Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương nha trang (Trang 67)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường

Trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh Trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang

2.3.4.1. Đối tượng xây dựng kế hoạch.

Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh DBĐH Dân tộc là vô cùng quan trọng. Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, phỏng vấn một số CBQL và GVCN chúng tôi thấy tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS là tất cả các CBQL, GV, cán bộ nhân viên, tập thể học sinh và các đoàn thể chính trị - xã hội ở trong trường và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, các lực lượng tham gia chính của trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang bao gồm:

- Đảng ủy nhà trường: Có trách nhiệm định hướng, chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác quản lý và giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho học sinh toàn trường.

- Ban Giám hiệu nhà trường (Phó HT phụ trách mảng công tác HSSV): Trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Như vậy dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, phòng Công tác HSSV là đơn vị thường trực và phối hợp tổ chức Đoàn Thanh niên trong việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh toàn trường, GVCN xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho lớp mình chủ nhiệm.

- Phòng Công tác HSSV: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường.

Nhiệm vụ cụ thể của Phòng chức năng này trong việc GDĐĐ cho học sinh:

+ Tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các Quy chế, Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường về công tác GDĐĐ cho học sinh.

+ Triển khai các hoạt động chính trị, hoạt động tuyên truyền nhân các sự kiện trọng đại của đất nước, của khu vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, của tỉnh Khánh Hòa và của trường. Triển khai nội dung các đợt sinh hoạt chính trị, công dân đầu năm cho học sinh. Quản lý học sinh về các mặt tư tưởng đạo đức, học tập, rèn luyện. Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời những thắc mắc của học sinh thông qua đối thoại và các kênh thông tin khác.

+ Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, rèn luyện đạo đức tác phong, nếp sống văn hoá cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh tham gia các Câu lạc bộ, các sinh hoạt VHVN, TDTT và các hoạt động giải trí lành mạnh khác.

+ Phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia quản lý học sinh nội trú tại KTX, đặc biệt là Công an phường sở tại và PA83 công an tỉnh Khánh Hòa. + Thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật HS theo quy định hiện hành. + Trang bị các kỹ năng mềm cho học sinh.

+ Định hướng lựa chọn ngành, trường phù hợp sau khi học xong chương trình dự bị đại học.

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường: Phối hợp với phòng Công tác HSSV và các phòng ban chức năng có liên quan trong việc tổ chức các phong trào, các hoạt động GDĐĐ, tư tưởng, chính trị cho học sinh toàn trường.

- Giáo viên chủ nhiệm các lớp: Có trách nhiệm phối hợp với tập thể học sinh để GD tư tưởng, đạo đức cho học sinh lớp mình phụ trách.

- Các giảng viên: Có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh, lồng ghép trong việc giảng dạy các môn học mà mình phụ trách cũng như quản lý học sinh trong các giờ lên lớp.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng việc xem xét hồ sơ và phỏng vấn các cán bộ quản lý và một số GV về đối tượng và thời gian xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh năm học 2010 - 2011 đến năm học 2012 - 2013. Kết quả khảo sát thu được tại bảng 2.12:

Bảng 2.12: Đối tượng và thời gian xây dựng kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS

TT Đối tượng xây dựng kếhoạch

Thời gian xây dựng kế hoạch

Kế hoạch

năm Kế hoạchhọc kỳ Kế hoạchtháng Kế hoạchtuần

1 Ban Giám hiệu x x

2 Phòng Công tác HSSV x x x x

3 Giáo viên chủ nhiệm x x x x

4 Giáo viên bộ môn x

5 Tổ chức Đoàn TN x x

Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.12 cho thấy: BGH chỉ thực hiện việc xây dựng kế hoạch năm và học kỳ; phòng Công tác HSSV và giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS chi tiết đến hàng tuần. Riêng tổ chức Đoàn Thanh niên chỉ xây dựng kế hoạch năm và tháng, còn giáo viên bộ môn chưa chú trọng đến việc lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho

HS, nhất là kế hoạch tháng và tuần, cá biệt còn nhiều giáo viên bộ môn không xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.3.4.2. Đánh giá về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.

Về xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh, qua xem xét và khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy chỉ có phòng Công tác HSSV và GVCN là xây dựng kế hoạch đều đặn hàng năm, học kỳ, hàng tháng và hàng tuần, còn các đối tượng khác có xây dựng kế hoạch nhưng chưa đều, chưa được duy trì thường xuyên.

Về chất lượng kế hoạch giáo dục đạo đức, qua khảo sát và xem xét thực tế, chúng tôi nhận thấy kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh của các đối tượng xây dựng còn chung chung, chưa chứa đựng những nội dung cụ thể cần đạt là những yêu cầu gì, thời gian hoàn thành, biện pháp và hình thức thực hiện chưa rõ ràng, thiếu tính phối hợp... nên chất lượng kế hoạch giáo dục đạo đức không cao.

2.3.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang

Chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng chỉ đạo quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh qua 80 người, bao gồm: Một số cán bộ quản lý, Bí thư Đoàn Thanh niên nhà trường và một số GV. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.13:

Bảng 2.13: Thực trạng tổ chức, chỉ đạo quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh

TT Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện Điểm TB (X) Xếp bậc Tốt ( 3đ) Tương đối tốt ( 2đ) Chưa tốt ( 1đ)

1 Tổ chức, chỉ đạo GDĐĐ thông qua đội

ngũ GVCN 72 8 2,90 4

2 Tổ chức, chỉ đạo GDĐĐ lồng ghép

trong các môn học 67 13 2,84 6

3 Tổ chức, chỉ đạo GDĐĐ thông qua

hoạt động của Đoàn TNCS 73 7 2,91 3

4 Tổ chức, chỉ đạo GDĐĐ thông qua nội

dung giáo dục theo chủ đề hàng tháng 74 6 2,93 2 5 Tổ chức, chỉ đạo GDĐĐ thông qua

hoạt động chào cờ tuần đầu tháng 69 11 2,86 5

6 Tổ chức, chỉ đạo GDĐĐ thông qua các

tiết sinh hoạt CN lớp 76 4 2,95 1

7 Tổ chức, chỉ đạo việc phối hợp các lực

lượng GDĐĐ 46 21 13 2,41 7

8 Tổ chức, chỉ đạo việc đầu tư kinh phí

cho hoạt động GDĐĐ 43 25 12 2,39 8

Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.13 chúng ta thấy nhà trường đã rất quan tâm, có kế hoạch chỉ đạo sát sao việc quản lý GDĐĐ cho HS: Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua tiết sinh hoạt CN lớp điểm trung bình 2,95 xếp thứ nhất; chỉ đạo GDĐĐ cho HS thông qua mục tiêu, nội dung GD theo chủ đề hàng tháng có điểm trung bình là 2,93 xếp thứ hai; chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động của ĐTN là hoạt động có hiệu quả tương đối cao 2,91 xếp thứ 3. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, ĐTN có nhiệm vụ GD, rèn luyện ĐĐ lối sống cho HS và trực tiếp theo dõi, đánh giá thi đua một cách toàn diện, khách quan hoạt động học tập, rèn luyện của HS thông qua tiết chào cờ, sinh hoạt đầu tuần và thi đua tháng, học kỳ, năm. Chỉ đạo GDĐĐ thông qua đội ngũ GVCN 2,90 xếp thứ 4. GVCN là cánh tay phải của BGH nhà trường, là những người trực tiếp trong việc GDĐĐ học sinh, GVCN tổ chức cho đội ngũ cán bộ lớp sinh hoạt, nhận xét những ưu, khuyết điểm, uốn nắn những hành vi ĐĐ cho HS, giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện. Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động chào cờ tuần đầu

tháng có điểm trung bình là 2,86 xếp thứ 5. Tiết chào cờ tuần đầu tháng là tiết sinh hoạt chính trị trong phạm vi toàn trường, để tổng kết những hoạt động học tập, rèn luyện tu dưỡng của các tập thể lớp và cá nhân HS trong một tháng qua, đánh giá biểu dương và khen thưởng kịp thời. Chỉ đạo GDĐĐ lồng ghép trong các môn học điểm trung bình 2,84 xếp thứ 6. Các GV bộ môn đều có ý thức GDĐĐ cho HS nhất là những môn KHXH và Nhân văn, môn GD công dân. Từ đó, khen thưởng, động viên, kỷ luật HS, uốn nắn, nhắc nhở các em thực hiện tốt nội quy trường lớp, đặc biệt là chấp hành nội quy Ký túc xá. Đây là hoạt động có hiệu quả GDĐĐ cao nên nhà trường duy trì thường xuyên trong những năm qua.

Việc phối hợp các lực lượng GDĐĐ cho HS đã được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao (2,41). Nhà trường chủ yếu phối hợp các tổ chức, các lực lượng trong trường mà chưa phối hợp chặt chẽ với các lực lượng XH bên ngoài để GDĐĐ cho HS. Đây là hạn chế cần phải được khắc phục trong thời gian tới.

Chỉ đạo đầu tư về CSVC, kinh phí cho hoạt động GDĐĐ điểm trung bình là 1,95 xếp thứ 8. Nhà trường hàng năm đều có kinh phí đầu tư cho các hoạt động GDĐĐ, tuy nhiên sự chỉ đạo về đầu tư còn qua loa, đại khái. Việc đầu tư tuyên truyền GD, tổ chức hội nghị trao đổi về kinh nghiệm GDĐĐ, tọa đàm nói chuyện về người tốt, việc tốt bị hạn chế do ít kinh phí. Vì vậy, trường cần phải chỉ đạo và dành một lượng kinh phí nhất định để làm tốt công tác xã hội hoá GD, phục vụ cho mục tiêu GD nói chung và GDĐĐ nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

2.3.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang

2.3.3.1. Thực trạng về các kênh thông tin được sử dụng trong kiểm tra công tác GDĐĐ học sinh.

Về việc kiểm tra công tác GDĐĐ cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng tháng. Các kênh thông tin chủ yếu được sử dụng để kiểm tra công tác GDĐĐ học sinh qua

khảo sát và phỏng vấn 50 người gồm: CBQL, Bí thư Đoàn Thanh niên, GVCN và GV các tổ Bộ môn. Kết quả nhận được thể hiện tại bảng 2.14:

Bảng 2.14: Hoạt động kiểm tra của cán bộ quản lý

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ

%

1 Thông qua báo cáo của các GVCN 50 100

2 Thông qua xếp loại thi đua hàng tháng của tập

thể lớp 45 90,0

3 Thông qua kết quả theo dõi của Đoàn Thanh niên 47 94,0 4 Thông qua kết quả các hoạt động NGLL 41 82,0 5 Thông qua theo dõi, đánh giá trực tiếp của

phòng Công tác HSSV 49 98,0

Kết quả bảng 2.14 cho thấy việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐ của lãnh đạo nhà trường chủ yếu thông qua: Báo cáo của đội ngũ GVCN (100%); theo dõi, đánh giá trực tiếp của phòng Công tác HSSV (98,0%); kết quả theo dõi của ĐTN (94,0%); xếp loại thi đua hàng tháng của tập thể lớp (90,0%) và qua kết quả các hoạt động NGLL (82,0%). Như vậy, công tác kiểm tra thông qua báo cáo của GVCN và theo dõi, đánh giá trực tiếp của phòng Công tác HSSV là những lực lượng trực tiếp quản lý, theo dõi hoạt động của HS nên có kết quả đánh giá khá chính xác, mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, kết quả theo dõi của Đoàn Thanh niên cũng phản ánh thường xuyên quá trình phấn đấu rèn luyện đạo đức của HS.

2.3.3.2. Thực trạng công tác kiểm tra kết quả công tác GDĐĐ học sinh.

Qua tìm hiểu thực tế và phỏng vấn về công tác kiểm tra kết quả công tác GDĐĐ học sinh tại phòng Công tác HSSV, từ các GVCN và từ văn phòng Đoàn Thanh niên nhà trường, chúng tôi có kết quả tại bảng 2.15:

Bảng 2.15: Mức độ kiểm tra kết quả công tác GDĐĐ học sinh

TT Đối tượng kiểm tra

TL mức độ được kiểm tra (%) Thường xuyên Không thường xuyên Không kiểm tra

1 Kiểm tra công tác GDĐĐ của GVCN 60,0 33,7 6,3 2 Kiểm tra hoạt động tự rèn luyện của

học sinh 62,5 32,5 5,0

3 Kiểm tra công tác GDĐĐ của Đoàn

Thanh niên 47,5 40,0 12,5

4 Kiểm tra các hoạt động NGLL 33,7 37,5 28,8

5 Kiểm tra công tác GDĐĐ của GVBM 31,2 35,0 33,8 Với kết quả khảo sát tại bảng 2.15 cho thấy, BGH có tổ chức chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch, có theo dõi, giám sát các bộ phận, động viên, khích lệ, điều chỉnh, bổ sung thực hiện kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS.

Tuy nhiên, việc điều hành thực hiện và kiểm tra ở một số khâu còn thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên, có thời điểm còn buông lỏng, thiếu kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở. Thông thường, Ban kiểm tra đạo đức chỉ kiểm tra về chấp hành nội quy Ký túc xá, nội quy ra vào lớp, trang phục, đầu tóc, vệ sinh trường lớp, vệ sinh phòng ở,… Lãnh đạo nhà trường cũng có theo dõi kiểm tra, chỉ đạo các buổi hoạt động NGLL song cũng không được thường xuyên. Đoàn trường triển khai các hoạt động phong trào nhưng chưa kiểm tra và đánh giá đúng mức để GD đoàn viên, thanh niên. Một số GVCN chưa tổ chức tốt công tác tự quản của tập thể lớp, chi đoàn, chưa xây dựng mạng lưới cộng tác viên để nắm tình hình HS kịp thời nhằm GD bằng tập thể, bằng dư luận, GD cảm hoá bằng tình bạn giúp HS điều chỉnh hành vi của mình. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các lực lượng GD trong kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ chưa thực sự chặt chẽ. Thực tế cho thấy, công tác

kiểm tra, đánh giá rất quan trọng, nếu buông lỏng kiểm tra, không cập nhật được tình hình, không đánh giá đúng đối tượng thì vô tình dung túng khi HS vi phạm. Đây là vấn đề lãnh đạo nhà trường cần có biện pháp khắc phục để kiểm tra, đánh giá chính xác, khách quan, công bằng trong quản lý công tác GDĐĐ cho HS.

2.3.3.3. Thực trạng công tác đánh giá kết quả công tác GDĐĐ học sinh.

Mỗi năm, việc đánh giá, xếp loại rèn luyện đạo đức của HS được Hội đồng xếp loại rèn luyện thực hiện vào 02 học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hội đồng xếp loại bao gồm: Đại diện BGH - chủ tịch HĐ, trưởng phòng Công tác HSSV - ủy viên thường trực; trưởng phòng Giáo vụ - ủy viên; cán bộ phòng Công tác HSSV, chuyên trách thi đua - ủy viên; Bí thư Đoàn trường - ủy viên và tất cả các GVCN. Việc đánh giá, xếp loại rèn luyện đạo đức của học sinh cả năm là kết quả - cùng với kết quả học tập - làm cơ sở để phân bổ học sinh vào các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, để có cơ sở đánh giá từng học kỳ thì hàng tháng phòng Công tác HSSV, các GVCN và Đoàn Thanh niên phải thực hiện việc theo dõi đánh giá, chấm điểm. Kết quả hàng tháng của từng tập thể lớp sẽ được công bố trong các buổi chào cờ tuần đầu tháng của nhà trường. Kết quả đánh giá xếp loại từng học kỳ dựa trên cơ sở kết quả theo dõi và chấm điểm thi đua hàng tháng là căn cứ để xem xét cho từng tập thể và mỗi cá nhân học sinh.

2.4. Nguyên nhân của thực trạng

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong công tác

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương nha trang (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w