho HS
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc
1.4.3.1 Các yếu tố chủ quan.
- Phẩm chất đạo đức của Hiệu trưởng:
Trong quản lý giáo dục đạo đức, thì phẩm chất đạo đức của ngườihiệu trưởng là yếu tố rất quan trọng, nếu phẩm chất của người Hiệu trưởngkhông tốt thì việc quản lý, và giáo dục đạo đức cho học sinh rất khó thể đạtđược kết quả
- Nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh:
Nếu không nhận thức được tầm quan trọng của quản lý giáo dục đạođức, từ đó người Hiệu trưởng sẽ không hoặc ít quan tâm đến việc quản lý chỉđạo thực hiện công tác này
- Năng lực quản lý của Hiệu trưởng:
Nếu năng lực quản lý của Hiệu trưởng yếu kém thì chắc chắn việc quản
lý sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành các mục tiêu đề ra
- Đặc điểm và nhu cầu giáo dục của học sinh nhà trường:
Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải phù hợp vớiđặc điểm và nhu cầu giáo dục của học sinh, có như vậy mới thành công, mớithu hút được sự tham gia của các em, mới cảm hóa được các em