8. Cấu trúc của luận văn
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
sinh trường DBĐH Dân tộc
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý công tác giáo dục đạo đức cho họcsinh trường DBĐH Dân tộc sinh trường DBĐH Dân tộc
Hiện nay, trong trường DBĐH Dân tộc, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chủ yếu được lồng ghép trong các môn học trên lớp, (đặc biệt là trong môn Giáo dục công dân, Lịch sử…), trong hoạt động của Đoàn Thanh niên và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Điều đó có nghĩa: việc giáo dục đạo đức cho học sinh thuộc về trách nhiệm của mỗi giáo viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Tuy nhiên, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh theo mô hình chỉ dựa trên ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân và tập thể nên chưa mang lại hiệu quả như yêu cầu đặt ra của nhà trường, xã hội.
Giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh dân tộc là một trong những công tác khó khăn bởi nhận thức về xã hội, nhận thức về chuẩn mực đạo đức của các em bị giới hạn trong môi trường sống, môi trường giáo dục ở các vùng miền khác biệt so với thành phố, đô thị. Vì thế, việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường DBĐH Dân tộc cần được chuyển hóa và được biến đổi tương thích với những mục tiêu chuyên biệt của nhà trường.
Với đặc thù đó, giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường DBĐH Dân tộc đã khắc phục được cách hiểu giáo dục đạo đức chủ yếu thông qua một
môn học. Nhà trường đã thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua toàn thể các môn học, qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và qua sinh hoạt hàng ngày. Chương trình giáo dục đạo đức khung được xây dựng trên nền tảng luật pháp quốc gia, với bộ tiêu chuẩn mà tất cả các loại hình trường từ công lập đến tư thục đều phải thực hiện.
Cụ thể việc thực hiện giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động đặc biệt và hoạt động hàng ngày như sau:
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp gồm: các hoạt động trong giờ tự học của học sinh ở KTX, học lớp hướng dẫn ôn tập của Chi đoàn Giáo viên; hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của Đoàn Thanh niên theo định kỳ, nhân các ngày lễ lớn; hoạt động tình nguyện do Đoàn cấp trên phát động, các hoạt động xã hội khác như: hiến máu nhân đạo; bảo vệ môi trường; tuyên truyền phòng chống đại dịch HIV/AIDS v.v…).
- Hoạt động hàng ngày được xem như phương tiện giáo dục đạo đức. Các em học sinh đều phải tham gia lau dọn lớp học, phòng ở KTX hàng tuần, giữ gìn vệ sinh trong môi trường học tập, sinh hoạt. Việc giao tiếp, ứng xử trong học tập, sinh hoạt với bạn học, với thầy cô giáo, cán bộ viên chức của các em học sinh cần phải được chỉ bảo, hướng dẫn và uốn nắn kịp thời.
Những việc làm trên không những tạo ra một môi trường và bầu không khí học tập, rèn luyện tốt mà còn giáo dục cho học sinh nhiều mặt như giá trị lao động, kỹ năng sống, kỹ năng lao động, tinh thần hợp tác, đoàn kết trong lao động, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật; biết thương yêu, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Nhờ vậy, các em học được đạo lý làm người, giá trị của cuộc sống và cách trân trọng cuộc sống.
Để có thể tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh, mỗi cá nhân, tổ chức trong nhà trường phải được quán triệt về mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp tiến hành; những chuẩn mực đạo đức của gia đình, nhà trường và xã
hội; quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh. Đồng thời, giáo dục đạo đức cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và đồng bộ. Có sự phân công, phân cấp cho các cấp lãnh đạo trong nhà trường cùng thực hiện nhiệm vụ chung dưới sự chỉ đạo của cấp lãnh đạo cao nhất mới mang lại hiệu quả.
Như vậy, cần thiết phải có sự quản lý công tác giáo dục đạo đức cho