Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương nha trang (Trang 96)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học

cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp.

Đây là chức năng rất quan trọng của công tác quản lý, đó là kiểm tra đánh giá. Đảng ta đã khẳng định: Lãnh đạo mà không kiểm tra thì không phải là lãnh đạo.

Giải pháp này nhằm giúp cho việc kiểm tra đánh giá công tác GDĐĐ cho HS được khách quan, công bằng, chính xác, có tác dụng động viên khích lệ HS phấn đấu, rèn luyện đạo đức; giúp nhà trường phát hiện và điều chỉnh những điểm còn tồn tại và hạn chế trong công tác giáo dục để đạt được mục tiêu GDĐĐ đề ra.

3.2.4.2. Nội dung giải pháp.

Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho HS bao gồm: - Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho HS của trường và các cá nhân, đơn vị trong trường. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS trước hết phải đổi mới mục đích, phương pháp kiểm tra, đánh giá đạo đức HS. Việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS phải nhằm các mục đích sau:

- Xác định thực trạng mức độ đạt được về đạo đức của HS so với mục tiêu đặt ra.

- Giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như tồn tại về đạo đức của bản thân, khuyến khích, thúc đẩy việc rèn luyện đạo đức của các em.

- Tìm ra nguyên nhân của mức độ rèn luyện đạo đức mà HS đạt được; phán đoán những khả năng phát triển về mặt đạo đức mà HS có thể đạt được trong giai đoạn tiếp theo.

- Giúp nhà trường, GV điều chỉnh việc tổ chức GDĐĐ cho phù hợp, tìm những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho HS.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp.

Việc đánh giá rèn luyện đạo đức học sinh cần dựa trên những tiêu chí đánh giá cụ thể. Nhà trường cần xây dựng được các tiêu chí đánh giá cụ thể và quy trình đánh giá phù hợp. Quy trình đánh giá cần đảm bảo khách quan, kịp thời và toàn diện. Đồng thời, việc đánh giá cần được thực hiện từ dưới lên, tức là từ cá nhân học sinh tự đánh giá, đến tập thể lớp học sinh đánh giá, GV chủ nhiệm đánh giá và đánh giá của các lực lượng giáo dục khác. Trên cơ sở đó, tìm được nhân tố tích cực để động viên, khen thưởng và nhân điển hình; đồng thời phát hiện những hạn chế, yếu kém để tập trung khắc phục.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ cho HS của trường và các đơn vị, cá nhân trong trường là rất quan trọng và phải nhằm mục đích tổng kết, đánh giá những thành công và hạn chế; tìm ra

nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong quản lý công tác giáo dục đạo đức; phát hiện kịp thời các cá nhân tiêu biểu, tập thể gương mẫu để thực hiện biểu dương, khen thưởng.

Việc kiểm tra, đánh giá cần phải được thực hiện thường xuyên, công khai, khách quan và cần tập trung vào một số nội dung sau đây:

- Đánh giá sự hợp lý của các nội dung GDĐĐ trong nhà trường. - Đánh giá việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh - Đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục các hoạt động GDĐĐ.

- Đánh giá việc quản lý quy trình, tiêu chuẩn đánh giá, vai trò chức năng của các đơn vị trực tiếp được nhà trường phân công đảm nhận các mảng công việc và kết quả đạt được.

- Đánh giá việc chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường trong việc tạo ra sức mạnh tổng hợp GDĐĐ cho học sinh, rút kinh nghiệm và tìm ra các biện pháp hữu hiệu hơn.

- Cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí đánh giá, kiện toàn BCĐ hoạt động NGLL trong nhà trường và phát huy vai trò quản lý của Ban công tác này.

- Giao cho phòng Công tác HSSV thường trực BCĐ hoạt động NGLL giúp nhà trường phối hợp với các bộ phận liên quan với các tổ Bộ môn, GVCN chủ động trong việc kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính khách quan.

Đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng, xây dựng chế độ khen chê phù hợp. Đây là những biện pháp tích cực để động viên khuyến khích học sinh nỗ lực vươn lên đồng thời răn đe, ngăn ngừa các vấn đề tiêu cực có thể xảy ra. Nên vận dụng cả biện pháp kinh tế và hành chính trong thi đua khen thưởng vì nó có tác dụng trực tiếp đến đối tượng quản lý. Dựa trên các lợi ích đòn bẩy kinh tế để làm cho đối tượng quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm một cách tốt

nhất mà không phải đôn đốc nhắc nhở nhiều, nó hỗ trợ cho biện pháp hành chính trong công tác quản lý. Phương pháp này có thể được nhà trường áp dụng như: Cộng điểm trung bình rèn luyện, khuyến khích tiền thưởng, phạt khi có các hành vi tốt, xấu.

- Đánh giá kết quả điểm rèn luyện một cách khách quan, trung thực để nắm rõ được tình hình phấn đấu của học sinh. Đồng thời, nhà trường chỉ đạo phòng Công tác HSSV quản lý chặt chẽ điểm rèn luyện để có chính sách khen thưởng động viên kịp thời và làm cơ sở để phân bổ vào các trường ĐH, CĐ.

- Hình thức đánh giá, xếp loại rèn luyện đạo đức học sinh 02 học kỳ trong năm học của Hội đồng xếp loại đạo đức phải được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Học sinh nhận phiếu đánh giá xếp loại rèn luyện đạo đức học kỳ, tự chấm điểm theo các tiêu chí và cộng, trừ các điểm thưởng, phạt về rèn luyện; cộng các điểm thưởng, phạt về hoạt động Đoàn và tất cả các hoạt động khác nộp cho GVCN theo Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở GDĐH và trường TCCN hệ chính quy (ban hành theo Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

Bước 2: GVCN rà soát việc học sinh tự chấm điểm, các điểm thưởng phạt có hợp lý hay không, đưa kết quả đó ra trước cả lớp để học sinh góp ý kiến, sau đó GVCN chấm điểm vào cột của mình và nộp cho thường trực Hội đồng xếp loại rèn luyện học sinh.

Bước 3: Hội đồng tổ chức họp với các thành phần đã nêu rà soát toàn bộ việc tự chấm điểm của HS, của GVCN lớp, điểm thưởng, phạt các vi phạm học tập, rèn luyện và điểm thưởng các hoạt động khác của từng lớp, nếu các thành viên Hội đồng thấy hợp lý thì sẽ chấp nhận kết quả. Còn những trường hợp

thấy bất hợp lý sẽ phải rà soát lại qua kết quả đánh giá theo dõi, chấm điểm và xếp loại thi đua hàng tháng của phòng Công tác HSSV, của phòng Giáo vụ, của GVCN và của Đoàn Thanh niên.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương nha trang (Trang 96)